Trái tim đồng cảm
9/12/2022
13.9 Thánh Gioan
Chrysostom, Gmtsht (1 Cr 12:12-14,27-31; Tv 100:1-2,3,4,5; Lc 7:11-17)
Lc_7_11-17.jpeg
Thánh Gioan Kim Khẩu sinh
tại Antioch nước Syria, năm 347, cha Ngài là một sĩ quan quân đội, đã qua đời
ít lâu sau khi Ngài sinh ra.
Mẹ Ngài goá bụa vào tuổi
đôi mươi đã từ khước tái hôn để dành trọn tình mẫu tử vào việc giáo dục con
cái. Vì vậy thánh nhân liên tiếp được hướng dẫn sống đời cầu nguyện thinh lặng.
Gioan còn được mẹ ký thác
cho Libaniô, nhà hùng biện thời đó, dạy cho thuật ăn nói. Thánh nhân nhanh
chóng bắt kịp rồi qua mặt thầy về khoa này. Một ngày kia, khi đọc bài tập của
Gioan, Libanio đã phải thốt lên
“Phúc cho những hoàng đế
nào được tán tụng như vậy”.Hai mươi tuổi, Gioan đã biện hộ trứơc tòa án với một
tài năng đặc biệt khiến nhiều người thán phục. Gioan một thời gian đã để mình bị
lôi cuốn theo nhiệt tình của dân chúng. Nhưng rồi Ngài đã sớm nhận ra mối nguy
của danh vọng và dứt khoát giã từ pháp đình để tự hiến cho Thiên Chúa. Sau khi
học thánh kinh, Ngài theo thánh Meletô (+381). Giám mục Antioch, là đấng đã dạy
dỗ, rửa tội và phong cho Ngài tác vụ đọc sách.
Năm 374, thánh Gioan ẩn
mình trong miền núi Syria, thụ giáo với tư sĩ thánh thiện trong 4 năm. Sau đó
Ngài ẩn mình trong một hang đá hai năm để cầu nguyện và học hỏi Kinh thánh. Ngã
bệnh vì cuộc sống quá khắc khổ, Ngài trở lại Antioch và được thánh Melatiô
phong chức phó tế năm 318. Năm 386, Ngài thụ phong linh mục và bắt đầu giảng dạy,
một phận vụ lúc ấy chỉ do các giám mục phụ trách. Suốt 38 năm, tài lợi khẩu của
Ngài thật đăc biệt có sức lôi cuốn cả dân thành Antioch.
Ngày 26 tháng 2 năm 398,
thánh Gioan được tấn phong giám mục thành Constantinople. Ngài mau mắn sửa đổi
lại tòa giám mục. Bán của cải, Ngài phân phát cho người nghèo khó và xây dựng một
nhà thương, Ngài lo lắng nhổ tận gốc rễ những lạm dụng trong giáo đoàn. Với tất
cả sự hùng biện, Ngài công kích những vô kỷ luật xa hoa, ngay tại triều đình.
Bà vận động chống lại thánh nhân.
Ngài nói: “Hãy nói với
Hoàng Hậu rằng: Gioan Kim Khẩu chỉ sợ có một điều, không phải lưu đày tù tội,
cũng không phải nghèo túng và phải chết đi nữa, mà chỉ sợ phạm tội thôi”.
Và Ngài đã bị lưu đày nơi
Cucuusus ở Armenia. Đức giám mục tại đó tiếp đón Ngài nồng hậu. Đức giáo hoàng
Innocentê I, gởi đặc sứ tới Constantinople triệu tập một công đồng để dàn xếp nội
vụ. Nhưng các thành viên bị tống giam và thánh Gioan Kim Khẩu còn bị lưu đầy đi
xa hơn nữa. Lúc ấy Ngài đã già nua. Cuối cùng Ngài bị bất tỉnh và được đưa vào
nguyện đường thánh Basiliô gần miền Cappadocia.
Nơi đây sau khi chịu các
phép bí tích cuối cùng.
Ngài qua đời ngày 14
tháng 9 năm 407. Năm 438 xác thánh nhân được long trọng rước về Constantinople.
Vị tân hoàng đế và em gái ông đã hối hận vì tội lỗi của cha mẹ họ.
Kim Khẩu có nghĩa là miệng
vàng. Tài lợi khẩu và việc rao giảng đã khiến cho thánh nhân xứng đáng mang
danh hiệu này. Tên Ngài cũng dính liền với phụng vụ thánh Gioan Kim Khẩu, thịnh
hành ở Đông phương.
Tuy nhiên thánh nhân nổi
tiếng vì chính con người của Ngài hơn là tài giảng thuyết. Ngài là một khuôn mặt
có ảnh hưởng lớn lao và sống động thời đó. Qua các bài giảng của Ngài, chúng ta
thấy phản ảnh một con người nhẫn nại và đầy sức sống. Qua các tác phẩm và nhất
là qua các thư từ của Ngài, ngày nay chúng ta có được cảm giác sống động thế
nào là một con người đầy nhân bản.
Sau bài diễn từ “trong đồng
bằng”, Chúa Giêsu đi vào Capharnaum. Tại đây Người chữa lành một người nô lệ sắp
chết (Lc 7,1-1 Do đó, ta có thể thấy có một sự tiến triển từ truyện ấy đến truyện
đọc hôm nay: ở Lc 7,1-10, ta ghi nhận là tại Capharnaum, Chúa Giêsu chữa lành một
người nô lệ “gần chết”; ở Lc 7,11-17, tại Nain, Chúa Giêsu cho một thanh niên,
con một bà góa, đã chết, được “trỗi dậy”
Chúa Giêsu nói lên ý thức
về nỗi phiền muộn của người phụ nữ: “Bà đừng khóc nữa!” (câu 13), và về tuổi
tác của người chết: một người thanh niên (câu 14)! Đặc biệt lời Người nói có sức
mạnh vô song, bởi vì tức khắc điều Người truyền đã xảy ra: từ lời quyền năng của
Người trào vọt ra mọi thay đổi tiếp đó. Ta ghi các lời nói tuôn trào từ lời của
Chúa Giêsu: “Chúa Giêsu nói: Hãy trỗi dậy! Người chết liền… bắt đầu nói… Mọi
người đều nói: Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện… Lời này (logos) được đồn ra
trong khắp cả miền Giudea”.
Tác giả đã đưa chúng ta
chuyển đi từ cái nhìn trên nhóm người đi đưa đám sang chú ý vào Chúa Giêsu bằng
cách gọi Người là “Chúa” (“Kyrios”, câu 13). Ngài không nói trong tư cách là
người tường thuật một sự kiện, một biến cố, nhưng trong tư cách tín hữu. Đối với
tác giả, chính chúa tể của sự sống và sự chết đang ngỏ lời với bà góa. Có hai
chi tiết khiến ta nhờ đến bài thánh ca Benedictus: Lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu
(Lc 1,78: “Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn”) và lời của dân chúng: “Thiên Chúa
đã viếng thăm dân Người” (Lc 7,16; Lc 1,68: “đã viếng thăm cứu chuộc dân Người”).
Từ đó, có thể nói: khi Chúa Giêsu cứu chữa vì lòng trắc ẩn, Thiên Chúa đã đến gặp
dân Ngài. Chính dân Israel đã đón Thiên Chúa đến viếng thăm (Lc 7,17).
Người phụ nữ thành Na-in
từng sống với nỗi đau của người góa bụa: mất chồng, cô đơn, thiếu người nâng đỡ,
một mẹ một con, đương đầu với những gian nan khốn khó trong cuộc sống. Bao
nhiêu an ủi, hy vọng bà đặt nơi người con trai duy nhất, nhất là khi cậu sắp
thành người lớn. Thế nhưng chính lúc đó, tử thần cướp mất mạng sống của anh khỏi
tay bà. Tâm hồn bà tan nát sầu khổ, không gì bù đắp được. Chúa Giêsu đã chạnh
lòng thương xót. Ngài đến gần quan tài gọi người thanh niên chỗi dậy. Đây là một
trong những trường hợp Chúa Giêsu làm phép lạ không phải vì có người đến khẩn
khoản cầu xin hay bày tỏ đức tin chân thành, nhưng chỉ vì Chúa chạnh lòng
thương xót. Ngài cho thấy bản tính của Thiên Chúa chính là yêu thương, đúng như
thánh Gio-an đã định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Tất cả cuộc sống
trần gian và cái chết Chúa Giê-su cho thấy Ngài là hiện thân của lòng thương
xót của Thiên Chúa.
Như vậy, việc cho người
con trai của bà góa sống lại được coi như một trong các kỳ công của Đấng
Mesiah, nhằm chứng thực cho sứ vụ của Đức Giêsu (x. Lc 7,19: Gioan sai các môn
đệ đến hỏi “Chúa”). Tuy nhiên, cả hai lần từ “Chúa” xuất hiện đều thuộc về người
kể truyện. Lý do: tác giả muốn giữ một khoảng cách so với tiếng nói của những
người có mặt (các môn đệ và đám đông), vì họ đang tung hô Người là “một vị ngôn
sứ vĩ đại” (Lc 7,16). Tác giả vừa duy trì ý kiến chung của mọi người coi Chúa
Giêsu là “ngôn sứ vĩ đại” (câu 17: “Lời này về Chúa Giêsu …”), vừa đưa vào một
sự hiểu biết mới mẻ và đúng đắn hơn về Đức Kitô.
Người phụ nữ trở thành mẹ
vào lúc bà đón nhận người con trai từ tay Đức Giêsu, khi bà đón lấy làm con người
thanh niên vừa nhận sự sống không phải từ bà nữa nhưng từ Đấng Tạo Hóa: từ cử
chỉ của Đức Giêsu, cả bà lẫn chàng trai nhận được chân tính là mẹ và là con.
Tác giả vẫn không muốn nói về các tình cảm của bà mẹ, chẳng hạn hy vọng trước
khi phép lạ xảy ra và tri ân sau khi người con đã được trả lại vì ngài chỉ nhắm
làm cho mọi người biết rằng mọi chuyện đều được Chúa Giêsu biết và làm cho xảy
ra.
Sự hiện diện của Chúa
Giêsu giữa lòng nhân loại chính là sự hiện diện của Thiên Chúa cứu độ. Sự hiện
diện này không chỉ đưa lại sự an ủi, khích lệ, mà còn đưa lại sự sống, khôi phục
sự sống và kiến tạo sự hiệp nhất. Chính những hiệu quả này giúp dân chúng nhận
ra rằng Thiên Chúa đã đến viếng thăm họ nơi “vị ngôn sứ vĩ đại” này. Đấy hẳn
cũng phải là điều các môn đệ của Chúa Giêsu ở mọi thời phải chứng tỏ.
Lm. Anmai, CSsR
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét