7 cách phát hiện người nói dối
Thứ tư, 29/4/2020,VnExpress.net
Khi bạn khoe vừa hẹn hò, nếu cô bạn gái nói chúc mừng và cười quá lâu thì khả năng cao cảm xúc của cô ấy là giả tạo.
Người nói dối thường tập trung vào lời nói, làm sao để lời nói của mình chân thật nhất, mà không chú ý đến những ngôn ngữ cơ thể đang phản bội họ. Bright Side đã tập hợp 7 hành vi giúp bạn phát hiện người nói dối dễ dàng.
1. Ấp úng
Một trong những dấu hiệu phổ biến của những người nói dối là ấp úng, lấp liếm bằng các từ như "à", "ừ", lời sau bất nhất với lời trước. Nếu bạn hỏi chồng: "Chiều nay anh đi đâu?" và anh ta trả lời câu đơn giản này ngắt quãng, ngập ngừng thì khả năng cao câu trả lời không thật. Đây là một trong các phương pháp được Paul Ekman, một chuyên gia nổi tiếng về nghiên cứu cảm xúc và giao tiếp phi ngôn ngữ đưa ra để phát hiện người nói dối.
2. Biểu cảm quá lâu
Trong cuốn Telling Lies: Clues to Deceit in the Marketplace, Politics, and Marriage, tác giả Paul Ekman đưa ra thủ thuật: Thường thì cảm xúc thật của chúng ta sẽ biểu hiện không quá 5 giây. Nếu ai đó thể hiện đến chục giây, hoặc hơn thì khả năng cao đó là những cảm xúc giả tạo. Hãy chú ý khi người đó vẫn mãi giữ một biểu cảm khuôn mặt sau khi nghe câu chuyện của bạn.
3. Cảm xúc chậm hơn lời nói
Cảm xúc luôn đi trước lời nói, theo nghiên cứu của Đại học Oxford năm 1997. Khi bạn khoe mình có việc, chàng người yêu nói "Anh rất vui vì em có việc mới", nhưng nói xong thì mới gượng cười thì không thể xem câu này của họ là thật lòng.
4. Sự chân thành của cảm xúc
Nhận biết một người nói dối còn qua biểu cảm trên khuôn mặt. Khi một người nói ra lời không thật, họ đã phải cố suy nghĩ các cách nói hợp lý để người khác tin, nhưng họ sẽ không thể diễn được cảm xúc.
Ví dụ ánh mắt của một người sẽ sáng lấp lánh, đồng tử giãn ra nếu họ gặp người họ yêu thích, chuyện khiến họ hứng thú, nhưng với người họ không thích thì đồng tử không giãn, mắt không sáng. Hay như khi ta nở nụ cười thật sự, không chỉ môi chuyển động mà cả những nếp nhăn cũng sẽ xuất hiện gần mắt và lông mày tự động kéo xuống. Điều tương tự cũng xảy ra với bất kỳ cảm xúc nào khác.
5. Lặp từ nhiều
Nói lặp lại nhiều lần các từ ngữ có thể là do một số người bị kém khả năng diễn đạt, nhưng cũng có thể là biểu hiện nói dối. Bởi vì họ đang cố làm cho bạn và cả bản thân họ tin vào những lời bản thân đang nói dối.
6. Trả lời bằng chính những từ ngữ trong câu hỏi
Lựa chọn từ ngữ trả lời cũng nói lên nhiều điều. Nếu một người diễn đạt giống hệt câu hỏi bạn đưa ra, có thể họ đang cảm thấy không thoải mái vì sắp nói dối. Họ bám sát điều người hỏi vì sợ việc nói gì thêm có thể để lộ họ không thật, lộ điều họ che giấu. Cách lặp lại này cũng để họ có thêm thời gian để nghĩ ra câu trả lời sao cho hợp lý.
7. Lấy tay che mặt hay miệng
Cũng theo nghiên cứu của Đại học Oxford, một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của người nói dối đó là họ sẽ vô thức che một bộ phận trên mặt, ví như che miệng. Đây là một phản ứng tâm lý tự nhiên của con người. Căn cứ vào đây khi bạn cần phân biệt người thật lòng hay giả tạo.
Bảo Nhiên
Người nói dối thường tập trung vào lời nói, làm sao để lời nói của mình chân thật nhất, mà không chú ý đến những ngôn ngữ cơ thể đang phản bội họ. Bright Side đã tập hợp 7 hành vi giúp bạn phát hiện người nói dối dễ dàng.
1. Ấp úng
Một trong những dấu hiệu phổ biến của những người nói dối là ấp úng, lấp liếm bằng các từ như "à", "ừ", lời sau bất nhất với lời trước. Nếu bạn hỏi chồng: "Chiều nay anh đi đâu?" và anh ta trả lời câu đơn giản này ngắt quãng, ngập ngừng thì khả năng cao câu trả lời không thật. Đây là một trong các phương pháp được Paul Ekman, một chuyên gia nổi tiếng về nghiên cứu cảm xúc và giao tiếp phi ngôn ngữ đưa ra để phát hiện người nói dối.
2. Biểu cảm quá lâu
Trong cuốn Telling Lies: Clues to Deceit in the Marketplace, Politics, and Marriage, tác giả Paul Ekman đưa ra thủ thuật: Thường thì cảm xúc thật của chúng ta sẽ biểu hiện không quá 5 giây. Nếu ai đó thể hiện đến chục giây, hoặc hơn thì khả năng cao đó là những cảm xúc giả tạo. Hãy chú ý khi người đó vẫn mãi giữ một biểu cảm khuôn mặt sau khi nghe câu chuyện của bạn.
3. Cảm xúc chậm hơn lời nói
Cảm xúc luôn đi trước lời nói, theo nghiên cứu của Đại học Oxford năm 1997. Khi bạn khoe mình có việc, chàng người yêu nói "Anh rất vui vì em có việc mới", nhưng nói xong thì mới gượng cười thì không thể xem câu này của họ là thật lòng.
4. Sự chân thành của cảm xúc
Nhận biết một người nói dối còn qua biểu cảm trên khuôn mặt. Khi một người nói ra lời không thật, họ đã phải cố suy nghĩ các cách nói hợp lý để người khác tin, nhưng họ sẽ không thể diễn được cảm xúc.
Ví dụ ánh mắt của một người sẽ sáng lấp lánh, đồng tử giãn ra nếu họ gặp người họ yêu thích, chuyện khiến họ hứng thú, nhưng với người họ không thích thì đồng tử không giãn, mắt không sáng. Hay như khi ta nở nụ cười thật sự, không chỉ môi chuyển động mà cả những nếp nhăn cũng sẽ xuất hiện gần mắt và lông mày tự động kéo xuống. Điều tương tự cũng xảy ra với bất kỳ cảm xúc nào khác.
5. Lặp từ nhiều
Nói lặp lại nhiều lần các từ ngữ có thể là do một số người bị kém khả năng diễn đạt, nhưng cũng có thể là biểu hiện nói dối. Bởi vì họ đang cố làm cho bạn và cả bản thân họ tin vào những lời bản thân đang nói dối.
6. Trả lời bằng chính những từ ngữ trong câu hỏi
Lựa chọn từ ngữ trả lời cũng nói lên nhiều điều. Nếu một người diễn đạt giống hệt câu hỏi bạn đưa ra, có thể họ đang cảm thấy không thoải mái vì sắp nói dối. Họ bám sát điều người hỏi vì sợ việc nói gì thêm có thể để lộ họ không thật, lộ điều họ che giấu. Cách lặp lại này cũng để họ có thêm thời gian để nghĩ ra câu trả lời sao cho hợp lý.
7. Lấy tay che mặt hay miệng
Cũng theo nghiên cứu của Đại học Oxford, một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của người nói dối đó là họ sẽ vô thức che một bộ phận trên mặt, ví như che miệng. Đây là một phản ứng tâm lý tự nhiên của con người. Căn cứ vào đây khi bạn cần phân biệt người thật lòng hay giả tạo.
Bảo Nhiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét