Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

GIÁO DÂN CÓ BỔN PHẬN & TRÁCH NHIỆM GÌ TRONG GIÁO HỘI?

GIÁO  DÂN   CÓ  BỔN  PHẬN  &

 TRÁCH  NHIỆM  GÌ  TRONG  GIÁO  HỘI?


 LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.

Giáo dân  là những người không thuộc về hàng giáo sĩ và tu sĩ. Họ là thành phân Dân Chuá đông đảo nhất trong Giáo Hội. Do đó, giáo dân có vai trò rất quan trọng trong Hội Thánh do Chuá Giêsu thiết lập trên nền tảng các Thánh Tông Đồ để tiếp tục Sứ Vụ (Ministry) và Sứ Mệnh ( Mision) của Ngươì trên trần thế cho đến thời sau hết. Trong phạm vi bài này, tôi muốn trình bày cách tổng quát, nhưng chi tiết  về vai trò và sứ mạng của  người  giáo dân dựa trên những tài liệu căn bản của Giáo Hội để mong cống hiến một cái nhìn đúng đắn về trách nhiệm và bổn phận của người tín hữu Chuá Kitô trong Giáo Hội hôm nay.
Trước hết, xin được nói qua về Giáo Hội và sứ mệnh của Giáo Hội trong trần thế.

A. Giáo Hội là ai?
Có thể định nghĩa vắn gọn:  Giáo Hội là nơi qui tụ toàn thể Dân Thiên Chúa (The Assembly of God’s People) dưới quyền thủ lãnh của Chúa Kitô. Nói cách khác, Giáo Hội là Cộng Đoàn những người tin và muốn được hưởng công ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu-Kitô, Đấng đã khai sinh Giáo Hội trong thời cuối cùng bằng việc rao giảng Tin Mừng, và loan báo Nước Thiên Chúa đã đến trong trần gian (Mt 4:17; Mc:1:14-15).

    I- Sứ Mạng của Giáo Hội:
 Giáo Hội có sứ mệnh nối tiếp Sứ Mệnh của Chúa Kitô để tiếp tục  rao giảng Tin Mừng cứu độ của Chúa cho hết mọi người trên trần thế để “làm cho muôn dân trở thành môn đệ, rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28:19). Trong Sứ mạng này, Giáo Hội là Bí Tích hay Nhiệm Thể (Mystical Body) của Chúa Kitô trong trần thế. Theo lời dạy của Thánh Công Đồng Vaticanô II (Hiến Chế Lumen Gentium.(LG), Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết  lập trên nền tảng các Tông Đồ “tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo do Đấng kế vị Phêrô và các Giám Mục hiệp thông với Ngài  điều khiển” (LG.n.8).  Do đó, cũng theoThánh Công Đồng, “những ai biết Giáo Hội Công Giáo được Thiên Chúa thiết lập nhờ Chúa Giêsu-Kitô như phương tiện cứu rỗi cần thiết mà vẫn không muốn gia nhập hoặc không kiên trì sống trong Giáo Hội này thì không thể được cứu rỗi” (Ibid. n.14).
Như thế, ta thấy Giáo Hội  quan trọng và cần thiết biết bao cho những ai muốn lãnh nhận Ơn Cưú chuộc của Chúa Kitô.  Phải nói là Giáo Hội Công Giáo (Catholic Church) để phân biệt với các giáo hội khác cũng tin nhận Chuá Kitô nhưng không hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo về một số tín điều quan trọng và nhất là về quyền cai trị Giáo Hội thay mặt cho Chúa Kitô trên trần thế.
 Cũng phải nhấn mạnh thêm ở đây là danh xưng “công giáo” không hề đồng nghĩa với công cộng (public) như có người đã hiểu sai và có ác ý xuyên tạc khi dich Đạo Công Giáo la Public Religion. thay vì phải là Catholicism. Công giáo (catholicam=catholic=catolico= catholique) có nghiã là phổ quát (universal) là củả chung (for everybody) vì được dành cho hết mọi người, mọi dân tộc không phân biệt mầu da, ngôn ngữ, phong tục, tất cả đều được mời  gọi gia nhập Giáo Hội này để lãnh Ơn Cứu chuộc của Chúa Kitô.

   II- Phẩm trật trong Giáo Hội:  
Đứng đầu Hàng Giáo Phẩm là Đức Giáo Hoàng, Người kế vị Thánh Phêrô, Đấng thay mặt Chúa Giêsu trong nhiệm vụ chăn dắt Đoàn chiên của Chúa và cai quản Giáo hội hoàn vũ (Universal Church) với sự hiệp thông,vâng phục  và cộng tác của Giám Mục Đoàn (College of Bishops).  Hồng Y Đoàn (College of Cardinals) gồm những vị được tuyển chọn trong Giám Mục Đoàn (và đôi khi cũng có một vài linh mục xuất sắc được chọn làm HồngY) với nhiệm vụ chính là cố vấn cho Đức Thánh Cha và là người đi bầu Giáo Hoàng mới  trong  tương lai  khi đương kim Giáo Hoàng qua   đời hay từ chức ( như Đức Thánh Cha Benedict  VI  từ chức năm 2005).
 Hiệp thôn và cộng tác với Giám Mục Đoàn trong thừa tác vụ (Ministerium=Ministry) là Linh Mục Đoàn. Phụ tá cho Giám Mục và Linh Mục là các Phó tế chuyển tiếp (transitional) hay vĩnh viễn (permanent deacons). Tu sĩ (Religious) là những người có ba lời khấn khó nghèo (poverty), vâng phục obedience)và khiết tịnh(chastity) và thuộc về một Dòng Tu hay Tu Hội được thành lập hợp pháp theo Giáo Luật. Nam tu sĩ có thể lãnh Chức Thánh để trở thành Linh mục, hay Giám mục.
Cũng cần nhấn mạnh ở đây là trong Giáo Hội Công Giáo hiện nay chỉ có 3 Chức Thánh (Ordo) là: chức  Phó tế,  chức linh mục, chức Giám Mục (cf (SGLGHCG 1536, giáo luật số 1009&1).
Chức Giám mục là chức thánh cao nhất dành cho những linh mục được chọn làm Giám mục để nối tiếp sứ vụ cuả các Thánh Tông Đồ trong Giáo Hội. Các Hồng Y và chính Đức Giáo Hoàng cũng chỉ có chức giám mục mà thôi.
Chức thánh (Ordo) không phải là Thừa tác vụ (ministerium) mặc dù mọi công việc mục vụ và thánh vụ của linh mục hay giám mục là Tác (Sứ) Vụ của chính Chúa Giêsu là Đầu (in persona Capitis). Tuy nhiên, phải có chức thánh cấp  linh mục thì mới được  thi hành các thừa tác vụ linh mục (priestly ministries), cũng như phải có chức thánh cấp giám mục thì mới được trao cho những thừa tác vụ của giám mục (Episcopal ministries). Không có nghi thức nào trong Giaó Hội từ xưa đên nay  gọi là “Nghi Thức trao tác vụ linh mục” mà chỉ có Nghi thức truyền chức Phó tế, chức Linh mục hay Giám mục mà thôi. (cf. The Rites of the Catholic Church, 1964). Vì thế, ngày lãnh Chức Thánh (Ordo) Phó tế, Linh mục hay Giám mục phải gọi  là ngày Chịu hay Truyền  Chức thánh (ordination) và Lễ đó gọi là Lễ Truyền Chức thánh  chứ  không thể gọi là “Ngaỳ trao tác vụ Phó tế, linh mục hay Giám mục” được vì không có loại nghi thức này trong Giáo Hội Công giaó từ xưa đến nay. Phải nói lại điều này vì có nơi người ta đã gọi ngày lễ Truyền chức linh mục là ngày trao tác vụ linh mục. Phải chịu chức linh mục trước  đã rồi mới được giám mục mà linh mục trực thuộc trao cho những năng quyền ( Priestly Faculties) như được phép cử hành Thánh Lễ và các Bí tích. Những năng quyền này có thể bị rút tạm thời hay vĩnh viễn nếu linh mục phạm lỗi nặng hay nhẹ. Việc rút năng quyền này (suspension of faculties) thưòng được gọi nôm na là “bị treo chén”

   III- Giáo Dân:
Giáo dân là  những  người không thuộc hàng giáo sĩ và tu sĩ. Họ là  thành phần Dân Chúa đông đảo nhất trong Giáo Hội, ngoài Hàng Giáo Phẩm, Giáo sĩ và Tu sĩ. Giáo dân cũng  là những người đã lãnh nhận, hoặc đang khao khát lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, tức Nhiệm Tích làm cho họ trở nên “Dân Thiên Chúa và tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của của Chúa Kitô theo cách thức riêng của họ”(cf. LG.,IV.31). Tước vị này của giáo dân vốn xuất phát từ  Phép Rửa Tội (Baptism) và được Thánh Công Đồng Vaticanô II long trọng nhắc lai chứ không phải là giáo huấn mới của Giáo Hội về vai trò của người giáo dân như có người  lầm tưởng. Công Đồng đã dành trọn Chương IV của Hiến Chế tín lý Lumen Gentium(Ánh Sáng Muôn Dân) để nhấn mạnh về vai trò và trách nhiệm của giáo dân trong Giáo Hội ngày nay. Theo đó, giáo dân, nhờ Bí Tích Rửa Tội, đuợc tham dự  vào các sứ vụ tư tế, ngôn sứ  và vương đế của Chúa Kitô, nhưng với “cách thức riêng  của họ”. Nghĩa là, họ được tham dự và thi hành theo cách thức sau đây:
a- Sứ vụ tư tế (priestly ministry) :
 Công Đồng nói rõ: Chức tư tế chung của giáo dân (Common priesthood of the Faithful) và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật (ministerial or hierarchical priesthood) của hàng giaó sĩ “khác nhau không chỉ về cấp bậc và còn về yếu tính” nữa, mặc dù cùng tham dự vào Chức Tư Tế duy nhất của Chúa Kitô.  Linh mục, Giám mục là những người lãnh Chức Thánh (Holy Orders) để nhân danh  Chuá Kitô ( in persona Christi)  cử hành Hy tế Tạ ơn (Eucharist) tức Lế Misa  hàng ngày  dâng lên Chúa Cha Hy Tế thập giá của Chúa Kitô trên bàn thờ ở khắp mọi nơi trong Giáo Hội  để xin ơn tha tội cho con người  ngày nay cùng thể thức và mục đích của Hy Tế mà Chúa Kitô đã một lần dâng lên Chúa Cha khi xưa trên thập giá.. Giáo dân, ngược lại, được mời gọi dâng chính đời sống chứng tá của mình trong các môi trường sóng và hoạt động cùng  niềm vui, nỗi buồn, việc bác ái, hy sinh, cầu nguyện  lên Thiên Chúa trong tinh thần hiệp thông với Chúa Kitô một lần dâng hy tế trên thập giá năm xưa và còn đang tiếp tục dâng hy tế ấy qua sứ vụ của Giáo Hội, cụ thể là qua sứ vụ của những vị được tấn phong làm tư tế thừa tác như linh mục và Giám mục. Như vậy, tuy cùng tham dự  vào  Chức Tư Tế của Chúa Kitô, nhưng cách thức và bản chất hoàn toàn khác với vai trò tư tế của Linh Mục và Giám Mục; Cụ thể, khi tham dự Thánh Lễ  hay Hy Tế Tạ Ơn ( The Eucharist), giáo dân không được phép đọc chung kinh nguyện nào, đặc biệt là Kinh Nguyện Thánh Thể (Eucharistic prayer) cùng với chủ tế, (celebrant) hoặc giơ tay trên lễ vật như Chủ tế và các vị đồng tế (concelebrant), dù được mời đứng vây quanh Bàn thánh. Ngay cả Phó tế cũng không được phép làm việc này hoặc đọc chung các kinh TiềnTụng và Kinh nguyện Thánh Thể cùng với Chủ tế, và phải quì gối khi Chủ tế bắt đầu đọc Kinh nguyện Thánh Thể để phân biệt rõ vai trò tư tế của chủ tế (và đồng tế nếu có) với nhiệm vụ phụ giúp Bàn Thánh của Phó tế. (vì thế Phó tế là giáo sĩ chứ không phải là tư tế = sacerdo như linh mục và giám mục)
Liên quan đến việc tôn kính Phép Thánh thể, giáo dân không được phép tự ý lấy Mình Thánh Chúa trong Nhà tạm (Tabernacle), hoặc trên Bàn Thờ để rước lấy, hay mang cho người khác, trừ trường hợp được Giám Mục trao cho chức vụ  làm thừa tác  viên thánh thể (Extraordinary minister of Holy communion) để phụ giúp trao Mình Thánh trong Thánh Lễ hay mang cho người đau ốm ở tư gia hoặc bệnh viện.Trong nhiệm vụ đặc biệt này, giáo dân phải hết sức tỏ  lòng tôn kính đối với Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong  Phép Thánh Thể. Cụ thể, phải mặc y phục xứng đáng và mang Mình Thánh trong túi đựng riêng (Pix) và đeo quanh cổ khi đi ra ngoài. Không được bỏ chung với các vật dụng khác trong ví sách tay, giỏ đi chợ hoặc hộp để đồ trong xe. Cũng phải mang Mình Thánh đến ngay cho người muốn lãnh nhận, không thể mang về nhà hoặc đi đây đó làm việc riêng trước khi trao cho bệnh nhân.Mình Thánh còn dư, phải đem về đặt lại trong Nhà Tạm, không được phép cất giữ ở nhà hay trong xe qua đêm, trừ trường hợp bất khả kháng không thể đến nhà thờ để cất Mình Thánh Chúa  trong ngày.
b- Sứ vụ ngôn sứ  và chứng nhân(prophetic ministry)
Nhờ Bí Tích Rửa Tội, người giáo dân tham dự cùng với hàng tư tế phẩm trật vào Sứ Vụ ngôn sứ của Chúa Kitô, nhưng với cách thế khác nhau vì địa vị của họ trong Giáo Hội. Thật vậy, Hàng giáo sĩ phẩm trật (Giáo Hoàng, Giám mục, Linh muc, Phó tế) rao giảng lời Chúa, dạy dỗ và cử hành các Bí tích trong phạm vi thánh đường (Phó tế được công bố và giảng Phúc Âm, được chứng hôn, rửa tội, chủ sự nghi thức an táng nhưng không được cử hành các bí tích khác). Giáo dân, ngược lại, được mời gọi rao giảng lời Chúa và giáo lý của Chúa bằng chính đời sống chứng nhân của mình trong các môi trường sống. Nghĩa là được mời gọi và có bổn phận làm tông đồ cho Chúa bằng cách chu toàn các bổn phận ở gia đình trong vai trò làm cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị, em. Bên ngoài xã hội, người giáo dân làm tông đồ cho Chúa qua đời sống chứng tá, bằng cách nêu cao  những giá trị của Phúc Âm trong khi sống và làm việc  chung với những người không cùng tín ngưỡng với mình để giúp họ nhận ra Chúa và tin yêu Người như Chúa Giêsu đã dạy: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian… ánh sáng của anh em phải chiếu giải trước mặt thiên hạ, để họ nhìn thấy những công việc tốt đẹp anh  em làm mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5:16).\
 Đây là sứ vụ ngôn sứ của người tín hữu Chúa Kitô, tức sứ mạng góp phần phúc âm hóa thế giới cùng với hàng giáo sĩ. Vì sống giữa đời nên người giáo dân có nhiều cơ hội thuận tiện để rao giảng lời Chúa bằng chính đời sống của mình. Nếu họ can đảm sống trung thực với những giáo huấn của Chúa về công bằng, bác ái, yêu thương, tha thứ, tôn trọng danh dự, tính mạng và quyền lợi của người khác cách phải lẽ thì chắc chắn họ sẽ phúc âm hóa hữu hiệu những môi trường có mặt họ sống chung với những người khác. Trong viễn ảnh này, đời sống chứng nhân của họ có giá trị thuyết phục người khác mạnh hơn cả những lời giảng thuyết hùng hồn trong nhà thờ của hàng giáo sĩ. Vì thế, Thánh Công Đồng Vaticanô II đã dạy: “Giáo dân được đặc biệt kêu mời làm cho Giáo Hội hiện diện và hoạt động trong những nơi và hoàn cảnh mà nếu không có họ, Giáo Hội sẽ không trở thành muối của thế gian..” (cf. LG, IV,33).
Ngược lại, nếu người tín hữu Chúa Kitô “thỏa hiệp” với thế gian, chấp nhận những lối sống đi ngược với mọi giá trị của  Phúc Âm, thì họ đã chối Chúa Kitô cách hữu hiệu trước mặt người đời. Nói khác đi, nếu người  giáo dân cũng ăn gian,nói dối, cờ bạc, ly dị,phá thai, nói hành, lăng mạ người khác, hay mê tín  dị đoan tôn thờ của cải vật chất hơn những giá trị tinh thần và chấp nhận những lối sống vô luân, phi nhân bản thì chắc chắn  không thể rao giảng  hữu hiệu  Phúc Âm công bình, bác ái, thánh thiện, yêu thương  và tha thứ của Chúa Giêsu-Kitô  cho ai được vì không ai có thể cho người khác cái  chính  mình không có. Cũng vậy,  không ai có thể thuyết phục người khác tin và làm những điều chính mình không tin và không thực hành trong đơì sống . Nhiệm vụ ngôn sứ cuả người giáo dân đuợc mong đợi cụ thể trong hai lãnh vực chính sau đây:

 Trong lãnh vực xã hội trần thế: 
 Những môi trường hoạt động chính của người giáo dân là các môi truờng xã hội, chính trị, kinh tế, thương mại, công nghiệp, văn học, nghệ thuật, giaó dục, truyền thông v.v  Như mọi công dân sống trong cộng đồng xã hội, người giáo dân tham gia các môi trường trên vì nhu cầu sinh sống, vì  nghề nghiệp chọn lựa hay  chuyên môn đòi hỏi sự dấn thân hoạt động cuả họ. Chính ở những môi trường này, họ có cơ hội tốt để thi hành sứ vụ ngôn sứ và chứng nhân của mình truớc tha nhân. Trong mục đích này, người giáo dân đặc biệt được mời gọi và mong đơị dùng hiểu biết và khả năng chuyên môn cuả mình để cải tạo thế giới, lành mạnh hoá xã hội, chống lại mọi khuynh hướng tha hoá, lối sống phi luân,  tôn thờ  vật chất. làm băng hoaị  tinh thần con ngươì trong mọi môi trường  xã hội ngày nay. Cụ thể,  họ có bổn phận phải tận dụng những phương tiện truyền thông hưũ hiệu như sách  báo, truyền thanh truyền hình để chống lại những  ảnh  hưởng khốc haị của “văn hóa sự chết” (culture of death) đang xâm nhập mọi  lãnh vực sống của con người  hiện nay ở khắp mọi  nơi. Do đó, người giáo dân phải có can đảm lên tiếng chống laị nhửng tệ trạng xã hội, chủ nghiã  hưởng thụ và tôn thờ vật chất (consumerism &materialism) vô luân như phim ảnh, sách báo khiêu dâm,  nhất là buôn bán phụ nữ và trẻ em để bán cho những kẻ vô luân  vô đạo hành nghề mãi dâm và ấu dâm (chld prostitution) rất khốn nạn và tội lỗi,  như thực trạng sống của biết bao con người trong thế gian tục hóa và vô luân hiện nay. Trước thực trạng này, người giáo dân có bổn phận phải  chống laị moị hình thức khuyến khích bạo động, khiêu dâm, ly dị và hôn nhân đồng tính (gay or lesbian marriage), một suy thoái  nghiêm trọng về giá trị và mục đích cuả hôn nhân đang đuợc cổ võ và hợp thức hoá ở nhiều nơi trên thế giới và đặc biệt ở Mỹ này.(nhiều tiểu bang đã thông qua luật cho phép,hay công nhận  hôn nhân đồng tính = same sex marriage)
 Mặt khác ,để góp  phần tích cực cải taọ xã hội, với tư cách công dân,người  giáo dân có quyền và có bổn phận phải  tham gia các sinh hoạt chính trị để ủng hộ các chánh khách hay chánh  đảng có lập trường công chính , bênh vực cho chân lý ,cho những giá trị tinh thần phù hợp với Phúc Âm và  quyền căn bẳn cuả con người . Nhưng giáo dân không đuợc phép thành lập bất cứ tổ chức chính trị nào với danh xưng Công giáo, nghiã là không đuợc nhân danh Giaó Hôị Công giáo để làm chính trị. Ngay cả các  đoàn thể Hiệp hội và Phong trào “ không một sáng  kiến naò đuợc lấy  danh nghĩa công giáo nếu không có sự ưng thuận,hay cho phép của giaó quyền hợp pháp”( x.Sắc Lệnh Tông Đồ Giaó dân Apostolicam actuositatem V, 24).

Trong phạm vi Giaó Hội, 
Giáo dân  được mơì gọi và có bổn phận xây dựng Giáo  Hội bằng những đóng góp tích cực và thích  đáng để làm cho Giáo Hội ngày  thêm phát triển vững mạnh về lượng nhất là về phẩm chất thánh thiện theo gương Chuá Kitô.
Cụ thể, giáo dân hãy can đảm sống đức tin Công Giaó không những trong lãnh vực tinh thần bằng việc chu toàn mọi  bổn phận thiêng liêng như cầu nguyện ,tham dự việc cử hành bí tích Thánh Thể (Eucharist) tức Thánh Lễ Misa là đỉnh cao (climax) của phụng vụ thánh (sacred liturgy) và đời sống của  Giáo Hội. Việc siêng năng tham dự Thánh lễ và rước Mình ,Máu Chúa Kitô là phương thế hửu hiệu nhất để được trở nên giống Chúa Kitô là khuôn mẫu tuyệt vời của mọi  sự  thánh thiện, hoàn hảo.
Nhưng bổn phận và trách nhiệm củả ngươì giaó dân không chỉ giớí hạn vào việc chu toàn những bổn phận thiêng liêng này  mà còn đòi  hỏi tích  cực tham gia vào việc xây dựng và phục vụ tích cực cho Giáo Hội hoàn vũ cũng như Giáo Hội địa phương trong những công việc thích hợp với vai trò và khả năng chuyên môn của họ.
Cụ thể , giaó dân phải cộng tác chặt chẽ vớí hàng giáo phẩm trong moị công việc cần sự tiếp tay góp sức cuả họ như giúp việc quản trị và điều hành giáo xứ  trong vai trò và trách nhiệm của các Hội  Đồng Giaó xứ (Pastoral Council)  Hội đồng tài chánh (Finance Council). Nhưng cần nói rõ là theo Giaó luật (cf. cans .511-14 & 37) giáo dân phục  vụ trong những Hội Đồng này  chỉ  đảm trách  vai trò tư vấn (consultation) mà thôi, nghiã là dùng  hiểu biết và khả năng chuyên môn cuả mình để đưa ra những khuyến cáo, đề nghị cho Linh mục Chánh Xứ (pastor) hay Quản nhiệm (Administrator) những phương thức tốt đẹp nhằm  xây dựng ,quản lý và phát triển giaó xứ, mưu ích lơị chung cho cộng đồng dân Chúa ở điạ phương, nhưng  không có quyền quyết định hay ra lệnh cho ai thi hành.
Hiện nay, giáo dân đang có mặt trong nhiều lãnh vực hoạt động cuả Giaó Hội. Thí dụ trong lãnh vực giáo dục, có nhiều giáo dân đang đảm trách giảng dạy ở các Đại Học, Chủng viện Công giáo  từ Roma cho đến địa phương như  Đại Học Công giaó ở thủ đô Washington , Đại Học St. Thomas ở Houston .v.v. Nhiều giáo dân cũng đang làm việc trong các Cơ quan trung ương của Tòa thánh và các Giáo phận trên toàn thế giới,góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo, giáo dục, hành chánh quản trị, và truyền thông của Giáo Hội.
Trong lãnh vực phụng vụ, nay giáo dân được phép đọc sách thánh và làm thừa tác viên Thánh thể, tức những thừa tác vụ (ministries) mà họ không được giao phó trước Công Đồng Vaticanô II. Đây là vinh dự đặc biệt của giáo dân  tham gia vào đời sống của Giáo Hội ngày nay.

c- Địa vị vương giả hay sứ vụ vương đế của giáo dân
 Bí Tích Rửa Tội không những cho người tín hữu được tham dự vào sứ vụ ngôn sứ, tư tế và còn cả địa vị vương đế của Chúa Kitô nữa.
Thật vậy, Chúa Giêsu đến để cứu chuộc và dẫn đưa nhân loại vào Nước Thiên Chúa là Vương Quốc của bình an, thánh thiên, công bình, yêu thương và tha thứ.
Do đó, mọi tín hữu, qua Phép Rửa và Thêm sức, đều được mời gọi và có bổn phận tích cực để mở mang Nước Thiên Chúa ở khắp nơi trên trần thế này.Nghĩa là phải   tích cực hoạt động để đẩy lui bóng tối của sự dữ,sự tội bằng ánh sáng Chúa Kitô.Với tinh thần làm men, làm muối và ánh sáng, người giáo dân, khi tham  gia sinh hoạt và làm việc với người khác, phải cố gắng nêu cao những giá trị và đặc  tính của Nước Thiên Chúa trước những thách đố của thời đại, của xã hội hưởng thụ vật chất, của  “văn hoá sự chết” nhằm  chối bỏ Thiên Chúa để tôn thờ tiền bạc và vui thú bất chính,dửng dưng trứớc sự đau khổ, nghèo đói của đồng loại, đánh mất  mọi  ý thức đúng đắn về tội lỗi và tội ác (sins & crimes)Tóm lại, họ phải có can đảm chống lại  những nếp sống vô luân,những bất công xã hội, những vi phạm quyền sống của con người, những guơng xấu xô đẩy ngườì lớn và thanh thiếu niên vào con đường trụy lac,  làm băng hoại gia đình và xã  hội từ gốc rễ.

Tóm lại, trong một thế giới gian tà và tội ác, sống xứng đáng với danh hiệu Kitô hữu    là sống xứng đáng với địa vị vương giả của mình,tức là góp sức đem Nước Thiên Chúa đến những nơi có bất công, tranh chấp,hận thù, gian ác, và nhơ uế. Với địa vị vương giả, người tín hữu được mời gọi và có bổn phận mở mang Vương Quốc của Chúa Kitô Vua trên trần thế này trong mọi môi trường sống và hoạt động, vì “Chuá  cũng muốn nhờ cả giaó dân để mở mang nước Ngườì, nước cuả chân lý và sự sống, của ân sủng và thánh thiện, của công lý, tình yêu và hoà bình.” (LG. n, 36)

d-Tương quan với Hàng giáo phẩm:
Trước hết, cần biết qua tại sao phải gọi các Giám mục , linh mục là “cha’. Giáo Hội  cho phép dùng danh xưng này vì lời Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô như sau: “Trong Đức Kitô Giêsu,nhờ Tin Mừng,chính tôi đã sinh ra anh em” (1 Cr 4:15). Nghĩa là do tác vụ Giáo hội trao, Giám mục, linh mục sinh con cách thiêng liêng  cho Chúa Kitô qua việc rao giảng Tin mừng và làm phép Rửa. Đây là vai trò ngươì cha thiêng liêng (spiritual fatherhood) của hàng giaó sĩ. Đó chính là lý do tại sao Thánh Phaolô đã gọi Timôthê là “người con tôi đã sinh ra trong đức tin” (1Tim 1:2).
Thánh Công Đồng Vaticanô  II, trong Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, cũng dạỵ “Các linh mục  phải săn sóc các tín hữu như những ngươì cha trong Chúa Kitô vì đã sinh họ cách  thiêng liêng qua phép Rửa và giaó huấn” ( cf. LG. n.28).
Đây là mối dây hay tình thiêng liêng giữa giáo sĩ (Giám mục, Linh mục, Phó tế) và giáo dân trong đức tin, không có liên quan gì đến văn hoá của một dân tộc nào và tuyệt nhiên không phải là hình thức “thần thánh hoá giaó sĩ” hay xúc phạm (blasphemy) đến Thiên Chuá là CHA trên trời như có ngươì lầm tưởng và muốn thay đổi cách xưng hô nói trên. Lời Chuá trong câu Phúc Âm Matt 23: 8-9 chỉ có nghiã là không được dành cho ai dưới đất sự tôn thờ, tôn kính duy nhất (Latria) được dành riêng cho Thiên Chúa là CHA,Đấng tạo dựng mọi loài, mọi vật vô hình và hưũ hình, chứ không áp dụng cho những người thay mặt Chuá để tác tạo con người về  mặt thể lý  như các bậc làm cha mẹ trong gia đình và  về mặt thiêng liêng  như các linh mục và giám mục trong Giáo Hội.
Trong tương quan với  Hàng Giaó Phẩm và để thi hành  bổn phận góp sức xây dựng, bảo vệ  và phát triển Giáo Hội từ trung ương đến điạ phương,  người giáo dân cần lưu ý lơì dạy sau đây của Giáo Hội :
“…như con cái Thiên Chúa và như anh  em trong Chúa Kitô, họ (giáo dân) cũng sẽ trình bày vơí các vị ấy (hàng giáo phẩm) những nhu cầu và khát vọng của mình một cách tự do và tín cẩn. Nhờ sự hiểu biết, khả năng chuyên môn và uy tín của họ, họ có thể và đôi khi còn có bổn phận phải bày tỏ cảm nghĩ cuả mình về những việc liên quan đến lợi  ích cuả Giáo Hội. Họ nên thực hiện điều đó, nếu cần, nhờ các cơ quan đã được Giaó Hội thiết lập nhằm mục đích ấy, nhưng luôn luôn với lòng chân thành, can đảm, khôn ngoan, kính trọng và yêu mến những người thay mặt Chúa Kitô vì nhiệm vụ thánh của các ngài” (cf.LG.IV, n.37).  
Mọi người trong Giáo Hội phải hiểu rõ là Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng các Tông Đồ không phải là một cơ chế chính trị, xã hội hay văn hoá mà là một Bí Tích Cưú Độ, có mặt và hoạt động trong trần gian với sứ mạng hoàn toàn siêu nhiên, dù có  phương tiện nhân sự là Hàng Giaó Phẩm, giáo sĩ,  phương tiên vật chất là các cơ sở thờ phượng, giáo dục , bác ái ở khắp nơi trên thế giơí cũng như phải cần đến nhiều khoản  tài chánh để chi phí cho những nhu cầu cần thiết. Vì không phải là một cơ chế chính trị hay xã hội nên không thể  áp dụng bất cứ  đường lối , phương thức nào  cuả  các đoàn thể chính trị, xã hội vào các sinh hoạt của Giáo Hội. Moị sinh hoạt trong Giáo Hội được chỉ đaọ bằng tinh thần vâng phục các Đấng Bề Trên thay mặt và nhân danh Chuá Kitô (in persona christi),  dưới sự hướng dẫn ,soi sáng , nâng đỡ cuả Chúa Thánh Thần. Cụ thể, các giám mục hiệp thông và vâng phục Đức Thánh Cha, Ngươì kế vị Thánh Phêrô trong sứ mạng “chăn dắt chiên con, chiên mẹ cuả Thầy”, các linh mục hiệp thông ,vâng phục và cộng tác với các giám mục để  thi hành thưà tác vụ (ministry) đuợc trao phó. Phó tế phụ giúp cho linh mục và giám mục. Tu sĩ nam nữ vâng phục các Bề trên liên hệ của mình.
Giaó dân vâng phục hàng giaó phẩm theo lơì dạy sau đây của Thánh Công Đồng Vaticnô II : “ Như moị tín hữu khác, với  tinh thần vâng lơì cuả ngươì Kitô hưũ, giáo dân cũng hãy mau mắn chấp nhận những điều các chủ chăn có nhiệm vụ thánh đaị diện Chuá Kitô đã quyết định vơí tư cách những thầy dạy và những nhà lãnh đaọ trong Giáo Hội. Làm thế, họ đã theo gương Chuá Kitô, Đấng đã vâng lơì cho đến chết để mở đường hạnh phúc cuả sự tự do con cái Thiên Chúa cho tất cả mọi người. Giáo dân đừng quên dùng lơì cầu nguyện phó dâng các vị lảnh đạo của mình cho Thiên Chúa, để các ngài hoan hỉ mà không than phiền thi hành nhiệm vụ chăm sóc chúng ta như những ngươì sẽ phải trả lẽ (x.Dth 13,17) ( LG.IV,n.37) .
Vâng phục theo tinh thần trên không có nghiã giáo dân không được quyền phát biêủ đóng góp điều gì cho Giáo Hội, và chỉ biết cúi đầu vâng nghe. Nhưng truớc khi nói đến phạm vi và giơí hạn của quyền phát biêủ đó, thì cần nhấn mạnh điều quan trọng này: Trong Giáo Hội Công Giáo, mọi tín hữu phải vâng phục Quyền Giáo Huấn (Magisterium) cuả Giáo Hội. Không có vấn đề dân chủ để cho phép một thành phần nào trong Giáo Hội được quyền thách đố (challenge), đặt vấn đề hay bác bỏ điều gì được dạy dỗ bởi quyền này, đặc biệt trong hai lãnh vực tín lý (dogma) và luân lý (morals) vì  Đức Giaó Hoàng và các giám mục  hiệp thông với ngài được ơn bất khả ngộ (không thể sai lầm = infallibility) của Chúa Thánh Thần khi dạy dỗ tín hữu đặc biệt trong hai lãnh vực này. Vậy khi các linh mục và giám mục hiệp thông với  Đức Thánh Cha  để giảng dạy  những gì về đức tin, về giaó lý , luân lý, Kinh Thánh, phụng vụ  thì các tín hữũ phải  vâng phục thi hành. Không có vấn đề không đồng ý kiến (disagreement) ở đây. Cũng không ai đuợc phép từ chôí  tuân theo hay phê bình những gì liên quan đến kỷ  Luật  bí tích, Thư qui (canon) Kinh Thánh, Giaó luật (canon law), phụng vụ thánh (sacred liturgy). Không thể đòi chia sẻ  quyền giảng dạy chân lý cuả Giáo Hôi để đưa ra những lý thuyết, những tư tưởng canh tân không phù hợp vơí Giáo lý cuả Giáo Hội. Cụ thể không thể lâý cớ  góp ý xây dựng Giaó Hội bằng  những lý thuyết về tâm sinh lý và y học  để đòi cho phép phá thai (abortion) ly dị (divorce) và hôn nhân đồng tính (same sex marriage). Không thể bất đồng với Giaó Hội về luật độc thân (celibacy) cuả hàng giaó sĩ, hay đòi cho nữ giơí được làm Linh mục. Cũng không thể đối  đầu vơí Quyền Giaó Huấn cuả Giaó Hội bằng phương thức diễn dàn để phê bình hay đề nghị những cải  đổi liên quan đến tín lý, giáo lý, luân lý, Kinh Thánh, Bí tích; thí dụ, không thể viện lý do hội nhập văn hoá (inculturation) để đòi đem các baì đọc về văn hoá, đaọ đức của dân tộc như sách  Gia Huấn Ca, ca dao, tục ngữ để thay thế hay đọc xen kẽ vơí các bài Sách Thánh đang được đọc trong các Thánh Lễ. Cũng không thể lấy lý do “hội nhập văn hoá” để  xin cho dùng ‘bánh tráng và rượu đế “ thay cho rượu nho và bánh bột  mì không men (unleavened bread) được dùng thống  nhất trong  phụng vụ cuả Giáo Hội Công giáo. “Đem Chúa Kitô về với các dân tộc Á Châu” không có nghiã là phải Việtnam hoá hết mọi hình thức phụng tự, nghi lễ kể cả nội dung tín lý, giaó lý đang áp dụng chung  cho mọi dân tộc, mọi  văn hoá thế giơí. Điều quan trọng cần duy trì là cốt lõi niềm tin chứ không phải hình thức biểu lộ.
Cũng trong tinh thần này,  không nên phê bình rồi đề nghị dùng cụm từ  “gia nhập  giai cấp linh mục, hay giám mục” dưạ theo nguyên ngữ của các từ “ ordo và ordinatio”  để  thay thế cho danh xưng “Chịu Chức linh mục hoặc Giám mục” đã được dùng  từ lâu trong phụng vụ và nghi thức cuả Giaó Hội,  vì nói  như vậy là chối  bỏ “Chức thánh = Holy Orders” cuả hàng  giaó sĩ  theo giaó lý và tín lý  cuả Giáo Hội. Nên biết  rằng  từ ngữ đuợc dùng trong phụng vụ hay bí tích là phải được  hiểu theo ý của Giáo Hội chứ không phải theo hiêủ biết và cắt nghiã  cuả các nhà ngữ học (linguists). Vẫn biết, qua Bí tích Rưả tội, moị tín hữu đều được tham dự vào chức linh mục của Chuá Kitô là Tư tế (Priest) Ngôn sứ (Prophet) và Quân vương (King), nhưng Giáo Hội phân biệt rõ thể thức tham dự này  của người giaó dân và của hàng  giaó sĩ  thừa tác (ordained ministers) như đã được trình bầy  ở phần trên của bài. Tôi phải đặc biệt nhắc lại điều này vì có người hiểu lầm rằng từ  La ngữ Ordo mà Giaó Hội dùng để chỉ chức thánh của hàng  giaó sĩ Công giáo chỉ có nghiã là “bậc, là giới, là giai cấp” và từ “ordinatio” chỉ có nghiã là “gia nhập hay sát nhập vào “ordo” đó, cho nên theo nguyên ngữ (original meaning) thì không có gì là “chức thánh” hay “chiụ chức” cũng như từ ngữ  “Sacramentum” thì  cũng chẳng có gì là “bí tích” cả, nhưng  vì ngươì ta dịch như vậy nên trở thành quen thôi. Lập luận này hoàn toàn sai giáo  lý của  Giaó Hôị vì Giáo Hội không căn cứ vào từ ngữ mà chỉ dùng từ ngữ để chuyên chở  niềm xác  tín cuả mình vào một thực thể thiêng liêng không thể chứng minh và cắt nghiã được  bằng ngôn ngữ hay lý luận cuả con người. Thực thể đó là Ơn thánh (gratia) và Quyền thánh (sacra  potestas) mà Giáo Hội tin là  được Chuá  ban cho các thưà tác viên có chức thánh (ordained ministers) qua việc đạt tay cuả Giám mục và lời  nguyện xin ơn Chuá Thánh Thần trong Nghi thức truyền chức phó tế, linh mục hay giám mục cuả Giaó Hội.Đây là một nghi lễ phụng vụ thiêng liêng đòi hỏi đức tin để chấp nhận chứ không phải  là một hình thức  lễ nghi  cuả xã hội loài người như lễ mãn khoá, lễ nhậm chức, lễ ra  nhập  một đoàn thể hay đảng phái chính trị v.v. Nếu hiểu như vậy thì chẳng còn gì là thánh thiêng (sacred) trong các nghi thức phụng vụ cuả Giáo Hội nữa và tất cả chỉ còn là “bùa  phép” (magical) mê tín  giả tạo núp dưới những từ ngữ dịch sai như ordo, ordinatio, sacramentum .v.v mà thôi! Đây là một nguy cơ của việc sử  dụng sai  vai trò   ngôn sứ   trong Giaó Hội và tự  hào am hiểu La ngữ  để sửa sai Giáo Hội về những thuật ngữ được dùng trong phụng vụ thánh, trong các Bí tích (sacraments) và Sách giaó lý cuả Giaó Hội. Đành rằng Việt ngữ không có đủ khả năng tương đương để dịch các  từ La ngữ hay các ngôn ngữ tây phương khác, nhưng khi dịch Ordo là Chức Thánh, Ordinatio là Truyền chức  hay chịu Chức thánh, Sacramentum là Bí Tích  thì cách dịch  này là đúng với ý cuả Giáo Hội về nội  dung mớí cuả  các từ ngữ ấy, mặc  dù nguyên ngữ không hẳn có đủ nghiã đó. Cũng chính vì chỉ hiểu các từ  La tinh theo nguyên ngữ nên có ý kiến cho rằng: vì Ordo  có nghiã là “bậc, là hàng, là giai cấp” nên nếu nói Phó tế,  Linh mục ,Giám mục có Chức thánh thì các “bậc độc thân, bậc goá bụa, cô trinh nữ” cũng  đều  có chức thánh cả vì cùng là ordo như  nhau và “do một nghi thức trong Giáo luật mà tác thành”!
Điều này hoàn toàn không đúng vì trước hết qua Phép Rửa, tuy giaó dân và hàng giáo sĩ cùng chia sẻ chức Linh  Mục duy nhất  cuả Chuá Kitô nhưng khác nhau về “cấp độ và yếu tính (degree and essence)” như đã phân tích ở phần trên. Và như Thánh Công Đồng Vaticanô II định nghiã, danh từ “giaó dân = laity”có nghiã là “ tất cả những Kitô hữu không có chức thánh hoặc  bậc tu trì được Giáo Hội công nhận” (LG. n. 31). Như vậy chỉ có những ngươì được chọn để lảnh chức Phó Tế, Linh Mục và Giám mục mới  có Chức Thán h(Holy Orders) mà thôi. Đây không phải là sự tranh giành hay độc quyền về “Chức Thánh” mà chỉ là sự phân biệt  về cách thức  tham dự  vào Chức Linh Mục của Chúa Giêsu theo giaó lý cuả Giáo Hội. ( cf.SGLCG.nn 1536,1551) Nói cách  khác, khi nêu ra  những điều này tôi không có ý chỉ trích các tác  giả có tư tưởng không đúng về Bí tích,  mà chỉ muốn nhân đây trình bày cho rõ  những gì Giaó Hội dạy về  tín lý, giáo lý, phụng vụ, bí tích và Nghi thức (Rites) mà thôi.

 B. Vậy giáo dân có thể  đóng  góp gì để xây dựng Giáo Hội ngoài những điều nên tránh trên đây ?
 Ta hãy đọc lại lời dạy của Thánh Công Đông Vaticanô II trong Hiến Chế Tín lý Lumen Gentium về việc này như sau:
Họ (giáo dân) cũng sẽ trình bày với các vị ấy (Hàng Giaó phẩm) những nhu cầu và khát vọng  cuả mình một cách tự do và tín cẩn. Nhờ khả năng chuyên môn và uy tín cuả họ, họ có thể và đôi khi còn có bổn phận phải bày tỏ cảm nghĩ cuả mình về những việc liên quan đến lơị ích cuả Giaó Hội… nhưng luôn vớí lòng chân thành, can đảm, khôn ngoan, kính trọng và yêu mến những người thay mặt Chúa Kitô vì nhiệm vụ thánh cuả các ngài” (Ibid. n.37).
 Như vậy, khi phải bày tỏ điều gì vơí hàng Giáo phẩm,giáo dân nên làm vơí lòng thực tâm yêu mến Giáo Hội và chỉ vì thiện chí muốn xây dựng cho Giáo Hội ngày một thêm trở nên giống  Chuá Kitô là Đầu  cuả Thân thể Nhiệm mầu  là chính Giáo Hội mà mọi tín hưũ là những chi thể lớn nhỏ. Cụ thể, giáo dân có thể và còn có bổn phận trình bày cho các vị lảnh đạo Giáo hội địa phương  những thao thức về mục vụ, những khao khát được học hỏi về Kinh Thánh,  tín  lý, giaó ly, luân lý và phụng vụ để biết sống  và hành Đạo cách tốt đẹp và hữu hiệu hơn trong hoàn cảnh thế giới  ngày nay. Cũng trong mục đích ấy, giáo dân có quyền nêu ra những thắc mắc cuả mình trong các lãnh vực này hầu mong được hiểu rõ và hiểu  đúng để thực hành trong đơì sống. Ngoài ra, giáo dân cũng có thể góp ý hoặc đề nghị những phương pháp  sư phạm giúp giảng daỵ giáo lý cách  hiệu quả và cập nhật hơn cũng như  góp ý về việc kiến thiết, xây dựng Giáo Xứ  kể cả phương thức gây qũy (fundraising) để giúp tài trợ những nhu cầu cần thiết.Nhưng cần phân biệt rõ là góp ý xây dựng (suggest constructively) thì khác vơí chỉ trích (criticize), bôi nhọ (smear) và taọ gương xâú (scandal) có hại cho uy tín cuả Giáo hội.  Khi muốn sưả sai điều gì liên quan đến cá nhân, tập thể thì chúng ta cần nhớ laị lời Chúa sau đây về cách sưả lỗi anh em (fraternal correction):
 “Nếu người anh em cuả anh trót phạm tôi, thì anh hãy đi sửả lỗi nó ,một mình anh vơí nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi là người anh em mình.Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai ngươì nữa để mọi công việc được giải quyết căn cứ vào lờì hai hay ba nhân chứng. Nếu nó không nghe họ thì hãy đi thưa Hội Thánh.Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng  nghe thì hãy kể nó như một người ngoại hay một kẻ thu thuế” (Mt 18:15-18)
Như vậy, khi thâý có sự sai trái nào trong Giáo Hội, trong cách hành xử của một  hay nhiều giáo sĩ, hoặc  tai tiếng về đơì tư của  ai, mà đã vội  rỉ tai loan truyền cho người khác biết  rồì viết thư nặc danh,  viết báó , lên  internet công khai đả kích hay nói xiên xéo, bóng gió về sự sai trái đó cho công chúng  biết thì có phù hợp vơí lờì Chuá trên đây không?
Chúng ta nên hiêủ rằng Giáo Hội của Chúa trên trần gian này  không phải  đã là nơi qui tụ toàn các Thánh nam, nữ, tức những ngươì không còn tì vết nào đáng chê trách nữa. Trái lại, phải thành thật nhìn nhận rằng Giáo Hội  là nơi mời  gọi những ai muốn  nhận công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô, đặc biệt những người tội lỗi muốn được tha thứ và  cứu rỗi để nên Thánh, và  còn đang trên tiến trình hoàn thiện và chưa  đạt đích ấy. Do đó,chúng ta không nên hoảng hốt  hay bất mãn khi thấy một số hay  nhiều phần tử trong Giáo Hội chưa tốt lành như  ta mong muốn,
Vậy ta hãy nên khoan dung nhìn nhận sự kiện này như Chúa đã và đang khoan dung, nhân từ, nhẫn naị  với  những khiếm khuyết , lầm lỗiĩ , và cả tội lôĩ củả mỗĩ ngườì trong chúng ta. Chắc chắn Chúá không muốn chúng ta ném đá bất cứ ai còn  khuyết điểm và tội lỗi. Chúá mong muốn chúng ta luôn cố gắng thăng tiến và giúp ngươì khác nhận ra lầm lôĩ và sửa đổi để được tha thứ và nên thánh. Vả lại, chúng ta đã dám tự  nhận mình là ngươì hoàn hảỏ chưa? Nêú chưa, thì chúng ta nên khoan dung, nhẫn nại vớí những ai đang còn khuyết điểm và bị tai tiếng, thay vì vô tình “ném đá” họ bằng những phản ứng nông nổỉ, thiếu suy nghĩ núp dưới danh nghĩa  muốn “lành mạnh hoá Giáo Hội”.
Tiện đây cũng xin nói thêm về điều gọi là “tai tiếng”của một số giáo sĩ liên quan đến vấn đề gọi là “ sách nhiễu tình dục trẻ em = sexual abuses of minors” đang làm cho Giáo Hội ở nhiều nơi đặc biệt là ở Mỹ này phải đâu đầu từ mấy năm qua. Thật vậy, vấn đề sách nhiễu tình dục trẻ em là một tội lớn về mặt luân lý không ai có thể  bênh vực và bỏ qua được. Nhưng phải nói ngay là không phải chỉ có các giáo sĩ Công giáo phạm tội này, Thật ra  các giáo phái,hay tôn giáo khác cũng không tránh được vấn đề này, vì đây là vấn đề của con người ở khắp mọi nơi, trong mọi nền văn hóa. thuộc mọi chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo hay vô tín ngưỡng nói chung. Nhưng sở dĩ người ta đang làm lớn chuyện này vì muốn bêu xấu (smear) – và đồng thời cũng muốn làm tiền  Giáo Hội Công Giáo  mà thôi.
Như thế rõ ràng cho thấy là vấn đề “sách nhiễu tình dục trẻ em”chỉ là cái cớ cho những thế lực thù nghich Giáo Hội vịn vào để đả kích  và làm tiền Giáo Hội vì chúng cho rằng Giáo Hội Công Giáo giầu có nên “có nắm thì nắm người có tóc chứ không ai nắm người trọc đầu”! Đó là tất cả lý do người ta đang muốn làm lớn “chuyện tai tiếng này” vì  hai lý do trên đây. Thử hỏ : ở các giáo phái hay tôn giáo khác- hay trong  các tổ chức dân sự, nghề nghiệp  có vấn đề này không hay chỉ có trong Giáo Hội Công Giáo? Chỉ vì mục đích làm tiền  của kẻ tố cáo  mà nhiều Đia Phận Mỹ  đã phải chi  cả trăm triệu dollars  để bồi thường cho các “nạn nhân” mới hay cũ. Một điều phi lý là có những tố cáo mà bị cáo đã chết từ 10, hay trên  20 năm rồi thì làm sao mà minh chứng được lời tố cáo có thật hay ngụy tạo để làm tiền? Ở Mỹ, luật sư luôn tìm cách làm tiền bằng thủ đoạn  xui xiểm các nạn nhân đòi tiền bồi thường rất cao để họ được trả thù lao cao kể cả cho những vụ kiện mà bị cáo không thể biện minh cho mình được vì đã chết từ nhiều năm trước nhưng vẫn bị moi  ra để đòi bồi thường dù không có chứng cớ khả tin để buộc tội và đòi bồi thường với số tiền quá lớn.
Đây là cốt lõi của vấn đề “sách nhiễu tình dục”mà Giáo Hội Mỹ đang phải đau đầu đối phó, mặc dù thực tế phải nhìn nhận là có một số linh mục Mỹ đã có hành vi lạm dụng tình dục trẻ em không thể chối cãi được. Cụ thể là  mới đây một linh mục  Mỹ  đã tố cáo Đức Hồng Y Mac Carrick đã lạm dụng ông khi còn là chủng sinh và  Đức Hồng Y còn làm giám mục phụ tá ở Tổng Giáo Phận Washington khiến Đức Hồng Y đã phải làm đơn xin Đức Thánh Cha Phanxicô cho từ chức Hồng Y và đã được chấp thuận! cũng liên can đến vấn đề này mà Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám Mục  Tổng Giáo Phận Washington cũng phải xjn  từ chức vì bị tố cáo đã bao che (cover up) cho việc nói trên. Đơn từ chức của ngài đã được chấp thuận.
Mặt khác, để giúp Giáo Hội nhìn ra  những khuyết điểm trong phương thức quản trị, mục vụ và đào tạo giaó sĩ, tu sĩ  để phục vụ tốt và hưũ hiệu hơn cho Dân Chúa, thì không nên chỉ bới  móc những khuyết điểm theo chủ quan của  mình  bằng những phê bình gay gắt, thiếu xây dựng. Nhưng xin đừng hiểu lầm là tôi muốn bao che, bưng bít những điều không tốt đẹp nơi người này, việc nọ  trong Giáo hội. Cũng không phải là  có ý muốn  ngăn cản giaó dân thi hành chức năng ngôn sứ cuả mình  Ngược laị, tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điều là xin những ai có thiện chí muốn đóng góp gì cho việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Giaó Hội thì xin làm  với tinh thần Phúc Âm và trong khuôn khổ  những giáo huấn  của  Giáo Hội về vai trò và trách nhiệm cuả mọi thành phần Dân Chúa trong Hội Thánh.  Chúng ta phải phân biệt rõ: góp ý xây dựng khác với chỉ trích, đả phá. Điều này áp dụng chung cho mọi sinh hoạt đúng đắn của  mọi tổ chức, đoàn thể xã hội, chính trị và đặc biệt là tôn giaó. Không một đoàn thể , tổ chức nào có thể phát triển và tồn tại  được nêú các thành viên chỉ chú trọng vào việc bới xấu nhau, đả kích cá nhân đưa đến phương hại uy tín chung cuả tập thể.
 Nhưng nếu thấy có gương xấu (scandal) thực  sự  trong đời sống của một hay nhiều người trong Giáo hội địa phương, nếu có sự “lạm dụng Toà giảng” (pulpit) để công kích cá nhân hay phổ biến những điêù ngoài phạm vi chia sẻ lơì Chuá, hoặc thâý những sai lệch  (phóng túng) trong phụng vụ (thí dụ cho giaó dân đứng quanh bàn thờ để cùng giơ tay trên lễ vật với chủ tế và cùng đọc chung Lời truyền phép!, mời đôi tân hôn lên đồng tế quanh bàn thờ sau khi chứng hôn, như đã xẩy ra ở vài nơi,  rửa tội hay chứng hôn tại tư gia, ( không được phép làm) làm Lễ ngoài bãi biển hay nơi giải trí công cộng v,v) hoặc  trong cung cách hành xử củả linh mục, tu sĩ  nào đó thì giaó dân có bổn phận trước tiên là phải can đảm và thẳng thắn bày tỏ quan tâm  củả mình  cách  khôn ngoan, kính trọng và kín đáo vớí các đối tượng liên hệ để xin điều chỉnh, thay đổi. Nếu phương cách naỳ tỏ ra vô hiệu quả thì bước tiếp có thể làm là trình cho Bề Trên liên hệ trong Giáo phận biết về mối quan tâm cuả mình .Không ai cấm giaó dân làm việc này. Không  phải vâng phục mà câm nín, làm ngơ trước những sự kiện khách quan là “guơng xấu" , là sai trái, cần được phê bình, sửa chữa. Chỉ xin một điều là đừng bày tỏ quan tâm cuả mình vì bực tức, muốn trả thù và công khai chỉ trích, bêu xấu mà hậu quả nhiên hậu là làm phương hại cho uy tín chung cuả Giáo Hội, là điều nên tránh mà thôi.

Kết luận:
Giáo dân có vai trò và trách nhiệm xây dựng Giáo Hội cùng vơí hàng Giáo Phẩm,  hàng giaó sĩ. Giáo dân vâng phục các vị chủ chăn nhận lãnh năng quyền dạy dỗ thánh hóa và cai trị xuất phát  từ Chúa Kitô-Giêsu qua vị Đại Diện duy nhất của Chúa trên trần thế là Đức Thánh Cha xuống các giám mục, linh mục  hiệp thông và cộng tác  với ngài trong Giáo hội. Như thế, vâng phục các chủ chăn liên hệ (linh mục, giám mục) là vâng phục chính Chúa Giêsu mà các ngài nhân danh (in persona Christi) để giảng dạy, thánh hóa và cai trị. Sự vâng phục và kính trọng này không làm mất danh dự, địa vị và trách nhiệm của giáo dân trong Giáo Hội, mà ngược lại còn chứng tỏ đức tin trưởng thành và đúng đắn của người tín hữu Chúa Kitô nữa, vì như lời Thánh Công Đồng Vaticanô II đã dạy, người Kitô hữu khi vâng phục các chủ chăn  trong Giáo Hội “đã theo gương Chúa Kitô, Đấng đã vâng lời cho đến chết để mở đường hạnh phúc của sự tự do con cái Thiên Chúa cho tất cả mọi người.” (LG.IV, 37). Tuy nhiên, Giáo Hội cũng mong đợi người giáo dân can đảm và khôn ngoan thi hành trách nhiệm của mình xuất phát từ Bí tích Rửa Tội qua vai trò ngôn sứ, tư tế và vương đế như đã trình bày trong bài này.
Các vị chủ chăn cũng  được kêu gọi không những “phải nhìn nhận và nâng cao phẩm giá và trách nhiệm của giáo dân trong Giáo hội”  mà  còn “ nên sn sàng chấp nhận những ý kiến khôn ngoan của họ được trình bày nữa”(Ibid. IV,37). Nhưng giáo dân cũng phải  kính trọng các chủ chăn của mình ngay cả khi phải trình bày với các ngài những ưu tư xây dựng của mình về một vần đề nào có liên quan đến lợi ích chung của Giáo Hội, của giáo xứ hay Cộng đoàn.
Tóm lại, phải có sự tương kính giữa mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo Hội. Tôn trọng lẫn nhau vì vai trò và địa vị của mình trong Giáo Hội cho mục đích xây dựng và phát triển Giáo Hội của Chúa là phương tiện cứu rỗi cho mọi người, mọi dân tộc ở mọi thời đại. Tôn trọng để cùng giúp nhau chu toàn bổn phận và trách nhiệm của mình trong Giáo Hội.
Hàng Giáo phẩm, Giáo sĩ, Tu sĩ và, Giáo dân đều có chung một sứ mạng là hoạt động tích cực để mở mang Nước Thiên Chúa trên trần gian hầu cho nhiều ngườì được hưởng Ơn Cứu độ cuả Chúa Kitô. Tất cả đều có chung một khát vọng là được nên thánh như Cha trên trời là Đấng chí Thánh, mặc dù  khác nhau về địa  vị và phương thức thi hành sứ mạng của mình trong Giáo Hội.Sự khác biệt này không làm thương tổn đến địa vị của một thành phần nào trong Giáo Hội mà chỉ nói lên tính đa dạng của ơn gọi phục vụ mà thôi. Mong mọi người ý thức điều quan trọng này để có thái độ sống thích hợp hầu tránh gương xấu về nguy cơ tranh chấp quyền bính trong Giáo Hội.
 LM Phanxicô Xavie Ngô Tôn Huấn. MDiv, MA, DMin (Doctor of Ministry)
 Houston, Texas, USA

Tác giả:  Lm. PX. Ngô Tôn Huấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét