Cách bố mẹ đối mặt với việc con thú nhận đồng tính?
16/01/2021-kienthucvn.net
Không ít trẻ sau nhiều lần
thú nhận với bố mẹ nhưng không nhận được sự đồng tình, chúng sống rất tự ti,
khép mình, có những trẻ đã bỏ nhà ra đi.
Khi nghe con thú nhận là
đồng tính, chị Nguyễn Huệ Minh (Bắc Ninh) sững người. Tuy nhiên, chị sớm lấy lại
bình tĩnh và nói với con: Cảm xúc từ sâu tận trong tim là mẹ hơi buồn. Nhưng nếu
điều đó mang lại hạnh phúc cho con, mẹ hoàn toàn ủng hộ.
Tuy nhiên, chị Minh cũng
chia sẻ thực với con là chị đang rất bối rối và không biết nên làm như thế nào
cho đúng. Chị lo con sẽ vất vả, khó khăn trong chặng đường sau này. Chị khá ngạc
nhiên về suy nghĩ của con. Con nói rất mạch lạc, rõ ràng và con mong mẹ sẽ ủng
hộ, đồng hành, hiểu con dù con có là thế nào.
Chị Minh chia sẻ, chính
con đã "giáo dục" mẹ khá nhiều. Chị sẽ đồng hành với con trong giai
đoạn hỗn loạn, mơ hồ và chưa rõ ràng này. Điều mà chị cảm thấy phân vân là ở độ
tuổi 14-15, liệu cảm xúc và quyết định về hình thái tình cảm của con có nên được
chấp thuận hay không? Có khi nào con còn bé, hiểu chuyện nên có kết luận lệch lạc
hoặc không chính xác hay không. Chị lo, nếu mình ủng hộ khi con đang lầm tưởng
thì sẽ không tốt cho con. Nhưng chị Minh vẫn khẳng định với con, dù con có là
ai, con có như thế nào thì con vẫn là con của mẹ. Mẹ sẽ luôn yêu thương và ủng
hộ con.
Giống như chị Minh, chị
Ngọc (Cầu Giấy, Hà Nội), cho biết, khi con gái 13 tuổi thú nhận là bisexual
(song tính luyến ái), chị có chút "đứng hình" nhưng vẫn bình tĩnh nói
với con: Mẹ cho con thêm vài tháng để con tìm hiểu bản thân. Nếu con thật sự
như vậy, mẹ cũng sẽ ủng hộ con. Điều chị Ngọc lo là các con bị ảnh hưởng bởi
các thần tượng là người chuyển giới xuất hiện rất nhiều trên các chương trình
truyền hình.
Cach bo me doi mat voi
viec con thu nhan dong tinh?
Không phải bố mẹ nào cũng
có tư tưởng văn minh, chấp nhận và ủng hộ con như chị Minh, chị Ngọc. Nhiều bố
mẹ sốc và không chấp nhận con mình là đồng tính.
Không ít trẻ sau nhiều lần
thú nhận với bố mẹ nhưng không nhận được sự đồng tình, chúng sống rất tự ti,
khép mình, có những trẻ đã bỏ nhà ra đi. Nhiều trẻ đồng tính kể rằng, trẻ bắt đầu
cảm thấy mình "khác biệt" từ sớm và giới tính này không phù hợp với
trẻ. Vào giai đoạn này, trẻ sẽ thấy sợ hoặc lo lắng. Một vài trẻ có thể cảm thấy
cô lập với bạn bè, đặc biệt khi trẻ cảm thấy không thể thích nghi. Bố mẹ chỉ cần
nhớ khi trẻ cảm thấy được yêu và được chấp nhận, trẻ sẽ vượt qua thời gian khó
khăn đó một cách dễ dàng hơn.
Ngoài cảm thấy "khác
biệt", trẻ bắt đầu băn khoăn nhiều hơn và khi xác định một giới tính mới,
trong lòng trẻ sẽ là hỗn hợp những cảm xúc phấn khích, nhẹ nhõm và cả lo âu.
Trong một vài trường hợp, trẻ sẽ bị choáng ngợp trước những cảm xúc ấy và trẻ sẽ
cố gắng che giấu chúng. Một vài trẻ sẽ cảm thấy rất cô đơn, đặc biệt khi trẻ sống
trong một cộng đồng không có những tổ chức hỗ trợ thanh thiếu niên đồng tính.
Có một môi trường khuyến
khích và giúp đỡ tại nhà cộng với những mối quan hệ bạn bè tốt sẽ giúp trẻ điều
chỉnh được cảm giác của mình và sẵn sàng đối mặt với sự kì thị mà có thể trẻ sẽ
gặp phải. Trong hầu hết trường hợp, bố mẹ cần thời gian để thích nghi với giới
tính mới của con. Có thể bố mẹ sẽ mất vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng để
quen với giới tính thật của con mình. Bố mẹ nên bày tỏ tình yêu và hỗ trợ trẻ
trên mọi khó khăn, thậm chí cả khi bố mẹ không thể hiểu hết được những điều xảy
ra là gì. Bố mẹ lưu ý, không nên chối bỏ trách nhiệm làm cha mẹ của mình, hãy
khiến trẻ cảm thấy được yêu thương và chấp nhận. Hãy chia sẻ cùng con và cùng
nhau giải quyết vấn đề, đừng đổ lỗi cho con hay bỏ mặc con tự đối mặt với những
đổi thay này.
Theo Phunuvietnam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét