Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

Chuyên gia: Đây là loại rau củ số 1 để giảm cholesterol

 

Chuyên gia: Đây là loại rau củ số 1 để giảm cholesterol

Khuê Nguyễn

Khuê Nguyễn

-THANH NIÊN ONLINE

Đôi khi ăn đủ rau hằng ngày có thể rất khó nhưng nếu bạn bỏ qua rau, bạn có thể đang bỏ lỡ vô số chất dinh dưỡng, vitamin và các lợi ích sức khỏe.

Ví dụ, có một số loại rau có chứa các chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch và giảm cholesterol.

Trên thực tế, theo chuyên gia dinh dưỡng Lisa Young, tiến sĩ, tác giả của cuốn Finally Full, Finally Slim và là thành viên của hội đồng chuyên gia y tế của trang web Eat This, Not That!, cà rốt là loại rau tốt nhất bạn có thể ăn để giúp giảm và kiểm soát mức cholesterol của bạn.

“Cà rốt là một nguồn chất xơ hòa tan tốt, có thể giúp giảm mức cholesterol. Chúng cũng giàu beta carotene, chất chống oxy hóa vitamin A có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh mạn tính như bệnh tim”, chuyên gia dinh dưỡng Young nói.

Chuyên gia: Đây là loại rau củ số 1 để giảm cholesterol - ảnh 1

Cà rốt có nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta

SHUTTERSTOCK

Chuyên gia Young nói tiếp: "Và phần tốt nhất là, cà rốt siêu linh hoạt. Bạn có thể nghiền chúng với hummus (Hummus là một món ăn Trung Đông và Ả Rập làm từ đậu gà nấu chín nghiền nhuyễn trộn với sốt tahini, dầu ô liu, nước cốt chanh muối và tỏi), thêm chúng vào món salad hoặc nướng chúng với dầu ô liu và tỏi và thưởng thức chúng như một món ăn phụ".

Cà rốt hầu như luôn liên quan đầu tiên đến sức khỏe đôi mắt của bạn, vì chúng rất giàu vitamin A, được biết là giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh về mắt.

Cà rốt cũng chứa lutein, có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Tuy nhiên, trong khi cà rốt rất tốt cho thị giác của bạn, lợi ích của chúng không dừng lại ở đó.

Theo Harvard Health, cà rốt là một món ăn nhẹ tuyệt vời cho tim và giúp giảm cholesterol vì chúng dễ ăn và chứa nhiều chất xơ.

Chuyên gia: Đây là loại rau củ số 1 để giảm cholesterol - ảnh 2

Các loại cà rốt

SHUTTERSTOCK

Một đánh giá được công bố trên tạp chí Nutrients cho biết cả chất xơ không hòa tan và hòa tan đều được biết là giúp giảm mức cholesterol trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, theo Eat This, Not That!

Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí The Lancet cho thấy ăn ít nhất 25 gram chất xơ mỗi ngày giúp kiểm soát cân nặng, lượng đường trong máu, mức huyết áp và cholesterol.

Cùng với hàm lượng chất xơ, cà rốt cũng có thể cung cấp các lợi ích tốt cho tim mạch thông qua hàm lượng beta-carotene.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation Research, beta-carotene được cho là giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tim mạch, đột quỵ và một số bệnh ung thư.

Cuối cùng, cà rốt chứa vitamin A, mà các chuyên gia biết có một số liên quan đến sức khỏe tim mạch của bạn.

Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng vitamin A có thể giúp ích cho tim của bạn như thế nào, theo Eat This, Not That!

Và điều quan trọng là ăn uống điều độ. Thực phẩm nào cho dù tốt đến đâu nhưng nếu ăn quá mức cũng đều không tốt cho sức khỏe.

3 thói quen trước khi đi ngủ của những người sống lâu

3  thói  quen  trước  khi  đi  ngủ  của  những  người  sống  lâu

HẠ MÂY (THEO SECRETCHINA)-Thứ tư, 25/05/2022

Trước khi đi ngủ thực sự là thời điểm vàng để giữ gìn sức khỏe, nếu chúng ta nắm bắt tốt thời điểm này làm nhiều việc có lợi cho cơ thể sẽ giúp chúng ta sống khỏe và sống lâu.

Ngâm chân

Buổi tối trước khi đi ngủ chúng ta thường cảm thấy rất mệt, thực ra lúc này, trước khi đi ngủ, chúng ta nên dành thêm một chút thời gian để thư giãn ngâm chân, rất có lợi cho sức khỏe.

Ngâm chân không chỉ giúp sạch sẽ mà còn có thể tăng cường lưu thông khí huyết toàn thân, đả thông kinh mạch, ngăn ngừa nhiều bệnh tật, nhất là đối với phụ nữ có cơ địa lạnh.

Chải tóc

Chải đầu bằng lược gỗ trước khi đi ngủ, có thể khơi thông kinh mạch trên đầu, giảm mệt mỏi về thể chất, giúp thư giãn não bộ, rất hữu ích cho giấc ngủ.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và sử dụng trí não quá nhiều vào một số khung giờ trong ngày, bạn cũng có thể sử dụng lược gỗ để chải tóc.

Xoa bóp bắp chân

Trước khi đi ngủ có thể xoa tay, xoa bóp bắp chân, bắt đầu từ đầu gối đến bàn chân, sau đó vỗ nhẹ vài phút sau xoa bóp có thể giúp chân sinh nhiệt không chỉ có lợi cho giấc ngủ mà còn giúp rèn luyệ

THÁNH LỄ LÀ HÀNH ĐỘNG TÔN THỜ


THÁNH  LỄ  LÀ  HÀNH  ĐỘNG  TÔN  THỜ

Thu, 19/05/2022 - Trầm Thiên Thu

Adoratio là thuật ngữ Latin, ban đầu có nghĩa là cử chỉ tôn kính được thực hiện đối với một người xứng đáng, và hơi cúi đầu trước người đó, chạm vào đối tượng đáng kính bằng tay phải, còn tay trái vỗ nhẹ một nụ hôn (hôn gió) về phía người nhận sự tôn kính.

Tuy nhiên, chúng ta phải xem khái niệm này trong bối cảnh mặc khải của Thiên Chúa, dạy chúng ta rằng tôn thờ có nghĩa là nhận biết rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa, và chúng ta là những thụ tạo. Đó là thái độ thờ phượng cơ bản được dạy bởi sự mặc khải của Thiên Chúa và Kinh Thánh, vì sự cám dỗ nguy hiểm nhất đối với thụ tạo là tự biến mình thành thần thánh, thay thế Thiên Chúa bằng chính mình. Đó là tội lỗi của các thiên thần sa ngã đã phạm. Satan đã từ chối tôn thờ Thiên Chúa, mặc dù Ngài là Đấng Tối Cao, là Đấng mà chúng ta tôn vinh trong Kinh Vinh Danh: “Quóniam tu solus Sanctus, tu solus Dóminus, tu solus Altíssimus.” – Chỉ có Chúa là Đấng Thánh, chỉ có Chúa là Chúa, chỉ có Chúa là Đấng Tối Cao. Thánh TS Tôma Aquinô nói: “Tội lỗi lớn nhất trong tất cả tội chống lại Thiên Chúa là con người giành lấy sự tôn vinh của Thiên Chúa để trao cho loài thụ tạo.”

Theo truyền thống giáo lý, Giáo Hội giải thích về ý nghĩa thần học và tâm linh của hành động tôn thờ:

Với sự kính trọng và phục tùng tuyệt đối, tôn thờ Thiên Chúa là công nhận “sự hư vô của thụ tạo” và chỉ tôn thờ Thiên Chúa. Tôn thờ Thiên Chúa là ngợi khen Ngài, tôn vinh Ngài, và hạ mìnhxuống, như Đức Maria đã làm trong kinh Magnificat, tuyên xưng với lòng biết ơn rằng Thiên Chúa đã làm những việc lớn lao và danh Ngài là thánh. Việc tôn thờ một Thiên Chúa giúp con người thoát khỏi sự quay hướng vào chính mình, khỏi nô lệ tội lỗi và khỏi thần tượng thế gian.

Tôn thờ là thái độ đầu tiên của con người công nhận mình là thụ tạo trước Đấng Tạo Hóa, đề cao sự vĩ đại của Chúa, Đấng đã tạo ra chúng ta và uy quyền toàn năng của Đấng Cứu Độ, Đấng giải thoát chúng ta khỏi sự dữ. Tôn thờ là tôn kính Đức Vua vinh hiển, im lặng tôn kính trước sự hiện diện của Thiên Chúa vĩ đại nhất. Tôn thờ Thiên Chúa tình yêu ba lần thánh thiện và tối cao hòa quyện với sự khiêm nhường và bảo đảm cho những lời cầu xin của chúng ta.

Thánh Tôma Aquinô giải thích rằng việc thờ phượng hoặc tôn thờ bao gồm cả hành vi hướng nội và hướng ngoại, vì bản chất kép của chúng ta: Như Damascene đã nói, (De Fide Orth. iv, 12) vì chúng ta được cấu tạo bởi hai bản chất, trí tuệ và cảm xúc, chúng ta dâng Chúa sự tôn thờ gấp đôi, nghĩa là một sự tôn thờ tâm linh – bao gồm sự sùng kính nội tại tâm trí, và sự tôn thờ thể lý – bao gồm sự khiêm nhường ngoại tại cơ thể. Vì trong tất cả các hành động Latria [chỉ tôn thờ một Chúa] mà không được coi là hành động bên trong có giá trị nhập vào lớn hơn, nên việc tôn thờ ngoại tại được cung cấp dựa trên sự tôn thờ nội tại. Nói cách khác, chúng ta thể hiện các dấu hiệu khiêm nhường trong cơ thể của chúng ta để khuyến khích tình cảm của chúng ta phục tùng Thiên Chúa, vì điều tự nhiên đối với chúng ta là đi từ cảm xúc tới lý trí. (ST II-II, Q. 84, điều 2)

Cựu Ước cho biết: “Năm vua Útdigiahu băng hà, tôi thấy Chúa Thượng ngự trên ngai rất cao; tà áo của Người bao phủ Đền Thờ. Phía bên trên Người, có các thần Sêraphim đứng chầu. Mỗi vị có sáu cánh: hai cánh để che mặt, hai cánh để che chân và hai cánh để bay. Các vị ấy đối đáp tung hô: ‘Thánh! Thánh! Chí Thánh! Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!’ Tiếng tung hô đó làm cho các trụ cửa rung chuyển; khắp Đền Thờ khói tỏa mịt mù.” (Is 6:1-4)

Chúng ta phải tôn vinh Thiên Chúa, đó là mục đích của sự sáng tạo. Thiên Chúa không tạo ra chúng ta để làm tăng sự vinh hiển thiết yếu của Ngài bởi vì Ngài không cần điều đó. Trong Sách Lễ Rôma mới có nói: “Mặc dù Ngài không cần chúng con ca tụng, nhưng việc tạ ơn của chúng con chính là món quà của Ngài, vì những lời ca tụng của chúng con không thêm gì cho sự vĩ đại của Ngài, nhưng đem lại ơn ích cho phần rỗi chúng con, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.”

Thiên Chúa tạo dựng chúng ta để chúng ta chúc tụng Ngài, và Ngài ghi khắc trong các thụ tạo nhu cầu và sự khao khát bày tỏ sự vinh hiển của Ngài. Trong tiếng Hy Lạp, sự tôn thờ là Proskýnesis, nghĩa đen là “phủ phục chính mình.” Điều đó chứng tỏ rằng chỉ có Đấng Duy Nhất là vĩ đại, và chúng ta tự biến mình thành nhỏ bé. Việc làm cho mình trở nên nhỏ bé là kết quả của sự tôn thờ chân chính. Như Đức Trinh Nữ Maria và Mẹ Thiên Chúa đã dạy chúng ta trong Kinh Magnificat: Thiên Chúa nâng cao chúng ta khi chúng ta tự hạ thấp mình.

Tôn thờ là tôn vinh và ngợi khen Ngài không ngớt. Nhưng sự khác biệt giữa sự tôn thờ và sự tán dương là gì? Tôn thờ là hình thức rõ ràng nhất để chứng tỏ rằng Thiên Chúa thực sự vĩ đại và là Chúa. Chúng ta cũng có thể ca ngợi hoặc tôn kính các sinh vật, nhưng chúng ta KHÔNG TÔN THỜ chúng. Như giáo lý của Giáo Hội và Kinh Thánh đã nói, sự thờ phượng chỉ dành riêng cho Thiên Chúa. Khi ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu trong hoang địa, nó yêu cầu Ngài sấp mình xuống và thờ lạy nó, Chúa thẳng thắn nói: “Satan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi PHẢI BÁI LẠY Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và PHẢI THỜ PHƯỢNG một mình Người mà thôi.” (Mt 4:10) Thật vậy, Thiên Chúa đã xác định từ xưa: “Chính Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, là Đấng anh em phải kính sợ; chính Người là Đấng anh em phải phụng thờ; anh em sẽ nhân danh Người mà thề.” (Đnl 6:13)

Một số người có thể nghĩ rằng ước muốn của Thiên Chúa được các thụ tạo của Ngài tôn thờ gần như là điều viển vông. Nhưng thật ra không phải là Ngài muốn được tôn thờ, mà là điều tốt cho các thụ tạo nếu biết tôn thờ Ngài. Chính xác là không tốt cho các thụ tạo nếu không tôn thờ Ngài.

Trong bài nhận định về Lễ Hiển Linh, Dom Prosper Guéranger viết: “Lễ Hiển Linh thực sự là một lễ trọng, và niềm vui do sự giáng sinh của Chúa Giêsu phải được đổi mới, như thể đó là Lễ Giáng Sinh thứ hai, cho chúng ta thấy Thiên Chúa Nhập Thể trong ánh sáng mới. Lễ này để lại cho chúng ta tất cả sự ngọt ngào của Trẻ Thơ thành Belem yêu dấu, Ngài đã xuất hiện cho chúng ta trong tình yêu; nhưng về điều này, nó thêm vào sự biểu lộ vĩ đại của chính nó về thần tính của Chúa Giêsu. Vào lễ Giáng Sinh, có một số người chăn chiên được các thiên thần mời đi và nhận biết Ngôi Lời hóa thành nhục thể; nhưng vào Lễ Hiển Linh, chính Thiên Chúa kêu gọi cả thế giới tôn thờ Chúa Giêsu và nghe Ngài.” (Năm Phụng Vụ, Book II, vol. 3, p. 108, Dom Laurence Shepherd chuyển ngữ từ Great Falls, MT: St. Bonaventure Publications, 2000)

Ngài trở thành Trẻ Thơ để giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tôn thờ. Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa Nhập Thể, là khuôn mẫu tối cao của sự tôn thờ đích thực mà các thụ tạo mang ơn Đấng Tạo Hóa. Chúa Con đã khôi phục sự thờ phượng Thiên Chúa đích thực và ban cho hiệu quả siêu nhiên và thánh hóa.

GM ATHANASIUS SCHNEIDER

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2022

6 thói quen xấu đang gây hại cho bạn mỗi ngày

 

6  thói  quen  xấu  đang  gây  hại  cho  bạn  mỗi  ngày

Khuê Nguyễn

Khuê Nguyễn

- -thanhnien.vn


Dưới đây là những thói quen xấu mà rất nhiều người mắc đang làm hại bạn, cần phải tránh xa, theo Eat This, Not That!

1. Ăn quá nhiều đường

Nói một cách đơn giản, rất nhiều người trong chúng ta đang ăn nhiều đường bổ sung mà lẽ ra không nên làm.

6 thói quen xấu đang gây hại cho bạn mỗi ngày - ảnh 1

Nên hạn chế tiêu thụ đường

SHUTTERSTOCK

Người Mỹ trung bình tiêu thụ tương đương 17 muỗng cà phê đường mỗi ngày, chủ yếu thông qua đồ uống có đường, món tráng miệng và đồ ăn nhẹ ngọt.

Giới hạn khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Mỹ: 6 muỗng cà phê cho phụ nữ và 9 muỗng cà phê cho nam giới.

Đường bổ sung và thực phẩm chế biến sẵn là những nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim.

Rất may, nhãn Thông tin dinh dưỡng hiện có chứa thêm danh mục đường, vì vậy việc cắt giảm đường dễ dàng hơn bao giờ hết. Vấn đề là bạn có đọc nhãn và quyết tâm hay không.

2. Ngủ không đủ giấc

Bạn luôn có được một giấc ngủ ngon vào ban đêm? Nếu có, bạn là người may mắn.

Theo nghiên cứu gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, cứ 3 người Mỹ thì có 1 người ngủ không đủ giấc và hơn 70 triệu người Mỹ mắc các chứng khó ngủ mạn tính.

CDC Mỹ lưu ý: “Ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển các bệnh mạn tính như béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim, đột quỵ và suy nhược tinh thần thường xuyên”, theo Eat This, Not That!

3. Tiêu thụ quá nhiều muối

Theo CDC Mỹ, 90% người Mỹ ăn nhiều hơn giới hạn natri được khuyến nghị hằng ngày (2.300 mg, hoặc khoảng một thìa cà phê muối) mỗi ngày.

Điều đó nguy hiểm vì natri quá mức có thể làm tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch.

Để giữ sức khỏe, hãy kiểm tra nhãn để biết mức natri và hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn.

4. Không tập thể dục đủ

6 thói quen xấu đang gây hại cho bạn mỗi ngày - ảnh 2

Các chuyên gia khuyên bạn nên tập thể dục cường độ trung bình ít nhất 150 phút hoặc 75 phút vận động mạnh mỗi tuần

SHUTTERSTOCK

Ngay cả trước khi đại dịch đóng cửa các phòng tập thể dục và khiến nhiều người ở nhà, gần như 80% người Mỹ đã không tập đủ các bài tập thể dục hằng ngày được khuyến nghị.

Theo Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Mỹ, trong năm 2018 chỉ có 23% đáp ứng các hướng dẫn hoạt động thể chất của liên bang.

Tập thể dục có lợi cho mọi thứ từ hệ thống tim mạch và miễn dịch đến tâm trạng của bạn, giảm nguy cơ ung thư và có thể làm cho cơ thể bạn trẻ hơn theo đúng nghĩa đen.

Các chuyên gia khuyên bạn nên tập thể dục cường độ trung bình ít nhất 150 phút hoặc 75 phút vận động mạnh mỗi tuần.

5. Xem TV quá nhiều

6 thói quen xấu đang gây hại cho bạn mỗi ngày - ảnh 3

Xem TV từ 4 giờ trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc tử vong sớm cao hơn 50%

SHUTTERSTOCK

Chúng ta đã làm gì trước sự ra đời của việc say sưa xem các chương trình truyền hình và phim yêu thích từ những tiện nghi như ở nhà? Thật không may, một số thứ tốt cho sức khỏe.

Mặc dù xem say sưa có thể làm giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn, nhưng các nghiên cứu đã liên kết nó với các tác động đến sức khỏe như mất ngủ, mệt mỏi, giảm hoạt động thể chất và cô lập xã hội.

Một nghiên cứu tại Đại học Central Florida (Mỹ) cho thấy rằng xem TV từ 4 giờ trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc tử vong sớm cao hơn 50%.

6. Cuộn màn hình

Hầu hết chúng ta đang dành nhiều thời gian hơn bao giờ hết để nhìn chằm chằm vào điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị hình chữ nhật phát sáng khác.

Vấn đề là chúng phát ra ánh sáng xanh, có thể gây hại cho mắt của bạn và thậm chí có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Đó là kết luận của một nghiên cứu năm 2019 cho thấy ánh sáng xanh có thể làm hỏng các tế bào trong não và mắt.

Các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên nhận càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt, nên đeo kính chống ánh sáng xanh và hạn chế thời gian sử dụng màn hình, theo Eat This, Not That!


10 mẹo giúp cải thiện sự tập trung

 

10  mẹo  giúp  cải  thiện  sự  tập  trung

Thứ hai, 23/5/2022, VnExpss.net

Cải thiện giấc ngủ, dành thời gian tập thể dục, hòa mình với thiên nhiên là những cách giúp tăng cường sự tập trung.

Trong công việc, cuộc sống, học tập... khả năng tập trung đều có vai trò khá quan trọng, nó quyết định thành công hay thất bại của một quá trình. Sự tập trung đề cập đến nỗ lực tinh thần mà một người hướng đến và nỗ lực đạt được, nó đôi khi bị nhầm lẫn với khoảng thời gian chú ý, tuy nhiên khoảng thời gian chú ý đề cập đến khoảng thời gian bạn có thể tập trung vào điều gì đó.

Sự tập trung chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tuổi tác, thiếu ngủ, chấn thương đầu hoặc não cũng như một tình trạng sức khỏe tâm thần nhất định. Một số người gặp khó khăn hơn trong việc điều chỉnh sự phân tâm, rất dễ nản lòng khi cố gắng tập trung nhưng không thể dẫn đến căng thẳng, kích thích. Kết quả là nhiều người có kết quả học tập kém, chất lượng công việc không đạt yêu cầu...

Dưới đây là 10 cách giúp cải thiện sự tập trung.

Rèn luyện trí não

Chơi một số loại trò chơi có thể giúp bạn tập trung tốt hơn, bao gồm sudoku, câu đố ô chữ, cờ vua, câu đố ghép hình, tìm kiếm từ trong một mớ xáo trộn, trò chơi trí nhớ.

Một nghiên cứu trên 4.715 của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho thấy, người lớn dành 15 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần cho các hoạt động rèn luyện trí não đều có tác động lớn đến sự tập trung. Các trò chơi rèn luyện trí não giúp phát triển khả năng làm việc và trí nhớ ngắn hạn, cũng như các kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề.

Đối với trẻ em, cha mẹ có thể rèn luyện trí não cho con qua những cuốn sách câu đố chữ, hoàn thành một câu đố ghép hình, cùng nhau chơi một trò chơi trí nhớ. Ngay cả việc tô màu cũng giúp cải thiện khả năng tập trung ở trẻ em hoặc người lớn. Mặc dù người lớn tuổi có xu hướng suy giảm trí nhớ và sự tập trung theo tuổi tác, tuy nhiên các nghiên cứu đã chứng minh rèn luyện trí não có hiệu quả với cả người lớn tuổi.

 

Đọc sách giúp trẻ rèn luyện trí não. Ảnh: Freepik

Bắt đầu trò chơi

Trò chơi trí óc có thể không phải là loại trò chơi duy nhất giúp cải thiện khả năng tập trung. Khi chơi trò chơi, việc tập trung vào một nhiệm vụ giúp bỏ qua những phiền nhiễu xung quanh.

Theo một nghiên cứu được Viện Y tế Quốc gia Mỹ, các chơi trò chơi điện tử có thể dẫn đến những thay đổi khác nhau trong não bộ, bao gồm tăng cường sự chú ý và tập trung.

Cải thiện giấc ngủ

Thiếu ngủ làm gián đoạn sự tập trung, chưa kể đến các chức năng nhận thức khác, chẳng hạn như trí nhớ, sự chú ý. Tình trạng thiếu ngủ thỉnh thoảng không gây ra quá nhiều vấn đề cho một người nhưng mất ngủ thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, hiệu quả công việc. Mất ngủ còn làm chậm phản xạ và ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc làm các công việc hàng ngày khác.

Nhiều chuyên gia khuyên người lớn nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm. Cải thiện giấc ngủ có thể bắt đầu bằng việc, tắt tivi và loại bỏ các thiết bị điện tử khỏi phòng ngủ, giữ phòng ở nhiệt độ thoải mái nhưng mát mẻ, thư giãn trước khi đi ngủ với nhạc nhẹ, tắm nước ấm hoặc đọc sách.

Bạn cũng có thể thay đổi việc mất ngủ bằng cách đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần để tạo thói quen; tập thể dục thường xuyên nhưng lưu ý không tập thể dục trước khi đi ngủ.

Tập thể dục

Tăng khả năng tập trung là một trong nhiều lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Nghiên cứu "Hoạt động thể chất đối với sức khỏe và khả năng nhận thức của trẻ em" năm 2018 đăng trên Biomed research International đã xem xét 116 học sinh lớp 5 và cho thấy hoạt động thể chất hàng ngày giúp cải thiện cả khả năng tập trung và chú ý chỉ sau 4 tuần. Hoạt động thể dục nhịp điệu vừa phải giúp ngăn chặn mất trí nhớ xảy ra do chứng teo não liên quan đến tuổi tác.

Dành thời gian với thiên nhiên

Nếu bạn muốn tăng cường sự tập trung của mình một cách tự nhiên, hãy cố gắng ra ngoài hàng ngày, dù chỉ trong vòng 15-20 phút. Bạn có thể đi bộ một đoạn ngắn trong công viên, ngồi trong vườn hoặc sân sau cũng có thể hữu ích.

Nhiều nghiên cứu ở trẻ em đã xác định được mức độ ảnh hưởng của việc tiếp xúc suốt đời với cây cối và cây xanh ở nhà hoặc trong khu vực lân cận. Họ nhận thấy môi trường tự nhiên có lợi cho sự phát triển của não và cũng giúp cải thiện sự chú ý ở trẻ em.

Thiền

Thực hành thiền định và chánh niệm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cải thiện khả năng tập trung. Chánh niệm cũng có thể cải thiện trí nhớ và các khả năng nhận thức khác. Thiền không chỉ là ngồi im lặng và nhắm mắt mà tập yoga, hít thở sâu và nhiều hoạt động khác cũng được xem là thiền định.

Mất tập trung gây ảnh hưởng đến công việc, học tập. Ảnh: Freepik

Nghỉ ngơi

Trong quá trình tập trung làm việc, học hành nếu đang cố gắng hoàn thành mục tiêu nhưng không thể tập trung, bạn có thể đứng dậy thư giãn, nghỉ ngơi một khoảng thời gian ngắn hoặc ăn nhẹ, uống nước để giải tỏa căng thẳng, lo lắng. Khi quay lại công việc, khả năng tập trung sẽ cao hơn, có động lực hơn và sự sáng tạo cao hơn.

Nghe nhạc

Bật nhạc trong khi làm việc hoặc học tập giúp tăng khả năng tập trung. Mọi người có thể sử dụng âm thanh thiên nhiên hoặc tiếng ồn trắng để cải thiện khả năng tập trung và các chức năng khác của não. Các chuyên gia đồng ý rằng âm nhạc cổ điển, đặc biệt là nhạc cổ điển baroque, nhạc không lời, âm thanh thiên nhiên là những lựa chọn tốt để giúp tăng cường sự tập trung.

Thay đổi chế độ ăn uống

Thực phẩm ảnh hưởng đến các chức năng nhận thức như khả năng tập trung và trí nhớ. Bạn muốn cải thiện sự tập trung thì nên tránh thực phẩm chế biến sẵn, quá nhiều đường và thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo. Để tăng cường sự tập trung, hãy thử ăn nhiều hơn những món gồm cá béo, trứng, quả việt quất, rau bina... Uống đủ nước cũng có tác động tích cực đến sự tập trung vì ngay cả khi mất nước nhẹ cũng có thể khiến bạn khó tập trung.

Ăn sáng có thể giúp bạn tăng cường sự tập trung vào thời điểm bắt đầu một ngày. Hãy hướng đến một bữa ăn có ít đường bổ sung, nhiều chất đạm và chất xơ. Bột yến mạch, sữa chua nguyên chất với trái cây hoặc bánh mì nướng ngũ cốc với trứng đều là những lựa chọn tốt cho bữa sáng.

Uống caffeine

Nhiều nghiên cứu cho thấy caffeine có thể mang lại lợi ích cho sự chú ý và tập trung. Trong quá trình làm việc, nếu cảm thấy sự tập trung bắt đầu giảm xuống, hãy xem xét một tách cà phê hoặc trà xanh. Những người không uống được cà phê hoặc dị ứng không cần thiết phải cho cafein vào chế độ ăn uống. Thay vì cà phê, họ có thể thêm sôcôla đen vào khẩu phần vì những lợi ích tương tự.

Anh Chi (Theo Healthline)

BAY THEO THÁNH LINH CHÚA

 

BAY  THEO  THÁNH  LINH  CHÚA

Thứ bảy - 21/05/2022-Đức Giám mục GB. Bùi Tuần


Con người không là loài chim, nhưng vẫn bay đi. Trí khôn bay đi bằng các tư tưởng. Ý chí bay đi bằng những ước muốn. Trí vẽ bay đi bằng các hình ảnh. Tình cảm bay đi bằng các rung động. Mọi người đều thế. Nhưng khác nhau ở chỗ bay về đâu.

Riêng môn đệ Chúa sẽ bay theo Chúa Thánh Linh. Ngài đã tỏ hiện dưới hình Bồ Câu. Như nói lên đặc điểm của Ngài là bay.

Sức bay mà Ngài cho họ không phải chỉ là một hệ thống thần học đúng đắn, mà chủ yếu là sức sống phát ra từ chính Ngài. Sức sống ấy chắp cánh cho họ. Ðôi cánh Ngài cho họ là sự khiêm tốn biết mình và lòng đơn sơ phó thác. Với đôi cánh này, họ bay theo Ngài. Bầu trời mà Ngài dẫn họ vào là vũ trụ của những kỳ công thiêng liêng mà chỉ những linh hồn đơn sơ bé mọn mới được Ngài mạc khải cho.

Họ yếu đuối, nhưng bay không mệt mỏi, để loan truyền Thiên Chúa là Tình Yêu. Họ nói về Chúa không phải chỉ bằng các ngôn từ, trích từ các sách, các kinh, mà nhất là bằng sự ứng nghiệm của Lời Chúa trong đời họ, qua các kinh nghiệm sống của họ.

Thiên Chúa của họ là Ðấng họ đã gặp rồi, chứ không phải là Ðấng mà họ đã được học qua các trường lớp.

Họ kể lại cách Chúa đi vào đời họ. Họ tả lại dung mạo của Chúa. Họ là những chứng nhân.

Họ làm chứng về sự cứu độ của Ðức Kitô. Chỉ có Ðức Kitô là Ðấng cứu chuộc loài người. Ngài là trung tâm điểm lòng họ. Chính nhờ đi theo Ngài qua con đường thánh giá mà họ được tái sinh và phục sinh.

Họ làm chứng về sự đổi mới đích thực, đó là sự các tâm hồn được Kitô hoá nhờ Thánh Linh. Họ cho thấy lễ Chúa Thánh Linh hiện xuống là chính hôm nay tại nơi họ đang sống.

Như các tông đồ xưa sau khi được Chúa Thánh Linh đổi mới, đã ra đi, như bay qua mọi biên giới, thì nay họ cũng ra đi. Họ là các tông đồ không biên giới.

Họ làm chứng về sự cầu nguyện. Họ là những người cầu nguyện, luôn luôn dựa vào Lời Chúa và qui hướng về thánh ý Chúa. Chính Thánh Linh cầu nguyện với họ và trong họ. Lời cầu của họ là lời nguyện tiên tri. Họ nói với Chúa và nghe Chúa nói về các công trình tương lai của Chúa. Các công trình ấy là sự Hội Thánh nơi này nơi no đang chuyển mình đổi mới, là sự nhân loại đó đây đang bước vào con đường trở về, là sự Nước Trời đang đến với các tâm hồn thiện chí không phân biệt ranh giới.

Họ làm chứng về sự tự do tâm hồn. Tâm hồn họ tự do trong các lựa chọn. Cho dù họ bị đóng đinh chân tay vào thánh giá như Chúa Giêsu, họ vẫn giữ được tâm hồn tự do: Tự do mến Chúa, tự do yêu người, tự do hiến tế mình, tự do vâng phục và phó thác mình cho Chúa.

Các môn đệ Chúa phải là những con chim đầu đàn trong một địa phương. Họ cần nhận thức điều đó. Họ phải bay đi, và phải bay đúng hướng, theo đường bay Chúa Thánh Linh.

Bay theo Chúa Thánh Linh là bay về hướng Nước Trời.

Nước Trời là tình yêu Chúa Ba Ngôi vô cùng bao la và sâu thẳm. Ðể vào đó, người ta phải bước theo Ðức Kitô, cùng với Ngài sống, nói và làm mọi sự theo ý Chúa Cha dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Nước Trời là trung tâm đời sống tâm linh của họ. Họ khát khao Nước Trời. Họ tìm kiếm Nước Trời. Họ đón nhận Nước Trời vào lòng họ. Họ rao giảng về Nước Trời.

Khi việc tìm kiếm Nước Trời khởi đi bằng sự bước theo Ðức Kitô trên con đường vâng phục, để cùng với Ngài, tham gia vào sự sống Thiên Chúa, thì việc tìm kiếm như vậy tất nhiên đòi hỏi rất nhiều phấn đấu. "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình, vác thánh giá mình mà theo Thầy" (Mt 1,24).

Khi Nước Trời cũng được hiểu như là nơi, mà Thánh Linh đào tạo, thanh luyện, hướng dẫn, chữa trị, đổi mới, thì tất nhiên nơi đó cũng đòi hỏi một tinh thần kỷ luật gắt gao, nhất là kỷ luật về thinh lặng cầu nguyện. "Khi cầu nguyện, con hãy vào phòng, đóng cửa lại và cầu nguyện với Cha của con. Ngài hiện diện nơi kín đáo. Cha của con, Ðấng thấu suốt mọi sự những gì kín đáo, sẽ trả công cho con" (Mt 6,6).

Những phấn đấu ấy, những kỷ luật ấy là những cố gắng dứt lìa những gì lôi kéo con người xa đàng tà, để đưa họ quay trở về đàng thiện.

Phải nói đó là những việc rất khó. Phải có ơn Chúa Thánh Thần. Trên thực tế Chúa Thánh Thần luôn ban ơn nâng đỡ cho những ai khiêm tốn thực sự muốn đón nhận Chúa. Ngài sẽ giúp cho sự tự do của họ biết hiểu ý Chúa và những gì Chúa muốn.

Mấy ngày qua, dịp Vu Lan, tôi thấy địa phương tôi như bao phủ một bầu khí Nước Trời. Khắp nơi, từ cá nhân đến gia đình, mọi người mọi nhà đều cầu nguyện, giữ chay, lo làm việc từ thiện, nhớ về những người quá cố. Những đồng bào thân mến của tôi đây là những người không phải là công giáo. Sự kiện này khiến tôi suy nghĩ nhiều về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong lịch sử đất nước và nơi bao người thiện chí ngoài Hội Thánh Công giáo.

Lúc này hơn bao giờ hết, người môn đệ Chúa cần thực hiện sự tỉnh thức, mà Chúa nhắc bảo nhiều lần trong Phúc Âm "Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người" (Lc 21,36). Chính bản thân mình dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, hãy biết làm gương "tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người" một cách thực sự ưu tiên, chân thành (Mt 6,33).

Nếu không, những hậu quả của sự sa sút đạo đức sẽ xảy đến, như Chúa và Ðức Mẹ đã cảnh báo.

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2022

4 điều nên làm để vượt qua cảm giác thất bại

 

4  điều  nên  làm  để  vượt  qua  cảm  giác  thất  bại

Thứ hai, 23/5/2022, VnExpess.net

Mọi người đều muốn cuộc đời mình chỉ toàn thành công nhưng thực tế cho thấy, thất bại cũng có lợi ích của mình trong cuộc sống.

Tại sao thất bại lại quan trọng như vậy?

Các nghiên cứu hiện tại cho thấy, chúng ta có thể tiếp cận thất bại bằng hai loại tư duy khác nhau, bao gồm tư duy phát triển và tư duy cố định.

Tư duy cố định cho rằng tất cả chúng ta đều sở hữu những kỹ năng và tài năng cụ thể. Dù có nỗ lực đến đâu, chúng ta cũng không thể thay đổi tiềm năng đó và thất bại là điều hiển nhiên.

Tư duy phát triển cho rằng tất cả chúng ta đều có tiềm năng phát triển và tiến hóa vô hạn. Do đó, thất bại chỉ đơn giản là một điểm dừng trước khi bạn bước lên đỉnh, đồng thời tiếp thêm sức mạnh cho hành trình và cho bạn cơ hội thay đổi cách tiếp cận của mình. Thất bại, do đó, là một phép thử.

Cách diễn giải thất bại sẽ quyết định việc bạn có tiếp tục hành trình hay bỏ cuộc. Nó cũng tác động đến những rủi ro và cơ hội chúng ta có thể thực hiện để đạt được thành công. Nếu bạn tin rằng mình không có đủ cơ hội hoặc nguồn lực cần có thì việc phạm sai lầm có thể đem đến cảm giác thất vọng to lớn.

Ảnh minh họa: Trive Global

Làm thế nào để điều chỉnh lại quan điểm về sự thất bại?

Người thành công khác với người luôn thất bại ở chỗ biết thực hiện bốn bước để vượt qua tư duy cố định, đạt được tư duy phát triển.

Đối mặt với nỗi xấu hổ của chính mình

Trước hết, cần tự hỏi bản thân xem thất bại này đã góp phần thêu dệt nên những câu chuyện xấu hổ như thế nào về bạn? Những câu chuyện đó có khiến bạn càng nghĩ tiêu cực về bản thân không?

Nếu bạn chưa nói với ai về trải nghiệm xấu hổ này, hãy cân nhắc trò chuyện với người bạn tin tưởng và khiến bạn cảm thấy an toàn. Sau đó, bạn xem cuộc trò chuyện đã giải phóng mình khỏi cảm giác xấu hổ đó thế nào.

Khắc phục cảm giác thất bại

Cần đặt ra cho bản thân các câu hỏi như:

Làm thế nào có thể điều chỉnh lại cảm giác thất bại này theo một tư duy phát triển?

Tư duy cố định có hữu ích trong việc đưa bạn đến cái đích của mình không?

Cứ tập trung vào cảm giác thất bại này có ích gì không?

Ghi nhận giá trị của sự cố gắng

Cần chia mục tiêu của bạn thành các phần nhỏ, bao gồm thứ có thể đạt được và thứ hữu hình. Bên cạnh các giá trị thực tế mà sự cố gắng mang lại, bạn có nhận ra những cảm xúc tích cực như tò mò, phấn khích, hứng thú... đã xuất hiện khi bạn nỗ lực, thay vì để nỗi sợ thất bại làm chủ mình. Nên dành thời gian để đánh giá những gì đã xảy ra sau khi bạn thực hiện những nỗ lực đầu tiên để vượt qua thử thách.

Luôn áp dụng tư duy phát triển trong mọi tình huống

Cần luôn áp dụng bài tập này, khi bạn đứng trước thất bại hoặc một thử thách khó khăn. Càng thực hành điều đó nhiều, bạn sẽ thấy cuộc sống trôi chảy hơn, kể cả khi bạn đứng trước thất bại.

Cần nhớ rằng, thất bại có thể là một công cụ giúp bạn trau dồi kỹ năng, hiểu những trở ngại của mình và nhận ra rằng bạn đủ nội lực để đứng dậy và bước tiếp.

Thùy Linh (Theo CNBC)

Thói quen khiến bạn đánh rơi hạnh phúc

 

Thói  quen  khiến  bạn  đánh  rơi  hạnh  phúc

Chủ nhật, 22/5/2022, VnExpess.net

Vui buồn đến bất chợt, nhưng làm thế nào để có được hạnh phúc lại phụ thuộc nhiều vào thói quen của mỗi người.

Trong cuộc sống, có những thói quen tưởng là nhỏ nhặt, nhưng lại là nguyên nhân chính khiến con người sống không hạnh phúc.

1. Sử dụng điện thoại quá nhiều

Với nhiều người, điện thoại như một vật bất ly thân, sáng sớm nằm trên giường lướt điện thoại, tối trước khi đi ngủ cũng xem điện thoại.

Để thay đổi, hãy thống kê thời gian sử dụng điện thoại trong một ngày, một tuần của mình. Nếu con số khiến bản thân bạn cũng phải giật mình thì cần phải thay đổi ngay lối sống.

Nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại mọi lúc mọi nơi, từ lúc ngủ dậy cho đến khi đi ngủ. Ảnh minh họa: ecoguide-it.com

2. Quá cầu toàn

Đây là kiểu người luôn mong đợi bản thân có thể làm những điều tốt nhất. Họ thường quá khắt khe với chính mình, cảm thấy các thành tích đạt được không như mong đợi và khó chịu vì cảm thấy chưa đủ tốt.

Trong công việc, kiểu cầu toàn này có lợi ích đảm bảo năng suất, nâng cao tập trung và hiệu quả công việc. Nhưng những người cầu toàn với bản thân sẽ luôn cảm thấy quá tải hoặc không hài lòng với một thất bại nào đó thay vì ăn mừng cho những thành tích đạt được.

3. Quá chú ý đến dư luận

Cách mà người khác nhận xét về cách chúng ta sống ảnh hưởng nhiều hơn những gì chúng ta có thể nghĩ. Đối với một người, đó có thể là cả cuộc sống, nhưng đối với người xung quanh, nhiều khi đó chỉ là lời nói vu vơ, vô thưởng vô phạt.

Bạn không thể thay đổi suy nghĩ của người khác nhưng lại có thể làm chủ vận mệnh của chính mình. Lời nói là của người khác, cuộc sống là của mình, đừng để chuyện thị phi quyết định bạn hạnh phúc hay không. Vì vậy, hãy tập cách sống độc lập, hãy là chính mình, hãy cứ làm những điều mà bản thân mình cho là đúng.

4. Hoang phí thời gian để tiết kiệm tiền lẻ

Mua một món đồ, vì để tiết kiệm vài đồng lẻ mà mất nhiều thời gian nâng lên đặt xuống, so sánh giá với những nơi khác.

Cũng đừng vì tham giá khuyến mại hay ham giá rẻ mà quên đi chất lượng sản phẩm. Cuối cùng mua về mới phát hiện đồ dùng không tốt, vừa tốn tiền lại trút bực vào người.

5. Làm việc không có chủ đích

Mở máy tính học bài, làm việc nhưng lại bị cuốn vào một loạt tin tức nóng hổi trên mạng. Ngồi lướt web cả tiếng đồng hồ, nhưng công việc chính vẫn chưa làm được gì. Hay đi mua sắm, thấy rất nhiều thứ đẹp, giá rẻ, mua về chất đầy nhà nhưng cuối cùng lại không biết dùng vào đâu, vừa tốn thời gian vừa lãng phí tiền bạc.

Bạn chăm chỉ cả ngày để làm việc, nhưng không có kết quả để chứng minh cho sự cần cù đó. Vậy nên, bạn cần vạch ra chiến lược để tăng hiệu suất lao động. Ví như gạch đầu dòng ba việc cần ưu tiên, dồn nhiều tâm sức vào đó thay vì làm quá nhiều nhiệm vụ cùng lúc, nhưng đều dở dang.

6. Cố gắng làm tất cả mọi thứ nhưng không có mục tiêu

Khi dành sức lực dàn trải vào quá nhiều thứ, đôi khi bạn không thể trau dồi kỹ năng và sự thành thạo trong lĩnh vực mà mình mạnh nhất và phù hợp nhất. Điều quan trọng nhất với bạn là tìm ra cái mình giỏi, đam mê bởi bạn chẳng thể làm được mọi thứ.

Nếu không có một kế hoạch nghĩa là bạn đã lên kế hoạch để nhận thất bại. Kế hoạch rất quan trọng trong việc giúp bạn đạt được mục tiêu. Đó chính là bản đồ giúp bạn đi từ điểm A đến điểm B một cách dễ dàng. Ta lập kế hoạch cho việc hoàn thành mục tiêu của mình như thế nào? Ta cần phải làm những điều gì? Hãy gạch đầu dòng các việc phải làm và có một chiến lược rõ ràng.

7. Gửi gắm hy vọng vào người khác

Đợi người khác đến giúp đỡ, chờ đợi người thấu hiểu cho nỗi khổ bản thân, mong muốn ai đó đến an ủi mình... thậm chí khát khao được yêu thích và cảm thông. Thói quen này chứng tỏ bạn là người yếu đuối, không thể tự lập, chưa đủ mạnh mẽ vững bước trên đường đời.

Không ai thay bạn sống cuộc đời của bạn. Một khi chấp nhận mình đã lớn thì đồng nghĩa với việc bạn cần có quyết định của riêng mình, không phụ thuộc vào ai.

8. Có tư duy nạn nhân

Khi nghiên cứu và điều trị cho các bệnh nhân - rất nhiều trong số đó bị trầm cảm, người sáng lập tâm lý học tích cực Martin Seligman nhận thấy nhiều người trong số họ mắc chứng "bất lực trong học tập".

Cảm giác bất lực quá mức thường dẫn đến hành vi tự hủy hoại bản thân. Đây là lý do những người coi mình là "nạn nhân" trong câu chuyện của chính họ thường không hạnh phúc. Họ tin rằng cuộc sống luôn khó khăn và mình không thể làm gì để thay đổi. Họ chỉ biết chờ đợi người khác đến cứu mình vì nghĩ bản thân không thể hành động và tự cứu mình khỏi rắc rối.

9. Níu kéo quá khứ

"Giá như lúc đó mình không làm như vậy", "Nếu như khi xưa mình chọn công ty này thì giờ đã phát tài rồi"... Những câu chất vấn lương tâm tưởng chừng bâng quơ nhưng chỉ làm mất thời gian, mài mòn tinh thần, khiến bản thân không thể mạnh mẽ bước tiếp.

Chúng ta thường có xu hướng lưu giữ kí ức, hình ảnh về những sự kiện đã trải qua trong đời. Tuy vậy, sự thật là ưu tư, buồn phiền trong quá khứ chỉ khiến cuộc sống đảo lộn. Nếu cảm thấy có thể thay đổi, sửa chữa điều gì đó, hãy hành động ngay. Bằng không, nên để mọi việc diễn ra tự nhiên, qua đó tìm sự yên bình, tĩnh lặng cho bản thân.

Vy Trang (Theo zhihu)