Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

Bách khoa thư' về đình, chùa Việt


Bách  khoa  thư  về  đình,  chùa  Việt
Viện Bảo tồn di tích vừa ra mắt 2 cuốn sách về đình Việt và chùa Việt.





Tư liệu chùa Đại Bi (Nam Định)
 /// Ảnh: Trinh Nguyễn chụp tư liệu

Tư liệu chùa Đại Bi (Nam Định)-ẢNH: TRINH NGUYỄN CHỤP TƯ LIỆU

Trong đó, các tư liệu cơ quan này lưu giữ suốt hơn 40 năm qua được công bố, để công chúng và nhà nghiên cứu hiểu hơn về hai loại hình di tích này.
Vẽ đình chùa kỹ tới từng nét chạm
'Bách khoa thư' về đình, chùa Việt - ảnh 1
Đây là những tư liệu rất tốt nếu được đem vào nghiên cứu và giảng dạy cho sinh viên các trường kiến trúc, di sản văn hóa. Nó cũng có thể sử dụng trong quá trình tu bổ di tích
'Bách khoa thư' về đình, chùa Việt - ảnh 2
GS-TS Hoàng Đạo Kính
Cuộc họp giữa Sở VH-TT Hà Nội và thôn Lương Xá (xã Liên Đạt, H.Ứng Hòa, Hà Nội) hồi tháng 8.2018 vừa qua về việc đình làng bị dỡ đi xây mới đã nóng đến phút chót. Cho đến cuộc họp đó, không có một ràng buộc nào giữa đơn vị tư vấn và dân làng về thiết kế đình do họ tư vấn. Đình sau đó được hạ giải và xây mới, các cấu kiện gỗ quý với nhiều mảng chạm khắc đẹp không thể lắp lại. Trong khi đó, ông Hoàng Đạo Cương, quyền Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích (Bộ VH-TT-DL), cho biết: “Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ tư liệu trong hồ sơ điều tra di tích của viện. Ở đó, các bản vẽ hiện trạng đình đã được thực hiện bài bản”.
Viện Bảo tồn di tích hiện có trong tay nhiều tư liệu quý hiếm, đã được lưu giữ qua nhiều năm. Đó là các tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau: do người Pháp để lại, do các họa viên của viện vẽ từ cách đây 40 năm, do các nghiên cứu viên tiếp tục vẽ và lưu lại sau này… Ngày 26.11, lại thêm 2 cuốn sách nữa với những tư liệu này được giới thiệu. Đó là cuốn Kiến trúc đình làng Việt qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích (tập 2) và Kiến trúc chùa VN qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích (tập 2). Trong đó, các bản vẽ đình, chùa được tiếp tục công bố, kỹ tới từng chiếc cột, từng nét chạm. Chẳng hạn, nhờ tư liệu mới có thể thấy hình vẽ bộ khung đình Thổ Hà (H.Việt Yên, Bắc Giang) cũng như những mảng chạm nguyên bản tại đây. Ở đó, hoa cúc phù dung được thể hiện trong bố cục hình thoi, bốn cánh nở xòe bốn góc hay mặt trời được tả thực bằng các đĩa tròn.






'Bách khoa thư' về đình, chùa Việt - ảnh 3





'Bách khoa thư' về đình, chùa Việt - ảnh 4

Hai cuốn sách mới ra mắt tại Hà Nội-ẢNH: TRINH NGUYỄN

GS-TS Hoàng Đạo Kính, nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích, cho biết: “Đây là những tư liệu rất tốt nếu được đem vào nghiên cứu và giảng dạy cho sinh viên các trường kiến trúc, di sản văn hóa. Nó cũng có thể sử dụng trong quá trình tu bổ di tích”.
Lan tỏa nhờ chính sách quản lý

“Không thể nào giữ lại nguyên vẹn cho mai sau hàng ngàn ngôi chùa và ngôi đình dù chúng ta có nỗ lực đến mấy để bảo tồn. Điều duy nhất mà chúng ta đủ sức và đủ thời gian để làm đó là ghi chép, vẽ lại và chụp lại, xây dựng quỹ tư liệu khoa học, nhiều cơ may lưu lại cho các thế hệ mai sau”, ông Hoàng Đạo Cương cho biết
Hầu hết di tích kiến trúc VN bằng gỗ luôn biến đổi theo thời gian. Do đó, theo ông Hoàng Đạo Cương, việc vẽ ghi các di tích kiến trúc là hết sức quan trọng. “Nó xây dựng cứ liệu khoa học để chúng ta biết được quá trình trải qua của di tích, ngoài ra cũng phục vụ tốt cho tu bổ, chẳng hạn viện đã sử dụng tư liệu để tu bổ đình Chu Quyến, đình Tây Đằng (H.Ba Vì, Hà Nội). Hay cả những di tích mất đi như chùa Dơi (Sóc Trăng) tuy đã bị cháy thì chúng tôi vẫn còn tư liệu. Nó sẽ có ích cho mai sau khi muốn phục hồi các di tích”, ông nói. Trên thực tế, việc tu bổ đình Chu Quyến đã trở thành trùng tu kiểu mẫu khi dựng lại ngôi đình gần giống như nó đã từng tồn tại trong quá 
KTS Lê Thành Vinh, nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích, cho biết những cuốn sách như bộ sách tư liệu về đình Việt, chùa Việt này cũng rất cần đến được tay người quan tâm sách. Tuy nhiên, nó lại là sách đặc thù, nên không thể quá nặng chuyện phổ cập. “Đó là việc của nhà quản lý và truyền thông. Hệ thống quản lý phải chỉ cho người ta con đường tiếp cận được tư liệu, sử dụng được tri thức của xã hội”, ông Vinh nêu ý kiến.
Trước đó, ông Nguyễn Đức Bình, sáng lập viên nhóm Đình làng Việt, cũng cho rằng nhà nước có thể lập đường dây nóng để hỗ trợ các thông tin về trùng tu cho người dân. Qua đường dây đó, giới thiệu họ tiếp cận sách và tư liệu của Viện Bảo tồn di tích như một cách làm thiết thực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét