Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

Để cho Chúa yêu thương và tha thứ cho chúng ta

 

Để  cho  Chúa  yêu  thương  và  tha  thứ  cho  chúng  ta

The Word Among Us – Lại Thế Lãng dịch- Sat, 12/06/2021

Những hình ảnh gì xuất hiện trong đầu khi bạn nghe đến từ “từ bỏ”? Chúng ta thường liên tưởng nó với sự kết thúc của một cuộc chiến, khi một bên buông súng, vẫy cờ trắng và nhượng bộ đối thủ của mình. Nếu chúng ta là những người từ bỏ, chúng ta liên kết nó với việc thua cuộc trước kẻ thù.

Nhưng trong đời sống thiêng liêng, từ bỏ Thiên Chúa không có nghĩa là bỏ cuộc hay bị đánh bại bởi kẻ thù. Nó có nghĩa là bước đi trên con đường thánh thiện, dâng lên Ngài những niềm vui, niềm hy vọng, nỗi buồn của chúng ta, và cả những thập giá của chúng ta. Nó có nghĩa là lắng nghe lời mời gọi của Ngài, theo ý Ngài cho cuộc sống của chúng ta và dựa trên ân sủng của Ngài để làm việc đó. Cuối cùng, nó có nghĩa là làm những gì Chúa Giêsu đã làm: đặt bản thân chúng ta trong bàn tay của Chúa Cha yêu thương và tin tưởng rằng Ngài biết điều gì là tốt nhất cho chúng ta và sẽ luôn quan tâm đến chúng ta.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về tầm quan trọng của việc từ bỏ cho tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.

Phần quan trọng nhất để học cách từ bỏ là hiểu được Thiên Chúa là ai. Chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ Ngài như là kẻ thù hay là đối thủ. Ngài là Cha của chúng ta ở trên trời. Ngài ở bên chúng ta và yêu thương chúng ta từ trước đến nay. Ngài xót thương chúng ta đến nỗi sai Con Ngài đến thế gian để cứu chúng ta. Chúng ta cần phải tin những lẽ thật này bởi vì chúng ta phải tin tưởng sau sắc rằng mỗi khi chúng ta dâng mình cho Chúa, Ngài sẽ cho chúng ta cảm nghiệm sâu sắc hơn về tình yêu của Ngài. Nhiều câu chuyện trong Phúc Âm làm cho điều này rất rõ ràng.

Từ bỏ cho lòng thương xót Chúa. Những người thu thuế trong thời kỳ Chúa Giêsu thường là đối tượng của sự căm ghét và khinh bỉ, bởi vì nhiều người trong số họ thực chất là những kẻ phản bội và trộm cắp. Họ thu tiền từ những người nghẻo cố gắng để đạt yêu cầu của những người La Mã áp bức, và họ giữ lại đủ cho mình để có được cuộc sống xa hoa.

Gia-kêu, người thu thuế trưởng ở Jerico, có thể phù hợp với cả hai mô tả. Nhưng khi ông ta nghe Chúa Giêsu đi ngang qua thị trấn, ông háo hức muốn gặp Ngài nên đã trèo lên cây để nhìn rõ hơn. Gia-kêu có lẽ không bao giờ ngờ Chúa Giêsu để ý đến ông, gọi tên ông và mời ông đến ăn tối (lc 19: 5). Nhưng đó chính xác là những gì Ngài đã làm và nó đã thay đổi tâm hồn Gia-kêu.  Gia-kêu biết ông là người tội lỗi, nhưng điều đó không ngăn ông từ bỏ trước lòng thương xót Chúa Giêsu đang ban cho ông. Ông không những đón Chúa Giêsu về nhà, nhưng còn đề nghị chia một nửa tài sản của ông cho người nghèo và hứa trả lại gấp bốn lần cho những ai đã bị lừa dối (19: 8).

Một người thu thuế khác là tông đồ Mát-thêu. Mát-thêu biết Chúa Giêsu là một người thánh thiện. Ông có lẽ đã nghĩ rằng Chúa Giêsu không bao giờ quan tâm đến ông. Nhưng Chúa Giêsu đã chứng minh rằng ông sai. Một hôm, Mát-thêu đang ngồi ở trạm thu thuế, Chúa Giêsu đến và nói “Theo Ta” (Lc 5: 27). Cảm động bởi lời mời gọi của Chúa Giêsu, Mát-thêu bỏ lại tất cả “đứng dậy đi theo Người” (Lc 5: 27). Khi làm như vậy, Mát-thêu không những từ bỏ trước lòng thương xót của Thiên Chúa, nhưng ông còn từ bỏ sinh lế và cách sống của ông.

Đối với cả hai người thu thuế này, lời mời gọi yêu thương của Chúa Giêsu đã thúc đẩy họ ăn năn tội lỗi và từ bỏ trước lòng thương xót của Ngài. Điều này thật không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với chúng ta. Hổ thẹn và tội lỗi trong quá khứ, hay là một cảm giác tự mãn, kiêu căng có thể ngăn chúng ta đến với Chúa, chứ đừng nói đến việc chấp nhận lòng thương xót của Ngài. Nhưng đòi hỏi của Thiên Chúa là chúng ta từ bỏ theo dường lối của Ngài, không phải của chúng ta. Đường lối của Ngài là đường lối của yêu thương và lòng thương xót. Chúng ta có thể thấy khó khăn để tha thứ cho người khác hay thậm chí cho chính chúng ta. Nhưng Thiên Chúa không giống chúng ta, Ngài khao khát tha thứ và đón nhận chúng ta, giống như Ngài đã đón nhận Gia-kêu và Mát-thêu.

Từ bỏ cho tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta hãy xem một câu chuyện Phúc Âm quen thuộc khác kể về một người người thanh niên giầu có (Mc 10: 17- 22). Không giống với Mát-thêu và Gia-kêu, người thanh niên này không cần lời mời gọi của Chúa. Tự mình đến gặp Chúa Giêsu và hỏi Ngài phải làm gì để được sống đời đời. Người thanh niên này đã tuân theo những giới răn, vì vậy Chúa Giêsu “đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: ‘Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.’” (10: 21)

Người đàn ông phải quyết định xem có nên từ bỏ tài sản rất nhiều của mình và gia nhập nhóm các môn đệ nghèo nàn của Chúa Giê-su hay không. Nhưng điều quan trọng hơn anh ta phải quyết định có từ bỏ cho tình yêu của Chúa Giêsu hay không. Anh ấy buồn rầu khi nhận ra mình chưa sẵn sàng cho một cuộc từ bỏ như vậy và anh ấy bỏ đi.

Câu chuyện này có thể kết thúc theo cách khác nếu người thanh niên giầu có để cho cái nhìn yêu thương của Chúa Giêsu ngự trị tâm hồn anh ta. Nó sẽ làm tan biến sự phản đối của anh ta và có thể cho anh ta thêm can đảm để thực hiện bước kế tiếp. Nó có thể giúp anh tin tưởng rằng sống trong tình yêu vô điều kiện và vĩnh cửu của Thiên Chúa là đáng giá hơn tất cả tài sản của anh ta.

Về phần chúng ta, chúng ta biết rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Vậy thì điều gì đã ngăn cản chúng ta dâng tâm hồn của chúng ta cho Ngài trong việc từ bỏ? Có thể chúng ta còn nghi ngờ về việc Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô điều kiện. Có thể chúng ta sợ rằng nếu chúng ta từ bỏ trước Ngài, Ngài sẽ phát hiện ra sự thực về chúng ta và từ chối chúng ta. Nhưng nếu chúng ta không từ bỏ, chúng ta sẽ không để cho Chúa cơ hội cho chúng ta thấy những gì Ngài khao khát để chứng tỏ cho người thanh niên giầu có thấy rằng Ngài luôn mở rộng vòng tay chào đón bất cứ ai đến với Ngài.

Hoặc là có thể một lần nữa như người thanh niên giầu có, chúng ta sợ hãi những thay đổi chúng ta có thể phải thực hiện nếu chúng ta dâng mình cho Chúa. Ngài có thể yêu cầu chúng ta điều gì khác nếu chúng ta quyết định đi theo Ngài? Nhưng nếu chúng ta từ bỏ đối với Ngài, Ngài sẽ ban cho chúng ta tất cả những ân sủng chúng ta cần cho bất cứ điều gì nằm trong tương lai của chúng ta.

Thực hiện bước đầu tiên đó. Bước đầu tiên của việc từ bỏ thường có thể là khó khăn nhất. Một người đàn ông ở trong tù đã từ bỏ đức tin nhiều năm trước. Nhưng khi anh ta tham gia vào một lớp học hỏi Kinh Thánh, anh ta bắt đầu hỏi một câu hỏi quan trọng: “Nếu Thiên Chúa có thể tha thứ cho tôi, tại sao tôi lại không thể tha thứ cho chính mình? Nếu tôi đủ tốt đối với Chúa, tại sao tôi lại nghĩ tôi không đủ tốt với chính mình?”. Điều này trở thành “một bước ngoặt” trong cuộc sống của anh ta như về  sau anh ta đã cho biết. Cuối cùng anh ta đã có thể trút bỏ cơn giận và nỗi đau và từ bỏ trước lòng thương xót mà Chúa luôn muốn ban cho anh ta.

Từ bỏ cho tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là điều chúng ta chỉ làm một lần trong đời. Nó có thể bắt đầu bằng một bước ngoặt lớn như đã xẩy ra đối với người tù này, nhưng đó là điều chúng ta nên làm mỗi ngày. Mỗi lần chúng ta đến với Chúa trong cầu nguyện, chúng ta cần phải tập trung vào bản thân kể ra những cảm giác không xứng đáng và thiếu tự tin, và hãy để Thiên Chúa yêu thương chúng ta.

Vì vậy mỗi ngày hãy dâng mình cho Chúa. Dâng lên Ngài những niềm vui và ân phúc của bạn. Dâng lên Ngài tội lỗi của bạn, những thập giá của bạn, những mối quan hệ khó khăn. Dâng lên Ngài tất cả những gì trong tâm hồn bạn. Đừng để cho sư hổ thẹn hoạc cảm giác tội lỗi kìm hãm bạn đến với Ngài. Hãy nói với Ngài “Lậy Cha, con tin tưởng Cha là một Thiên Chúa của tình yêu và lòng thương xót. Dầu con không xứng đáng, con biết rằng Ngài đã ban Con Một Ngài cho con để con có thể được giải thoát. Vì vậy con từ bỏ cho tình yêu của Ngài đã chữa lành cho con, và con từ bỏ cho lòng thương xót của Ngài đã tha thứ cho con. Lậy Chúa, con xin dâng cuộc đời con cho Ngài”

Khi bạn tiếp tục từ bỏ cho tình yêu và lòng thương xót của Ngài, Thiên Chúa sẽ yêu cầu bạn thực hiện bước kế tiếp. Ngài sẽ yêu cầu bạn đi theo Ngài và làm công việc của Ngài trên thế gian./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét