4 sai lầm khi giữ ấm ngày lạnh
Chủ
nhật, 17/1/2021-VnExpress.net
Mặc
nhiều quần áo dày không cần thiết, tắm nước nóng quá lâu, đóng kín cửa ở trong
nhà... là cách giữ ấm sai, dễ mắc bệnh hơn.
Thời
tiết thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến bệnh nhân nhập viện do hen, viêm tiểu phế
quản, viêm phổi, suy hô hấp, đột quỵ gia tăng. Bác sĩ chỉ ra lỗi sai phổ biến
khi giữ ấm để phòng bệnh hiệu quả, nhất là người già, trẻ em, người sức đề
kháng kém.
Không mặc nhiều quần áo dày
Bác
sĩ Phí Xuân Thi, khoa Nhi, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, cho biết nguyên tắc của
việc mặc giữ ấm là mặc quần áo thành nhiều lớp, nhiều lớp mỏng tốt hơn một lớp
dày. Khi đó, cơ thể sẽ tạo ra nhiều lớp giữ nhiệt và hạn chết mất nhiệt ra
ngoài môi trường. Riêng trẻ em cần mặc nhiều hơn một lớp quần áo so với người lớn
trong cùng một điều kiện thời tiết.
Thông
thường, lớp áo trong cùng là lớp quan trọng nhất, tạo lớp giữ nhiệt đầu tiên
cho cơ thể. Bạn nên chọn những cỡ quần áo vừa khít với cơ thể con, mềm mại như
chất liệu len, tránh các loại bông hay cotton.
Lớp
áo tiếp theo là lớp cách nhiệt, giữ ấm. Bạn có thể chọn các loại sản phẩm từ
len tự nhiên hoặc len tổng hợp. Còn lớp ngoài để giữ an toàn cho trẻ và giúp
các lớp bên trong tránh khỏi gió, nước. Nên chọn các loại nhẹ, bền, mềm mại để
giúp trẻ có thể dễ dàng di chuyển.
Ngoài
ra, trẻ cần trang bị đầy đủ mũ, găng tay, tất để giữ ấm, nhất là phần đầu, tai,
tay, chân là những bộ phân cơ thể thường xuyên tiếp xúc trực tiếp ra ngoài
không khí. Nếu trời mưa, ẩm ướt, chọn đôi găng chống thấm nước. Dự trữ thêm cho
trẻ một vài loại giày, dép chống ngấm nước để luôn giữ cho tất được khô ráo.
Tuy
nhiên, tùy theo tình trạng thời tiết, nhiệt độ để mặc bao nhiêu lớp áo. Nếu mặc
tất cả các lớp vào, có thể dẫn đến đổ mồ hôi làm giảm thân nhiệt hoặc khó thở.
Không tắm nước nóng lâu
Theo
bác sĩ Thi, tắm đúng cách khi trời lạnh là tắm từ dưới lên trên và gội đầu thật
nhanh sau khi tắm. Đối với trẻ trên 10 ngày tuổi, không nhất thiết phải tắm
hàng ngày, có thể để hai đến ba ngày tắm một lần. Thời gian tắm cho bé không
quá 10 phút.
Nhiệt
độ nước để tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể 36-37 độ C. Bố mẹ có thể tắm
trước rồi mới đến trẻ để không khí phòng tắm ấm lên. Bạn cũng có thể cho một ít
dầu tràm vào nước để trẻ tắm ấm hơn.
Không
nên tắm hoặc ngâm mình quá lâu trong nước nóng. Không tắm lúc muộn hoặc sáng sớm
dễ dẫn đến đột quỵ.
Đóng kín cửa ở trong nhà
Trẻ
bị bệnh không chỉ do thời tiết lạnh mà có thể do ở trong nhà nhiều cũng dễ lây
nhiễm các vi khuẩn, virus. Trẻ cần được vận động ngoài trời để tăng khả năng
thích nghi với các yếu tố thời tiết, tăng sức đề kháng, phòng tránh được nhiều
bệnh dễ lây nhiễm.
Đối
với trẻ dưới 5 tuổi, cần được ra ngoài trời tắm nắng hàng ngày vào buổi sáng để
hấp thụ vitamin D, phòng ngừa được bệnh còi xương. Hạn chế cho trẻ tới nơi đông
người, tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh, tránh xa các nguồn ô nhiễm như
khói bụi, khói thuốc lá...
Nếu
ở trong nhà, bạn nên duy trì nhiệt độ phòng 25-28 độ C, thoáng nhưng tránh có
gió lùa. Không nên để nhiệt độ phòng quá ấm, dễ khiến cơ thể bị sốc nhiệt khi
ra ngoài trời lạnh. Điều này làm tăng nguy cơ tê buốt, máu khó lưu thông, thậm
chí gây hạ thân nhiệt, đột quỵ.
Có
thể sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi. Tuyệt đối không dùng bếp than vì khí
CO có thể gây độc, ngạt cho bé và những người xung quanh.
Ngại đi khám khi bệnh nhẹ
Bác
sĩ Nguyễn Danh Cường, Phó trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, do thời tiết lạnh, bệnh
nhân nhẹ ngại đi khám, khi nặng hơn mới đến viện điều trị. Bên cạnh đó, một
trong những nguy cơ khác đến từ việc bệnh nhân bỏ hoặc dùng thuốc không đúng giờ
vô tình khiến bệnh không được điều trị sớm, từ đó diễn biến nặng hơn.
Theo
bác sĩ, phần lớn các cơ quan ở người cao tuổi đã lão hóa. Khi nhiệt độ thay đổi,
đáp ứng của người cao tuổi vì thế kém hơn người trẻ. Họ dễ mắc bệnh lý về hô hấp
như viêm họng,viêm phổi, bệnh hen phế quản hoặc đợt cấp tính của các bệnh mạn
tính.
Ngoài
ra, nếu nhiễm lạnh đột ngột, đối tượng có sẵn yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp,
rối loạn mỡ máu, đái tháo đường... càng dễ bị đột quỵ.
Bác
sĩ khuyến cáo người bệnh phải dùng thuốc định kỳ điều trị bệnh mạn tính không
nên trì hoãn uống thuốc hoặc bỏ khám định kỳ, chờ thời tiết ấm hơn. Điều này dễ
khiến bùng phát các đợt cấp tính của bệnh nền và tăng nguy cơ đột quỵ.
Thùy
An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét