Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Ba lưu ý khi thiết kế phòng trẻ em

 Thứ bảy, 29/5/2021,VnExpress,net

Ba  lưu  ý  khi  thiết  kế  phòng  trẻ  em

Phòng trẻ em là một thế giới riêng, có nhiều ảnh hưởng đến phát triển của bé. Để không gian này đẹp và đảm bảo công năng, gia chủ nên lưu ý một số nguyên tắc.

Tiện dụng và an toàn

Phòng riêng đem tới cho trẻ sự riêng tư và độc lập nhất định, phần nào thoát ly khỏi sự trông nom, quan tâm của người lớn, nên việc đảm bảo thuận tiện và an toàn cho trẻ là rất cần thiết. Cấu trúc mặt bằng, lối đi trong phòng phải rõ ràng và mạch lạc, tránh làm chênh cốt sàn, tường hoặc nội thất có góc nhọn.

Vị trí công tắc điều khiển thiết bị phải thuận tiện, thiết bị điện và hệ thống dây dẫn an toàn, sử dụng các thiết bị an toàn điện như ap-to-mat chống giật, rơ le tự động để cắt nguồn khi xảy ra hiện tượng đoản mạch. Không nên lắp đặt các thiết bị điện nước (nếu có phòng vệ sinh trong phòng ngủ) và thiết bị điện lạnh, điện tử có cơ chế vận hành phức tạp không phù hợp độ tuổi.

Đối với các vị trí dễ gây nguy hiểm khác trong phòng hoặc liên quan đến phòng như ban công và giếng trời, gia chủ nên bố trí hệ thống lan can, cửa, hoa sắt đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Ngoài ra, nên có những biện pháp quản lý như khóa cửa ra ban công trong trường hợp trẻ chưa có ý thức và khả năng kiểm soát. Trẻ em rất hiếu động nên việc cẩn thận không bao giờ là thừa.

Phòng trẻ em nên hạn chế các góc nhọn và che chắn cẩn thận, đảm bảo an toàn cho chủ nhân nhỏ. Ảnh: Abluebird Photography/Must Design.

Phòng trẻ em nên hạn chế các góc nhọn và che chắn cẩn thận, đảm bảo an toàn cho chủ nhân nhỏ. Ảnh: Abluebird Photography/Must Design.

Thoát hiểm cũng là một yếu tố quan trọng. Khi sự cố xảy ra, trẻ em thường sợ hãi, không thể xử lý tình huống chạy hoặc kêu cứu theo bản năng. Như vậy, thiết kế phòng trẻ em cần đảm bảo được yêu cầu dễ thoát hiểm khi có sự cố như chốt khóa cửa vận hành đơn giản, dễ đóng mở (nếu dùng khóa có chìa thì phải luôn để một bộ ở ngoài do người lớn quản lý).

Đối với trẻ em ở tuổi nhỏ (dưới 10 tuổi), mức độ riêng tư không cao nên cửa phòng có thể làm cửa có ô kính trong để dễ quan sát từ bên ngoài và nếu có sự cố có thể phá vỡ kính để mở chốt khóa bên trong.

Giới tính và cá tính của bé

Từ 3-5 tuổi, trẻ đã có những nhận thức về giới tính và hình thành các sở thích, cá tính khác nhau. Các sở thích này ngày càng trở nên rõ nét hơn theo độ tuổi. Có trẻ thích vận động, có trẻ thích đọc sách. Có trẻ thích màu hồng, tím và những đường cong; có trẻ thích màu xanh và những mảng khối khỏe khoắn. Muốn tạo ra không gian để trẻ thoải mái và phát triển tích cực, người lớn cần nắm rõ nhu cầu và sở thích của con.

Ngoài những "phần cứng" do thiết kế xây dựng tạo nên như tường, trần, sàn, chiếu sáng, hệ thống đồ nội thất, phòng trẻ em cần có chỗ cho bé vui chơi và sáng tạo, tự trang trí. Đó là nơi treo tranh ảnh, dán những hình mà bé yêu thích, sắp xếp đồ chơi hay trưng bày những món quà, sản phẩm thủ công tự làm. Như vậy, căn phòng sẽ sinh động và có ý nghĩa hơn, tác động tốt đến tâm sinh lý đứa trẻ.

Lưu ý, sở thích của trẻ nhỏ dễ thay đổi theo thời gian nên thiết kế phòng cần linh hoạt để khi cần có thể điều chỉnh lại.

Phòng trẻ em nên có chỗ cho bé sáng tạo. Ảnh: Abluebird Photography/Combo Home.

Phòng trẻ em nên có chỗ cho bé vẽ, viết, sáng tạo. Ảnh: Abluebird Photography/Combo Home.

Phù hợp theo độ tuổi

Trẻ em nào rồi cũng lớn nhưng điều đó không có nghĩa là thiết kế phòng trẻ em phải như phòng người lớn. Phòng trẻ em vẫn nên được chăm chút, thiết kế phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải cứ "nghịch nghịch", vui vui, nhiều màu thì là phòng trẻ em.

Ngoài những nguyên tắc trên, phòng trẻ phải phù hợp độ tuổi của chủ nhân căn phòng bởi mỗi lứa tuổi lại có tâm sinh lý, nhu cầu sinh hoạt, học tập và vui chơi khác nhau. Ví dụ với trẻ dưới 6 tuổi, nhu cầu chơi là chính (có nhiều đồ chơi, cần nơi để đồ chơi). Lúc đi học lớp 1, trẻ lại chuyển sang một giai đoạn mới, cần tới bàn học, giá sách. Từ 10 tuổi trở đi, trẻ bắt đầu tự thấy cần riêng tư, có thể có những "bí mật" nho nhỏ trong thế giới của mình. Để trẻ có thể sử dụng phòng của mình lâu dài, thiết kế có thể "đi sớm", đón trước tuổi của trẻ một chút.

Phòng trẻ em phải được thiết kế dựa trên độ tuổi và nhu cầu của đứa trẻ. Ảnh: Abluebird Photography/Must Design.

Phòng trẻ em phải được thiết kế dựa trên độ tuổi và nhu cầu của đứa trẻ. Ảnh: Abluebird Photography/Must Design.

Trẻ em là thành viên trong gia đình và phòng của trẻ là một không gian nhỏ trong tổng thể ngôi nhà. Do đó, người lớn cũng cần để tâm đến cả bối cảnh tổng thể để đưa ra giải pháp hợp lý. Người thiết kế cùng gia chủ cũng nên tính toán và dự trù cho tương lai (có thể tới 5-10 năm) về việc sử dụng hay hoán đổi, luân chuyển các không gian, cải tạo nội thất khi có nhu cầu mới và khi trẻ đã dần trở thành người lớn.

Hà Thành

7 bí quyết sống khỏe dành cho người có tuổi

 

7  bí  quyết  sống  khỏe  dành  cho  người  có  tuổi

Chủ nhật, 30/5/2021, VnExpress.net

Vận động thường xuyên là một trong những cách giúp người có tuổi sống khỏe mạnh. Ảnh: Shutterstock.

Khoa học chứng minh rằng có sự khác biệt giữa một người 90 tuổi đi bộ hàng ngày và một người già 90 tuổi chỉ nằm xem tivi.

Tiến sĩ Jill Carnahan, chuyên gia y học chức năng tại Colorado, Mỹ cho biết: "Có một sự khác biệt quan trọng giữa sống lâu và sống lâu và khỏe mạnh. Sống thọ có nghĩa là gì? Đó chính là sự lão hóa tối ưu, trong đó não, cơ thể, tâm trí và tinh thần đều hoạt động tốt nhất trong những năm sau này của bạn".

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra, lão hóa khỏe mạnh không liên quan đến di truyền, mà chủ yếu liên quan đến lối sống. Do đó, sẽ không bao giờ là quá trễ để bạn thực hiện những thay đổi có tác động lâu dài.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Dan Buettner - thành viên của National Geographic, kiêm tác giả của "The Blue Zones và The Blue Zones Kitchen" chỉ ra một số khu vực nhất định trên thế giới có số lượng người cao tuổi nhất. Đó là những người sống khỏe mạnh ở độ tuổi 100, không mắc bệnh tật, khuyết tật và sa sút trí tuệ. Buettner gọi đó là "vùng xanh".

Buettner cho biết: "Khi nghiên cứu người dân ở những vùng này, chúng tôi đã tìm thấy điểm chung là chìa khóa của tuổi già khỏe mạnh, bao gồm di chuyển nhiều hơn, ăn ít hơn, giao tiếp xã hội nhiều hơn và sống có mục đích.

Sống chậm

Cho dù đang sống trên một hòn đảo nông thôn hay ở một thành phố nhộn nhịp, chúng ta thực sự không thể thoát khỏi những căng thẳng hàng ngày của đời sống - điều có thể dẫn đến chứng viêm và bệnh mãn tính.

Tuy nhiên, vẫn có những cách để chống lại những gánh nặng đó một cách tốt nhất có thể. Tiến sĩ Buettner nói: "Những người cao tuổi nhất thế giới có những thói quen để giảm bớt căng thẳng, ví dụ như chợp mắt, đi vui chơi đâu đó chừng một tiếng đồng hồ. Trên thực tế, nghiên cứu của chúng tôi phát hiện ra rằng ngủ trưa làm giảm khoảng một phần ba bệnh tim.

Ngoài ra, tiến sĩ Carnahan khuyên bạn nên thiền hàng ngày, tắm muối khoáng, điều này giúp bạn thư giãn cũng như hỗ trợ giải độc cơ thể.

Ngưng ăn trước cả khi thấy no

Đừng nên tin vào các chế độ ăn kiêng hay các mánh lới quảng cáo giảm cân. Nếu bạn muốn giữ sức khỏe, hãy ngừng ăn khi bạn đã no khoảng 80%. Bí quyết này không chỉ giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, khỏe mạnh mà còn hỗ trợ và tối ưu hóa quá trình tiêu hóa của bạn, một yếu tố quan trọng trong việc giữ cho cơ thể bạn hoạt động ở trạng thái tốt nhất.

Buettner nói: "Cách ăn uống tốt nhất là ăn một bữa sáng đầy đủ, một bữa trưa vừa và một bữa tối nhỏ hơn, ngoài ra không ăn vặt giữa chừng".

Hãy kết bạn, giao lưu

Cho dù bạn đi nhà thờ, hoạt động tình nguyện hay tham gia câu lạc bộ khiêu vũ, yoga..., việc có một mạng lưới dựa trên cộng đồng mà bạn thường xuyên kết nối có thể giúp bạn tăng thêm tuổi thọ.

Tiến sĩ Carnahan khuyên bạn nên tận dụng bất kỳ cơ hội nào để kết nối xã hội, cho dù đó là tham gia một buổi tập yoga, dự câu lạc bộ sách hàng tháng, hay chỉ đơn giản là có một bữa trưa với bạn bè vào thứ sáu hàng tuần chẳng hạn.

Uống rượu

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người uống một đến hai ly rượu (tốt nhất là vang) mỗi ngày giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ từ 25 đến 40%. Buettner giải thích: "Một hai ly rượu nhỏ giúp làm giảm mức cortisol của bạn và giúp giảm bớt căng thẳng bạn phải chịu đựng trong ngày". Ở vùng xanh, họ uống rượu vừa phải và thường xuyên.

Di chuyển một cách tự nhiên và thường xuyên hơn

Trong khi xã hội hiện đại coi trọng việc tập thể dục, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống lâu nhất thế giới không tập gym, mà thay vào đó, sống trong môi trường mà họ tự nhiên được vận động hàng ngày.

Buettner giải thích : "Họ có xu hướng đi bộ đến trường hoặc đi làm, ra vườn, dọn dẹp nhà cửa mà không sử dụng các tiện nghi hiện đại. Chúng tôi phát hiện ra rằng những người sống trăm tuổi có một số loại chuyển động sau mỗi 20 phút".

Tiến sĩ Carnahan gợi ý nên đi bộ, hòa mình vào thiên nhiên, làm việc nhà, đơn giản như dắt chó đi dạo... "Tất cả đều giúp duy trì khối lượng cơ bắp nhất định - điều cần thiết khi chúng ta già đi", ông nói.

Ăn thực vật là chủ yếu

Buettner cho biết: "Những người ăn thực phẩm toàn phần, chế độ ăn chủ yếu là thực vật như ngũ cốc, củ, quả và không có sữa... có xu hướng tăng thêm 6 năm tuổi thọ so với những người ăn theo chế độ ăn tiêu chuẩn của Mỹ.

Sống có mục đích

Người Okinawa gọi bí quyết đó là "Ikigai" và người Nicola (Costa Rica) gọi nó là "plan de vida", theo Buettner dịch là "Lý do tôi thức dậy vào buổi sáng". Tiến sĩ giải thích, đó là việc biết vai trò của bạn trong gia đình, trong cộng đồng. Ý thức về mục đích của một người có thể giúp họ tăng thêm 7 năm tuổi thọ.

Thùy Linh (Theo Yahoo News)

SUY DIỄN

 

SUY  DIỄN

Monday, June 28, 2021


Con người là sinh vật cấp cao, hơn các động vật là có khối óc biết suy nghĩ. Phương pháp suy diễn là suy luận từ cái chung tới cái riêng, phương pháp quy nạp là suy luận từ cái riêng đến cái chung. Cách suy diễn có thể tốt hay xấu, ích lợi hoặc bất lợi. Không nên suy diễn lung tung, tùy hứng, hoặc theo định kiến riêng tư.

Không vồn vã với ai và không dửng dưng khinh người, cứ tự nhiên, thoải mái. Đó là cách xử sự không mấy người có được, bởi vì người ta thường thích nịnh bợ nhau. Thản nhiên là phong cách độc đáo và cần thiết, nhưng không dễ thể hiện, phải có đủ sâu sắc nội tâm mới toát ra ngoài.

Nhìn những người thản nhiên có vẻ rất lạnh lùng, người khác cảm thấy không thích. Họ là người bình tĩnh, điềm đạm, có thể làm chủ mọi tình huống và có thể tự kiềm chế bản thân. Họ vừa “tự động” vừa “chủ động,” chứ không “bị động” hoặc “thụ động.” Phong cách “cứ là chính mình” không phải ai cũng làm được – tức là không xu nịnh hoặc tâng bốc bất cứ ai, cũng không áp chế ai. Đó là “cái dũng của thánh nhân” – theo cách gọi của người xưa.

Những người thản nhiên không bao giờ vui quá hoặc buồn quá, trầm tư nên ít nói vậy thôi. Nhưng người ta cứ suy diễn rồi cho rằng họ tự kiêu, ra vẻ, chảnh, khinh người, lạnh như tiền,... Họ bị hiểu lầm và bị kết án oan.

Tín nhân, cuộc đời luôn mang tính thực tế, và có những dạng thực tế buồn. Chẳng hạn, một người bình thường, không thấy có gì nổi trội, nhất là khi người đó xuất thân từ một gia đình không danh giá, nghèo nàn, ít học,... thế mà bỗng nhiên làm được những việc khác người. Mặc dù vậy cũng chẳng ai tin. Xưa nay vẫn thế. Đó là một dạng “hàm oan,” một trong các dạng thực-tế-buồn thường thấy nhất. Người giỏi luôn thản nhiên, không cần biết người ta nghĩ gì về mình. Cuộc sống có một triết-lý-sống thú vị: Chỉ có người giỏi mới nhận ra và công nhận sự thông minh ở người khác.

Ngày xưa, khi về quê hương, Chúa Giêsu cũng “bó tay” và phải thốt lên: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi.” (Mc 6:4; Mt 13:57; Lc 4:24) Con người là thế, họ muốn thách thức với ngụ ý như câu tục ngữ: “Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình!” (Lc 4:23) Con gà tức nhau tiếng gáy. Những người ghét mình, chẳng ai đâu xa lạ, họ chính là những người thân quen nhất. Sự thật quá phũ phàng và đáng buồn. Chúa Giêsu luôn làm điều tốt mà vẫn bị người ta ghen ghét.

Người ta thường nói: “Đời là thế!” Chúa Giêsu còn phải “lắc đầu” thì phàm nhân chẳng còn cách nào khác. Môi miệng nói lời ngon ngọt vì cái lưỡi chứa đầy nọc độc. Kể cũng lạ, mình không làm được thì thôi, người khác làm được thì sao lại ghét? Nhóm Pharisêu, nhóm Sađốc, các kinh sư, các nhà thông luật, các tư tế,… là “siêu nhân” như vậy, nhiều lần họ bị Chúa Giêsu thẳng thắn nguyền rủa là đồ khốn, là mãng xà.

Người yếu thì sợ gió. Khi thấy mình bị đối xử bất công, những người hèn hạ sẽ tức giận, kẻ nhát đảm có thể “vào hùa” với họ để được an thân, trở thành hèn hạ như họ. Muốn giữ lập trường của mình thì phải phân định đúng đắn, phải đủ can đảm hành động. Ngôn sứ Êdêkien bộc bạch: “Một thần khí đã nhập vào tôi đúng như lời Người phán với tôi và làm cho chân tôi đứng. Người phán với tôi: Hỡi con người, chính Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại Ta; chúng cũng như cha ông đã nổi lên chống lại Ta mãi cho đến ngày nay.” (Ed 2:2-3) Dám ăn nói với dân ngang ngược như vậy, chắc chắn ngôn sứ Êdêkien phải can đảm lắm. Nhờ ơn Chúa, người chính trực không sợ hãi gì.

Quả thật, họ là dân “anh chị” thứ thiệt chứ không phải là dân vừa: “Những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá, chính Ta sai ngươi đến với chúng: ‘Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này.’ Còn chúng, vốn là nòi phản loạn, chúng có thể nghe hoặc không nghe, nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng.” (Ed 2:4-5) Ngôn sứ Êdêkien vẫn thản nhiên, không hề sợ hãi. Thiên Chúa có phong cách rất độc đáo, Ngài không ép buộc mà cho họ tùy ý, nghe hay không nghe là quyền tự do của họ. Nhưng chắc chắn sẽ có hệ lụy kéo theo: “Ta sẽ căn cứ vào lối sống của chúng mà hạch tội.” (Ed 11:21)

Những người sống thẳng thắn thì thường thua thiệt, bị ghen ghét. Là con người, họ cũng buồn lắm, nhưng họ không thể “gió chiều nào ngả theo chiều nấy.” Và họ chỉ còn biết tâm sự nỗi lòng với Đấng mà họ luôn tôn thờ và tín thác: “Con ngước mắt hướng nhìn lên Chúa, Đấng đang ngự trên trời. Quả thực như mắt của gia nhân hướng nhìn tay ông chủ, như mắt của nữ tỳ hướng nhìn tay bà chủ, mắt con cũng hướng nhìn lên Chúa là Thiên Chúa của con, tới khi Người xót thương chút phận.” (Tv 123:1-2)

Dù có thế nào thì vẫn phải không ngừng cầu nguyện, kết hiệp với Chúa ở mọi nơi, mọi lúc, nhưng lời cầu xin của họ như không được đáp lại. Tâm can trĩu nặng nỗi buồn. Chắc chắn không phải Thiên Chúa lãng tai hoặc làm ngơ, mà Ngài muốn chính họ xác nhận niềm tin tuyệt đối vào Ngài. Họ đã từng thất vọng nhiều nhưng họ không tuyệt vọng, vẫn một lòng tín nguyện: “Dủ lòng thương, lạy Chúa, xin dủ lòng thương, bởi con bị khinh miệt ê chề; hồn thật quá ê chề vì hứng chịu lời nhạo báng của phường tự mãn, giọng khinh người của bọn kiêu căng.” (Tv 123:3-4) Thiên Chúa chỉ can thiệp đúng lúc, không sớm và không muộn. Ngài không thể lặng nhìn tôi tớ ngài sa cơ thất thế, gặp nguy hiểm, phải chịu oan uổng. Thật vậy, Thánh Augustinô xác định: “Ngài có đó khi ta tưởng cô đơn, Ngài nghe ta khi chẳng ai đáp lại, Ngài thương ta khi tất cả hững hờ.”

Tự tin nhờ hiểu biết. Tự tin là đức tính cần thiết để sống bình an, nhưng tự tin thái quá có thể dẫn tới kiêu ngạo. Thánh Phaolô chia sẻ kinh nghiệm: “Để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường tôi đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Satan được sai đến vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự đại.” (2 Cr 12:7-8a) Ông cho biết: “Đã ba lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này.” (2 Cr 12:7-8) Ai cũng sợ đau khổ, cả thể lý lẫn tinh thần. Thánh Phaolô cũng “nổi da gà” khi đối mặt với đau khổ, ông năn nỉ Chúa cứu thoát, thế nhưng Chúa có vẻ như làm ngơ, nhưng rồi Ngài nói rõ: “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.” (2 Cr 12:7-8b) Thánh ý Thiên Chúa vô cùng mầu nhiệm.

Đúng là “được lời như cởi tấm lòng,” Thánh Phaolô hết sợ, và vui vẻ chia sẻ: “Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi. Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh.” (2 Cr 12:9-10) Hoàn toàn đảo ngược thế cờ: Nhược điểm (điểm yếu) hóa thành yếu điểm (điểm mạnh), sở đoản trở nên sở trường. Thật là kỳ diệu!

Phàm nhân khổng thể hiểu kế hoạch kỳ diệu của Thiên Chúa. Chính Ngài đã chịu đau khổ để chúng ta được hạnh phúc, chịu nghèo khó để chúng ta được sung túc, chịu nhục nhã để chúng ta được rạng rỡ, chịu yếu đuối để chúng ta được mạnh mẽ, chịu sỉ nhục để chúng ta được ca ngợi, chịu bị loại bỏ để chúng ta được đón nhận, chịu tan nát để chúng ta được nguyên vẹn,... và cuối cùng, Ngài chịu chết một lần để chúng ta được sống dồi dào và sống mãi.

Một lần nọ, Chúa Giêsu trở về quê hương thăm cha mẹ, cũng có các môn đệ đi theo. Ngày sabát, Ngài giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên nên bàn tán: “Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?” (Mc 6:2) Lý do rất đơn giả và hiển nhiên: Đức Giêsu là con của bác thợ mộc Giuse và Cô Maria, anh em họ với Giacôbê, Giôsết, Giuđa và Simôn, chị em của Ngài là bà con lối xóm với họ. (Mc 6:3) Hoàn toàn bình thường, chẳng có gì nổi trội. Họ đã vấp ngã vì Ngài với lý do rất bình thường. Người ta không đủ hiểu để phân biệt sự khác nhau giữa điều bình thường và điều tầm thường. Điều bình thường nhưng chưa chắc là tầm thường, mà có thể là phi thường. Cuộc đời nhiều vị thánh đã chứng tỏ quy trình lạ lùng như vậy.

Nhưng rồi cái gì đến sẽ đến. Đời là thế! Và Đức Giêsu đưa ra một kết luận tất yếu: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi.” (Mc 6:4) Đáng sợ thật, nhưng nếu có thể nhận ra và xác định như vậy thì không đáng sợ nữa. Thánh Máccô cho biết rằng hôm đó Chúa Giêsu đã không thể làm được phép lạ nào tại đó, mà chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ, chính Ngài cũng lấy làm lạ vì họ không tin. (Mc 6:5-6) Sự thật quá phũ phàng!

Chúa Giêsu không suy diễn, không quan ngại, không nao núng. Nhưng người ta lại cứ suy diễn nên có lối đối xử không hay – với Chúa và với nhau. Đừng suy bụng ta ra bụng người!

Lạy Thiên Chúa, xin ban ơn thông tuệ và khôn ngoan, xin giúp con hiểu biết và phân định đúng đắn, để con đủ nhận thức và ý thức những gì cần thiết theo ý Ngài. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

VAI TRÒ CỦA TÌNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG KI-TÔ HỮU

 

VAI  TRÒ  CỦA  TÌNH  DỤC  TRONG  ĐỜI  SỐNG  VỢ  CHỒNG  KI-TÔ  HỮU

11 July, 2020-conggiao24h.net

 

WHĐ (11.7.2020) – Ngày 30 tháng 6 năm 2020 vừa qua, mục Tâm Sự trên trang báo điện tử vnexpress.net, đã “nóng” lên với một loạt chia sẻ về chuyện quan hệ vợ chồng, báo hiếu bố mẹ và đặc biệt là chuyện tình dục trong hôn nhân…

Bài tâm sự “Ngày nào vợ cũng bắt tôi hoàn thành nhiệm vụ trên giường” có lượng người đọc nhiều nhất trong tuần qua. Đây là tâm sự của một người chồng có thu nhập cao. Anh đưa gần hết thu nhập cho vợ, chỉ giữ lại một ít tiêu vặt. Tình cờ anh biết được vợ đã dùng số tiền chung của cả gia đình đầu tư vào nhiều nơi khác nhau mà không bàn bạc gì với chồng. Anh cảm thấy giận và niềm tin dành cho vợ bị sứt mẻ. Sau đó, mỗi tháng anh chỉ đưa một phần lương cho vợ, gọi là đóng góp vào quỹ chung của gia đình.

Người vợ bỗng ghen tuông bóng gió, nói anh giữ tiền cho gái và quyết định ngăn chặn nguy cơ đó bằng việc “bắt chồng hoàn thành trách nhiệm trên giường hàng đêm”. Người chồng rất mệt mỏi với “chiêu” phòng chống ngoại tình kỳ quặc của vợ.

Bài chia sẻ của người chồng nhận được nhiều đồng tình từ phía độc giả. Nhiều người cho rằng, với một người vợ bốc đồng, lén giấu chồng đầu tư, chi tiêu thiếu kiểm soát như vậy, để cô ấy nắm tài chính là tai họa. Bởi thế, việc người chồng công khai lập quỹ riêng được đa số độc giả ủng hộ. Nhưng chính điều này khiến vợ anh trở nên ghen tuông bóng gió, muốn “vắt kiệt” chồng để phòng anh ngoại tình. Tình dục giúp đôi nam nữ yêu nhau thăng hoa, hạnh phúc, nhưng nếu bị ép buộc, sẽ trở thành cực hình. Hành vi này không nhận được sự tán thành. [1]

Qua câu chuyện trên ta thấy rằng người vợ trong câu chuyện đã lợi dụng tình dục như là một chiêu bài để thực hiện ý đồ xấu xa của mình. Đó không còn là hoa quả của tình yêu nữa mà trở thành một thứ vũ khí nhằm sát phạt nhau, khống chế nhau. Tình dục trong trường hợp này đã đi lệch hướng và không còn vai trò tích cực gì nữa trong đời sống vợ chồng.

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu xem tình dục là gì và vai trò của nó trong đời sống vợ chồng như thế nào.Vai trò của tình dục trong đời sống vợ chồng Ki-tô hữu

I- TÌNH DỤC LÀ GÌ?

Từ điển Công giáo đã định nghĩa tình dục như sau: Tình là sự yêu thương nam nữ; dục là lòng ham muốn.

Tình dục là nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người mà Thiên Chúa quan phòng ban tặng để người nam và người nữ thể hiện tình yêu hợp nhất với nhau trong trách nhiệm lưu truyền sự sống. Tình dục là ngôn ngữ diễn tả tình yêu, nhưng hành vi tình dục chỉ hợp pháp và hợp đạo đức trong đời sống hôn nhân, khi được thực hiện cách chính đáng và tiết độ, xứng hợp với phẩm giá con người (x. GLHTCG 2362-2363).

Thánh Kinh luôn lên án các quan hệ tình dục ngoài hôn nhân (x. Cv 15, 20; 1Cr 5, 1). [2]

Nhân đây ta cũng đề cập qua sự khác biệt giữa các khái niệm giới tính (hay phái tính), tính dục và tình dục.

Giới tính là tất cả những đặc điểm phân biệt người nam với người nữ.

Tính dục: Tính là bản chất con người, dục là ước muốn được thể hiện ra bên ngoài. Tính dục là một khuynh hướng tự nhiên nơi người nam và người nữ vận dụng giới tính để tìm kiếm, hiểu biết và thương yêu nhau dù nam hay nữ.

Tình dục: Tình là cảm xúc yêu thương trong tâm hồn, dục là ước muốn được thể hiện ra bên ngoài. Tình dục là toàn bộ những cách thế mà người nam và người nữ vận dụng bản năng giới tính để yêu thương, ước muốn kết hợp với nhau như vợ chồng.

So sánh các giải thích trên ta thấy:

– Tính dục khác với giới tính ở chỗ tính dục là sử dụng giới tính để gặp gỡ, yêu thương, còn giới tính chỉ là đặc điểm của giới.

– Tính dục vừa khác với tình dục vì tính dục bao hàm chung các quan hệ bạn bè, người yêu, vợ chồng, còn tình dục nói riêng đến quan hệ vợ chồng.

Theo Lời Chúa và giáo huấn của Hội thánh, giới tính (người nam, người nữ), tính dục và tình dục (những hoạt động mà mỗi giới vận dụng bản năng giới tính để gặp gỡ, yêu thương, trao hiến và nên một với nhau) đều do Thiên Chúa phú ban để “bổ sung cho nhau về thể xác, tinh thần và tâm linh hướng đến đời sống hôn nhân và gia đình…” [3]

II. VAI TRÒ CỦA TÌNH DỤC TRONG HÔN NHÂN

Ở đây, trong phạm vi bài này, chúng ta nhấn mạnh tới vai trò của tình dục trong đời sống vợ chồng Ki-tô hữu.

Chúng ta biết rằng, tình dục là một nhu cầu tự nhiên thuộc bản năng của con người. Nó nằm sẵn ở trong máu thịt của mỗi người nên hầu như không ai thoát khỏi xu hướng tình dục. Đặc biệt trong hôn nhân giữa người nam và người nữ, ta còn nói đến quan hệ tình dục (QHTD), tức là những hành vi ái ân vợ chồng, khi họ trao hiến thân xác và tâm hồn cho nhau.

Các chuyên gia cho rằng, quan hệ vợ chồng là mối quan hệ tổng hợp dựa trên nhiều chức năng, vai trò khác nhau giữa người vợ và người chồng trong cuộc sống. Trong đó, quan hệ tình dục là mối quan hệ đặc biệt. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, tình dục là một trong những nét đặc thù của quan hệ vợ chồng. Nó chính là sợi dây gắn kết tình cảm của cả hai người, làm cho vợ chồng có thể hiểu nhau nhiều hơn, hạnh phúc hơn khi được thỏa mãn với bạn tình của mình.

Nếu như trong quan hệ vợ chồng, chuyện chăn gối mà không làm thỏa mãn cho bạn tình hoặc tình trạng lãnh cảm diễn ra trong thời gian dài sẽ gây cho họ những bức xúc, căng thẳng trong quan hệ gia đình cũng như tình cảm vợ chồng. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hơn 80% các cặp vợ chồng trên thế giới ly hôn do đời sống tình dục không hòa hợp. Họ không tìm được tiếng nói chung trong quan hệ chăn gối nên dẫn đến tình trạng đường ai nấy đi chứ không phải vì lý do kinh tế khó khăn hay các vấn đề khác chỉ chiếm số ít trong những trường hợp ly hôn này. [4]

Do vậy, ta phải khẳng định là tình dục giữ vai trò tối quan trọng trong đời sống vợ chồng. Có thể kể ra như sau: Tình dục giữ lửa tình yêu luôn nồng cháy, tình dục duy trì hạnh phúc được lâu bền, tình dục giúp tăng cường sức khỏe cho đôi nam nữ và nhất là tình dục cũng phục vụ cho sự sinh sản trong hôn nhân.

1- Tình dục giữ lửa tình yêu

Chúng ta ai cũng biết rằng, trong hôn nhân, tình yêu và tình dục là một cặp đôi dường như không thể thiếu nhau được. Dù cuộc hôn nhân của một ai đó đã bước vào giai đoạn “hoàng hôn” thì chuyện tình dục vẫn có vẻ còn hấp dẫn và tươi mới. Người ta so sánh tình dục trong hôn nhân như một thứ gia vị tuyệt vời, nó giúp cho cuộc sống lứa đôi luôn thăng hoa và giúp cho tình yêu thêm đậm đà hương vị. Nói một cách sâu xa hơn, tình dục là ngôn ngữ đặc thù của tình yêu. Chính lúc ân ái một cách tự do, tự nguyện và đầy yêu thương, vợ chồng đã đạt đến sự dâng hiến toàn vẹn. Đó là hoa trái thơm ngon nhất của tình yêu.

Thực vậy, một trong những khía cạnh ý nghĩa nhất trong hôn nhân hẳn phải là quan hệ tính dục. Mặc dù quan hệ ấy có thể là nguyên nhân đưa đến không biết bao nhiêu xáo trộn và đổ vỡ nhưng đồng thời, cũng là nguồn mang lại bao an bình hạnh phúc cho con người. Không thể nói đến một con đường tu đức dành cho các đôi vợ chồng mà không đề cập đến khía cạnh tính dục bởi đó là con đường Thiên Chúa dùng để thông ban ơn thánh cho con người. Đó cũng là phương thế giúp vợ chồng diễn tả và tăng cường tình yêu của họ. [5]

Giáo lý Hội thánh CG đã dạy rằng: “Nhờ khả năng tính dục, người nam và người nữ hiến thân cho nhau qua những hành vi dành riêng cho vợ chồng. Tính dục không chỉ là hành vi sinh lý, nhưng liên can đến những điều thâm sâu nhất của nhân vị. Tính dục chỉ thực sự xứng đáng với con người, khi nó là thành phần không thể thiếu của tình yêu giữa người nam và người nữ đã cam kết hiến thân cho nhau trọn vẹn suốt đời” (Số 2361).

Ta cũng cần biết rằng, tình dục đóng vai trò rất quan trọng trong tình yêu vợ chồng, và mặc dù tình dục khác tình yêu nhưng không tách biệt khỏi tình yêu được. Ta cũng không được lẫn lộn coi tình dục là tình yêu để chỉ thỏa mãn tình dục mà dẹp bỏ tình yêu. Tình dục mà không có tình yêu thì chỉ là thứ nhu cầu của bản năng thú vật. Tình yêu vợ chồng mà không có tình dục cũng không phải là tình yêu đúng nghĩa. [6]

Đức thánh GH Gio-an Phao-lô II trong Tông huấn những bổn phận gia đình Ki-tô hữu cũng đã chỉ rõ: “Tính dục mà nhờ đó người nam và người nữ hiến mình cho nhau bằng những hành vi riêng biệt và chỉ dành cho đôi bạn, tính dục ấy không phải là một điều thuần túy sinh lý, nhưng có liên hệ đến nhân vị trong mức thâm sâu nhất mà nhân vị ấy có được. Tính dục ấy chỉ được thực hiện một cách nhân bản đích thực, nếu nó là một thành phần làm nên tình yêu, trong đó người nam và người nữ hiến thân trọn vẹn cho nhau cho đến chết… ” (số 11).

2- Tình dục duy trì hạnh phúc

Các nhà nghiên cứu về hôn nhân cho rằng, QHTD quyết định 50% hạnh phúc vợ chồng.

Khi có một đôi vợ chồng gặp khủng hoảng và đến gặp chuyên gia tâm lý, điều đầu tiên các chuyên gia quan tâm là cuộc sống phòng the của họ như thế nào? Xe hơi, nhà lầu, vợ đẹp, con khôn đã chắc làm nên hạnh phúc chưa? Chưa hẳn vậy đâu. Nguyên nhân mấu chốt vẫn quy về đời sống tình dục vợ chồng.

Theo tính toán của các nhà khoa học, trung bình trong một cuộc hôn nhân bền vững suốt đời, vợ chồng “giao hoan” khoảng 2.450 lần. Đó chính là hàng ngàn cơ hội để tăng cường sự gắn bó lứa đôi. Có thể nói trong bất kỳ cuộc hôn nhân nào, tình dục cũng đóng vai trò quan trọng nhất dẫn tới thành công. Nói khác đi, một cuộc hôn nhân mà việc ân ái thưa thớt hoặc không tình dục là dấu hiệu của thất bại, nhất là với những đôi đang độ tuổi sinh đẻ.

Khi đời sống tình dục của ta sung mãn, tình cảm vợ chồng sẽ nồng nhiệt hơn. Không những thế, mối quan hệ của ta với con cái, với đồng nghiệp, với bạn bè cũng đậm đà, sâu sắc hơn. [7]

Nhân đây, chúng ta thử xem các cặp vợ chồng quan niệm như thế nào về tình dục, xét trong mối quan hệ vợ chồng và ứng xử của họ về vấn đề này ở Việt Nam dựa trên một đề tài nghiên cứu của Viện Tâm lý học thực hiện khoảng năm 2011, có tên “Ứng xử trong quan hệ vợ chồng của cư dân đồng bằng sông Hồng”.

Đặt vấn đề “Vai trò quan trọng của tình dục thể hiện trong việc góp phần gìn giữ hạnh phúc gia đình như thế nào?”, kết quả thăm dò ý kiến là:

– 39,9% số người được hỏi đánh giá rằng, QHTD giữa vợ chồng giữ vai trò chi phối từ 50 – 70% sự bền vững của hạnh phúc gia đình;

– 49,1% số người cho rằng, quan hệ đó chi phối từ 70 – 100% sự bền vững của gia đình. Không có sự khác biệt nào đáng kể nếu so sánh ý kiến của người vợ và người chồng, của những người có các độ tuổi khác nhau trong vấn đề này. Sự thống nhất này cho thấy, tình dục là yếu tố rất quan trọng, có tác động chi phối mạnh mẽ và thậm chí là yếu tố quyết định hạnh phúc gia đình. [8]

TS Geoff Hackett, một chuyên gia hàng đầu trong tình dục học và cựu chủ tịch của Hiệp hội Tình dục học Anh (BSSM) đã nhấn mạnh rằng, tất cả mọi bằng chứng đều khẳng định rằng một đời sống tình dục năng động sẽ giúp các cặp vợ chồng gắn bó chặt chẽ hơn. Nó cải thiện sự thân mật, tái bảo đảm, đủ để cho hai bên cùng hoàn thành thứ họ muốn và cần thiết. Những cuộc khảo sát đã chứng minh một thực tế rằng việc thiếu tình dục trong quan hệ vợ chồng là nhân tố hàng đầu của sự đổ vỡ hôn nhân. Nó cũng đã chứng minh rằng các cặp vợ chồng nhất là nam giới sẽ sống lâu hơn, hạnh phúc hơn nếu họ duy trì một mối quan hệ yêu đương nồng nàn và bền bỉ. Và cũng không hề có sự hoài nghi khi một đời sống tình dục lành mạnh lại là một trong những nhân tố quan trọng nhất làm nên một cuộc hôn nhân đầm ấm và thành công. [9]

3- Tình dục tăng cường sức khỏe

Chúng ta biết rằng, tình dục ngoài việc giúp thăng hoa tình yêu vợ chồng và giúp duy trì hạnh phúc lứa đôi bền vững, còn có tác dụng tăng cường sức khỏe cho cả hai bạn nam nữ nữa. Một mặt, nếu hai vợ chồng có sức khỏe tốt, lành mạnh thì họ có khả năng duy trì QHTD một cách sung mãn, đều đặn. Mặt khác nếu họ biết thực hiện sinh hoạt chăn gối một cách tiết chế và hài hòa thì QHTD sẽ là yếu tố góp phần tăng cường sức khỏe toàn diện cho vợ chồng.

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Management cho thấy tình dục đóng vai trò cơ bản trong việc bảo vệ hôn nhân hạnh phúc và cũng đóng vai trò như một hình thức tập thể dục hiệu quả mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người. [10]

4- Tình dục phục vụ sinh sản

Giáo lý Hội thánh Công giáo số 2363 dạy rằng : “Nhờ sự kết hợp của vợ chồng, hai mục đích của hôn nhân được thực hiện: lợi ích của chính đôi vợ chồng và lưu truyền sự sống. Không thể tách rời hai ý nghĩa hoặc hai giá trị này của hôn nhân mà không làm biến chất đời sống tinh thần của vợ chồng cũng như phương hại đến lợi ích của hôn nhân và tương lai của gia đình. Như thế tình yêu vợ chồng đòi hỏi người nam và người nữ vừa phải chung thủy vừa phải sẵn sàng đón nhận con cái”.

ĐTC Phan-xi-cô trong Tông huấn “Amoris Laetitia” (Niềm vui Tình yêu) đã viết như sau:

“Lòng yêu thương luôn đem lại sự sống. Lòng yêu thương phu thê không chấm dứt với cặp vợ chồng… Khi hiến thân cho nhau, cặp vợ chồng không trao ban cho nhau mà thôi mà còn trao ban thực tại con cái nữa, vốn phản ánh một cách sống động lòng yêu thương của họ, một dấu chỉ vĩnh viễn sự hợp nhất phu thê của họ và là một tổng hợp sinh động và bất khả phân tư cách làm cha làm mẹ của họ.

“Gia đình là khung cảnh trong đó sự sống mới không những được sinh ra mà còn được chào đón như một ơn phúc của Thiên Chúa. Mỗi sự sống mới ‘đều giúp chúng ta biết đánh giá chiều kích hoàn toàn nhưng không của lòng yêu thương, điều không lúc nào không làm chúng ta thán phục. Đó chính là vẻ đẹp của việc được thương yêu trước: con cái được yêu thương trước cả khi ra đời’.

“Các gia đình lớn là một niềm vui cho Giáo Hội. Họ nói lên tính sinh hoa trái của lòng yêu thương. Đồng thời, Thánh Gioan Phaolô II rất đúng khi giải thích rằng làm cha mẹ có trách nhiệm không có nghĩa ‘sinh đẻ vô giới hạn hay không ý thức những điều có liên hệ với việc dưỡng dục con cái, nhưng đúng hơn là giúp các cặp vợ chồng có khả năng sử dụng sự tự do bất khả xâm phạm của họ một cách khôn ngoan và có trách nhiệm, có tính đến các thực tại xã hội và dân số, cũng như hoàn cảnh riêng và các nguyện vọng chính đáng của họ’ ” (x. Chương V: Lòng yêu thương sinh hoa trái). [11]

* * * * * * * * * * * *

Thiên Chúa Tình Yêu đã tạo dựng con người giống hình ảnh Người và Người đã tạo dựng họ có nam có nữ. Thiên Chúa không có giới tính, nhưng con người thì được dựng nên có giới tính, nên có thể nói chỉ khi nào nam tính và nữ tính kết hợp nên một trong hôn nhân, thì đó mới là hình ảnh trọn vẹn của Thiên Chúa.

Giới tính vừa là ân sủng lớn lao của Đấng Tạo Hóa, vừa có tính chất thể lý và trần tục. Chính Thiên Chúa đã muốn con người có nam có nữ, và chính Người cũng muốn cả hai thành một xương một thịt (x. Mt 19, 4-5), nhờ đó con người có thể diễn tả được sự phong phú của Thiên Chúa.

Khi vợ chồng thành một xương một thịt trong hôn nhân, và khi sự trao hiến này diễn tả việc vợ chồng bổ sung cho nhau, thì tình yêu vợ chồng trở thành sức mạnh làm cho hai người được thêm phong phú và tăng trưởng, đồng thời góp phần xây dựng nền văn minh tình yêu. Trái lại, khi những hành vi tính dục không mang ý nghĩa bổ sung và trao hiến cho nhau, thì nó chỉ làm phát sinh một nền văn minh đồ vật, trong đó con người bị sử dụng chẳng khác nào như một thứ đồ vật. Trong bối cảnh của nền văn minh hưởng thụ, người nữ có thể trở thành một thứ đồ vật cho người nam, và con cái trở thành một chướng ngại vật cho cha mẹ.

Ước gì chúng ta luôn đến với Lời Chúa để nhận được ánh sáng và sức mạnh trong lãnh vực này: “Anh em không biết thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong anh em mà anh em đã lãnh nhận nơi Thiên Chúa, và anh em không còn thuộc về chính mình nữa sao? Vì anh em đã được mua chuộc bằng một giá rất lớn. Vậy anh em hãy tôn vinh Chúa trong thân xác anh em” (1Cr 6,19-20)./. [3]

Aug. Trần Cao Khải

_______________

[1] https://vnexpress.net/bat-chong-tra-bai-hang-dem-chu-de-nong-nhat-tuan-qua-4122655.html

[2] Từ Điển CG – UBGLĐT / HĐGMVN – NXB Tôn Giáo trang 893

[3]http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/HonNhanGiaDinh/Bai08.htm

[4] https://thanhtra.com.vn/xa-hoi/Tinh-duc-trong-quan-he-vo-chong–Yeu-to-giu-gin-hanh-phuc-gia-dinh-26122.html

[5] D. Wahrheit – Cẩm nang Hạnh Phúc Gia Đình Kitô – Mục vụ Hôn nhân và Gia đình – Tổng hợp & biên tập LM Minh Anh, TGp Huế, bản in roneo trang 281

[6] LM An-tôn Nguyễn Mạnh Đồng – Chuẩn bị vào đời sống hôn nhân và gia đình – Gp Cần Thơ 2003 trang 52

[7] https://thegioitiepthi.vn/quan-he-tinh-duc-quyet-dinh-50-hanh-phuc-vo-chong-160884.html

[8] https://thanhtra.com.vn/xa-hoi/Tinh-duc-trong-quan-he-vo-chong–Yeu-to-giu-gin-hanh-phuc-gia-dinh-26122.html

[9] https://suckhoedoisong.vn/tam-quan-trong-cua-tinh-duc-trong-doi-song-hon-nhan-n23751.html

[10] https://suckhoedoisong.vn/loi-ich-suc-khoe-tuyet-voi-cua-tinh-duc-n131038.html

[11] http://giaophanvinhlong.net/Tong-Huan-Amoris-Laetitia-cua-Duc-Phanxico.html

Vì sao bạn lười?

 

Vì  sao  bạn  lười?

Thứ năm, 27/5/2021,VnExpress.net

Ảnh: Indian Times.

Lười biếng là thói quen xấu nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề tâm lý nào đó, ví dụ như trầm cảm.

"Trầm cảm và lười biếng có rất nhiều điểm chung nên có thể khiến nhiều người hiểu nhầm", chuyên gia tâm lý Brynn Johnson (Mỹ) nhận định. Chúng đều ảnh hưởng đến động lực, sự tập trung, mức năng lượng và chất lượng công việc. Trên thực tế, trầm cảm tác động đến sức khỏe tinh thần và tâm trạng của con người, còn lười biếng là mất động lực bởi những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát, thiếu sự tự nhận thức và không biết điều gì thúc đẩy mình.

Vậy làm sao có thể biết mình trầm cảm hay lười biếng?

"Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, trầm cảm đem tới cảm giác u ám", bà Johnson cho biết. "Bạn sẽ thấy khó rời khỏi giường vào buổi sáng, không phải vì bạn muốn tận hưởng thêm những giây phút nghỉ ngơi mà vì bạn buồn bã, chán nản và tuyệt vọng".

Trầm cảm có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, dù cho bạn được nghỉ ngơi nhiều. Còn lười biếng mang tính tình huống nhiều hơn. Đôi khi, bạn lười biếng vài ngày vì đã quá mệt mỏi sau một tuần bận rộn.

Theo chuyên gia, lười biếng thường là dấu hiệu cho thấy sức khỏe thể chất và tinh thần đang gặp vấn đề. Nữ chuyên gia đưa ra các nguyên nhân khiến con người lười biếng, bao gồm:

Gặp vấn đề về liên kết giá trị

Liên kết giá trị là việc bạn có cảm thấy nhiệm vụ/công việc đang làm không phù hợp với các giá trị của bản thân.

Ở cơ quan, chúng ta thường được giao một số nhiệm vụ có vẻ vô ích. Nếu gặp khó khăn về liên kết giá trị, bạn sẽ không muốn hoàn thành những nhiệm vụ này, ngay cả khi chúng quan trọng với sếp của bạn. Với suy nghĩ nhiệm vụ này chẳng mang ý nghĩa gì, bạn dễ để mặc nó, cho dù ngày hôm sau là hạn hoàn thành.

Hầu hết chúng ta sẽ bỏ qua suy nghĩ của bản thân, gán cho công việc kia một giá trị nào đó để làm hài lòng cấp trên. Tuy nhiên, một số người không làm thế.

Nếu rơi vào trường hợp này, bạn hãy nói chuyện với cấp trên để hiểu tại sao nhiệm vụ ấy lại quan trọng. Hãy đào sâu cho đến khi bạn cảm thấy công việc đó xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Đừng mãi từ chối và trì hoãn, nếu không bạn sẽ bị gắn nhãn "lười biếng".

Nghiện mạng xã hội

Nghiện xã hội là một vấn đề của xã hội hiện đại, đem tới cả lợi ích lẫn tác hại đối với sức khỏe tinh thần.

Nếu nhận thấy mình dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, bạn hãy tập trung vào việc giảm bớt sự chú ý cho Internet. "Bạn có thể xóa ứng dụng mạng xã hội vào cuối tuần hoặc sau giờ làm việc", bà Johnson gợi ý. Điều này có thể khiến bạn mất thời gian để cài đặt lại nhưng sẽ giúp bạn dần dần "cai nghiện".

Bên cạnh đó, hãy cân nhắc tắt thông báo hoặc hủy theo dõi những tài khoản khiến bạn thấy tệ về bản thân.

Lạm dụng chất kích thích

Lười biếng và trầm cảm có thể là triệu chứng của vấn đề lạm dụng chất kích thích. Do cần thời gian tìm mua và sử dụng chất kích thước, bạn có thể đến muộn hoặc lỡ hẹn với người khác, từ đó mang tiếng lười biếng.

Có quá nhiều việc để làm

Khi làm việc từ xa, chúng ta càng ngập chìm trong công việc. Máy tính, điện thoại, đồng hồ đều có thể trở thành công cụ làm việc và nhắc nhở chúng ta về những thứ chưa làm xong. "Như vậy là quá sức chịu đựng", bà Johnson nhận định.

Bà Johnson từng gặp những khách hàng vì cảm thấy quá căng thẳng với khối lượng công việc mà quyết định đi trốn. "Họ dùng sự né tránh để nói rằng mình bị quá tải", nữ chuyên gia lý giải.

Gọi một người nào đó là lười biếng có thể khiến họ thêm suy sụp, nhất là khi họ bị trầm cảm. "Nếu thấy ai đó có vẻ lười biếng ở cơ quan, hãy dừng lại và nghĩ cách truyền cảm hứng cho họ", bà Johnson khuyên. Nữ chuyên gia cũng khuyến khích mọi người bỏ từ "lười biếng" ra khỏi từ điển cá nhân bởi nó dễ đem tới những cảm xúc gây hại.

Bên cạnh đó, theo bà Johnson, mỗi người nên có những khoảng thời gian "không làm gì" và ghi chúng vào lịch làm việc. Những khoảng thời gian này không phải dấu hiệu của sự lười biếng mà chúng cho phép bạn nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng để tiếp tục làm việc.

Thu Nguyệt (Theo Psychology Today)

8 bài học về mối quan hệ bố mẹ nên dạy con cái

 

8  bài  học  về  mối  quan  hệ  bố  mẹ  nên  dạy  con  cái

Chủ nhật, 30/5/2021, VnExpress.net

Ảnh: Crosswalk.

Các mối quan hệ với bố mẹ, nhất là trong thời thơ ấu, tác động mạnh mẽ đến sự tự tin và hạnh phúc của con người.

Gia đình là nơi đầu tiên dạy trẻ hòa nhập với xã hội. Theo tiến sĩ tâm lý học Michelle P. Maidenberg ở New York, các mối quan hệ với bố mẹ "ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân, người khác và các mối quan hệ nói chung".

Để trẻ lớn lên có đời sống xã hội lành mạnh, tiến sĩ Maidenberg khuyên bố mẹ nên dạy con tám bài học về các mối quan hệ sau.

Theo đuổi giá trị của bản thân

"Chúng ta hay được dạy rằng nên ứng xử dựa trên hành vi của người khác. Nếu bị ai đó chơi xấu, chúng ta nên chơi xấu lại", tiến sĩ Maidenberg phân tích. Tuy nhiên, hành động "chơi xấu lại" này chẳng đem tới lợi ích cho ai.

Thay vì ứng xử dựa trên hành vi của người khác, đứa trẻ nên được dạy suy nghĩ về "con người mình muốn trở thành" và "phiên bản tốt nhất của mình". Ví dụ, nếu coi sự tử tế là giá trị cốt lõi, đứa trẻ cần học cách bình tĩnh trước mọi tình huống, bất kể người khác ứng xử ra sao. Một khi hành động trái với giá trị cốt lõi của mình, con người sẽ xấu hổ và hối hận.

Cư xử với mọi người theo cách họ muốn và cần

Thay vì cư xử với người khác theo cách mình muốn, hãy thử hỏi người kia xem họ muốn được đối xử thế nào. Không phải ai cũng cần được an ủi khi buồn bởi mỗi người có một cá tính khác nhau và đứa trẻ nên biết điều này để tự điều chỉnh bản thân.

Tự làm việc với bản thân khi cảm thấy bất an

Tâm trí hoạt động không ngừng và luôn cố gắng bảo vệ chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi, sự bảo vệ này vượt quá mức cần thiết, khiến chúng ta nghi ngờ bản thân và lo lắng, đến mức chúng ta tự nhủ "không ai thích mình" hoặc "ai cũng giỏi hơn mình". Trẻ nên được dạy rằng, khi rơi vào tình huống đó, điều cần thiết là tự suy ngẫm xem những suy nghĩ tiêu cực đó có chính xác hay không. Như thế, trẻ sẽ nhận ra rằng không phải "không ai thích mình" mà là "có một số người không thích mình".

Sự tự tin xuất phát từ bên trong

Sự tự tin và tình yêu với bản thân do chính mỗi người tự xây đắp từ bên trong. Khi hài lòng về bản thân, chúng ta cũng cư xử tốt hơn trong các mối quan hệ và thu hút những cá nhân lành mạnh.

Mỗi đứa trẻ cần học cách dành thời gian tìm hiểu chính bản thân mình, về cách mình tư duy và cảm nhận. Đứa trẻ cũng cần biết cách tìm ra giải pháp để tự hoàn thiện bản thân. "Đây là việc rất quan trọng và cần thực hiện hàng ngày", tiến sĩ Maidenberg lưu ý.

Khi cảm xúc bùng nổ, hãy dừng lại

Chúng ta đều có những lúc phản ứng quá mức với người khác. Những lúc như thế, đừng vội hành động theo cảm xúc mà hãy dừng lại một chút để hiểu mình đang thấy thế nào, tại sao tình huống đó lại kích động mình và mình muốn đáp trả ra sao. Hãy suy nghĩ, sau đó quay lại bài học số một ở phía trên.

Tiếp cận các mối quan hệ với sự tò mò và cởi mở

"Hãy bắt đầu một mối quan hệ với toàn bộ con người mình", tiến sĩ Maidenberg khuyên. Theo bà, trẻ nên học cách coi mình là nhà nghiên cứu trong các mối quan hệ, cố gắng tìm hiểu hành vi của con người để từ đó đưa ra phán đoán về tương lai mối quan hệ đó. Sự tò mò cũng giúp bản thân chúng ta ít phòng vệ hơn, đồng cảm nhiều hơn và sẵn sàng thay đổi định kiến.

Hướng dẫn người khác cách cư xử với mình

Người khác không thể biết điều bạn muốn và thứ bạn mong họ làm cho mình. Thế nhưng, con người lại hay mong chờ quá nhiều ở đối phương để rồi thất vọng khi họ không hành động theo ý mình.

Ngay từ nhỏ, đứa trẻ nên hiểu rằng người khác không phải là mình. Muốn người khác hiểu mình hơn, trẻ cần cho họ biết về nhu cầu của bản thân.

Như con người, mọi mối quan hệ đều biến đổi

Theo thời gian, nhu cầu, sở thích của con người thay đổi để phù hợp với quá trình phát triển và các mối quan hệ cũng vậy. Trẻ cần được chuẩn bị sẵn tinh thần chấp nhận việc các mối quan hệ, từ bạn bè đến gia đình, có thể thay đổi. Ngay cả mong đợi của trẻ với các mối quan hệ đó cũng sẽ khác đi. Đó là một phần trong sự phát triển tự nhiên của con người.

Nuôi dạy con cái là quá trình vất vả nhưng bố mẹ đủ khả năng để giúp đỡ trẻ mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Bên cạnh việc làm gương cho con, áp dụng những bài học trên sẽ giúp trẻ lớn lên có những mối quan hệ lành mạnh.

Thu Nguyệt (Theo Psychology Today)

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

Tôi lấy làm kinh ngạc vì Thiên Chúa có thể yêu thương một người tội lỗi như tôi


 

 Tôi  lấy  làm  kinh  ngạc  vì  Thiên  Chúa  có  thể  yêu  thương  một  người  tội  lỗi  như  tôi

 

Daniel Sanchez – Lại Thế Lãng dịch-Sun, 06/06/2021


 Khi chiếc kim đâm vào da thịt tôi và máu xuất hiện trong ống tiêm, tôi biết hậu quả sẽ rất nhanh – cảm giác như đang lướt hay đang bay, giống như ai đó đang nhấn tất cả các nút khoái cảm của tôi cùng một lúc.

Tim tôi đập nhanh hơn. Tôi không lo lắng – chuyện này đã từng xẩy ra trước đây. Nhưng chẳng bao lâu tim tôi đập qúa nhanh dường như sắp bật tung khỏi lồng ngực của tôi. Sau đó tôi nhận ra: tôi không thể làm cho nó ngừng lại. Tôi sẽ chết vì một liều ma túy qúa mức. Tôi lăn ra đất và chờ chết.

Điều này sẽ làm cho cha mẹ tôi đau đớn biết chừng nào! Họ không biết gì về việc tôi xử dụng ma túy. Đối với cha mẹ tôi, tôi là một đứa con ngoan, không gây phiền hà. Lớn lên tôi đã là “cậu bé Công giáo tốt” đã đọc kinh, đi lễ và tham dự lớp giáo lý. Có chuyện gì vậy?

Con đường hèn nhát. Vấn đề là tôi đã không thực sự hiểu biết Chúa Giêsu. Đức tin của tôi không sâu đậm; nó chỉ như con vẹt và bị bó buộc: Đi lễ vì linh mục nói như vậy. Sống tốt nếu không bạn sẽ xuống hỏa ngục. Tôi không thích nghe bọn trẻ con gọi tôi là một “người nhân đức”, vì vậy ở trường trung học tôi đã làm một quyết định có ý thức là giống như phần đông những đứa trẻ  khác, phá vỡ các quy tắc.

Tôi bắt đầu qua lại với đám này. Chúng hút thuốc lá, vì vậy tôi cũng hút. Chúng uống bia và hút xì gà, tôi cũng làm theo. Chúng bỏ lớp, gian lận trên những bài kiểm tra và quan hệ tình dục; tôi làm theo. Tôi muốn được chấp nhận đến nỗi thậm chí tham gia với chúng giả làm khách hàng lấy cắp đồ trong tiệm, đi ăn trộm ban đêm và trộm cắp xe hơi. Tôi muốn tỏ ra cứng rắn, nhưng bên trong tôi chỉ là một kẻ hèn nhát, vì qúa sợ hãi không dám nói không.

Sự việc trở nên tồi tệ hơn sau trung học, khi tôi tham gia một câu lạc bộ gọi là “lowrider”. Đó chủ yếu là một cái cớ để đi rong chơi trên đường phố và tiệc tùng. Tất nhiên là uống rượu, cảm thấy tốt và cố gắng ở bên càng nhiều cô gái càng tốt. Không lâu trước khi tôi leo thang trong việc xử dụng ma túy mạnh hơn, tôi bắt đầu bán ma túy.

Mặc dù tôi đã dùng khoảng mười năm theo đuổi kiểu sống “vui vẻ” này, trong sâu thẳm tôi biết đó chỉ là ảo tưởng. Tôi đã thực sự không thích bản thân mình. Tôi cảm nhận được rằng cuộc sống còn có nhiều điều hơn nữa và tôi thậm chí muốn thay đổi. Tôi không có đủ sức mạnh hay can đảm, vì vậy tôi đã lý giải rằng tôi không đến nỗi tệ. Sau cùng, tôi cũng đã có được một công việc, một chiếc xe và một nơi để sống – không giống như một số gã khác mà tôi biết, đang ở trong tù hay sống trên đường phố vì ma túy. Chắc chắn tôi đã bị bắt giữ một vài lần nhưng không có gì nghiêm trọng. Một ngày nào đó tôi sẽ sống cuộc sống mới. Ngày đó luôn luôn là ngày mai – cho đến một đêm khi tôi suýt chết vì dùng ma túy quá liều. Điều đó thực sự làm cho tôi sợ hãi trong việc tìm đến những câu trả lời.

Tìm kiếm một người tội lỗi. Tôi ghé thăm nhà thờ ở trước cửa hàng chuyên phục vụ cho những người như tôi, những người xử dụng ma túy và những thành viên băng nhóm. Ý định của họ là tốt nhưng nó làm tôi khó chịu về những gì họ giảng dậy về Đức Maria và Đức Giáo Hoàng mà tôi biết chắc chắn không mô tả tất cả những người Công giáo tốt mà tôi biết, như mẹ tôi. Vào thời gian này mẹ tôi biết rằng tôi đã phiêu bạt và không ngớt cầu nuyện cho tôi. Những người khác cũng đang cầu nguyện cho tôi nữa.

Một ngày nọ một nhóm những người thân đề nghị tôi tham dự một buổi tĩnh tâm gọi là Tìm kiếm. Không thể nào, tôi nghĩ vậy. Công việc tĩnh tâm là dành cho những người tốt lành, không phải cho những người tội lỗi như tôi. Dù sao cuối cùng tôi cũng đến đó và khám phá ra rằng buổi tĩnh tâm đúng là dành cho những người như tôi. Trong buổi tĩnh tâm đó, tôi biết rằng Thiên Chúa vẫn yêu thương tôi. Ngài qúa yêu thương tôi đến nỗi Con của Ngài, Chúa Giêsu đã chịu đau khổ và chịu chết để tôi có được một chỗ ở bên cạnh ngài.

Tôi cảm thấy tội lỗi. Không thành vấn đề, tôi đã được cho biết. Tất cả những gì tôi phải làm là thực sự hối hận về tất cả tội lỗi của mình và xin Thiên Chúa tha thứ. Khi tôi đi xưng tội, tôi thực sự cảm thấy gánh nặng đã được cất khỏi tôi. Gánh nặng này tôi đã mang trên người trong nhiều năm vừa biến mất. Tôi đã được sạch, một tạo vật mới! Tôi chưa bao giờ thấy hạnh phúc như vậy.

Tôi nóng lòng được đi lễ và nhận Mình Máu Chúa Giêsu Kitô. Ở đó nơi bàn tiệc của Ngài, tôi cảm thấy được chào đón trở lại trong thân thể những tín hữu của Giáo Hội. Đây là nơi tôi thuộc về.

Đi vào đàm thoại. Tôi ra về từ buổi tĩnh tâm đó là một người đã thay đổi. Nhưng làm sao tôi có thể tiếp tục tăng trưởng? Tôi không thể trở lại với những người bạn cũ nữa. Đó là nơi mọi người từ nhóm Tìm kiếm và giáo xứ của tôi bước vào. Họ đã giữ tôi dưới cánh của họ, cố vấn cho tôi, trả lời những câu hỏi của tôi, và cho tôi một nơi an toàn để giao du. Đặc biệt Ray Perez, người đứng đầu nhóm cầu nguyện trong giáo xứ và hướng dẫn học hỏi Kinh Thánh từ nhà ông, đã giúp tôi rất nhiều.

Tôi càng học, tôi càng muốn nói với mọi người về tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa. Với sự khích lệ của những người bạn mới và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, tôi bắt đầu tiếp tay với lớp Thêm sức trong giáo xứ. Tôi đã trở thành một thừa tác viên Thánh Thể. Tôi đã tham gia trong nhóm thanh niên và tiếp cận những người trẻ trong nhà tù, cũng như trong buổi tĩnh tâm Tìm kiếm đã thay đổi cuộc sống của tôi.

Tất nhiên tôi đã được khen ngợi vì đã làm những việc này, nhưng sự thực của vấn đề là tôi cần những công việc này nhiều hơn là họ cần tôi. Họ thúc giục tôi tiếp tục học hỏi về đức tin Công giáo. Họ đã cho tôi cấu trúc và động cơ cần thiết để “đi vào đàm thoại”. Tôi không thể dậy cho người trẻ về Chúa nếu tôi vẫn còn sống cuộc sống cũ. Và vì vậy, mặc dù tôi vấp ngã nhiều lần, Thiên Chúa luôn luôn ban cho tôi ân sủng để đứng dậy và tiếp tục.

Chúa Giêsu đang ở gần. Khi tôi nhìn lại tất cả những điều này, tôi đang ngồi trước mặt Chúa trong nhà nguyện tôn thờ Thánh Thể. Hơn bao giờ hết, tôi tin chắc rằng chỉ nhờ ân sủng của Thiên Chúa mà tôi mới còn sống, khỏe mạnh và kiên trì trên hành trình trở về nhà. Với lòng thương xót của Ngài, Thiên Chúa đã ban phước cho tôi có một người vợ đã biết về lai lịch của tôi nhưng đã sẵn sàng đi cùng tôi. Cô ấy và hai đứa con của chúng tôi là cái mỏ neo và niềm vui của tôi.

Làm một người cha và một người chồng có lẽ là công việc khó nhất đối với tôi. Nhưng bất chấp những thăng trầm, với tư cách là một cặp vợ chồng và và với tư cách là cha mẹ, tôi sẽ không đánh đổi cuộc sống của tôi để có được tất cả tiền bạc trên đời. Với Chúa, mỗi ngày mới là một ơn phước, bất cứ điều gì có thể mang lại..

Có thể đây không phải là cách bạn cảm thấy ngay lúc này. Có thể bạn đang gặp khó khăn hoặc cảm thấy không xứng đáng và xa cách Thiên Chúa. Nếu vậy, tôi hy vọng câu chuyện của tôi mang đến cho bạn niềm an ủi và hy vọng. Đừng bỏ cuộc! Nếu Chúa có thể yêu thương và tha thứ cho một người tội lỗi như tôi, Ngài cũng có thể làm điều tương tự cho mọi người đến với Ngài để được chữa lành và được tha thứ. Bạn chỉ cần phải xin./.