Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

Bộ phim ngắn nhiều người nhận ra sự cô đơn của cha mẹ




Thứ sáu, 28/12/2018-vnexpress.net


Bộ  phim  ngắn  nhiều  người  nhận  ra  sự  cô  đơn  của  cha  mẹ

Trong bộ phim Thái Lan, người mẹ bị Alzheimer, đi lạc, nhưng vẫn nhớ rằng con phải làm việc, không nên làm phiền con.


Gần đây, một bộ phim ngắn về mối quan hệ cha mẹ với con cái xuất hiện trên mạng, chỉ hơn một tháng đăng tải đã được đánh giá là bộ phim ngắn hay nhất ở Thái Lan năm 2018.
Trong một lớp học, thầy giáo Ba Sạ đang viết trên bảng, nhưng ở dưới học sinh luôn chú ý đến một bà lão phía sau lớp. Bà là mẹ của thầy Ba Sạ, bị bệnh Alzheimer. Thầy đã đưa mẹ đến lớp mỗi ngày, cho mẹ ăn cơm, thay quần áo, rửa chân.
Tuy nhiên phụ huynh phàn nàn điều này: "Chúng tôi thông cảm với giáo viên, nhưng đây là ngôi trường, không phải nhà anh ấy. Làm thế các em học sinh làm sao tập trung học được. Chúng tôi đang suy nghĩ về việc chuyển con sang trường khác".
Bộ phim ngắn khiến nhiều người nhận ra sự cô đơn của cha mẹ

 
Hiệu trưởng tìm Ba Sạ nói rằng nhà trường sẽ thuê người chăm sóc mẹ giúp anh, nhưng Ba Sạ đã từ chối. "Đây là mẹ của tôi. Tôi không muốn người khác chăm sóc bà", anh nói. 
Cùng lúc đó, người mẹ ngồi ngoài cửa biến mất. Ba Sạ vội chạy đi tìm. Những đứa trẻ cũng tham gia. Cuối cùng, thầy giáo cũng tìm thấy mẹ mình ở một ngã tư. Người mẹ sau khi nhìn con chỉ hỏi một câu: "Con không lên lớp à?". Mặc dù đã quên đi nhiều thứ, bà vẫn nhớ rằng con trai phải làm việc và bà không nên làm phiền con mình.
Bộ phim được nhiều báo Trung Quốc đăng lại. Nhiều câu chuyện về con cái với cha mẹ tuổi già cũng được chia sẻ. Tờ QQ bình luận, người mẹ trong bộ phim cũng chính là hình ảnh rất nhiều bậc cha mẹ khác ở Trung Quốc. Trong nửa đầu của cuộc đời, họ dành mọi thứ cho con cái. Đến khi cảm thấy bản thân trở nên "vô dụng", họ sợ làm phiền các con nên sẽ tìm mọi cách rời xa.

Câu chuyện về người mẹ 75 tuổi, ở Thiên Tân, xuất hiện vào dịp Tết Trung thu 2018 đã khiến nhiều người cảm động trước bức tranh "bữa cơm gia đình", do chính cụ vẽ.
Bức tranh bữa cơm đoàn viên của người mẹ ở Thiên Tân vì các con không về Tết Trung thu. Ảnh: Chinatimes.
Bức tranh bữa cơm đoàn viên của người mẹ ở Thiên Tân vì các con không về Tết Trung thu. Ảnh: Chinatimes.
Lần đó, cụ bà háo hức vì con cháu sắp tề tựu, tuy nhiên cả hai con trai bà đều bận rộn không thể về. Vì không muốn làm phiền đến các con, bà đành kìm nén mong muốn gặp, chỉ nhắn lại một câu: "Mẹ vẫn khỏe, các con đừng lo lắng cho mẹ". Rồi bà vẽ một bức tranh bữa cơm đoàn tụ cho vợi nỗi lòng. 
Trong talk show "Kỳ Ba nói" (talk show trong đó các diễn viên, ca sĩ... tham gia tranh luận về một chủ đề), nhà văn nổi tiếng Lâm Ngữ Đường đã tóm tắt 4 điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời: "Một ngủ trên giường của mình, hai ăn cơm do bố mẹ nấu, ba lắng nghe những người thân yêu, bốn chơi với con cái".
"Khi tôi xong việc này, sẽ về nhà ăn một bữa ngon với bố mẹ. Khi tôi hoàn thành dự án này, sẽ đưa bố mẹ đi du lịch. Khi tôi có tiền, sẽ mua đồ cho bố mẹ... Nhưng tôi không biết rằng, điều cấm kỵ nhất trong cuộc sống chính là từ... chờ đợi", Lâm Ngữ Đường nói.
Nhà văn Lâm Ngữ Đường tham gia talk show về chủ đề con cái với cha mẹ già. Ảnh: Newqq.
Nhà văn Lâm Ngữ Đường tham gia talk show về chủ đề con cái với cha mẹ già. Ảnh: Newqq.































































































































Cũng trong chương trình một nữ diễn viên tên Giả Linh cho biết, năm mẹ qua đời cô đang ở trường không kịp về nhìn lần cuối. Sau hơn mười mấy năm, cuối cùng cô cũng có được sự nghiệp. Tuy nhiên trong tim luôn cảm thấy trống vắng vì mẹ cô không thể nhìn thấy những điều này.
"Khi còn trẻ, chúng ta không quan tâm đến sự già đi của bố mẹ. Chúng ta chỉ luôn nghĩ đến việc mang lại cho bố mẹ cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, điều họ cần nhất không phải viễn cảnh tương lai, mà là sự đồng hành hiện tại", Giả Linh bày tỏ.
Diễn viên Giả Linh cho biết dù giờ đã có sự nghiệp nhưng mẹ không còn để nhìn thấy điều đó. Ảnh: Newqq.
Diễn viên Giả Linh cho biết dù giờ đã có sự nghiệp nhưng mẹ không còn để nhìn thấy điều đó. Ảnh: Newqq.
Theo cô, đồng hành không phải khi ngồi cùng phòng, nhưng bố mẹ xem TV còn chúng ta cúi đầu lướt điện thoại; không phải khi ngồi cùng một bàn ăn, bố mẹ luôn muốn chúng ta cảm nhận món ăn họ nấu, nhưng chúng ta chỉ nói chuyện điện thoại về những điều họ không hiểu. Đồng hành chỉ đơn giản là quan tâm, nói chuyện và làm cho bố mẹ cảm thấy họ quan trọng.
"Tất cả tình yêu trên thế giới đều sẽ tồn tại, chỉ có tình yêu của bố mẹ rời đi. Nhưng đừng để lại quá nhiều tiếc nuối cho bản thân trước khi họ rời đi", cô nói thêm.
Huyền Trang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét