Mon, 05/09/2022 - Trầm
Thiên Thu
NHÂN HẬU, HOÁN CẢI và CỨU CHUỘC
Chúa Giêsu nói với người
thông luật: “Ông hãy đi và cũng hãy làm như vậy.” (Lc 10:37)
Trọng tâm sứ điệp của dụ
ngôn Người Samari Nhân Hậu là câu chuyện về sự cứu chuộc. Trọng tâm câu chuyện
về sự cứu chuộc là sự biến đổi – metanoia, tiếng Hy Lạp nghĩa là “hành trình
thay đổi trong tâm hồn, nhận thức cách sống và quan sát cuộc sống, nghĩa đen là
“tâm lý của người vượt ngoài (meta) định hướng (nous) của con người.” Trọng tâm
của sự hoán cải này là sự cầu nguyện.
Mẹ Thánh Teresa Calcutta
nhắc nhở chúng ta về 4 bước của việc cầu nguyện: [1] thinh lặng; [2] ý tốt
lành, đầy yêu thương; [3] hành động tốt; [4] bình an nội tâm. Chúng ta đừng
quên ẩn mình trong khoảng thinh lặng, ở trong phòng, như Pascal đã nhắc nhở
chúng ta.
Tuy nhiên, hãy để nó
không chỉ là sự im lặng ngoại tại mà là sự im lặng nội tại của chúng ta. Cuối
cùng, nếu chúng ta không thể liên hệ với chính mình thì không thể liên hệ với
người khác. Nếu chúng ta muốn làm những việc tốt liên quan người khác, trước hết
chúng ta phải tràn đầy cảm hứng thiêng liêng đối với Thiên Chúa Nhân Lành, và sự
tốt lành này được lan tỏa bởi ý muốn của Ngài, cái gọi là Bonum Diffusivum Sui,
được chứng kiến trong công cuộc Sáng Tạo và Cứu Chuộc của Ngài. Tuy nhiên,
Thiên Chúa muốn làm việc với những thụ tạo có khả năng hiểu biết và yêu mến
Ngài để mang lại Sự Cứu Chuộc này. Như Thánh Augustinô đã nhắc nhở chúng ta,
Thiên Chúa tạo dựng chúng ta mà không cần sự đồng ý của chúng ta, nhưng cứu chuộc
chúng ta thì cần sự đồng ý của chúng ta. Vì vậy, sự đồng ý của chúng ta, sự
tham gia vào ý muốn của Thiên Chúa, là điều cốt yếu để chúng ta được cứu độ.
Chúng ta “hãy đi và làm như vậy,” noi gương Thiên Chúa trong sự soi dẫn mà Ngài
đã ban cho chúng ta khi cầu nguyện.
Về cơ bản, dụ ngôn Người
Samari Nhân Hậu là lời nhắc nhở về ý nghĩa của sự cứu chuộc. Chúa Giêsu nhắc nhở
các môn đệ: “Phúc thay mắt nào được thấy điều anh em thấy! Quả vậy, Thầy bảo
cho anh em biết: nhiều ngôn sứ và nhiều vua chúa đã muốn thấy điều anh em đang
thấy, mà không được thấy, muốn nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe.”
(Lc 10:23-24) Một người thông luật hỏi Ngài phải làm gì để được sống đời đời.
Nghe có vẻ giống như người đàn ông giàu có trong Mt 19. Đó là nói về nền tảng đời
sống đạo đức, nền tảng của những hành động đạo đức. Người thông luật ngạc nhiên
trước lời dạy rõ ràng của Chúa về việc yêu mến Thiên Chúa hết linh hồn, hết sức
lực, hết trí khôn, và yêu người lân cận như chính mình, người thông luật muốn
biện minh thêm cho mình bằng cách hỏi ai là người lân cận của mình. Ở đây, Chúa
bắt đầu với dụ ngôn Người Samarit Nhân Hậu.
Dụ ngôn bắt đầu với một
người đàn ông đi từ Giêrusalem đến Giêrikhô và bị bọn cướp tấn công: “Chúng lột
sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết.” (Lc
10:30) Nói một cách ẩn dụ, đó là loài người bị tước mất vinh quang do Nguyên Tội.
Người đàn ông trong dụ ngôn, giống như Ađam, đã sẵn sàng phạm tội vì anh ta đã
quay lưng lại với Thiên Chúa, được đại diện bởi Giêrusalem, Thành Phố của
Đavít, Thành Phố và Đền Thờ của Thiên Chúa, khi anh ta đến Giêrikhô, Thành Phố
Tội Lỗi. Bị bỏ lại bên lề đường, không thể di chuyển, nhưng không hoàn toàn chết,
người đàn ông dù sao cũng vẫn có hy vọng. Trong khi Martin Luther nói rằng bản
chất con người là hoàn toàn chết và bị hủy diệt, ở đây Kinh Thánh dạy rằng anh
ta không hoàn toàn chết mà còn nửa sống – semivivo. Bản chất của anh ta tốt và
có thể được cứu chuộc, ngay cả khi bị thương nặng bên đường.
Ba nhân vật nổi lên cũng
rất quan trọng. Họ cũng đến Giêrikhô. Tư tế đại diện cho tâm linh nói chung. Vì
chỉ là con người, tư tế không thể giúp người đàn ông ở bên đường. Thầy Lêvi đại
diện cho triết học. Một lần nữa, vì chỉ đơn thuần là lời giải thích về thực tại
từ quan điểm của bản chất, người này cũng không thể giúp người đàn ông bên lề
đường. Ở đây chúng ta nghĩ về các khoa học như khoa học xã hội thuộc tâm lý học
và xã hội học. Họ có thể có quan điểm tích cực về một số hiện tượng nhất định,
nhưng họ thường không có những giải pháp sâu sắc như cách mà một lời thú tội tốt
với ân sủng của bí tích có thể có được. Chắc chắn họ có thể có vị trí của mình,
nhưng chúng ta hãy cẩn thận với việc không bắt họ thay thế Thiên Chúa.
Trong dụ ngôn, chỉ người
đến từ bên ngoài mới có thể thực sự giúp đỡ. Theo nghĩa này, họ được đại diện bởi
người Samari, người ngoài thế giới Do Thái. Rõ ràng, người Samari là Chúa
Giêsu. Chính Thiên Chúa là Đấng mặc lấy nhân tính của chúng ta, trong khi vẫn
duy trì thần tính của Ngài. Ngài có thể cứu con người bởi vì Ngài vừa là Con
Người vừa là Thiên Chúa. Đó là mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm Hòa Giải, tức là mầu
nhiệm Cầu Nối giữa Thiên Chúa và Con Người trong Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa đã
hạ thấp chính Ngài trong cái gọi là Kenosis, cho rằng bản chất của chúng ta là
để cứu chuộc chúng ta, để “mua lại chúng ta” khỏi nanh vuốt của ma quỷ. Thánh
Phaolô nhắc nhở tín hữu Côrintô: “Vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh
em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em.” (1 Cr 6:20) Và
Thánh Phêrô nhắc chúng ta: “Anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con
Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Kitô.” (1 Pr 1:19)
Sự cứu chuộc rất sâu sắc,
không nông cạn. Do đó, tác động của phản ứng tôn giáo đối với hành động cứu độ
của Thập Giá rất sâu sắc. Sử gia Christopher Dawson và thi sĩ T.S. Eliot nhắc
chúng ta rằng có bốn hiện tượng cần thấy khi xem xét lịch sử của một nền văn
hóa: [1] tôn giáo, [2] văn hóa, [3] nghệ thuật, [4] triết học. Hãy nhớ rằng tôn
giáo ở cốt lõi từ nguyên là đọc lại (Seneca) và nối kết lại (Thánh Augustinô)
những gì người ta đã đọc. (x. Summa Theologiae II-II q. 81) Nếu đây là việc đọc
lại những gì đã được Thiên Chúa ban cho chúng ta qua mặc khải, nó không chỉ đơn
thuần là sự phóng chiếu về bản thân chúng ta, như chúng ta thấy trong tôn giáo
tự nhiên và chúng ta bị Feuerbach buộc tội. Siêu Nhiên gặp Tự Nhiên, và điều
này xảy ra “trong thời gian viên mãn” (x. Gl 4:4) khi Thiên Chúa mặc lấy nhân
tính của chúng ta, Sự Nhập Thể đi vào một thế giới bị chia rẽ để đem lại sự hàn
gắn, hiệp nhất và hòa bình thực sự.
Theo Dawson, văn hóa là bối
cảnh mà tôn giáo tự tìm thấy chính nó, và nó là một thực tế mong manh có thể
thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác, trừ khi tất nhiên nó được nuôi dưỡng bởi
các nguyên tắc cao hơn của tôn giáo, đặc biệt là biểu hiện trong sự tôn thờ thần
thánh, nghi lễ. Đổi lại, sự hòa hợp giữa tôn giáo (điều mà người ta có thể liên
quan các khả năng cao hơn của trí tuệ và ý chí bởi vì nó thực sự đòi hỏi toàn bộ
con người chúng ta, giống như những gì Chúa nói với người thông luật trong dụ
ngôn) và văn hóa (những gì người ta có thể liên quan các đam mê, như các đam mê
không thể pha trộn và các đam mê có thể kết hợp) sau đó được thể hiện trong nghệ
thuật. Con người là nghệ nhân kết hợp những gì Tạo Hóa để lại cho mình. Con người
không tạo ra từ hư vô – ex nihilo nihil fit. Vả lại, con người làm việc với những
gì mình có và đem lại trật tự cho sự sáng tạo. Cuối cùng, con người giải thích
tất cả những điều này bằng triết học. Chúng ta thấy quá trình này trong lịch sử
Kitô giáo bởi vì chúng ta thấy rằng đỉnh cao của văn minh Kitô giáo là điều mà
Etienne Gilson muốn nói là triết học Kitô giáo cuối Thời Trung Cổ. Giống như
văn hóa và nghệ thuật, triết học được truyền cảm hứng bởi tôn giáo và mặc khải.
Theo cách này, chúng ta thấy rằng tôn giáo, Một Tôn giáo Chân Chính, hoàn toàn
không phải là một cảm giác hời hợt. Nó bao gồm cảm xúc, nhưng nó sâu sắc hơn cảm
giác đơn thuần.
Nhìn chung, những gì
chúng ta thấy trong dụ ngôn Người Samari Nhân Hậu là Tình Yêu Thiên Chúa dành
cho bản chất sa ngã của chúng ta. Thiên Chúa có thể làm ngạc nhiên lịch sử, như
chúng ta thấy với chính Sự Nhập Thể, đi vào một bối cảnh vô cùng phức tạp: Hy Lạp,
Do Thái và La Mã. Ngày nay người ta tự hỏi mình đâu là sự can thiệp kỳ diệu của
Thiên Chúa đã cứu người đàn ông bên đường. Chính ở đây, chúng ta thấy rằng lịch
sử Giáo hội có rất nhiều những sự can thiệp thánh thiện như thế. Không ai có thể
phủ nhận rằng việc hoán cải gần đây của diễn viên Shia LaBeouf, được ĐGM Robert
Barron giải thích rất rõ ràng rằng không chỉ là một phép lạ mà là bởi người làm
phép lạ vĩ đại, Thánh Pio Pietrelcina, một linh mục thực sự sống Thánh Lễ, hành
động tôn giáo cao nhất của công lý.
Thật vậy, giống như tất cả
các biến đổi, quá trình biến đổi của Shia mất nhiều thời gian. Khi anh rơi vào
tình trạng suy sụp tới mức muốn tự tử, anh đã được yêu cầu đóng vai chính trong
một bộ phim mới về cuộc đời Thánh Padre Pio. Anh nhận vai này. Anh đến sống với
các tu sĩ dòng Phanxicô Capuchin, nơi Thánh Padre Pio là thành viên. Ở đó, anh
học được rất nhiều điều chỉ đơn giản là đắm mình trong cuộc sống sám hối và cầu
nguyện. Cuối cùng, khi anh đến Oakland, California để thực hành Thánh Lễ Latin
Truyền Thống mà Lm Padre Pio đã cử hành vào ngày cuối đời năm 1968, Shia được
thêm ân sủng rất mạnh. Tiếp xúc với Thánh Lễ bởi một Học Viện Pháp, tức là Viện
Chúa Kitô Vua, Shia rất muốn biết một linh mục người Ý như Padre Pio sẽ cử hành
Thánh Lễ khác như thế nào so với các linh mục Pháp. Cùng một Thánh Lễ được cử
hành bởi các linh mục từ các nền văn hóa khác nhau có thể có “âm điệu” riêng của
nó.
Đó là đức tin Công giáo,
đức tin không chỉ hòa nhập giữa con người và thần thánh, mà còn là sự kết hợp
các nền văn hóa khác nhau trong nền văn minh tình yêu Kitô giáo. Điều này được
thể hiện rõ ràng trong lịch sử Âu châu, và Christopher Dawson đã làm rất tốt
khi đưa ra điều này. Sau cùng, chủ quán trong dụ ngôn Người Samari Nhân Hậu là
một tư tế, và quán trọ là Giáo hội. Cho đến khi Chúa của chúng ta tái lâm để
hoàn tất việc thanh toán hóa đơn mà chúng ta có thể thấy là Cuộc Phán Xét Cuối
Cùng, Giáo Hội vẫn tiếp tục làm việc thay mặt Ngài, được duy trì qua những thử
thách của thời đại.
Dom Guéranger nhắc chúng
ta rằng có ba phép lạ cơ bản trong lịch sử Kitô giáo nhấn mạnh tiêu chí của lịch
sử là Kitô giáo như thế nào, như chính các Giáo phụ đã nói: [1] dân Do Thái,
[2] dân ngoại hoán cải, [3] duy trì Giáo hội. Giống như một người sắp mất hy vọng
trong thời kỳ khó khăn của chúng ta, tốt hơn là hãy tin vào Đức Kitô, cầu xin
Ngài can thiệp. Người ta có thể ngạc nhiên về việc chữa lành của Người Samari
Nhân Hậu.
LM. FRANCESCO GIORDANO,
STD
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét