Hình ảnh con trâu trong đời sống
Lm.
Daminh Nguyễn ngọc Long-07/Feb/2021-Vietcatholic.net
Trong công trình thiên
nhiên có nhiều loài thú động vật khác nhau. Con Trâu là một trong những loài
thú động vật được con người chăn nuôi ở nhà và cùng loài thú vật hữu ích cho đời
sống con người nhiều.
Hình ảnh con Trâu cần cù
kéo cày, kéo bừa, kéo cộ chở lúa mạ trên ruộng đồng, hay con Trâu đứng nằm hiền
hòa gặm nhai cỏ trên bãi cỏ, cùng đầm mình trong vũng ao hồ nước là hình ảnh
quen thuộc, gợi lên cảm gíac thị vị thanh bình vùng miền quê bên các nước Á
châu, ở Phi châu, nhất là miền quê Việt Nam.
Con Trâu
loài động vật có sức dẻo dai
Trâu là loài thú động vật
có bốn chân, da đen bóng với làn lông thưa thớt– ít có con trâu nào da mầu trắng
hay vàng - Trâu có thân hình cao to lớn cânnặng hàng trăm kịlô, đôi mắt to lớn,
da dầy rắn chắc, có đuôi dài ngoe nguẩy đuổi ruồi muỗi côn trùng, đầu có mõm
dài, phía trên đôi vành tai to vểnh ra bên ngoài là cặp sừng cứng khô, mỗi sừng
uốn thành hình vòng cung như hình mặt trăng lưỡi liềm tạo nét cân đối gần như
vòng tròn cho hình dạng của Trâu. Sờng trâu được dùng làm kèn tù và như một loại
nhạc cụ cho sinh hoạt, khi đi săn thú ở rừng hoang dã …Những chi tiết này tạo
nên vẻ uy nghiêm hùng dũng chững chạc cho Trâu.
Bề ngoài xem ra Trâu cứng
nhắc, không có gì hấp dẫn. Nhưng Trâu là loài động vật có đời sống thanh đạm đơn
giản, chỉ uống nước lạnh, nước lã ở vũng ao hồ. Thực phẩm của Trâu là cỏ rơm
tươi hoặc khô. Trâu có sức khoẻ dẻo dai chịu đựng bền bỉ, kéo chở đồ nặng, chăm
chỉ làm việc lao động nặng nhọc, cùng xem ra tính khí hài hòa thong thả. Khi
Trâu nằm nghỉ mắt nhắm mơ màng mang nét vẻ bình an vô tư lự. Trâu không nói được,
nhưng lại biết tuân nghe theo sự hướng dẫn hò hét của người điều khiển.
Tính tình của Trâu lầm lì
rất ít khi kêu rống, chỉ phì hà hơi to thôi. Thịt Trâu, nhất là Trâu còn non trẻ
- thường gọi là nghé -, ngon không thua kém gì thịt bò.
Nguyên điểm này cũng phát
tỏa ra nơi Trâu vẻ đẹp tích cực ẩn kín thâm trầm nhiều rồi.
Nhưng khi lên cơn lôi
đình nổi giận, Trâu cũng rất bướng bỉnh cứng nhắc, rồi đôi khi còn tìm cách trả
thù dùng cặp sừng húc quăng hất lên cao xa nữa. Loại trâu hoang sống trong rừng
hoang đã không được cắt xỏ dây nơi mũi tính khí rất hung hăng phá phách gây
nguy hiểm sự sống cho người đến gần chúng. Vì thế tính tình thâm trầm của Trâu
đôi khi cũng nham hiểm không thể tính lường trước được cho người nuôi chăn
Trâu.
2. Hình ảnh con Trâu
trong sử sách huyền thoại
Theo tương truyền bên xứ
đất nước Hy Lạp và những đất nước vùng Đông Nam châu Á, Trâu là con vật thánh
thiêng dùng vào việc lễ tế thần thánh.
Có bức tranh vẽ nhà hiền
triết Lão Tử cỡi Trâu đi xuyên khắp cánh đồng đi về hướng Tây. Hình ảnh này diễn
tả triết lý sống thanh bình. Nhưng cũng đầy lòng thao thức của người khôn ngoan
đi tìm chân lý từ Đông sang Tây.
Người chăn nuôi Trâu, giống
như những người mục đồng chăn Chiên Cừu Dê bên vùng Trung Đông hay bên u châu,
Mỹ châu, thường bị nhìn bằng con mắt coi thường. Vì cuộc sống lam lũ của họ
quanh năm ngày tháng chỉ sống với đàn súc vật loài Trêu, hầu như cách biệt xa vời
với đời sống văn minh phát triển ngoài xã hội.
Nhưng trái lại, trong văn
chương bình dân của Việt Nam có câu hát hò của chú bé chăn Trâu:“ Ai bảo chăn
Trâu là khổ? Chăn Trâu sướng lắm chứ ơi!“, nói lên nét đẹp thi vị thanh thản
cùng bằng lòng thỏa mãn của người chăm sóc nuôi Trâu nhai gặm cỏ ngoài đồng. Phải
chăng đó không là một cung cách thấm nhuần triết lý sống sao?
Theo tương truyền từ thời
Vua Hùng dựng nước Việt Nam, con Trâu góp phần xây dựng căn bản cho nền văn
minh nông nghiệp trồng cấy lúa mạ ngoài đồng vùng nông thôn. Và đó cũng là hình
ảnh ăn sâu vào đời sống trong dân gian ViệtNam miền hôn quê đồng ruộng:
„ Trên đồng cạn, dưới đồng
sâu,
Chồng cày vợ cấy con Trâu
đi bừa!“
Hình ảnh này từ cuối thế
thể kỷ 20. càng ngày chỉ còn là bức tranh nếp sống của thời qúa khứ, hay là
trong văn chương thôi. Vì đời sống xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển công
nghiệp hóa ngành nông nghiệp với đủ lọai máy móc thay thế cho người lao động vất
vả trên ruộng đồng, thay cho con Trâu đi cày bừa, kéo cộ lúa.
Theo truyền sử ngày xưa
anh hùng Đinh Bộ Lĩnh thuở còn bé đã cùng đám trẻ chăn Trâu trong vùng Hoa Lư cỡi
Trâu rước cờ lau tập trận. Sau này Ông là người đã dẹp loạn 12 sứ quân và xây dựng
nên triều đại nhà Đinh năm 968.
3. Con Trâu
trong tục ngữ, ca dao
Trong Tục ngữ ca dao Việt
Nam hình ảnh con Trâu đi đôi với đời sống hằng ngày của con người:
“Con trâu là đầu cơ nghiệp
Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy ắt là
khó thay.”
Nó cũng là hình ảnh nói
lên sự sung túc, thành công của nhà nông: „Ruộng sâu, trâu nái“
Ở vùng miền nông thôn,
công việc chăn Trâu ăn cỏ thường là việc của các trẻ em trai. Vì thế con Trâu
và em bé chăn Trâu gắn bó thân thiết với nhau: chăn gần gũi với trâu, vui đùa với
trâu, tắm trâu, phơi áo trên lưng trâu, thả diều …
Và tình cảm mối liên hệ
tương quan giữa người nông dân với con Trâu là tài sản cơ nghiệp riêng của họ đậm
sâu rõ nét qua tâm tình
„ Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu
cày với ta,
Cấy cày nối nghiệp nông
gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản
công.“
Bao giờ cây lúa trổ bông,Thời
còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
4. Con Trâu
trong niên lịch dân gian
Theo cách phân chia thời
gian năm tháng bên vùng Á châu chịu ảnh hưởng văn hóa Trung hoa thời xưa, con
Trâu cũng là một biểu tượng cho một năm. Một năm có 12 tháng. Một vòng chu kỳ
năm âm lịch bao gồm 12 năm. Mỗi năm âm lịch có tên của một con thú vật: Tý, Sửu,
Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Con Trâu đứng hàng thứ
hai trong vòng chu kỳ 12 năm âm lịch. Năm nay bắt đầu từ ngày Mồng Một tháng
Giêng âm lịch theo hệ mặt trăng, trùng vào ngày 12.02.2021 năm Dương lịch theo
hệ mặt trời, là năm của con Trâu: Tân Sửu.
Phải chăng những ai sinh
ra đời nhằm vào năm con Trâu có đời sống vất vả, phải nhẫn nhục chịu đựng như
con Trâu phải lam lũ đi cày ruộng?
Điều này không ai có thể
qủa quyết được. Điều này cũng chỉ là sự tin tưởng vào số mệnh trong dân gian
thôi.
Và phải chăng năm con
Trâu có những đặc thái tính tốt của loài thú vật như trầm lặng, hiền hòa, thuần
thục nghe lời,trong đời sống xã hội con người?
Điều này cũng không có gì
làm bằng chứng xác định được. Đây cũng là cách suy diễn chiết giải ý nghĩa nếp
sống theo hình ảnh dấu chỉ thôi.
Cùng năm con Trâu cũng bị
ảnh hưởng xảy ra những biến cố bất thường, như khi Trâu nổi cơn lôi đình thành
ra hung hăng cứng nhắc bướng bỉnh trong cuộc sống xã hội?
Điều này cũng không thể dựa
vào đó nói được đúng hay sai, không có gì là bằng chứng khoa học. Và nếu có
chăng cũng chỉ là một loại suy diễn theo tin tưởng truyền khẩu dân gian.
Cách tính phân chia đặt
tên cho mỗi năm với một con vật, mang ảnh hưởng nhiều của nền văn hóa phong tục
đời sống, và cũng ẩn hiện điều tin bình dân. Nó cũng tiềm tàng mang chút tính
chất huyền bí đoán vận mạng cung số tử vi của con người thôi.
5. Con Trâu
trong Kinh Thánh Công Giáo
Trong Kinh Thánh không
nói đến tên con Trâu. Có lẽ ở vùng Trung Đông không có loài thú vật hình dạng
giống Trâu như bên Á châu.
Nhưng theo khoa học ngành
động vật học Trâu Bò là loài thú vật cùng chủng loại: “Trâu là một loài động vật
thuộc họ Trâu bò (Bovidae). Chúng sống hoang dã ở Nam Á (Pakistan, Ấn Độ,
Bangladesh, Nepal, Bhutan) và Đông Nam Á. Ngoài ra trâu cũng sống hoang dã ở
phía bắc Úc.
Tuy trâu rừng vẫn còn tồn
tại trong thiên nhiên nhưng số lượng trâu hoang dã không còn nhiều. Giới khoa học
lo rằng trâu rừng hoang dã thuần chủng không còn tồn tại nữa. Riêng tại Việt
Nam số lượng trâu rừng còn rất ít, chủ yếu phân bố dọc dãy Trường Sơn, trong đó
có khu vực miền tây Thanh Hóa giáp với Lào. Nhiều đàn trâu đã được thuần dưỡng
và lai với trâu nhà. Trâu có 2 loại: loại màu da xanh đen (trâu đen) và loại
màu da sáng hồng (trâu trắng).“
Nếu Trâu Bò cùng thuộc một
chủng họ Bovidae, tuy chúng có khác biệt nhau nhiều, thì Trâu cũng có chỗ đứng,
nói cách khác nó cũng đựơc nói đến trong Kinh Thánh với tên Bò.
Trong hang đá ngày mừng lễ
Chúa Giêsu giáng sinh có nơi đặt hình tượng các con thú vật đứng nằm chung
quang hài nhi Giêsu được dựng bày chung quanh luôn luôn có một hai con Bò. Vì
theo Kinh Thánh thuật lại, Chúa Giêsu giáng sinh làm người trong chuồng súc vật
giữa cánh đồng Bethlehem ( Lc 2, 1-20). Như thế con Trâu Bò cũng như con Cừu,
con Lừa là „nhân“ chứng mắt thấy tai nghe lúc Chúa Giêsu sinh ra làm người khi
xưa!
Sau này đi rao gỉảng nước
Thiên Chúa, Chúa Giêsu cũng nói đến hình ảnh con Bò: „ Thế ngày Sabát, ai trong
các ngươi lại không cởi dây dắt Bò Lừa rời máng cỏ đi uống nước“ ( Lc 13,15).
Trong sách Khải Huyền của
Thánh Gioan nói đến hình con vật thứ hai giống như con Bò có cánh dương rộng ra
đang đứng bên ngai Thiên Chúa ngày đêm hát ca tụng Người. (Kh 4,7-8).
Thế giới đang lâm vào cơn
khủng hoảng bị vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm gây bệnh nạn cùng tử vong
cho nhân loại từ cuối năm 2019, và còn kéo dài cho tới hôm nay, và cũng không
biết tới khi nào cơn đại dịch Corona mới chấm dứt hoành hành đe dọa sức khoẻ đời
sống nhân loại!.
Xin chắp đôi tay cúi đầu
tưởng nhớ đến những người đã ra đi về đời sau trong cơn bệnh đại dịch Corona. Họ
không còn cùng chung đón mừng mùa Xuân Tân Sửu trên mặt đất nữa. Nhưng trong
tin tưởng linh hồn họ được vào sống trong quê hương mới, nơi là mùa xuân vĩnh cửu
bên Thiên Chúa, Đấng là chúa mùa xuân đời sống của vạn vật hôm qua, hôm nay và
ngày mai.
Cơn khủng hoảng kinh
hoàng bệnh đại dịch Corona truyền nhiễm đe dọa làm ngưng đình trệ đảo lộn mọi
chương trình trật tự đời sống con người trên toàn cầu về mọi khía cạnh. Đời sống
hầu như lúc nào cũng trôi nổi trong những biến chuyển tiêu cực nhiều hơn tích cực
từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Con người phải sống giữ khoảng cách xa nhau,
phải đeo khẩu trang bịt kín khuôn mặt môi miệng cùng mũi hít thở không khí, để
tránh bị vi trùng Corona xâm nhập vào trong cơ thể, nhất là buồng phổi.
Đời sống tinh thần đạo
giáo, vì phải cách ly giữ khoàng cách xa nhau không có dịp gặp nhau nơi nhà
riêng, hội đoàn cũng như nơi thánh đường, nơi thờ tự như xưa. Nên trở nên như
lu mờ trong làn sương mù che khuất tầm nhìn của con mắt tinh thần.
Có lẽ gương tính tình chất khí của con Trâu về chăm chỉ, dẻo dai bền bỉ chịu đựng cùng sống ăn uống đơn giản làm việc là hình ảnh mẫu gương giúp gợi suy nghĩ để có được kiên nhẫn bình an tìm thấy con đường ra bước khỏi làn sương mù khi gặp khó khăn khủng hoảng!
Chúc mừng Năm Mới Tân Sửu
- 2021
Lm. Daminh Nguyễn ngọc
Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét