Bách bệnh sinh ra bởi khí và được chấm dứt bởi âm nhạc
An
Hòa•Thứ Hai, 17/05/2021
(Tranh minh họa qua Pinterest)
Âm nhạc là một loại giai điệu, một loại ngôn ngữ và còn được ví là một loại tâm tình. Hết thảy những sung sướng, bi ai, u buồn, hài hước hay phẫn nộ… của con người đều có thể dùng nó mà bày tỏ ra. Sức hấp dẫn mạnh mẽ của nó có thể chạm được đến tâm linh con người.
Âm nhạc có thể kích thích thần kinh con người, khiến con người bị lay động. Nó cũng được ví như là một phương thuốc rót vào tâm linh con người. Sở dĩ âm nhạc có những tác dụng ấy là bởi vì nó dùng một loại hình thức độc đáo để phản ánh bản chất của vũ trụ, phản ánh trạng thái tâm linh của con người. Nó ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác của con người một cách rộng khắp, thâm sâu và tương đối trọn vẹn.
Chính bởi vì âm nhạc có
tác dụng dưỡng sinh độc đáo, cho nên, cổ nhân dùng nó để dưỡng tâm và trị bệnh.
Chúng được gọi chung là “Liệu pháp âm nhạc”, cũng gọi là “Âm nhạc dưỡng sinh”
hoặc “Âm nhạc chữa bệnh”.
“Đồng thanh tương ứng, đồng
khí tương cầu”
Câu “Đồng thanh tương ứng,
đồng khí tương cầu” trong “Kinh Dịch” đã nói rõ về lịch sử lâu đời của âm nhạc
dưỡng sinh. Trong y học cổ đại và lịch sử đều có ghi chép rất sớm về các chuyên
gia dùng nhạc trị liệu như thế nào.
Thời Xuân Thu, các danh y
nhà Tần khi được Tấn Bình Công – vị vua thứ 30 nước Tấn – cầu đến để trị bệnh
đã trình bày và phân tích một cách sâu sắc về mối quan hệ giữa âm nhạc và sức
khỏe. Trong các phân tích của họ đều chỉ ra rằng, âm nhạc tốt có thể trị được
khỏi bệnh.
Các bậc thánh hiền cổ xưa
như Khổng Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Hàn Tử cũng đều có cách giải thích độc đáo của
bản thân về tác dụng trị bệnh của nhạc. Theo Khổng Tử, nhạc cần phải lấy lễ tiết
làm trọng.
Trang Tử khi trình bày và
phân tích về nhạc, đã nói: “Vô thính chi dĩ nhĩ, nhi thính chi dĩ tâm; vô thính
chi dĩ tâm, nhi thính chi dĩ khí”. Ý nói rằng, đừng nghe bằng tai mà nghe bằng
tâm, đừng nghe bằng tâm mà nghe bằng khí. Tuân Tử cũng đề xướng việc dùng lễ và
nhạc để trị nhân, trị quốc.
(Tranh minh họa qua
Pinterest)
Đến triều đại nhà Đường,
Tống, âm nhạc phồn vinh, thịnh vượng chưa từng có. Tác dụng dưỡng sinh và trị bệnh
của nhạc được người người biết đến. Thời này, việc ứng dụng âm nhạc vào trị bệnh
được sử dụng rộng khắp và có hiệu quả to lớn.
Thi nhân Bạch Cư Dị (772
– 846), người am hiểu sâu về nhạc, từng làm rất nhiều thơ về âm nhạc dưỡng
sinh. Trong “Hảo thính cầm”, ông viết:
Bổn tính hảo ti đồng
Tâm ky văn tức không
Nhất thanh lai nhĩ lí
Vạn sự li tâm trung
Thanh sướng kham tiêu tật
Điềm hòa hảo dưỡng mông
Vưu nghi thính ‘tam nhạc
’
An úy bạch đầu ông.
Những câu thơ này đều nhấn
mạnh công năng điều tiết lòng người của nhạc.
Văn hào Âu Dương Tu (1007
-1072) thời Bắc Tống cũng viết trong “Âu Dương văn trung công tập” rằng: Ông từng
cảm thấy rất đau buồn vì việc chính sự, khiến cho thân thể gầy yếu. Sau một thời
gian dài uống thuốc mà không có hiệu quả. Lúc ấy, bạn của Âu Dương Tu là Tôn Đạo
Tư đã dùng âm nhạc trị được bệnh này cho Âu Dương Tu. Âu Dương Tu tràn đầy cảm
xúc mà thốt lên rằng: “Dùng thuốc trị bệnh không bằng dùng âm nhạc trị bệnh”.
Đây là một ví dụ điển hình về dùng âm nhạc chữa bệnh trong lịch sử.
Trương Tử Hòa
(1151-1231), một trong những danh y nổi tiếng nhất thời nhà Kim rất giỏi về
dùng âm nhạc để chữa bệnh. Ông đề xướng việc học tập nhạc khí. Ông cũng đề cao
việc con người nên rèn luyện nhạc để làm tan biến đi nỗi thống khổ về bệnh tật
của con người.
Đến thời nhà Minh Thanh,
liệu pháp âm nhạc được tiến thêm một bước phát triển. Nhận thức và nghiên cứu
cơ chế dùng nhạc để chữa bệnh được tiến thêm một bước. Nghiên cứu dùng âm nhạc
trị bệnh của Trương Cảnh Nhạc (1563-1640)
thời Minh được xem là thâm hậu hơn cả và liệu pháp dùng âm nhạc chữa bệnh của
ông cũng đầy đủ và được sùng bái hơn.
Trong cuốn “Loại kinh phụ
dực”, Trương Cảnh Nhạc có nguyên một chương tiến hành phân tích và trình bày liệu
pháp âm nhạc, lấy tên là “Luật nguyên”. Trong phân tích ấy, ông nêu nhận định:
“Âm nhạc có thể tương thông với Trời Đất mà hợp với Thần linh.” Thời nhà
Minh, Cung Cư Trung đưa ra nhận định âm nhạc có thể bồi dưỡng tính cách con người.
Ngô Sư Cơ, danh gia thời
nhà Thanh đặc biệt coi trọng tác dụng của liệu pháp âm nhạc trong trị bệnh.
Trong cuốn “Lý luận biền văn”, ông viết: “Thất tình chi vi bệnh dã, khán hoa giải
muộn, thính khúc tiêu sầu, hữu thắng vu phục dược giả hĩ”. Nghĩa là, thất tình
(hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục) của con người có thể được giải bởi nhạc, nó có tác
dụng lớn hơn thuốc. Trong sách “Y thông kim giám” thời nhà Thanh miêu tả lại cơ
chế chữa bệnh của ngũ âm trong âm nhạc.
Học thuyết âm dương và âm
nhạc dưỡng sinh
Học thuyết âm dương là tư
tưởng triết học thời trung cổ, nó là xuyên suốt hệ thống y học. Âm dương cân bằng
là cơ sở để thể xác và tinh thần khỏe mạnh.
“Thái
bình kinh” thời Đông Hán vận dụng học thuyết âm dương để giải thích ý nghĩa dưỡng
sinh của nhạc. Nó cho rằng, quá trình phát triển của âm nhạc là thuận theo quy
luật âm dương tương sinh, động tĩnh tương ứng của vạn vật trong vũ trụ.
Về lý âm dương đối với âm
nhạc, cổ nhân giải thích rằng: Cao là dương, thấp là âm, âm điệu lớn là dương,
âm điệu nhỏ là âm, mạnh là dương, yếu là âm, cứng là dương, mềm là âm, tiếng của
kim loại là dương, tiếng của gỗ là âm…
Âm nhạc dưỡng sinh chính
là sử dụng thuộc tính âm dương để uốn nắn lại những gì bị thiên lệch, bị mất cân
bằng. Từ đó mà điều hòa âm dương, khiến cho âm dương cân bằng.
Ví như, đối với người bị
lạnh (thiếu dương) thì cần phải sử dụng cách “ôn dương tán hàn” (tăng âm, giảm
lạnh) để điều chỉnh. Đối với những người như vậy, người ta lựa chọn loại nhạc
sinh động, vui tươi, hưng phấn, cảm xúc mạnh mẽ để cho người bệnh thưởng thức…
Ngũ hành và âm nhạc dưỡng
sinh
Trong cuốn “Tố Vấn. Âm
dương ứng tượng đại luận” nhận định rằng ngũ âm trong nhạc và Trời, Đất, Thân
thể, tâm có mối quan hệ khăng khít với nhau. Người ta đem ngũ âm (năm bậc âm
giai cổ: cung, thương, giốc, chuỷ, vũ, ) phân thành ngũ hành là (mộc, hỏa, thổ,
kim và thủy). Vì thế mà ngũ âm cùng với ngũ tạng cũng là tương thông với nhau.
Học thuyết “Ngũ tạng đồng âm” chính là nói ngũ âm phù hợp tương ứng với ngũ tạng.
Cụ thể là, cung thanh nhập (đi vào) tỳ, thương âm nhập phổi, giốc thanh nhập
gan, chủy thanh nhập tim, vũ thanh nhập thận.
Thang âm ngũ cung tương ứng
với ngũ tạng.
Cung thanh được xếp hạng
thuộc loại cao, có liên hệ với thổ, và ảnh hưởng đến bộ phận tỳ. Những người
thường xuyên nghe loại nhạc lấy cung thanh làm chủ thì sẽ trở nên tốt bụng và
khoan dung.
Âm điệu của dây thương là
nặng nề, giống kim khí, không bị bẻ cong. Loại nhạc này ảnh hưởng đến phổi. Nếu
nghe thường xuyên thì người ta sẽ trở nên chính trực và thân thiện.
Âm nhạc lấy căn bản là
dây giốc thì chào mừng mùa xuân tới và đánh thức mọi đời sống trỗi dậy sảng
khoái. Loại nhạc này ảnh hưởng tới gan. Nghe nó thì người ta sẽ trở nên lương
thiện và hòa giải.
Âm nhạc với dây chủy làm
chủ là rất sôi nổi về tình cảm, giống như hỏa. Nó ảnh hưởng đến tim, khiến cho
người nghe nó trở nên rộng lượng.
Âm điệu lấy dây vũ làm chủ
là u sầu, giống như nước chảy êm đềm. Nó ảnh hưởng đến thận. Lắng nghe những âm
điệu này làm cho người ta cảm thấy đầu óc nhẹ nhàng, “buồn nhưng không đau khổ”,
“vừa ý nhưng không quá mức”.
Bởi vậy, cổ nhân căn cứ
vào từng loại chứng bệnh, căn cứ vào học thuyết ngũ hành mà lựa chọn loại âm nhạc
thích hợp để đạt được hiệu quả dưỡng sinh tốt nhất.
Thất tình và âm nhạc dưỡng
sinh
Trong “Tố Vấn. Âm
dương ứng tượng đại luận” viết: “Con người có ngũ tạng, tương ứng sinh ra ngũ
khí là hỷ, giận, bi, ưu, sợ”.
Trong đó cũng viết: “Bách
bệnh sinh vu khí, nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí tiêu, khủng tắc
khí hạ, kinh tắc khí loạn, tư tắc khí kết”. Nghĩa là bách bệnh của con người đều
sinh ra bởi khí, phẫn nộ thì khí mạnh, vui thì khí chậm, đau buồn thì khí tiêu
tan, sợ thì khí hạ thấp, kinh hãi thì khí loạn. “Hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng,
kinh” được coi là thất tình của con người. Âm nhạc thích hợp có thể dung hợp và
làm biến đổi trạng thái tinh thần của con người.
Danh y Trương Tử Hòa, thời
nhà Kim từng có rất nhiều kiến giải, như: “Lấy bi trị nộ”, tức là khi người ta
phẫn nộ, có thể nghe loại nhạc có hàm chứa cảm xúc, thương tiếc, xót xa để chế
ngự. “Lấy hỷ trị bi”, tức là dùng nhạc vui vẻ, hài hước để xua tan tâm trạng bi
thương. “Lấy khủng trị hỷ“, tức là dùng nhạc mang tính răn đe để khắc chế sự
vui mừng quá mức của con người…
Cổ ngữ có câu: “Bách bệnh
sinh vu khí nhi chỉ vu âm”, ý là bách bệnh của con người sinh ra bởi sự mất cân
bằng về khí và được chấm dứt nhờ âm nhạc. Câu nói ngắn gọn này đã nói hết tác dụng
to lớn của âm nhạc trong việc trị bệnh con người. Các cổ nhân đều dùng phương
pháp này để tiêu trừ bệnh tật của mình.
Ngày nay, liệu pháp âm nhạc
không chỉ được dùng trong các lĩnh vực truyền thống, như để giảm bớt áp lực
tinh thần, chống lại sự lo âu muộn phiền, trị mất ngủ… Mà âm nhạc còn được kết
hợp với quang điện, châm cứu, xoa bóp để trị các chứng bệnh nặng khác.
Đối với sức khỏe con người
hiện đại ngày nay mà nói, bệnh tật là có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm khởi
phát. Có thể hiểu biết, lựa chọn loại nhạc “thanh tao, đức độ” để điều tiết cảm
xúc là một lựa chọn thông minh trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia
đình.
An Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét