6 kiểu hành xử khiến trẻ tổn thương nhất
Thứ
sáu, 30/4/2021
Bị so sánh với bạn bè là nỗi đau thầm kín của nhiều trẻ. Ảnh: Shutterstock
Con trẻ dù vô tư nhưng lại
dễ tổn thương tâm lý bởi những hành xử không đúng của cha mẹ. Vì vậy hãy tránh
6 cách cư xử dưới đây.
1. So sánh
Bị so sánh với bạn bè,
anh chị em là nỗi đau thầm kín của nhiều trẻ. Dù bị đem ra "cân đong đo đếm"
với ai, so sánh sẽ khiến trẻ cảm thấy tổn thương lòng tự trọng và tự nhận bản
thân kém cỏi.
Nhà tâm lý học người Áo
Alfred Adler từng nói, so sánh sẽ làm trẻ mất tự tin và làm tổn thương nặng nề
trái tim chúng. Phụ huynh nên tìm điểm mạnh của con cái để trẻ tự khám phá tiềm
năng của chính mình.
"Thời kỳ nở hoa của mỗi đứa trẻ là khác nhau. Cần tập trung vào sự độc đáo và điểm sáng của trẻ. Chỉ khi không so sánh, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái mới hài hòa", Alfred Adler nói.
2. Phủ nhận cảm xúc của trẻ
Nhà tâm lý học người Mỹ
Daniel Goleman nói: "Cuộc sống gia đình là trường học đầu tiên của mỗi người
để học về cảm xúc. Dạy trẻ cách thể hiện và cải thiện khả năng cảm xúc là những
khóa học bắt buộc đối với các bậc cha mẹ."
Cảm xúc của trẻ thực sự
không đoán trước được. Trong mắt người lớn, những điều nhỏ nhặt lại trở thành
những thứ lớn lao với trẻ. Một số cha mẹ sẽ tỏ thái độ thờ ơ khi thấy con mình
quấy khóc, mất bình tĩnh. Đối xử lạnh nhạt thực sự sẽ làm tổn thương trái tim
trẻ rất nhiều.
Nhiều trẻ không thể quản
lý tốt cảm xúc của mình, dễ bị xúc động và không ai chỉ bảo cách giải tỏa. Vì vậy,
bài học về cảm xúc không thể bỏ qua.
3. Nói dối
Không giữ lời hứa hay nói
dối là một trong những hành vi của cha mẹ làm tổn thương con cái. Nếu cha mẹ
không tôn trọng những gì họ đã nói, rất dễ khiến con cái mất niềm tin vào người
khác, đồng thời khó chịu khi bị lừa dối.
Một nghiên cứu trước đây
trên tạp chí "Tâm lý học trẻ em thực nghiệm" của Mỹ đã tiến hành khảo
sát với 379 người trưởng thành kết luận: "Những đứa trẻ bị cha mẹ lừa dối
nhiều lần khi còn nhỏ có xu hướng nói dối cha mẹ khi lớn lên. Chúng có thể gặp
phải các vấn đề về điều chỉnh tâm lý và xã hội".
Có một cô bé không thích
làm bài tập về nhà. Cô giáo hỏi mới biết, mẹ bé luôn nói sẽ để con nghỉ ngơi
sau khi làm xong bài tập nhưng lại mang nhiều bài tập khác bắt con hoàn thành.
Người mẹ đã hứa với trẻ nhưng không thực hiện, điều này khiến đứa trẻ chán làm
bài tập về nhà.
Sự tin tưởng là nền tảng
của mối quan hệ giữa các cá nhân và nó cũng là sợi dây bền chặt nhất để duy trì
tình cảm cha mẹ-con cái. Niềm tin giống như một sợi tóc, một khi bị đứt, rất
khó để kết nối lại. Muốn con cái trở thành người trung thực, đáng tin cậy thì
cha mẹ phải làm gương, đặc biệt không được thất hứa.
4. Đặt điều kiện để trẻ
được yêu thương
Nhiều đứa trẻ phải ngoan
ngoãn, nghe lời và đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ thì chúng mới được yêu
thương.
Nhà triết học Ấn Độ Jiddu
Krishnamurti nói: "Tình yêu của nhiều người kiểu như nếu thuộc về tôi, tôi
sẽ yêu bạn. Một khi không đáp ứng được nhu cầu của tôi, tôi không yêu bạn nữa".
Tình yêu đích thực dành
cho con cái phải như chúng vốn có chứ không phải như bố mẹ mong muốn. Khi người
lớn bỏ đi định kiến và những kỳ vọng không thực tế, cho trẻ em không gian và sự
tự do để phát triển, tiềm năng của trẻ sẽ được kích thích.
5. Nghi ngờ khả năng của trẻ
Không gì có thể làm tổn
thương trẻ hơn là sự phủ nhận và nghi ngờ của cha mẹ.
Một cô gái từng kể, khi
còn nhỏ cô không hứng thú với các con số, làm các bài toán và số học luôn chậm
hơn các bạn cùng lớp. Tuy nhiên kết quả cuối cùng luôn đạt độ chính xác cao.
Khi người mẹ dạy kèm bài tập về nhà, thấy con tính toán chậm, bà liên tục nói về
bộ não ngu ngốc và sự chậm chạp của con gái. Dù đạt điểm cao, nhưng người mẹ lại
nghi ngờ: "Điểm toán đó mẹ không tin được". Theo thời gian, cô gái trở
nên chán ghét môn Toán. Chỉ cần nhìn thấy những con số, cô sẽ nghĩ đến những lời
nói của mẹ khiến lòng tự trọng bị tổn thương.
Khi giáo dục con cái, cha
mẹ cần quan tâm, điều tiết lời nói và việc làm của mình. Trước khi nói, suy
nghĩ xem lời nói đó có ảnh hưởng xấu đến trẻ hay không? Cha mẹ đừng coi thường
lời nói của mình, bởi rất có thể nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của con cái.
6. Làm cho
trẻ cảm thấy mang ơn cha mẹ quá nhiều
Để trẻ cảm thấy bản thân
nợ cha mẹ quá nhiều sẽ khiến chúng sống với mặc cảm tội lỗi. Đó là cực hình lâu
dài đối với trẻ nhỏ.
Nhiều cha mẹ có câu cửa
miệng: "Bố mẹ đang làm việc cực khổ vì ai?"; "Nếu không có bố/mẹ,
sẽ chẳng thể có con"; "Con xứng đáng với bố mẹ không?". Những lời
nói cay đắng này, khiến trẻ không thở được.
Có một từ trong tâm lý học
gọi là "Hiệu ứng gió phía nam", nói về gió bắc và gió nam xem ai có
thể cởi áo khoác của người đi bộ. Gió bắc thổi một cơn gió lạnh và kết quả khiến
người đi bộ quấn chặt áo hơn vì sợ lạnh. Gió nam thổi một làn gió nhẹ, người đi
bộ cảm thấy ấm áp, sau đó mở nút và cởi áo khoác ra. Điều này cũng giống với việc
giáo dục trẻ em. Cha mẹ tốt nhất không bao giờ làm cho trẻ cảm thấy sợ hãi. Sự ấm
áp trong lời nói, đó là món quà tốt nhất cha mẹ tặng cho con cái để trưởng
thành.
Vy Trang (Theo sohu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét