Thứ Năm, 22 tháng 9, 2022

CÁC GIAI ĐOẠN BÁCH HẠI

 

Wed, 21/09/2022 - Trầm Thiên Thu

CÁC  GIAI  ĐOẠN  BÁCH  HẠI

Với bài báo gần đây trên The Atlantic liên kết Kinh Mân Côi với văn hóa súng cực đoan, chúng ta thấy có sự hiểu lầm hoàn toàn về bản chất của chiến tranh tâm linh và mục tiêu thực sự của nó – Satan. Chuỗi Mân Côi là một loại vũ khí, nhưng là vũ khí tâm linh.

Có thể tác giả chỉ đơn giản là hiểu lầm các tham chiếu phúng dụ đối với chiến tranh, nhưng tôi khá nghi ngờ rằng đó là kẻ ngốc nghếch. Vả lại, tôi nghi ngờ đó là nỗ lực nhằm rập khuôn và bôi nhọ người Công giáo, đặc biệt là những người theo đạo truyền thống. Đây là những chiến thuật được sử dụng để tạo cơ sở cho việc gạt ra ngoài lề và bách hại các tín hữu cũng như tội phạm hóa quan điểm của họ.

Với sự việc này, chúng ta nên xem xét lại các giai đoạn bách hại. Thuật ngữ “giai đoạn” đặc biệt quan trọng ở Hoa Kỳ vì hiếm khi một bộ phận dân cư được tôn trọng trước đây lại bị nguyền rủa trong một sớm một chiều. Quá trình điển hình là quá trình sa sút trong các giai đoạn phát triển theo cường độ. Theo cách này, Giáo hội Công giáo từng là một tổ chức được đánh giá cao ở Mỹ (cùng với các giáo phái Kitô giáo khác) ngày càng bị gạt ra ngoài lề và thậm chí còn bị nhiều người ghét bỏ. Điều đó có thể giúp chúng ta xem xét 5 giai đoạn bách hại vì có vẻ như mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn đối với Giáo hội trong những năm tới.

1. RẬP KHUÔN NHÓM ĐƯỢC NHẮM TỚI

Khuôn mẫu có nghĩa là áp dụng niềm tin quá đơn giản về một nhóm người đối với mỗi cá nhân trong giai cấp đó. Khi những năm 1960 và 1970 tiến triển, các Kitô hữu thường bị biếm họa là những kẻ lóng ngóng, ngốc nghếch, ghét khoa học và đạo đức giả; họ thường xuyên bị gán cho là tự nhận mình đúng, cổ hủ và lạc hậu.

Đặc biệt là người Công giáo cũng bị cáo buộc có cảm giác tội lỗi loạn thần kinh và căm ghét hoặc ác cảm với tình dục. Chúng ta đã bị tố cáo là một thể chế phân biệt giới tính và bị coi là độc tài, bị mắc kẹt trong quá khứ, và bị treo vào các quy tắc hạn chế.

Theo khuôn mẫu, các tín hữu Công giáo và Kitô hữu tin Kinh Thánh là một mớ buồn bã, tức giận, tẻ nhạt, lạc hậu, ức chế. Đối với nhiều người chấp nhận khuôn mẫu, chúng ta là một nhóm người đáng buồn cười – thậm chí là bi thảm – bị mắc kẹt trong quá khứ mê tín, không có khả năng loại bỏ “xiềng xích” của đức tin.

Như với bất kỳ nhóm lớn nào khác, các tín hữu Công giáo và Kitô hữu có thể biểu hiện một số đặc điểm tiêu cực, nhưng việc cho rằng một số đặc điểm chung của một số ít là chung cho tất cả thì không công bằng.

Để chắc chắn, không phải tất cả mọi người đều tham gia vào sự rập khuôn này, và ngay cả trong số những người có mức độ khác nhau, nhưng hoàn cảnh được tạo ra bởi sự hiện diện của nó đặt nền tảng cho giai đoạn bách hại tiếp theo.

2. PHỈ BÁNG NHÓM ĐƯỢC NHẮM TỚI VÌ BỊ CHO LÀ CÓ TỘI HOẶC XẤU XA

Khi việc rập khuôn phát triển mạnh, các tín hữu Công giáo và Kitô hữu không đi cùng với cuộc cách mạng văn hóa bị mô tả là khép kín, có hại cho nhân phẩm và tự do của con người, cố chấp, thù hận, mù quáng, bất công, kỳ thị đồng tính và phản động – cơ bản là người xấu.

Lịch sử Giáo hội cũng được mô tả một cách thiển cận là nhỏ bé hơn chuỗi hành vi tồi tệ và đàn áp: tiến hành các cuộc thập tự chinh, các cuộc điều tra dị giáo, ghét Galileo và mọi khoa học. Đừng bận tâm rằng lịch sử của chúng ta có thể còn nhiều điều hơn một chút: thành lập các trường đại học và bệnh viện, bảo trợ nghệ thuật, rao giảng Phúc Âm đem lại trật tự và văn minh cho thời kỳ chia rẽ và man rợ sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã. Các nhà phê bình sẽ không nghe thấy gì về điều đó, hoặc nếu họ làm vậy sẽ ghi công cho bất kỳ ai hoặc bất cứ điều gì ngoại trừ Giáo hội và đức tin của chúng ta.

Tất cả những điều này có tác dụng tạo ra sự phẫn nộ tự cho mình chính đáng đối với các tín hữu và làm cho thái độ chống Công giáo và Kitô giáo trở thành sự tin mù quáng khả dĩ chấp nhận.

3. LOẠI BỎ VAI TRÒ XÃ HỘI CỦA NHÓM ĐƯỢC NHẮM TỚI

Khi đã thiết lập tiền đề (sai lầm) rằng Giáo hội và đức tin là xấu – thậm chí có hại cho phẩm giá và tự do của con người – thì giai đoạn tiếp theo là loại bỏ vai trò Giáo hội trong xã hội ra ngoại vi.

Đối với nhiều người trong nền văn hóa tục hóa của chúng ta, tôn giáo được coi là thứ phải đi tới. Có lẽ chúng ta chỉ được phép hát thánh ca và thuyết giảng trong bốn bức tường của nhà thờ, nhưng đức tin phải bị cấm ở quảng trường công cộng.

Ngày càng trở nên không thể chấp nhận được và không thể dung thứ được rằng bất kỳ ai cũng nên đề cập Thiên Chúa, cầu nguyện nơi công cộng, hoặc bằng bất kỳ cách nào đem lại đức tin Kitô giáo về các vấn đề thuộc chính sách công cộng. Lễ Chúa Giáng Sinh phải đi tới, ra ngoài với cây thông giáng sinh. Thậm chí đã có một số trường công lập cấm sử dụng màu đỏ và xanh lá cây trong Mùa Giáng Sinh!

Đừng nghĩ đến việc đề cập Chúa Giêsu hoặc tạ ơn Ngài trong bài phát biểu tốt nghiệp, bạn có thể bị cấm làm vậy theo hình phạt của pháp luật. Bạn có thể nói về Madonna là ca sĩ nhưng không được nói về Đức Mẹ.

Ngược lại, câu lạc bộ liên minh đồng tính nam tại trường trung học địa phương được hoan nghênh phát bao cao su bảy sắc cầu vồng cho học sinh. Những người Hồi giáo nhận được giấy thông hành nhưng Kitô hữu thì không. Không có Kinh Thánh hay tập sách nhỏ theo chủ đề Kitô giáo nào có thể thấy rõ ánh sáng ban ngày hơn bất cứ nơi nào trong trường học – sự tách biệt giữa Giáo hội và nhà nước.

4. QUY TỘI CHO NHÓM ĐƯỢC NHẮM TỚI HOẶC CÔNG VIỆC CỦA HỌ

Những nỗ lực gần đây nhằm ép buộc chúng ta vi phạm những lời dạy và lương tâm của chúng ta đã được ghi nhận ở trên, nhưng đã có nhiều lần chúng ta phải ra tòa để đấu tranh cho quyền thực hành đức tin của mình một cách công khai. Ngày càng có nhiều vụ kiện chống lại Giáo hội và các Kitô hữu vì đã dám sống theo đức tin của mình.

Một số quyền pháp lý đã tìm cách ép buộc các bệnh viện Công giáo và các phòng khám bảo vệ sự sống cung cấp thông tin về các phòng khám phá thai hoặc cung cấp “biện pháp tránh thai khẩn cấp” (tức là thuốc phá thai được gọi là viên uống buổi sáng). Năm 2009, bang Connecticut đã tìm cách điều chỉnh cơ cấu, tổ chức và quản lý các giáo xứ Công giáo. Một số sinh viên Kitô giáo ở các bang khác nhau đã phải chịu các lệnh pháp lý bắt buộc khi phát hiện họ có ý định đề cập Thiên Chúa và Chúa Giêsu trong các bài phát biểu tốt nghiệp của họ.

Một số lớn những người tham gia vào các cuộc xung đột này cảm thấy khá công bình và hợp lý khi họ nỗ lực loại bỏ việc thực hành đức tin khỏi quảng trường công cộng.

Nhiều nỗ lực nhằm hình sự hóa đức tin này đã bị từ chối thành công tại tòa án, nhưng số lượng và tần suất các vụ kiện cũng như thời gian với chi phí liên quan việc chống lại chúng đặt ra một gánh nặng rất lớn. Rõ ràng là những nỗ lực hình sự hóa hành vi của Kitô hữu gây ra mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với quyền tự do tôn giáo.

5. CÔNG KHAI BÁCH HẠI NHÓM ĐƯỢC NHẮM TỚI

Nếu các xu hướng hiện tại tiếp tục, các Kitô hữu – đặc biệt là các nhà lãnh đạo tôn giáo – có thể phải đối mặt với tiền phạt và / hoặc bị giam giữ. Tại Canada và một số nơi ở Âu châu, các giáo sĩ Công giáo bị bắt và bị cáo buộc “tội ác thù hận” vì rao giảng giáo lý Công giáo về hoạt động đồng tính luyến ái.

Ở đất nước chúng ta, có nhiều sự bảo vệ hơn đối với tự do ngôn luận, nhưng tự do tôn giáo đã bị xói mòn dần; một số đã phải trải qua thời gian dài trước tòa để bảo vệ quyền tự do tôn giáo cơ bản. Quỹ đạo đó dẫn đến đau khổ, kiện cáo, phạt tiền, và cuối cùng là nhà tù.

Bạn nói không thể? Báo động? Các giai đoạn từ 1 đến 4 dường như đã ổn định. Người ta có thể muốn “huýt sáo qua nghĩa địa,” nhưng với tôi thì điều đó như thể chúng ta đang tiến đến chặng thứ 5

Lời kể sống động trong Công Vụ 16 tồi tệ đến nỗi hóa thành tốt lành!

CHARLES POPE

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

Lễ Thánh Sử Mátthêu – 2022

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét