4 bí mật khiến đứa con bình thường cũng trở nên hơn người
Thứ
năm, 23/5/2019- vnexpress.net
Ảnh:
Sohu.
Nhà tâm lý học Mỹ chọn
vài trẻ bình thường trong một lớp bình thường, nói 'chúng rất thông minh'. Ít
tháng sau điểm số các em tăng hẳn.
Zhou Yunwei, nhà hoạt động
xã hội, chuyên gia từ Trường Tâm lý và Xã hội học Trung Quốc, sáng lập viên của
Koala Book Club, đã tập hợp những quy tắc giáo dục nổi tiếng trên thế giới và
theo kinh nghiệm của người Trung Quốc:
1. Hiệu ứng Rosenthal
Robert Rosenthal là một
nhà tâm lý học người Mỹ. Năm 1968, ông đã làm một thí nghiệm đối với kỳ vọng
thành tích học tập của học sinh: Ông đến một trường trung học bình thường, vào
một lớp học bình thường và chọn một vài cái tên đưa vào danh sách. Ông nói với
hiệu trưởng rằng: "Những em này rất thông minh". Sau đó hiệu trưởng
đưa danh sách cho cô giáo chủ nhiệm. 8 tháng sau, Rosenthal và trợ lý quay lại,
điểm số của các học sinh trong danh sách tăng lên đáng kể.
Bí quyết cải thiện điểm số
của học sinh rất đơn giản, bởi vì các giáo viên chú ý đến chúng nhiều hơn. Bọn
trẻ không hề biết chúng được thầy hiệu trưởng ám thị "thông minh",
nhưng lại nhận ra sự quan tâm và đánh giá cao hơn của cô giáo.
Nghiên cứu này cho thấy mọi
đứa trẻ đều có thể trở thành một tài năng, nhưng phát hiện được khả năng này phụ
thuộc vào việc cha mẹ và giáo viên có yêu thương, mong đợi và trân trọng đứa trẻ
này như thiên tài không. Hướng phát triển của một đứa trẻ phụ thuộc vào sự kỳ vọng
của cha mẹ và giáo viên. Nói một cách đơn giản, bạn mong đợi đứa trẻ trở thành
một người như thế nào thì đứa trẻ có khả năng trở thành người như thế.
2. Hiệu ứng gió Nam
Hiệu ứng này bắt nguồn từ
câu chuyện ngụ ngôn của tác gia người Pháp - Jean de La Fontaine: Gió Bắc và
gió Nam thi nhau xem ai thổi rơi áo khoác người đi đường. Gió Bắc thổi những luồng
gió lạnh đến thấu xương. Kết quả người đi đường càng quấn áo chặt hơn. Gió Nam
từ tốn thổi những làn gió nhẹ, mọi người cảm thấy mát mẻ nên cởi áo ra hưởng thụ.
Cuối cùng gió Nam chiến thắng.
Hiệu ứng gió Nam muốn nói
với mọi người, lòng khoan dung có năng lực uốn nắn rất mạnh mẽ. Điều này cũng
đúng đối với việc giáo dục trẻ em. Các bậc cha mẹ chỉ trích con cái, cuối cùng
càng thấy trẻ ngày không chịu lắng nghe.
Mỗi đứa trẻ đều có thể mắc
sai lầm. Cha mẹ nên khoan dung cho những thiếu sót của chúng một cách khách
quan, hợp lý và khoa học. Từ đó giúp cho việc giáo dục con cái tốt hơn.
3. Nguyên tắc bể cá thuỷ sinh
Cá vàng vùng nhiệt đới được
nuôi trong bể thì tối đa chỉ dài khoảng 30 cm, dù có nuôi lâu thế nào cũng
không thể lớn hơn. Nhưng nếu đem loại cá này mà thả xuống ao thì chỉ hai tháng
sau con cá ban đầu 30 cm có thể dài đến 34 cm.
Điều này cũng giống như
việc giáo dục trẻ em. Sự phát triển của trẻ cần được tự do. Sự bao bọc của cha
mẹ giống như một bể cá, trẻ em không thể phát triển nếu cứ ở mãi trong bể cá
đó.
Để trẻ lớn lên khoẻ mạnh,
cha mẹ nhất định cho con có không gian chơi tự do. Thuận theo tiến bộ xã hội,
kiến thức đời sống, cha mẹ nên kiềm chế những tư tưởng của mình để trẻ có không
gian tự do phát triển.
4. Nguyên tắc tính
cách của sói
Sói là loài động vật hiếu
kỳ nhất trên thế giới. Chúng không xem bất cứ thứ gì là điều tất yếu, mà có
khuynh hướng tự nghiên cứu và trải nghiệm. Những điều mới lạ của tự nhiên sẽ
luôn khiến các con sói ngạc nhiên.
Vì chúng không ngừng tìm
kiếm thức ăn ở các môi trường khác nhau, chúng hiểu được sự nguy hiểm, nên có
năng lực sống sót mạnh mẽ.
Để nuôi dưỡng khả năng học
tập tốt của con cái, chúng ta phải nuôi dưỡng sự tò mò của trẻ em về thế giới.
Hãy hướng cho chúng quan sát cuộc sống một cách tỉ mỉ, lấy hứng thú làm mục
đích của học tập. Một đứa trẻ như vậy sẽ trở thành một ngôi sao sáng trên con
đường tương lai.
Huyền Trang (Theo Haiwai,
Sohu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét