Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

Thánh Tâm, Thánh Thể và cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu


Thánh  Tâm,  Thánh  Thể  và  cuộc  Khổ  Nạn  của  Chúa Giêsu
Lại Thế Lãng dịch


 Thánh Tâm và cuộc Khổ Nạn

Thật dễ dàng để thấy được mối quan hệ giữa việc tôn sùng Thánh Tâm và việc sùng kính cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu. Minh chứng vĩ đại nhất về việc Chúa Giêsu đã ban tình yêu của Ngài cho chúng ta là cái chết của Ngài trên thập giá. Vì vậy, việc sùng kính cuộc Tử Nạn của Chúa là một trong những thực hành căn bản của việc tôn sùng Thánh Tâm Ngài. Khi Chúa Giêsu hiện ra với thánh Margaret Mary, đôi khi Ngài cho thánh nữ thấy Ngài mang đầy thương tích, vào những lúc khác, Ngài đội mão gai. Lại có lần thánh nữ thấy Ngài vác thánh giá. Ngài cũng tiết lộ với thánh nữ nhiều điều bí mật về cuộc Tử Nạn của Ngài, đạc biệt liên quan đến nỗi thống khổ khủng khiếp ở trong vườn Cây Dầu.  Cuối cùng, chính Ngài đã dậy cho thánh nữ biết một số thực hành trong việc tôn kính cuộc Tử Nạn của Ngài. Đặc biệt là trong Giờ Thánh, nhờ đó thánh nữ có thể an ủi những đau khổ và buồn phiền của Ngài. Và nó cũng nhắc nhở chúng ta động lực ở đàng sau sự đau khổ và cái chết của Ngài – tình yêu bao la của Ngài đối với nhân loại – rằng Ngài cho thấy Trái Tim Ngài bao quanh bởi những khí cụ của cuộc Tử Nạn. Dấu tích của những biểu tượng này sẽ khơi dậy những cảm giác của lòng trắc ẩn trong chúng ta và hướng dẫn chúng ta đến việc hoán cải bằng cách thực hành việc tôn kính cuộc Tử Nạn. Một trong số những thực hành này là: Đàng Thánh giá, Giờ Thánh, Đêm Tôn thờ; nhưng đặc biệt là phấn đấu để yêu mến Thánh Tâm cách quảng đại bằng cách làm tròn bổn phận của chúng ta và chấp nhận hy sinh trong một tinh thần hoán cải.

Thánh Tâm và Thánh Thể

Tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu cơ bản là Bí tích Thánh Thể. Nếu không tôn thờ Bíc tích Thánh Thể thì không có bất cứ sự tôn thờ thực sự nào đối với Thánh Tâm. Trái tim này là biểu hiệu sống động của tình yêu dẫn đến việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể.

Trong thực tế, chúng ta có thể thực sự nói rẳng Bí tích Thánh Thể “chứa đựng” Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trái tim của Ngài không phải chỉ là ảnh hay tượng nhưng là sự thật sống động, đang đập những nhịp đập vì yêu thương chúng ta trong Bí tích Thánh Thể. Ở đó chúng ta sẽ tìm thấy Mình Thánh Chúa. Ở đó chúng ta tôn vinh Thánh Thể. Cũng ở đó Trái tim Ngài nhận được sự nguội lạnh, thờ ơ và quên lãng.

Khi Chúa hiện ra với thánh Margaret Mary ở cuối thế kỷ thứ 17, một tà giáo khủng khiếp và nguy hiểm đã xuất hiện làm hại cho muôn vàn linh hồn. Ta giáo này được gọi là tà thuyết Jansen truyền bá sai lạc rằng Thiên Chúa đáng sợ hơn là đáng yêu mến, rằng trong sự tôn trọng Ngài không nên rước lễ hơn một lần cho một năm và chỉ rước lễ sau khi đã có sự chuẩn bị lâu dài và cẩn thận. Hậu qủa của việc này là vô cùng tai hại cho nhiều người Công giáo. Sự yêu mến Thánh Thể đã trở nên lạnh nhạt.

Như là một đáp trả cho sự tấn công này vào tình yêu của ngài, Chúa Giêsu cho thấy Trái tim Ngài bừng cháy với tình yêu dành cho loài người, phàn nàn rằng Ngài không được yêu mến trong Bí tích Thánh Thể. Ngài khuyến khích mọi người tôn vinh Trái tim Ngài bằng cách thực hành việc tôn thờ Thánh Thể nhiều hơn. Trong một lần hiện ra với thánh Margaret Mary sau khi thánh nữ rước lễ, Chúa Giêsu đã nói với thánh nữ “Ta khát! Ta khao khát được được tôn thờ trong Bí tích Thánh Thể. Ta thấy khó tìm được ai làm theo ý muốn của Ta, làm dịu cơn khát của Ta bằng cách đem người khác đến với Ta”

Trái tim, Mão gai, Thập giá, Ngọn lửa

Trái tim theo ngôn ngữ thông thường là một dấu hiệu hay một biểu tượng của toàn thể con người như khi chúng ta nói “Tôi cho bạn trái tim của tôi” có nghĩa là “Tôi cho bạn chính con người của tôi”. “Trái tim” cũng là một biểu tượng về một loại người như khi chúng ta nói “Ông ấy có trái tim nồng ấm” hay “Trái tim lạnh giá”. Khi áp dụng vào Chúa Kitô “trái tim” đề cập tới trái tim thể lý của Ngài như là biểu tượng của nhân tính và thiên tính của Ngài, đó là tình yêu như thánh Gioan đã nói với chúng ta “Thiên Chúa là tình yêu?. “Thánh Tâm” có nghĩa là trái tim của Chúa cũng là của Thiên Chúa, thiêng liêng, trên  thực tế là thần thánh bởi vì nó kết hợp với môt ngôi vị Thiên Chúa.

Chúng ta đều thấy những biểu tượng của cuộc Tử Nạn bao quanh trái tim của Chúa Giêsu. Thánh Margaret Mary nói với chúng ta “Đấng Cứu thế đã cho tôi hiểu rằng những công cụ của cuộc Tử Nan  có ý nghĩa rằng tình yêu thương bao la của Ngài dành cho nhân loại là nguyên nhân cho tất cả những đau khổ của Ngài”.

Chúa Giêsu đã giải thích cho thánh nữ ý nghĩa của thập giá và ngọn lửa. Nhiều người nghĩ đơn giản rằng Chúa Giêsu chết trên thập giá vì yêu thương chúng ta. Đúng là như vậy nhưng còn nhiều hơn nữa. Thánh Margaret Mary nói “Thập giá báo hiệu rằng ngay từ thời khắc đầu tiên khi Ngài nhập thể, nghĩa là nói rằng khi trái tim của Ngài lần đầu tiên được hình thành thì thập giá đã được dựng lên ở trong đó, và từ thời khắc đó về sau nó chứa đầy những cay đắng gây ra bởi sự nhục nhã,  thấp hèn, nỗi buồn và sự khinh mạn mà nhân tính thiêng liêng của Ngài đã phải gánh chịu trong suốt cuộc đời  và trong cuộc Tử Nạn của Ngài”. Vì vậy nó nhắc nhở chúng ta về sự đau khổ trong lòng Chúa Giêsu mà Ngài đã nói với thánh Margaret Mary, lớn hơn tất cả những đau khổ còn lại vì Ngài đã phải chịu từ thời khắc đầu tiên khi Ngài nhập thể.

Thương tích trong trái tim Ngài gây ra bởi cái giáo của Longinus (người lính đã đâm cạnh sườn Chúa Giêsu) và mang ý nghĩa rằng Ngài bị ổn thương bởi tội lỗi, nhất là tội trọng.

Ngọn lửa biểu thị tình yêu mãnh liệt của Chúa Giêsu dành cho tất cả nhân loại.

Tất cả những biểu tượng này – trái tim, mão gai, thương tích, ngọn lửa- là những nhắc nhở về tình yêu của Ngài: “Hãy xem! Ôi, hãy xem Ta yêu thương các con đến dường nào…”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét