Cổ nhân dùng người:
Không vì lỗi lầm nhỏ mà phủ nhận họ
An Hòa•Thứ Hai, 26/04/2021
(Ảnh
minh họa qua Pinterest)
Cổ nhân đối với việc dùng
người hay trong đối nhân xử thế đều nhấn mạnh đạo lý “Vật dĩ tiểu ác khí nhân đại
mĩ”, tức là đừng vì cái xấu, cái sai lầm nhỏ của người khác mà phủ nhận hết cái
tốt đẹp lớn lao hay thành quả mà họ có được trong đời.
Trong “Tư trị thông giám”
có ghi câu chuyện Tử Tư tiến cử Cẩu Biến với quốc quân nước Vệ như sau.
Tử Tư muốn tiến cử Cẩu Biến
với quốc quân nước Vệ nên nói với quốc quân nước Vệ rằng: “Tài năng của ông ta
có thể thống lĩnh cả trăm chiến xa”.
Quốc quân nước Vệ nghe
xong, đáp rằng: “Ta biết ông ta là người có tài. Nhưng lúc Cẩu Biến làm quan có
lần thu thuế đã ăn hai quả trứng của dân cho nên ta không dùng ông ta nữa.”
Tử Tư nói: “Thánh nhân chọn
người làm quan giống như thợ mộc dùng gỗ, lấy cái sở trường, bỏ đi sở đoản, cho
nên một thân cây hai người ôm mà chỉ có mấy thước mục nát, người thợ cao minh sẽ
không vứt bỏ nó. Hiện giờ quốc quân ngài đang ở vào thế Chiến quốc phân tranh,
đang muốn thu nạp nhân tài lại chỉ vì hai quả trứng mà bỏ rơi một vị tướng có
thể trấn thủ một thành.”
Vệ Hầu nghe xong, bái tạ
nhận lỗi.
Thời cổ đại, quốc quân chọn
lựa nhân tài đều hy vọng chọn được người tài đức vẹn toàn. Cho nên những người
có thanh danh không tốt, có chút vết nhơ thì thường sẽ bị mất cơ hội làm quan,
cho dù họ có tài năng hơn người. Thông thường đều là như vậy. Cẩu Biến khi làm
quan vì ăn hai quả trứng của dân mà có thể mất đi cơ hội làm tướng quân. Nhưng
Tử Tư lại dùng đạo lý “Vật dĩ tiểu ác khí nhân đại mĩ” để khuyên nhủ Vệ Hầu đừng
vì cái xấu, cái lỗi nhỏ của người khác mà phủ nhận cái tốt đẹp lớn lao của họ.
Nhờ vậy mà Cẩu Biến mới có thể được lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có
may mắn như vậy. Cho nên giữ gìn đức hạnh, thanh danh của bản thân vẫn là điều
vô cùng quan trọng.
Trong “Tả Truyện” cũng
chép một điển cố về Tần Mục Công dùng người. Thời kỳ Xuân Thu, nước Trịnh có
người muốn bán nước bèn sang nói với Tần Mục Công nên tập kích nước Trịnh đang
sơ hở phòng bị. Dù Đại phu Kiển Thúc can ngăn nhưng Tần Mục Công không nghe
theo, quyết điều quân đánh chiếm nước Trịnh và đánh luôn nước Tấn đang có tang.
Năm 627, ba tướng lớn của Tần là Mạnh Minh, Tây Khất Thuật và Bạch Ất Bính theo
lệnh Tần Mục Công dẫn quân thảo phạt nước Trịnh. Đến đất Hoạt, nhà buôn nước Trịnh
là Huyền Cao thấy quân Tần tập kích nước mình, vội mang 20 con trâu dâng cho
quân Tần, giả là vâng mệnh Trịnh Văn Công đến và phao tin nước Trịnh đã phòng bị
rồi.
Ba tướng Tần nghe thấy
báo nước Trịnh đã phòng thủ bèn không đánh Trịnh nữa mà diệt ấp Hoạt là chỗ
biên cương nước Tấn. Nhưng sau đó quân Tần bị quân Tấn đánh lén thành công,
toàn quân bị chết, ba vị tướng cũng bị bắt sống. Tấn Tương Công vốn định giết
chết ba người này nhưng mẹ của ông cho rằng giết họ như thế là bất nhân nên đã
thả ba vị tướng này về.
Khi ba tướng Tần trở về đất
nước, Tần Mục Công mặc tang phục ra nghênh đón. Ba người họ quỳ sụp xuống đất,
xin được chịu tội theo quân pháp. Nhưng Tần Mục Công vội vàng đỡ họ dậy và nói:
“Ta không nghe lời khuyên của Kiển Thúc, khiến các tướng bị đánh bại, phải chịu
ô nhục, trách nhiệm chuyện này do ta gánh vác. Sao có thể oán trách các tướng
được? Hơn nữa, trước đây các tướng đã lập được không ít chiến công, ta tuyệt đối
không thể bởi vì các tướng nhất thời sai lầm mà có thể mạt sát những công trạng
trong quá khứ được.”
Ba vị tướng nghe xong cảm
động, càng trung thành với Tần Mục Công. Tần Mục Công cũng vẫn tiếp tục trọng dụng
họ như trước. Không lâu sau, khi đã trải qua sự chuẩn bị chu đáo, Tần Mục Công
lại sai họ mang quân đánh nước Tấn. Cuối cùng quân Tần đã đánh bại đội quân nước
Tấn.
Đứng trước ba vị tướng bại
trận, Tần Mục Công nhìn vào chính là bản lĩnh cầm quân của họ. Hơn nữa, ông còn
nhìn ra ngọn nguồn của sự thất bại là do quyết sách sai lầm của bản thân mình.
Câu chuyện xưa nói cho
chúng ta biết rằng “nhân vô thập toàn”, không có ai là hoàn hảo, hoàn mỹ. Bởi vậy,
khi chọn dùng người cần hiểu được khuyết điểm và ưu điểm của họ.
An Hòa biên tập
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét