Mon, 12/09/2022 - Lm
Hương Quất
BÀ TRẺ VÀ ĐÈN TRUNG THU
Mỗi mùa Trung Thu, bọn
nhóc tớ lại rộn vui chuẩn bị Đèn rước nhiều tuần trước Trăng Rằm, Rước Đèn trước
và sau cả tuần Trung thu.
Hồi đó, những thập niên
sau ‘giải phóng’ (1975) tối mò (thường xuyên cúp điện) nhưng lại hay vì giúp
cho Chị Hằng nổi bật hơn, quan trọng hơn, mùa Trung Thu hội vui rước đèn dưới
ánh Trăng sáng vằn vặn nhiều ngày hơn.
Hồi đó đèn rước đúng chuẩn
là đèn lồng kiếng, hoặc đèn giấy với ánh nến lung linh (ngày nay toàn đen điện
trung Quốc, giảm hẳn hưng khí Trung Thu- Tết nhi đồng)
(Không chỉ rước đèn, tụi
con trai (trong đó có tớ) còn…mất nết: hay đi thổi tắt đèn, làm các Bạn nhỏ
khác la mắng, khóc thét… (được thế mới thích. Tệ thế!).
Mỗi mùa Trung Thu. Do nhà
nghèo lại ngại xin xỏ, tớ tự làm đèn chơi… Có lần tớ bỏ cả tháng để làm đèn ‘y
đúc’ mô hình Nhà Thờ xứ Đạo, đốt nhiều chục cây nến. Do cấu trúc Nhà Thờ nhiều
phần li ti, để kịp tớ con cậy ‘thằng’ bạn thân xuống làm giúp… Có năm tớ làm mô
hình xe hơi, đốt nhiều cây nến, kéo xe rước đèn… (Tiếc, thời ấy chụp hình không
dễ dàng phổ biến như bây giờ nên hình ảnh đèn ‘ấn tượng’ ấy chỉ lưu trong ký ức.
Thời đó muốn chụp hình kỷ niệm phải kêu thợ, quan trọng là… tốn tiền),
Thời nít hơn, đèn rước
làm đơn giản hơn, chỉ là ống lon sữa bò đốt dầu (đục lỗ nhỏ, nhét đầu ban xe đạp,
gắn liền với ông bơ sơn chứa dầu hôi); giản lược hơn, tìm hộp giấy vuông, cắt một
lỗ hổng lớn dán giấy bóng kiếng mầu, hơ chảy chân nến cắm trực tiếp nền giấy
bìa cứng (nến cháy gần hết, thổi gắn chồng nến khác. Loại đèn này nếu mải chơi,
vô ý để nến cháy hết cây có khi cháy cả đèn). Tớ hay chơi đèn ống lon. Đèn này
có cái lợi, tụi ‘phá đám’ tránh thổi đèn (cạo các mụn hóng đen để sẵn, do phía
sau là đít ông sữa bò, kín mít, nếu thổi vào
bụi bẩn hóng đen sẽ dội ngược mặt người thổi, ha... ha... ha, đáng đời).
Bà Trẻ có lẽ thấy tớ
không có đèn lồng đẹp rước, cứ đèn tự chế, nên có năm Bà dẫn ra nhà bà Khiêm
mua cho tớ đèn xếp giấy (đèn rất tiện lợi, hết mùa Trung thu xếp cất đi, năm
sau vẫn nguyên mới, chơi tiếp… Tính ra ‘thằng bé’ tớ cũng rước đèn mấy mùa
Trung thu).
Nói về Bà Trẻ…
Bà Trẻ tốt bụng nhưng thuộc
hàng ‘mồm to’ nhất làng, lại trực tính, ruột để ngoài ra… nên không lạ gì thấy
Bà hay ‘chửi mắng’ con cháu. Nhiều người trong làng ngại đụng Bà cũng có lý!
Bà lại hay ăn trầu, lâu
lâu lại …xọet nhổ (kinh !)… Luôn miệng nhóm nhém nhai trầu nên miệng đỏ như
luôn có máu tươi (thấy thế nhiều tụi nhóc có lẽ sợ Bà… Tớ không sợ, bởi tớ có
‘chiêu’, gặp Bà xa xa đã nhanh miệng to chào: Cháu chào Bà trẻ! Bà hay đáp lại:
cháu Tr đấy à!... Có lẽ Bà thương ‘thằng bé’ là tớ, có lẽ cũng nhờ tính ‘mau miệng’,
bằng chứng mua đèn Trung Thu cho tớ đấy)
Bà Trẻ nếu tính họ riêng,
vai em Bố tớ, nhưng do lấy chồng vai trên Bố nên được ngồi…mâm trên: Anh chị em
tớ gọi là bà Trẻ. Con bà trẻ tớ gọi chú xưng cháu. (Trong khi đó, các Em ruột
Bà Trẻ vẫn vai em Bố, tớ gọi Chú, Cô. Con cái của Cô- Chú này gọi Bố tớ là bác,
gọi tớ anh xưng em…
Nói tới đây, tớ nể Cô C.
em ruột Bà Trẻ, tốt bụng nhưng giống Chị ở cái ‘miệng to’. Cô C. rất lưu ý tôn
ti trật tự họ hàng. Có lần đứa con trai lớn tuổi gọi tớ là ‘em’, Cô nghe thấy
lôi ra chửi cho một trận, bảo tớ con nhà bác G. tuy bé nhưng ‘mày’ phải gọi anh
xưng em. Các con Cô, nhất là con gái, nhiều người đã lên chức bà, gặp tớ vẫn gọi
‘anh- em’ nhiều lúc muốn… độn thổ (ngại!)
Giật mình!
Thế hệ Bà Trẻ- bà Cô cùng
với thế hệ Bố Mẹ tớ thuộc thế hệ di cư-1954 giờ chẳng còn mấy ai. Hàng cây Cổ
thụ này, ở Xóm Đạo có lẽ chỉ còn sống đếm chưa hết ngón tay (!).
Tớ thầm cầu nguyện cho
tiên nhân gắn liền với nhiều kỷ niệm tuổi thơ!
Lm. Đaminh hương Quất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét