Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

6 cách giúp tránh mất giọng khi nói to, hò hét cổ vũ liên tục

 

6  cách  giúp  tránh  mất  giọng  khi  nói  to, hò  hét  cổ  vũ  liên  tục

Chủ nhật, 22/5/2022-VnExpess.net

Khởi động giọng, uống đủ nước, ăn uống đúng,… có thể giúp bạn không bị mất giọng trong trường hợp nói to liên tục, hò hét cổ vũ thể thao, hoạt động cộng đồng...

Trong cuộc sống, nhiều ngành nghề phải thường xuyên sử dụng đến sức mạnh của giọng nói, ví dụ như ca sĩ, dẫn chương trình, giáo viên. Đặc thù công việc khiến một số người có thể nói cả ngày, nói liên tục hàng giờ liền với thanh âm lớn... Hoặc trong các cuộc vui, cổ vũ thể thao, hoạt động xã hội, cộng đồng... bạn cũng có thể hò hét lớn liên tục. Làm thể nào để không bị mất giọng? Theo Voices, có 6 cách giúp duy trì được giọng nói hay, ổn định.

Ngủ ngon

Theo các chuyên gia, đảm bảo một giấc ngủ ngon, không bị quấy rầy trước khi bắt đầu buổi cổ vũ hay trước khi biểu diễn ca nhạc, giảng dạy là cách để cơ thể nạp năng lượng. Bạn nên đi ngủ và nói không với các thiết bị điện tử, điện thoại di động. Đồng thời, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng phòng ngủ đủ tối và yên tĩnh cho giấc ngủ chất lượng.

Uống đủ nước

Những người làm công việc thường xuyên sử dụng đến giọng nói như ca sĩ, diễn viên và người thuyết trình trước công chúng luôn cần giữ giọng nói ngậm đủ nước, tức là không để họng bị khô.

Việc mang theo một chai nước trong quá trình đi làm, đi diễn hay đi cỗ vũ đối với cổ động viên khá quan trọng. Uống nhiều nước giúp các nếp gấp thanh quản sẵn sàng hoạt động trước khi nói. Bạn cần uống một lượng nước kha khá trước khi sử dụng giọng nói của mình ít nhất một giờ.

Bằng cách uống một cốc nước ít nhất một giờ trước khi cổ vũ, cổ động viên có thể thực hiện các bước để tối ưu hóa các nếp gấp thanh quản. Thanh quản ngậm đủ nước sẽ mềm dẻo và sẵn sàng đáp ứng "nhu cầu sử dụng" của bạn.

Các chuyên gia khuyên nên đặt mục tiêu uống nước hàng ngày như một phần của thói quen. Có một số cách để theo dõi mục tiêu uống nước như đặt lời nhắc trong điện thoại, uống một lượng đã định trong thời gian nghỉ theo lịch trình. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc uống đủ nước hoặc không thích hương vị của nó thì có thể thử uống trà không chứa caffeine như trà hoa cúc, gừng hoặc bạc hà. Thay đổi nhiệt độ của nước cũng giúp cho nước ngon miệng hơn. Bạn cũng có thể thay nước lọc bằng các loại nước trái cây như cam quýt, quả mọng, ăn thực phẩm chứa nhiều nước, chẳng hạn như dưa chuột hoặc dưa hấu...

La hét, hò reo cường độ cao dễ dẫn đến mất giọng. Ảnh: Freepik

Chế độ ăn đúng

Cân nhắc về chế độ ăn uống là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh những thực phẩm giúp ích cho giọng nói, có nhiều loại lại không hữu ích. Theo các chuyên gia, những thực phẩm, chẳng hạn như sữa, có thể tạo tiền đề cho tiếng thở khò khè. Uống sữa, sôcôla tạo ra nhiều đờm, chất nhầy trong cổ họng, làm giảm khả năng hò hét và gây ảnh hưởng đến giọng hát nếu là ca sĩ. Để sữa không gây ảnh hưởng đến giọng, bạn chỉ nên uống sữa 8 giờ trước khi biểu diễn hoặc sử dụng đến giọng nói.

Bên cạnh sữa, thức ăn cay có thể gây trào ngược axit hoặc đầy hơi... Triệu chứng của trào ngược axit là ợ chua, nếu ợ chua liên tục, họng có thể bị nóng và rát. Ngoài ra, cổ động viên cũng nên tránh đồ uống như cà phê, trà, rượu. Các thực phẩm và đồ uống này làm khô nếp gấp thanh âm.

Bảo vệ giọng nói

Người thường xuyên nói to nên bảo vệ nó khỏi những mối nguy hiểm khác nhau trong môi trường xung quanh. Theo đó, các chuyên gia cho rằng, dù đặc thù công việc nhưng khi biểu diễn ca sĩ cũng cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi trong ngày, tránh nhận lịch diễn liên tục nhiều giờ liền. Với giáo viên, dẫn chương trình cũng tương tự, nên sắp xếp thời gian thả lỏng giữa các tiết dạy. Đối với cổ động viên, hò hét, cỗ vũ là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên không nên hét quá lớn, nên tiết chế ở mức độ cho phép của dây thanh.

Bên cạnh hò hét, nói to, thì thầm cũng gây căng thẳng cho các nếp thanh âm vì thì thầm là hoạt động không cho phép các nếp thanh âm rung động trong khi các nếp gấp cần đến với nhau để tạo ra sự cộng hưởng. Khi thì thầm, những nếp gấp bị siết chặt và căng ra, không thể gặp nhau để tạo ra âm thanh vang, khỏe.

Khởi động tốt

Theo các chuyên gia, khi các nếp gấp thanh quản ngậm đủ nước việc làm ấm giọng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Lúc này thanh quản dẻo dai và di chuyển tự do hơn trong quá trình khởi động giọng nói. Bạn có thể khởi động bằng các bài tập thanh nhạc kích hoạt axit trong các cơ xung quanh dây thanh quản, cho phép gân trong cổ họng căng ra, giúp bạn linh hoạt hơn và kiểm soát được hiệu suất giọng nói.

Để ngăn ngừa chấn thương và tiếp tục phát triển khả năng của người làm việc bằng giọng nói, các chuyên gia khuyên bạn nên cố gắng dành 20 phút mỗi ngày cho các bài tập thanh nhạc. Lưu ý, giọng nói cần phải bắt đầu từ chậm đến nhanh, từ nhỏ đến to.

Nguyên tắc một giờ

Trước khi sử dụng giọng nói, ca sĩ, diễn viên... nên có những hoạt động giữ gìn trước đó khoảng một giờ. Cụ thể, bạn nên thức giấc ít nhất một giờ trước khi biểu diễn, làm việc, tránh tình trạng vừa thức dậy đã lao vào công việc. Trong khoảng một giờ trước khi sử dụng giọng nói, bạn cần cung cấp đủ nước cũng như có chế độ ăn uống phù hợp. Các yếu tố như khói thuốc lá, thời tiết lạnh, chất gây dị ứng... ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến giọng nói, do đó người làm việc thường xuyên sử dụng giọng nói nên tránh các tác nhân trên.

Nếu bạn sống ở vùng có khí hậu lạnh thì nên quàng một chiếc khăn bông hoặc áo ấm cổ đan chặt để che miệng, mũi.

Anh Chi (Theo Voices)

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét