Ba Ngày Tết - Ý nghĩa công giáo của Ba Ngày Tết
1/28/2019- conggiao.info
kinh-nho-to-tien.jpg
Ngày Tết, người ta thường
cầu chúc cho nhau được ba điều ước mơ lớn nhất đó là: Phúc – Lộc – Thọ. Cái
phúc của con người là công thành danh toại. Cái lộc không chỉ là con thảo cháu
ngoan, mà còn là ơn trời mưa móc xuống muôn hồng ân cho gia đình dòng tộc, và
thọ là tuổi già, sống lâu trăm tuổi, hay còn gọi là “bách niên giai lão”.
I. Phúc – Lộc
– Thọ
Ngày Tết, người ta thường
cầu chúc cho nhau được ba điều ước mơ lớn nhất đó là: Phúc – Lộc – Thọ. Cái
phúc của con người là công thành danh toại. Cái lộc không chỉ là con thảo cháu
ngoan, mà còn là ơn trời mưa móc xuống muôn hồng ân cho gia đình dòng tộc, và
thọ là tuổi già, sống lâu trăm tuổi, hay còn gọi là “bách niên giai lão”.
Ước mơ được sống hạnh
phúc trường sinh bất tử là nỗi khao khát của con người vượt qua mọi thời đại.
Dân tộc nào cũng ước mơ trường thọ, thời đại nào cũng mong được trường sinh bất
tử. Dân tộc Việt Nam cũng biểu lộ sự khao khát trường sinh bất tử qua câu truyện
Từ Thức lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Chỉ một thoáng ở chốn bồng lai tiên cảnh
hạnh phúc êm đềm mà dài bằng cả đời người một trăm năm. Đến độ, Từ Thức khi trở
về, chốn xưa đã không còn, người thân cũng chẳng còn ai. Hay có thể nói “chốn
xưa mình ở, mà nay cũng chẳng còn biết mình”. Nỗi khao khát này còn được biểu lộ
nơi chúng ta trong những dịp lễ tết đầu năm thường chúc nhau mạnh khỏe sống
lâu, và trong đám cưới, người ta vẫn thường cầu chúc cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc.
II. Hiếu
kính Cha Mẹ
Trong cuộc sống của chúng
ta, không ai mà không mắc những sai lầm. Có những sai lầm thì sau đó được sửa
chữa và trở nên bình thường. Nhưng có những sai lầm sau khi khắc phục rồi, nó vẫn
còn để lại “một vết sẹo” mà khó có thể phai mờ được.
Có thể nói, “vết sẹo” mà
chúng ta đã gây ra đối với đấng sinh thành, là đáng trách nhất. Vết sẹo đó sẽ
mãi mãi ở bên chúng ta, khiến chúng ta luôn bị nhức nhối lương tâm mỗi khi nhớ
đến nó. Như trong câu chuyện trên, chàng
trai sau khi thức tỉnh, đã vô cùng ân hận,
nhưng người cha đã không còn nữa để anh ta làm một cái gì đó, dù chỉ là một lời
xin lỗi…
Ngày Tết là dịp để chúng
ta về đoàn tụ bên các đấng sinh thành để xin lỗi, để cầu chúc các đấng an khang
trường thọ.
Ngày Tết là dịp để con
cái nhìn nhận tình thương của cha mẹ là tình thương không thể thiếu cho con bước
đi trong cuộc đời.
Dầu rằng, Tình Cha, Tình
Mẹ có khác nhau nhưng nhờ Ơn Cha, nhờ Nghĩa Mẹ mà con cái mới đứng vững trước
những sóng gió cuộc đời.
Thực vậy, tình cảm của
người cha không bao giờ như người mẹ.
Tình thương của cha luôn
giấu kín trong lòng, đôi khi còn tỏ ra nghiêm nghị, cứng rằn mỗi khi dạy con.
Cha giống như một thân cây vững chắc, bám rễ thật sâu dưới lòng đất để hút nhựa
nuôi dưỡng cành lá, hoa, quả.
Mẹ là tình cảm, cha là lý
trí, mẹ mềm lòng, cha phải giữ kỷ cương, mẹ chín bỏ làm người, cha phải cầm cân
nảy mực. Cuộc sống đòi buộc cha lăn lộn với đời để kiếm tìm miếng cơm manh áo
cho gia đình.
Cha thường xuyên phải xa
gia đình, xa con cái, nên tình cảm đôi khi cũng lạt hơn mẹ.
Cha còn thẳng tay trừng
phạt những đứa con thiếu ý chí vươn lên, lười biếng, vô dụng.
Cha luôn đòi đứa con phải
tự bước đi trên đôi chân của mình, cho dù có té ngã, vẫn phải một mình đứng dậy.
Đó chính là một tình thương mà chỉ có người cha mới rèn nên cho con tính đoan
trang, tính mực thước và nghị lực khi bước vào đời vốn dĩ luôn ngập tràn những
khó khăn.
Nhưng đáng tiếc, chỉ khi
nào mất cha, người con mới cảm thấy mất núi Thái Sơn, mất đi cái nóc cột trụ
gia đình.
Vâng, đời của những người
làm con sẽ trở nên trống vắng lạc lõng vô cùng nếu như một ngày kia cha mẹ vĩnh
viễn ra đi, bỏ lại thân xác trong nấm mồ cô đơn lạnh lẽo. Lúc đó, lòng con lại
dâng trào một nỗi buồn mênh mông sâu lắng:
Cầu cho cha mẹ sống đời với
con, đó là tâm nguyện của tất cả những người con dành cho cha mẹ. Bởi lẽ không
có một tình con người nào sâu đậm, gắn bó, chân thành bằng tình cha mẹ yêu con,
và càng không có một tình yêu nào trên
trái đất này có thể thay thể được tình phụ mẫu yêu con, mà bài cầu cho cha mẹ của
Linh mục Nguyễn duy đã lột tả.
“Này chúng con sinh vào đời
nhờ có tay của mẹ cha. Là Thái Sơn cao xa cao xa, là Biển Đông bao la bao la,
như một rừng hoa ngát hương cả bốn mùa. Ôi tình mẹ cha nói lên tình Chúa. Đời
chúng con yên vui hân hoan, nhờ mẹ cha gian nan lo toan, trong giọt mồ hôi có
chung cả máu hồng, luôn dạy lòng con biết câu mặn nồng.
Rồi lớn lên, con vào đời,
gặp biết bao nhiêu người thương. Dù có ai hy sinh cho con. Dù được ai cho mâm
cơm ngon, đi gần về xa, thấy đâu một mái nhà, như nhà mẹ cha thiết tha từ ấy. Rồi
lớn lên, con xây non cao, vượt biển khơi bay lên trăng sao. Khi về nhà xưa với
cha và với mẹ, vẫn là trẻ thơ bé như ngày nào”.
Vâng, lời ca như muốn mời
gọi chúng ta hãy sống trọn tình con thảo ngay từ hôm nay. Hãy sống ngoan hiền
bên những người cha mẹ đang còn trẻ để hưởng nếm giây phút ngọt ngào mà ai đó
nói rằng: là chùm khế ngọt cho con trèo hái mỗi ngày.
Hãy sống thảo hiếu, quan
tâm chăm sóc các đấng sinh thành khi đã còng lưng vì một đời lam lũ cho đoàn
con.
Vâng, hãy tạ ơn Chúa đi,
hãy sống cho trọn vẹn đạo làm con, trọn nghĩa tình với cha mẹ mình, vì cha mẹ
là món quà thiêng liêng và quí giá nhất, tình cha mẹ là cái gì rất cao siêu
lành thánh, mà lại thật thân mật gần gũi, được Chúa dành cho chúng ta.
Nguyện xin Chúa chúc lành
và trả công cho các bậc sinh thành và ước gì những ngừơi con hôm nay đang vinh
dự được chúc mừng tuổi mới của cha mẹ, thì cũng biết sống hiếu thảo để đền đáp
ân nghĩa cù lao chín chữ mà cha ông ta đã từng khuyên răn rằng:
III. Mọi sự đều
nhờ ơn Chúa
Ngày Mồng Ba Tết, chúng
ta dành để dâng lên Chúa những dự định và tương lai của chúng ta. Chúng ta xác
tín rằng mọi sự đều nhờ ơn Chúa, vì “nếu Chúa không xây nhà thì thợ nề vất vả
cũng bằng uổng công”.
Thực vậy, nhìn lại năm 2010
với biết bao thiên tai giáng xuống địa cầu, cho chúng ta thấy con người thật nhỏ
bé trước bao sóng gió của thiên nhiên. Con người cần phải có ơn Chúa để gìn giữ,
chúc lành cho chúng ta một năm bình an.
Vâng, có thể nói năm 2010
đã vụt qua, nhưng đã để lại nỗi hãi hùng cho con người với những trận thiên tai
kinh thiên động địa nhất.
Xin được lướt qua những
thiệt hại về nhân mạng cũng như vật chất:
1) Trận động đất 7 độ Richter ở Haiti xảy ra
ngày 24-01, đã giết chết 230,000 người, hơn 300,000 người bị thương và hơn một
triệu người màn trời chiếu đất. Ðến nay, một năm sau, vẫn chưa hồi phục dù thế
giới đã đổ hàng tỷ đô-la vào xứ sở nghèo đói bệnh tật này.
2) Ngày 27-2, lại một trận động đất mạnh tới
8.8 độ Richter, đã xảy ra ở vùng duyên hải Chí Lợi (Chile), rung chuyển 6 tiểu
bang lớn và một phần của Á Căn Ðình. Ðộng đất kéo theo sóng thần, quét qua các
thị trấn ven biển, khiến 500 người thiệt mạng, hơn 200.000 người mất nhà cửa,
gây thiệt hại 30 tỷ đô.
3) Ngày 21-3, núi lửa ở Băng đảo (Iceland) bỗng
nhiên thức giấc sau 200 năm, phun bụi và khói ngập trời khiến hàng ngàn người
phải di tản. Thiên tai này đã ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động hàng không, làm
cho 100.000 chuyến bay của các nước Âu Châu bị hủy bỏ và 8 triệu hành khách bị
mắc kẹt ở các sân bay trong suốt 6 ngày, thiệt hại gần 2 tỷ đô-la.
4) Tháng Bảy, sau những trận mưa dai dẳng đã
gây ra lụt lội tại Pakistan. Trận mưa lụt này được coi là thiên tai lớn nhất
trong 100 năm tại Pakistan. Một phần năm (1/5) diện tích quốc gia này đã chìm
trong biển nước, hơn 2.000 người bị cướp đi sinh mạng. Con số này còn tăng cao
vì dịch bệnh, gây thiệt hại lên tới 10 tỷ đô-la, khiến ít nhất 9 triệu người,
trong đó phần lớn là trẻ em, lâm vào cảnh đói khát.
5) Cũng vào tháng Bảy, nóng chưa từng có đã
kéo theo nạn cháy rừng nhiều nơi ở Nga. Bầu trời thủ đô Moscow bị bao phủ khói
đen, nhiều chuyến bay đã bị hủy bỏ. Hỏa hoạn và cháy rừng làm cho 50 người thiệt
mạng và 3.000 người mất nhà cửa. Nguyên nhân của thảm họa cháy rừng là do mức
nhiệt độ lên cao kỷ lục trong hơn 100 năm qua.
Ðó là những trận thiên
tai lớn đã xẩy ra trong năm 2010, khiến thế giới phải lo ngại sẽ tạo thêm khủng
hoảng tài chánh, vì hai năm qua kinh tế thế giới đã gặp nhiều khó khăn chưa giải
quyết nổi. Các nhà tiên tri cho rằng, năm 2010 chỉ là năm bắt đầu của những
thiên tai, bệnh tật mà nhân loại sẽ phải gánh chịu vào những năm kế tiếp.
Người Việt thì nói rằng:
mỗi năm, làm ăn càng ngày càng khó khăn hơn. Người đông của ít, khiến con người
phải bon chen vật lộn với cuộc sống nhiều hơn. Thêm vào đó lại thiên tai, lũ lụt,
thời tiết khắc nghiệt khiến ngành chăn nuôi, trồng cấy càng mong manh. Như dịch
bệnh cùm gia gia cầm, dịch tai xanh ... tràn lan suốt năm qua.
Hôm nay, Ngày Đầu Năm,
chúng ta hướng về Cha trên trời, là Đấng làm chủ mọi loài, là Đấng quan phòng kỳ
diệu, xin Chúa chúc lành cho chúng ta một năm bình an hạnh phúc, một năm an
khang thịnh vượng.
Xin Chúa chúc lành cho những
dự định tương tai của chúng ta được thành toàn.
Chúng ta hãy trao vào tay
Chúa những lo toan vất vả của đời người.
Chúng ta hãy bước đi
trong sự tín thác vào tình thương quan phòng của Chúa.
Xin Chúa là Chúa của mùa
xuân chúc lành cho những ước nguyện đầu xuân của chúng ta.
Amen
Linh mục Giuse Tạ Duy Tuyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét