Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

NGUỒN HY VỌNG CỦA CHÚNG CON

 

NGUỒN  HY  VỌNG  CỦA  CHÚNG  CON

Tue, 20/06/2023 - Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

“De Maria numquam satis” (Thánh Bênađô) - Nói về Mẹ thì không bao giờ cùng. Trong thời buổi hiện nay trước bao hiểm nguy giăng mắc, bao xáo trộn, thử thách trong và ngoài Giáo Hội khiến nhân loại trở nên hoang mang lo lắng và sợ hãi. Vì thế, nói về lòng nhân từ và xót thương của Mẹ Maria, khuyến khích con người chạy đến với Mẹ để Mẹ chỉ dẫn cho biết cách tìm được hy vọng nơi Chúa là điều rất cần thiết.

Những dòng sau đây được chuyển ngữ từ phần I, chương 3 phiên bản Anh ngữ tác phẩm The Glories of Mary do The American Society for the Defense of Tradition, Family and Property thực hiện. Nguyên ngữ bằng tiếng Ý của Thánh Anphonsus Maria de Liguori Sáng Lập Dòng Chúa Cứu Thế, Giám Mục và Tiến Sỹ Hội Thánh trước tác.

***

Những kẻ tà đạo tân thời không thể chấp nhận điều mà chúng ta xưng tụng Đức Maria bằng cách gọi người là hy vọng của chúng ta. Kính chào hy vọng của chúng con, “spes nostra salve”. Họ nói chỉ mình Thiên Chúa mới là hy vọng của chúng ta, và rằng đặt hy vọng của Ngài nơi một tạo vật là làm nhục cho Thiên Chúa. Đức Maria, đối với họ chỉ là một tạo vật, và như một tạo vật, làm cách nào người có thể là hy vọng của chúng ta? Chính vì vậy, thay vì những điều các người tà đạo nói, Giáo Hội đòi hỏi các giáo sỹ, tu sỹ hằng ngày dâng lời thay cho toàn thể các tín hữu kêu cầu Đức Maria bằng một tên gọi hy vọng ngọt ngào của chúng ta, niềm hy vọng của toàn thể nhân loại: “Kính chào hy vọng của chúng con!”

Hai hình ảnh Thánh tiến sỹ thiên thần Thoma đã dùng để giải thích làm cách nào chúng ta có thể đặt hy vọng của mình nơi một người: như chính nguồn, và như trung gian. Đối với những ai hy vọng một ân huệ nào từ một ông vua, người ấy hy vọng ân huệ đó đến từ ông vua như đấng tối cao, hoặc đến từ một đại thần được sủng ái như người trung gian chuyển cầu. Nếu ân huệ ấy thay vì được ban cho trước tiên từ nhà vua, nhưng lại đến từ trung gian mà chúng ta nhờ cậy, thì người đó là hy vọng của chúng ta. Vua trên trời, vì Ngài tốt lành tuyệt đối, luôn mong muốn làm giầu cho chúng ta bằng những ân huệ của Ngài. Nhưng về phần tin tưởng của chúng ta, để tăng lòng tin tưởng của chúng ta, Thiên Chúa đã ban người mẹ của Ngài làm mẹ chúng ta và là đấng cầu bầu của chúng ta, và Ngài còn ban cho mẹ mọi quyền năng để hỗ trợ chúng ta. Từ đó, Ngài muốn chúng ta đặt tất cả niềm hy vọng cứu độ và mọi phúc lành của chúng ta. Đối với những ai đặt tất cả hy vọng của họ trên các tạo vật, mà không lệ thuộc vào Thiên Chúa, như những tội nhân làm, những người tìm kiếm muốn liên hệ và ân huệ của con người, chúng sẽ làm buồn lòng Thiên Chúa, và dĩ nhiên, bị Thiên Chúa nguyền rủa như lời tiên tri Isaia đã nói. Nhưng với những ai hy vọng nơi Mẹ Maria, như người mẹ của Thiên Chúa, quyền năng để kêu cầu cho họ những ơn phúc và sự sống đời đời, sẽ được chúc lành và làm Thiên Chúa vui lòng, Đấng muốn nhìn thấy tạo vật cao sang của Ngài được vinh hiển, vì Người vượt trên các thần thánh và muôn loài tạo vật đã yêu mến và tôn vinh Ngài trên thế giới này.

Vì vậy, chúng ta mới gọi Đức Trinh Nữ là hy vọng của chúng ta, như Hồng Y Bellarmine [1] đã nói, để đón nhận, qua sự bầu cử của Mẹ những gì chúng ta không thể nhận được bằng lời cầu của riêng mình. Chúng ta cầu xin Người, Thánh Anselmô nói, là để sự cao trọng của lời cầu xin của đấng bầu cử phù giúp cho sự bất xứng của chúng ta. Vì vậy, thánh nhân thêm rằng, để van xin Đức Trinh Nữ với niềm hy vọng như vậy, không có nghĩa là thiếu tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa, nhưng chỉ là lo sợ về sự bất xứng của mình.

Với những lý do Giáo Hội đã áp dụng cho Đức Maria, và qua lời Hội Thánh, Thánh Anselmô ca tụng mẹ: “Mẹ của hy vọng thánh thiện”. Người Mẹ ấy đã khuyến khích chúng ta không bằng hy vọng hão huyền vào tình thương và những chuyển hóa đang đến của cuộc đời, nhưng với hy vọng thánh thiện của phúc lộc thiêng liêng và vô biên của đời sống được chúc phúc sẽ tới. Thánh Ephrem vì thế cũng đã chúc mừng Mẹ thánh đức: “Kính mừng hy vọng của các tâm hồn! Kính mừng ơn cứu độ vững chắc của các Tín Hữu! Kính chào Đấng phù hộ các tội nhân! Kính chào Đấng bào chữa các tín hữu, và sự cứu rỗi của thế giới!” Thánh Basiliô dạy rằng sau Thiên Chúa, chúng ta không có hy vọng nào khác ngoài Đức Maria, vì thế, ngài đã gọi Mẹ: Hy vọng duy nhất của chúng ta sau Thiên Chúa, “Post Deum sola spes nostra”; và Thánh Ephrem, suy diễn về thứ tự Quan Phòng trong cuộc đời này, từ đó Thiên Chúa đã thiết lập (như Thánh Bênađô (Bernard) nói, và chúng tôi đã giải thích) rằng tất cả những ai được cứu rỗi nhờ Mẹ Maria, hãy van xin người: “Ôi! Lạy Mẹ, là đấng không ngừng đón nhận và là chỗ nương náu của chúng con dưới áo choàng che chở của Mẹ. Vì sau Thiên Chúa ra, chúng con không có hy vọng nào khác ngoài Mẹ. Cùng một cách nói, Thánh Thomas thành Villanova gọi Mẹ là nơi trú ẩn duy, phù giúp, và bảo vệ duy nhất của chúng ta. Thánh Bênađô, đưa ra lý do cho nhận xét này bằng câu nói: Hỡi con người, nhìn đây dự định của Thiên Chúa, một lòng thương xót chan hòa; vì, ước muốn cứu độ nhân loại, Ngài đã đặt cái giá cứu chuộc trong bàn tay Đức Maria, để người có thể ban phát nó tùy ý.

Thiên Chúa đã lệnh cho Maisen làm một tòa thương xót bằng vàng ròng, và nói với ông rằng từ nơi đó Ngài sẽ nói với ông: “Ngươi sẽ làm một tòa thương xót bằng vàng ròng. Từ nơi đây Ta sẽ ban những huấn lệnh, và sẽ nói với ngươi.” Một số tác giả giải thích tòa thương xót này là Đức Maria, qua người, Chúa nói với con người, và ban phát cho chúng lòng thương xót, ân sủng, và muôn ơn lành. Vì vậy, Thánh Irênê nói rằng Ngôi Lời, trước khi đầu thai trong lòng Đức Maria, đã sai tổng lãnh thiên thần đến xin sự ưng thuận của Người, vì Ngài muốn thế giới nợ Mẹ lòng thương xót và ơn nhập thể. Cũng thế, Đấng Tự Hạ nhấn mạnh rằng mọi phép lành, mọi sự giúp đỡ, mọi ơn phúc mà con người nhận được hoặc sẽ nhận được từ Thiên Chúa cho đến tận thế đã được ban cho và sẽ được ban cho qua lời cầu bầu và qua Mẹ Maria. Từ đó, Blosius [2] một tu sỹ đạo đức kêu lên: Ôi lạy Maria, Đấng rất đáng ca tụng, và rất có phúc cho ai có lòng yêu mến Mẹ, và sẽ rất nguy xuẩn và bất hạnh cho những ai không yêu mến Mẹ! Trong lúc lo âu và nghi nan, Mẹ soi sáng trí lòng cho những ai phó thác những gian nan của họ cho Mẹ. Mẹ là nguồn an ủi cho những ai tín thác nơi Mẹ trong những giờ phút nguy nan. Mẹ giúp đỡ những ai kêu cầu. Và Blosius tiếp tục, Mẹ ở bên Con chí thánh của Mẹ, bảo đảm ơn cứu độ cho những đầy tớ của Mẹ. Kính chào, ôi, hy vọng của sự thất vọng. Kính chào Đấng phù trợ những người nghèo khổ! Ôi Maria, Mẹ là nữ vương, vì Con Mẹ đã muốn tôn vinh Mẹ bằng cách thực hành ngay mọi ý muốn của Mẹ.

Thánh Germanus nhìn nhận Đức Maria như suối nguồn mọi phúc lành, và giải thoát khỏi mọi sự dữ, đối với những ai kêu xin Mẹ: Lạy Mẹ, Mẹ là người duy nhất giúp đỡ con, được Thiên Chúa ban tặng cho con. Mẹ là Đấng hướng dẫn bước đường con đi, nâng đỡ những yếu đuối của con, làm giầu sự khó nghèo của con, là người đem con từ tình trạng nô lệ tới hy vọng của ơn cứu độ của con. Xin hãy lắng nghe, con cầu xin Mẹ cho con những ơn phù giúp, ghé mắt xót thương về bên con. Mẹ là nữ vương của con, là nơi con nương náu, sự sống của con, ơn cứu giúp, niềm hy vọng, và sức mạnh của con.

Một cách xác tín, tiếp đó, Thánh Antoninus áp dụng vào Đức Maria lời sách Khôn Ngoan: “Giờ đây tất cả mọi sự lành đến với tôi cùng với Mẹ”. Vì Đức Maria là mẹ của Thiên Chúa và là đại lý mọi ơn lành. Thế giới có thể nói một cách chính xác và một cách đặc biệt, những ai trong đó tận hiến cho nữ vương này, rằng, cùng nhau với lòng sùng kính Đức Maria, họ nhận lãnh mọi ơn lành. Vì thế, Viện Phụ của Celles đã nói một cách quả quyết: Ai đã tìm thấy Đức Maria, người ấy tìm được mọi sự lành. Người ấy tìm thấy mọi ân huệ và mọi nhân đức; vì Mẹ do lời cầu bầu quyền năng của người nhận lấy cho người ấy một sự tràn trề những nhu cầu làm cho mình trở nên giầu có trong ân sủng. Mẹ ban cho chúng ta hiểu rằng Mẹ có mọi sự từ sự sung mãn của Thiên Chúa, đó là, lòng thương xót, để người có thể ban những ơn phúc cho những ai yêu mến Mẹ: “Với ta là sự giầu có và vinh quang, rằng ta có thể làm giầu cho những ai yêu mến ta.” Vì thế, Thánh Bonaventura (Bonaventure) nói: Chúng ta phải gắn chặt đôi mắt mình chăm chú nhìn vào bàn tay của Đức Maria, vì qua Người chúng ta có thể nhận được những phúc lành mà chúng ta ao ước.

Thật vậy! Có bao người kiêu căng đã tìm được sự khiêm nhu qua lòng sùng kính Đức Maria; có bao người độc ác tìm được sự nhu mì; mù lòa thấy ánh sáng; thất vọng trở nên tự tin, hư đi tìm được ơn cứu độ! Và một cách chắc chắn, như Mẹ đã từng tiên tri về mình khi đến thăm bà Isave mà sau này được vang lên trong thi ca: “Rồi đây muôn đời sẽ gọi tôi diễm phúc”. Những lời này Thánh Bênađô lập lại, và nói: Mọi dân nước sẽ gọi tôi diễm phúc, vì mọi dân nước người đã ban cho sự sống và vinh quang. Trong người những tội nhân tìm được ơn tha thứ, và chỉ tìm thấy sự bền đỗ trong ơn thánh. Từ đó đan sỹ Lanspergius [3] đại diện cho Chúa nói với thế giới: Hãy tôn kính mẹ Ta với lòng kính tôn đặc biệt. Hỡi con người, Ngài nói, con cháu đáng thương của Adong, những kẻ sống giữa muôn kẻ thù và quá nhiều đau khổ, hãy cố gắng tôn vinh với lòng sốt sắng mẹ của Ta và cũng là Mẹ của các ngươi. Ta đã ban người cho thế giới như một mẫu gương của sự trinh trong, nơi ẩn náu và nương nhờ trong những lúc sầu khổ. Một cách chính xác, Ta đã ban Đức Maria cho thế giới để trở nên một tấm gương cho các người, để từ Người, các ngươi có thể học để sống như các ngươi phải sống, và trở nên nơi nương náu cho các ngươi, để các ngươi có thể nghỉ dưỡng nơi người, trong những thời kỳ khốn khó của các ngươi. Đây là con Ta, Thiên Chúa nói, Ta đã tạo dựng như vậy để không một ai có thể sợ Người, hoặc không muốn nương nhờ Người, vì Ta đã tạo dựng Người từ trước muôn thuở và bản tính trắc ẩn, để Người không ngừng ban ơn cho những ai tìm kiếm sự chở che của Người, và Người sẽ không từ chối ân huệ đối với bất cứ ai kêu cầu Người. Người phủ áo choàng của lòng thương xót trên tất cả, và không bao giờ để ai trở về tay không. Ước chi lòng lân tuất hải hà của Thiên Chúa chúng ta vì thế luôn được chúc phúc, Đấng đã ban cho chúng ta người mẹ cao cả và trạng sư rất mực yêu thương, nhân từ này. Ôi! Nhân từ biết bao những cảm tình của lòng tín nhiệm đã đổ đầy trái tim rất yêu mến của Thánh Bonaventura, đối với Chúa Giêsu Cứu Thế của ngài, và Đức Maria, Đấng bầu cử yêu thương của chúng ta! Xin Chúa tẩy rửa tôi bao lâu để xứng đáng với Ngài. Tôi biết rằng Ngài sẽ không từ chối chính Ngài đối với những ai yêu mến Ngài, và những ai tìm kiếm Ngài với trái tim trong sạch. Tôi sẽ ôm lấy Ngài bằng tình yêu, và tôi sẽ không để Ngài lìa khỏi tôi cho đến khi Ngài chúc phúc cho tôi, và Ngài sẽ không xa lìa khỏi tôi. Nếu tôi không thể làm được gì khác, thì ít nhất tôi sẽ ẩn náu mình trong những vết thương của Ngài; ở đó tôi sẽ định cư, và Ngài sẽ không tìm thấy tôi ở đâu ngoài Ngài. Sau cùng, ngài thêm, nếu Đấng Cứu Chuộc, vì tội tôi mà đuổi tôi ra khỏi chân Ngài, tôi sẽ ném mình tôi dưới chân mẹ Ngài là Đức Maria, và phủ phục ở đó. Tôi sẽ không rời đi cho đến khi Người xin cho tôi ơn tha thứ dưới chân Người, vì người mẹ thương xót này chưa bao giờ quên mà không xót thương và an ủi nỗi bất hạnh những ai chạy đến kêu xin Mẹ giúp; và vì thế, nếu không vì bắt buộc, ít vì lòng xót thương, Người không thất bại khi nài xin Con mẹ tha thứ cho tôi.

Giờ đây, xin hãy nhìn đến chúng con, và, chúng con sẽ kết thúc bằng những lời của Euthymius [4], xin nhìn đến chúng con, bằng cặp mắt xót thương. Ôi! Mẹ rất xót thương của chúng con, vì chúng con là những tôi tớ của Người, và trong Người chúng con đặt trọn niềm hy vọng.               

_____________________

 

Ghi chú của người dịch:

1. Thánh Robert Bellarmine, SJ (1542-1621) tu sỹ Dòng Tên người Ý. Ngài là Hồng Y của Giáo Hội. Ngài được phong thánh năm 1930. Ngài là một trong 37 vị thánh được nâng lên hàng Tiến Sỹ Hội Thánh.

2. Louis de Blois, O.S.B. (1506-1566), đan sỹ và văn sỹ huyền bí. Ngài được gọi với tên quen thuộc là Blosius.

3. John Justus. Tu sỹ Carthusian và là nhà văn người Đức. Ngài thường được biết đến với tên gọi Lanspergius, nơi sinh của ngài.

4. Thánh Euthymius Cả (377 - 473) là viện phụ ở Palestine. Ngài được kính cả trong Giáo Hội Công Giáo Roma và Các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương.

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2023

Thánh Thể Chúa

 

Thu, 29/06/2023 -  Nguyễn Thái Hùng

Thánh  Thể  Chúa

Ngày Chúa Nhật kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô, tôi được tham dự buổi rước kiệu Mình Thánh Chúa trọng thể tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Sài gòn. Trong giờ thánh này, tôi nhớ đến bi kịch của cô bé Trung Hoa.

Bi kịch của một cô bé Trung Hoa

Ngày 13 tháng 5 năm 2018, Giáo Hội cử hành ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 52, trong dịp này một nhân vật được coi là huyền thoại về truyền thông của Công Giáo Hoa Kỳ lại được nhắc đến như một gương sáng cho các ký giả Công Giáo: Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen

Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen sinh ngày 8 tháng 5 năm 1895 và qua đời vào ngày 9 tháng 12 năm 1979. Án tuyên thánh cho ngài đang được xúc tiến.

Một vài tháng trước khi ngài qua đời, Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen đã được phỏng vấn trên truyền hình quốc gia. Một trong những câu hỏi được đặt ra với ngài là: “Đức Cha đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên khắp thế giới. Vậy ai là người truyền cảm hứng cho Đức Cha? Có phải đó là một giáo hoàng không?”

Câu trả lời của Đức Tổng Giám Mục đã gây kinh ngạc cho nhiều người:

“Đó không phải là một giáo hoàng, Hồng Y, một giám mục khác, hay thậm chí là một linh mục hay nữ tu, mà là một cô gái Trung Hoa mười một tuổi.”

Trong thời kỳ Cách Mạng văn hóa, một thừa sai đã bị giam cầm trong nhà xứ của mình sát bên ngôi thánh đường. Một ngày kia, trong khi bị nhốt trong nhà mình, vị linh mục nhìn ra ngoài cửa sổ và kinh hoàng khi thấy lính tráng rầm rập bước vào thánh đường. Chúng tiến lên cung thánh, mở cửa Nhà Tạm và trong một hành động đầy hận thù, đã quăng chiếc chén thánh xuống làm vung vãi Mình Thánh Chúa trên sàn nhà. Giữa hoàn cảnh nguy ngập của tình hình đã từ lâu, bị cô lập tứ bề, nhà thờ không còn nhận được bánh lễ và rượu lễ nên vị linh mục biết chính xác có bao nhiêu bánh thánh còn trong chén: ba mươi hai chiếc.

Rồi thì chúng bỏ đi, không chú ý đến một cô gái nhỏ đang núp trong những hàng ghế trong nhà thờ, là người đã thấy mọi thứ. Đêm đó, cô trở lại, và lén lút vượt qua tên lính vẫn ngồi canh trước cửa nhà xứ. Cô bước vào nhà thờ, nơi cô đã làm một giờ thánh có lẽ để đền tạ cho sự khinh miệt Thánh Thể mà cô đã chứng kiến.

Sau giờ thánh của mình, cô lên cung thánh, và quỳ gối xuống, cô đón nhận Chúa Giêsu trong Hình Bánh bằng lưỡi mình vì vào thời điểm đó, Giáo Hội không cho phép người giáo dân chạm vào Hình Bánh bằng tay của họ.

Mỗi đêm, cô gái trở lại nhà thờ để làm giờ thánh của mình và đón nhận Chúa Giêsu trong Hình Bánh trên lưỡi của mình cũng giống như cô đã làm đêm đầu tiên. Vào đêm thứ ba mươi hai, sau khi rước chiếc bánh cuối cùng, cô vô tình tạo ra tiếng động đánh thức tên lính canh đang ngủ gật trước nhà xứ của vị linh mục. Từ cửa sổ phòng ngủ của mình, vị linh mục chứng kiến một cảnh tượng quá đau đớn đang mở ra trước mắt ngài. Cô gái cố gắng chạy nhưng tên lính bắt kịp cô và dùng báng súng đánh cô đến chết.

Khi Đức Giám Mục Sheen nghe câu chuyện được chính vị thừa sai kể lại trong một Đại Hội Thánh Thể, ngài cảm động đến rơi lệ, và đã hứa với Chúa, ngài sẽ làm một giờ thánh trước Thánh Thể mỗi ngày trong suốt cuộc đời còn lại của mình … Và không chỉ trung tín với lời hứa của mình, nhưng trong mọi cơ hội có thể có, ngài luôn truyền bá lòng tôn sùng Thánh Thể. (1)

Cũng trong buổi chiều ngày lễ kính trọng thể Mình Máu Chúa Kitô, sau khi rước kiệu và Chầu Thánh Thể xong, tôi ở lại tham dự thánh lễ. Thánh lễ trang nhiêm và sốt sắng. Điều kinh ngạc là khi lên rước lễ, tôi thấy một người mẹ sau khi nhận Thánh Thể Chúa ở tay, đặt vào miệng, bẻ một góc và đưa cho đứa trẻ khoảng hai, ba tuổi đang đòi lấy. Tôi nhìn rất rõ, vì người mẹ này là người rước lễ áp cuối, còn tôi đứng ngay sau lưng chị cách khoảng hai hay ba người nên mọi cử chỉ của chị tôi thấy rõ ràng. Tôi cũng muốn nói ngay với chị: đó là điều không được phép chia sẻ! Nhưng giữa nhà thờ, tôi đành bất lực. Một sự bất kính hay một sự không hiểu biết về giáo lý

Giáo Huấn Về Bí Tích Thánh Thể

Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo dạy về Thánh Thể:

1378   Tôn thờ Thánh Thể. Trong thánh lễ, chúng ta bày tỏ niềm tin vào sự hiện diện thực sự của Đức Kitô dưới hình bánh rượu, bằng cách bái gối hay cúi đầu để tỏ lòng tôn thờ Chúa. “Hội Thánh Công giáo luôn tôn thờ Thánh Thể, không chỉ trong mà còn ngoài thánh lễ nữa, bằng cách bảo quản cẩn thận bánh rượu đã truyền phép, đặt Mình Thánh cho các tín hữu tôn thờ cách long trọng, rước kiệu Mình Thánh” (MF 56).

1382    Thánh lễ vừa là lễ tưởng niệm hy tế để lưu truyền muôn đời hy tế thập giá, vừa là bàn tiệc thánh để thông hiệp Mình và Máu Chúa; hai ý nghĩa này đi đôi với nhau và không thể tách rời. Nhưng cử hành hy tế Thánh Thể hướng đến việc các tín hữu kết hợp với Chúa Kitô nhờ rước lễ. Rước lễ là đón nhận chính Chúa Kitô, Đấng đã tự hiến vì chúng ta.

1387   Để chuẩn bị đón nhận bí tích Thánh Thể cách xứng đáng, các tín hữu phải giữ chay theo qui định của Hội Thánh (x. CIC khoản 919). Thái độ bên ngoài (cử chỉ, cách ăn mặc) phải biểu lộ lòng tôn kính, sự trang trọng và niềm vui của giây phút được Chúa ngự đến trong tâm hồn.

1388    Căn cứ vào ý nghĩa của Bí tích Thánh Thể, các tín hữu rước lễ khi tham dự thánh lễ (Trong cùng một ngày, tín hữu có thể rước lễ hai lần, và chỉ hai lần mà thôi, nếu hội đủ các điều kiện cần thiết).

1389    Hội Thánh buộc các tín hữu phải tham dự thánh lễ vào các ngày Chúa nhật và lễ trọng (x. OE 15), rước lễ mỗi năm ít là một lần vào mùa Phục Sinh, trừ khi có lý do chính đáng, có thể chu toàn vào mùa khác trong năm (x. CIC, khoản 920), trước đó phải chuẩn bị tâm hồn bằng Bí tích Giao Hòa. Hội Thánh hết sức khuyến khích các tín hữu rước lễ vào các ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng, hay thường xuyên hơn nữa, rước lễ hằng ngày.

1390     Chúa Kitô hiện diện dưới mỗi hình Bánh hình Rượu, vì thế rước lễ dưới hình bánh mà thôi vẫn đem lại cho ta trọn vẹn hiệu quả ân sủng của bí tích Thánh Thể.

1391     Việc rước lễ tăng triển sự hiệp thông của chúng ta với Chúa Kitô. Hiệu quả chính yếu của việc rước lễ là được kết hiệp thâm sâu với Chúa Kitô. Chúa đã phán : “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì luôn kết hiệp với Tôi, và Tôi luôn kết hiệp với người ấy”. Đời sống trong Chúa Kitô có nền tảng nơi bí tích Thánh Thể : “Như Chúa Cha là Đấng Hằng Sống đã sai Tôi, và Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn Tôi, cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,57).

1392      Như của ăn vật chất mang lại sự sống cho thân xác thế nào, việc rước lễ cũng đem lại sự sống kỳ diệu cho đời sống thiêng liêng như vậy. Khi các tín hữu rước lấy Mình của Đấng Phục Sinh, “Mình đã được sống động nhờ Thánh Thần và làm cho người ta được sống”(x. PO 5), đời sống ân sủng đã lãnh nhận trong bí tích Thánh Tẩy được gìn giữ, phát triển và canh tân. Để đời sống ân sủng tăng triển, người Kitô hữu phải được Bí tích Thánh Thể là Bánh dành cho kẻ lữ hành trần thế, dưỡng nuôi cho đến giờ lâm tử; lúc ấy họ sẽ đón nhận như Của Ăn Đàng.

1393    Việc rước lễ giúp chúng ta xa lánh tội lỗi. Chúng ta rước lấy Mình Chúa Kitô, “đã phó nộp vì chúng ta”, và Máu “đã đổ ra cho mọi người được tha tội”. Vì thế, Bí tích Thánh Thể không thể kết hiệp chúng ta với Chúa Kitô, nếu không thanh tẩy chúng ta khỏi tội đã phạm và giúp chúng ta xa lánh tội lỗi.

1394    Như của ăn vật chất phục hồi sức lực đã tiêu hao, Bí tích Thánh Thể củng cố đức mến mà trong đời sống hằng ngày có xu hướng suy yếu đi. Đức mến sống động này có thể xóa đi các tội nhẹ (x. CĐ Trentô : DS 1638).

Giáo luật của Hội Thánh qui định vài việc tham dự Thánh Thể như sau:

Ðiều 913: (1) Ðể được rước lễ, các trẻ em phải có ý thức đầy đủ và được chuẩn bị chu đáo ngõ hầu các em nhận biết mầu nhiệm Chúa Kitô tùy theo khả năng của mình, và có thể lãnh lấy Mình Chúa với lòng tin và sùng kính

(2) Tuy nhiên, có thể cho trẻ em lâm cơn nguy tử rước lễ, nếu các em có thể phân biệt Mình Chúa Kitô khác với của ăn thông thường, và kính cẩn rước lễ.

Ðiều 914:    Trước tiên là cha mẹ, rồi đến những người thay quyền cha mẹ và kể cả Cha Sở, có bổn phận lo cho các trẻ em đã đủ trí khôn dọn mình thích đáng để có thể, sau khi đã xưng tội, các em được bổ dưỡng nhờ của ăn thần linh này càng sớm càng tốt. Cha Sở cũng có bổn phận canh chừng không cho các trẻ em rước lễ khi chúng chưa đủ trí khôn hoặc chưa chuẩn bị đủ.

Tôn Thờ Thánh Thể

Bí Tích Thánh thể là nguồn mạch và tột đỉnh của toàn thể đời sống Kitô giáo. Do đó, người tín hữu được kêu mời và khuyến khích tận dụng mọi phương tiện để tận hưởng những phúc lành do Bí Tích Thánh Thể mang lại. Mẹ Têrêsa Calcutta nói: “Khi nhìn lên thánh giá, chúng ta biết Chúa Giêsu đã yêu chúng ta dường bao. Khi nhìn lên Nhà Tạm, chúng ta biết Người đang yêu chúng ta dường nào”.

Việc tôn thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ chính là sự kéo dài thánh lễ chúng ta cử hành, đưa ta đi sâu vào Mầu nhiệm Vượt Qua, bày tỏ niềm tin yêu, biết ơn đối với Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh

Sau đây là một vài thực hành trong đời sống thiêng liêng để chúng ta được hưởng những ơn lành từ việc tôn thờ Thánh Thể.

1. Việc Rước lễ ngoài Thánh lễ

Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, lý do tiên quyết và căn nguyên của việc lưu giữ Thánh Thể ngoài Thánh lễ là để trao ban “của ăn đàng”  cho các bệnh nhân.

Những tín hữu không thể tham dự Thánh lễ có thể rước lễ ngoài Thánh lễ, “để họ được liên kết với Chúa Kitô và với hy tế của Ngài được cử hành trong Thánh lễ” (Huấn thị Eucharisticum Mysterium, số 3e).  Người nhà của bệnh nhân không thể dự lễ, nên dọn lòng rước lễ cùng với bệnh nhân, để nhờ hiệp nhất với Chúa, họ hiệp thông sâu xa hơn với người bệnh trong lời khẩn nguyện và lễ dâng thập giá.

2. Rước lễ thiêng liêng

Rước lễ thiêng liêng là việc sùng kính riêng tư. Một người yêu mến Chúa Thánh Thể sẽ liên lỉ ước ao kết hiệp với Chúa và vì không thể rước cách Bí tích (rước lễ) thì lòng họ khao khát rước Chúa cách thiêng liêng.

Hiệu quả của việc sùng kính này tùy thuộc lòng nhân từ của Chúa đối với lòng yêu mến khao khát nơi mỗi người. Thực hành này đẹp lòng Chúa. Chúa sẽ gìn giữ họ luôn sống trong ân sủng và ban ơn giúp họ ngày càng kết hiệp mật thiết với Chúa hơn. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu viết: “Khi bạn không được rước Mình Thánh Chúa và không tham dự Thánh lễ, bạn có thể rước lễ thiêng liêng, đây là một thực hành đem lại nhiều ơn ích; qua đó tình yêu của Thiên Chúa sẽ ấn dấu mạnh mẽ trên bạn”.

Một điểm thuận lợi là ta có thể rước lễ thiêng liêng mỗi ngày nhiều lần, ở bất cứ nơi nào, lúc nào, làm cả ngày sống của ta luôn kết hiệp mật thiết với Chúa, thành lời cầu nguyện liên lỉ như Chúa dạy (x. Lc 18,1; 21,36).

                                                                                                                    Kinh rước lễ thiêng liêng

“Lạy rất thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu, bởi Chúa hằng muốn kết hợp cùng con trong phép Thánh Thể, nên lòng con khát khao rước Chúa ngự vào lòng con lắm. Song bây giờ, con chẳng được rước thật Mình Máu Thánh Chúa, thì ít nữa lại xin Chúa hãy ngự vào lòng con cách thiêng liêng. Lạy Chúa, xin hãy ngự vào lòng con”. Amen

3. Viếng Thánh Thể

 “Viếng Thánh Thể lưu giữ trong nhà tạm là việc gặp gỡ Chúa cách ngắn ngủi, được thúc đẩy bởi niềm tin rằng Chúa đang hiện diện tại đây và có đặc điểm là cầu nguyện trong thinh lặng.”( Huấn thị Hướng dẫn về lòng đạo đức bình dân và Phụng vụ, số 165). “Việc viếng Thánh Thể là một bằng chứng của lòng tri ân, một dấu hiệu của tình yêu mến và một bổn phận tôn thờ của ta đối với Đức Kitô, Chúa chúng ta” (GLCG 1418).  Thánh Anphonsô Liguori viết: “Trong số các việc đạo đức, việc thờ phượng Chúa Giêsu trong Thánh Thể là cao cả nhất sau các bí tích, việc mà Thiên Chúa yêu thích nhất và đem lại lợi ích cho chúng ta”. (2)

4. Chầu Thánh Thể

Chầu Thánh Thể là một hình thức tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ được Giáo Hội nhìn nhận là việc phụng vụ tức là việc tôn thờ công cộng của Giáo Hội. “Trong Phụng vụ Thánh Lễ, chúng ta bày tỏ niềm tin vào sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong hình bánh và hình rượu bằng nhiều cách, như bái gối hoặc cúi mình sâu để tỏ dấu tôn thờ Chúa. ‘Giáo Hội Công Giáo đã và vẫn dành sự phụng tự tôn thờ cho Bí tích Thánh Thể, không những trong Thánh Lễ, nhưng còn ngoài lúc cử hành Thánh Lễ, bằng cách giữ gìn các tấm bánh đã thánh hiến cách rất cẩn trọng, và bằng cách đưa Mình Thánh cho các tín hữu tôn kính cách trọng thể, và bằng cách tổ chức rước Thánh Thể’” (GLCG 1378).

Việc Chầu Thánh Thể có ba mục đích: 1) Nhìn nhận sự hiện diện kỳ diệu của Chúa Kitô trong Bí Tích; 2) Dẫn ta tiến đến sự tham dự đầy đủ hơn trong việc cử hành Bí Tích Thánh Thể, tột đỉnh trong việc hiệp lễ; 3) Nuôi dưỡng việc phụng thờ xứng hợp đối với Chúa Kitô trong tinh thần và chân lý.

Thực ra, giữa Thánh Lễ và việc Tôn Thờ hay Chầu Thánh Thể có một mối liên hệ nội tại. Thánh Lễ chính là hành vi tôn thờ lớn lao nhất. Việc tôn thờ Chúa ngoài Thánh Lễ chính là sự kéo dài và đề cao Thánh Lễ chúng ta cử hành, kéo chúng ta đi sâu vào Mầu nhiệm Vượt Qua, bày tỏ niềm tin yêu, biết ơn đối với Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí Tích Thánh Thể. Thánh Augustinô nói: “Không ai ăn Lương Thực này (Thánh Thể) nếu không tôn thờ trước”. (3)

 

Lạy Chúa, con là kẻ yếu đuối, xin ban thêm lòng tin cho chúng con!

                            

                                                                              Gb. Nguyễn Thái Hùng

                                                                                                   6.2023

+++++

1.https://phaolomoi.net/Default.aspx?view_type=bai_viet&mode=bai_viet_view&id=369

2.https://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/BiTich/ThanhThe/09TonThoThanhThe.htm

3.https://www.tinmung.net/hoi%20dap/157.htm

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

NGUỒN HY VỌNG CỦA CHÚNG CON

 

Tue, 20/06/2023 - Trần Mỹ Duyệt

NGUỒN  HY  VỌNG  CỦA  CHÚNG  CON

Spes nostra, salve

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

“De Maria numquam satis” (Thánh Bênađô) - Nói về Mẹ thì không bao giờ cùng. Trong thời buổi hiện nay trước bao hiểm nguy giăng mắc, bao xáo trộn, thử thách trong và ngoài Giáo Hội khiến nhân loại trở nên hoang mang lo lắng và sợ hãi. Vì thế, nói về lòng nhân từ và xót thương của Mẹ Maria, khuyến khích con người chạy đến với Mẹ để Mẹ chỉ dẫn cho biết cách tìm được hy vọng nơi Chúa là điều rất cần thiết.

Những dòng sau đây được chuyển ngữ từ phần I, chương 3 phiên bản Anh ngữ tác phẩm The Glories of Mary do The American Society for the Defense of Tradition, Family and Property thực hiện. Nguyên ngữ bằng tiếng Ý của Thánh Anphonsus Maria de Liguori Sáng Lập Dòng Chúa Cứu Thế, Giám Mục và Tiến Sỹ Hội Thánh trước tác.

***

Những kẻ tà đạo tân thời không thể chấp nhận điều mà chúng ta xưng tụng Đức Maria bằng cách gọi người là hy vọng của chúng ta. Kính chào hy vọng của chúng con, “spes nostra salve”. Họ nói chỉ mình Thiên Chúa mới là hy vọng của chúng ta, và rằng đặt hy vọng của Ngài nơi một tạo vật là làm nhục cho Thiên Chúa. Đức Maria, đối với họ chỉ là một tạo vật, và như một tạo vật, làm cách nào người có thể là hy vọng của chúng ta? Chính vì vậy, thay vì những điều các người tà đạo nói, Giáo Hội đòi hỏi các giáo sỹ, tu sỹ hằng ngày dâng lời thay cho toàn thể các tín hữu kêu cầu Đức Maria bằng một tên gọi hy vọng ngọt ngào của chúng ta, niềm hy vọng của toàn thể nhân loại: “Kính chào hy vọng của chúng con!”

Hai hình ảnh Thánh tiến sỹ thiên thần Thoma đã dùng để giải thích làm cách nào chúng ta có thể đặt hy vọng của mình nơi một người: như chính nguồn, và như trung gian. Đối với những ai hy vọng một ân huệ nào từ một ông vua, người ấy hy vọng ân huệ đó đến từ ông vua như đấng tối cao, hoặc đến từ một đại thần được sủng ái như người trung gian chuyển cầu. Nếu ân huệ ấy thay vì được ban cho trước tiên từ nhà vua, nhưng lại đến từ trung gian mà chúng ta nhờ cậy, thì người đó là hy vọng của chúng ta. Vua trên trời, vì Ngài tốt lành tuyệt đối, luôn mong muốn làm giầu cho chúng ta bằng những ân huệ của Ngài. Nhưng về phần tin tưởng của chúng ta, để tăng lòng tin tưởng của chúng ta, Thiên Chúa đã ban người mẹ của Ngài làm mẹ chúng ta và là đấng cầu bầu của chúng ta, và Ngài còn ban cho mẹ mọi quyền năng để hỗ trợ chúng ta. Từ đó, Ngài muốn chúng ta đặt tất cả niềm hy vọng cứu độ và mọi phúc lành của chúng ta. Đối với những ai đặt tất cả hy vọng của họ trên các tạo vật, mà không lệ thuộc vào Thiên Chúa, như những tội nhân làm, những người tìm kiếm muốn liên hệ và ân huệ của con người, chúng sẽ làm buồn lòng Thiên Chúa, và dĩ nhiên, bị Thiên Chúa nguyền rủa như lời tiên tri Isaia đã nói. Nhưng với những ai hy vọng nơi Mẹ Maria, như người mẹ của Thiên Chúa, quyền năng để kêu cầu cho họ những ơn phúc và sự sống đời đời, sẽ được chúc lành và làm Thiên Chúa vui lòng, Đấng muốn nhìn thấy tạo vật cao sang của Ngài được vinh hiển, vì Người vượt trên các thần thánh và muôn loài tạo vật đã yêu mến và tôn vinh Ngài trên thế giới này.

Vì vậy, chúng ta mới gọi Đức Trinh Nữ là hy vọng của chúng ta, như Hồng Y Bellarmine [1] đã nói, để đón nhận, qua sự bầu cử của Mẹ những gì chúng ta không thể nhận được bằng lời cầu của riêng mình. Chúng ta cầu xin Người, Thánh Anselmô nói, là để sự cao trọng của lời cầu xin của đấng bầu cử phù giúp cho sự bất xứng của chúng ta. Vì vậy, thánh nhân thêm rằng, để van xin Đức Trinh Nữ với niềm hy vọng như vậy, không có nghĩa là thiếu tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa, nhưng chỉ là lo sợ về sự bất xứng của mình.

Với những lý do Giáo Hội đã áp dụng cho Đức Maria, và qua lời Hội Thánh, Thánh Anselmô ca tụng mẹ: “Mẹ của hy vọng thánh thiện”. Người Mẹ ấy đã khuyến khích chúng ta không bằng hy vọng hão huyền vào tình thương và những chuyển hóa đang đến của cuộc đời, nhưng với hy vọng thánh thiện của phúc lộc thiêng liêng và vô biên của đời sống được chúc phúc sẽ tới. Thánh Ephrem vì thế cũng đã chúc mừng Mẹ thánh đức: “Kính mừng hy vọng của các tâm hồn! Kính mừng ơn cứu độ vững chắc của các Tín Hữu! Kính chào Đấng phù hộ các tội nhân! Kính chào Đấng bào chữa các tín hữu, và sự cứu rỗi của thế giới!” Thánh Basiliô dạy rằng sau Thiên Chúa, chúng ta không có hy vọng nào khác ngoài Đức Maria, vì thế, ngài đã gọi Mẹ: Hy vọng duy nhất của chúng ta sau Thiên Chúa, “Post Deum sola spes nostra”; và Thánh Ephrem, suy diễn về thứ tự Quan Phòng trong cuộc đời này, từ đó Thiên Chúa đã thiết lập (như Thánh Bênađô (Bernard) nói, và chúng tôi đã giải thích) rằng tất cả những ai được cứu rỗi nhờ Mẹ Maria, hãy van xin người: “Ôi! Lạy Mẹ, là đấng không ngừng đón nhận và là chỗ nương náu của chúng con dưới áo choàng che chở của Mẹ. Vì sau Thiên Chúa ra, chúng con không có hy vọng nào khác ngoài Mẹ. Cùng một cách nói, Thánh Thomas thành Villanova gọi Mẹ là nơi trú ẩn duy, phù giúp, và bảo vệ duy nhất của chúng ta. Thánh Bênađô, đưa ra lý do cho nhận xét này bằng câu nói: Hỡi con người, nhìn đây dự định của Thiên Chúa, một lòng thương xót chan hòa; vì, ước muốn cứu độ nhân loại, Ngài đã đặt cái giá cứu chuộc trong bàn tay Đức Maria, để người có thể ban phát nó tùy ý.

Thiên Chúa đã lệnh cho Maisen làm một tòa thương xót bằng vàng ròng, và nói với ông rằng từ nơi đó Ngài sẽ nói với ông: “Ngươi sẽ làm một tòa thương xót bằng vàng ròng. Từ nơi đây Ta sẽ ban những huấn lệnh, và sẽ nói với ngươi.” Một số tác giả giải thích tòa thương xót này là Đức Maria, qua người, Chúa nói với con người, và ban phát cho chúng lòng thương xót, ân sủng, và muôn ơn lành. Vì vậy, Thánh Irênê nói rằng Ngôi Lời, trước khi đầu thai trong lòng Đức Maria, đã sai tổng lãnh thiên thần đến xin sự ưng thuận của Người, vì Ngài muốn thế giới nợ Mẹ lòng thương xót và ơn nhập thể. Cũng thế, Đấng Tự Hạ nhấn mạnh rằng mọi phép lành, mọi sự giúp đỡ, mọi ơn phúc mà con người nhận được hoặc sẽ nhận được từ Thiên Chúa cho đến tận thế đã được ban cho và sẽ được ban cho qua lời cầu bầu và qua Mẹ Maria. Từ đó, Blosius [2] một tu sỹ đạo đức kêu lên: Ôi lạy Maria, Đấng rất đáng ca tụng, và rất có phúc cho ai có lòng yêu mến Mẹ, và sẽ rất nguy xuẩn và bất hạnh cho những ai không yêu mến Mẹ! Trong lúc lo âu và nghi nan, Mẹ soi sáng trí lòng cho những ai phó thác những gian nan của họ cho Mẹ. Mẹ là nguồn an ủi cho những ai tín thác nơi Mẹ trong những giờ phút nguy nan. Mẹ giúp đỡ những ai kêu cầu. Và Blosius tiếp tục, Mẹ ở bên Con chí thánh của Mẹ, bảo đảm ơn cứu độ cho những đầy tớ của Mẹ. Kính chào, ôi, hy vọng của sự thất vọng. Kính chào Đấng phù trợ những người nghèo khổ! Ôi Maria, Mẹ là nữ vương, vì Con Mẹ đã muốn tôn vinh Mẹ bằng cách thực hành ngay mọi ý muốn của Mẹ.

Thánh Germanus nhìn nhận Đức Maria như suối nguồn mọi phúc lành, và giải thoát khỏi mọi sự dữ, đối với những ai kêu xin Mẹ: Lạy Mẹ, Mẹ là người duy nhất giúp đỡ con, được Thiên Chúa ban tặng cho con. Mẹ là Đấng hướng dẫn bước đường con đi, nâng đỡ những yếu đuối của con, làm giầu sự khó nghèo của con, là người đem con từ tình trạng nô lệ tới hy vọng của ơn cứu độ của con. Xin hãy lắng nghe, con cầu xin Mẹ cho con những ơn phù giúp, ghé mắt xót thương về bên con. Mẹ là nữ vương của con, là nơi con nương náu, sự sống của con, ơn cứu giúp, niềm hy vọng, và sức mạnh của con.

Một cách xác tín, tiếp đó, Thánh Antoninus áp dụng vào Đức Maria lời sách Khôn Ngoan: “Giờ đây tất cả mọi sự lành đến với tôi cùng với Mẹ”. Vì Đức Maria là mẹ của Thiên Chúa và là đại lý mọi ơn lành. Thế giới có thể nói một cách chính xác và một cách đặc biệt, những ai trong đó tận hiến cho nữ vương này, rằng, cùng nhau với lòng sùng kính Đức Maria, họ nhận lãnh mọi ơn lành. Vì thế, Viện Phụ của Celles đã nói một cách quả quyết: Ai đã tìm thấy Đức Maria, người ấy tìm được mọi sự lành. Người ấy tìm thấy mọi ân huệ và mọi nhân đức; vì Mẹ do lời cầu bầu quyền năng của người nhận lấy cho người ấy một sự tràn trề những nhu cầu làm cho mình trở nên giầu có trong ân sủng. Mẹ ban cho chúng ta hiểu rằng Mẹ có mọi sự từ sự sung mãn của Thiên Chúa, đó là, lòng thương xót, để người có thể ban những ơn phúc cho những ai yêu mến Mẹ: “Với ta là sự giầu có và vinh quang, rằng ta có thể làm giầu cho những ai yêu mến ta.” Vì thế, Thánh Bonaventura (Bonaventure) nói: Chúng ta phải gắn chặt đôi mắt mình chăm chú nhìn vào bàn tay của Đức Maria, vì qua Người chúng ta có thể nhận được những phúc lành mà chúng ta ao ước.

Thật vậy! Có bao người kiêu căng đã tìm được sự khiêm nhu qua lòng sùng kính Đức Maria; có bao người độc ác tìm được sự nhu mì; mù lòa thấy ánh sáng; thất vọng trở nên tự tin, hư đi tìm được ơn cứu độ! Và một cách chắc chắn, như Mẹ đã từng tiên tri về mình khi đến thăm bà Isave mà sau này được vang lên trong thi ca: “Rồi đây muôn đời sẽ gọi tôi diễm phúc”. Những lời này Thánh Bênađô lập lại, và nói: Mọi dân nước sẽ gọi tôi diễm phúc, vì mọi dân nước người đã ban cho sự sống và vinh quang. Trong người những tội nhân tìm được ơn tha thứ, và chỉ tìm thấy sự bền đỗ trong ơn thánh. Từ đó đan sỹ Lanspergius [3] đại diện cho Chúa nói với thế giới: Hãy tôn kính mẹ Ta với lòng kính tôn đặc biệt. Hỡi con người, Ngài nói, con cháu đáng thương của Adong, những kẻ sống giữa muôn kẻ thù và quá nhiều đau khổ, hãy cố gắng tôn vinh với lòng sốt sắng mẹ của Ta và cũng là Mẹ của các ngươi. Ta đã ban người cho thế giới như một mẫu gương của sự trinh trong, nơi ẩn náu và nương nhờ trong những lúc sầu khổ. Một cách chính xác, Ta đã ban Đức Maria cho thế giới để trở nên một tấm gương cho các người, để từ Người, các ngươi có thể học để sống như các ngươi phải sống, và trở nên nơi nương náu cho các ngươi, để các ngươi có thể nghỉ dưỡng nơi người, trong những thời kỳ khốn khó của các ngươi. Đây là con Ta, Thiên Chúa nói, Ta đã tạo dựng như vậy để không một ai có thể sợ Người, hoặc không muốn nương nhờ Người, vì Ta đã tạo dựng Người từ trước muôn thuở và bản tính trắc ẩn, để Người không ngừng ban ơn cho những ai tìm kiếm sự chở che của Người, và Người sẽ không từ chối ân huệ đối với bất cứ ai kêu cầu Người. Người phủ áo choàng của lòng thương xót trên tất cả, và không bao giờ để ai trở về tay không. Ước chi lòng lân tuất hải hà của Thiên Chúa chúng ta vì thế luôn được chúc phúc, Đấng đã ban cho chúng ta người mẹ cao cả và trạng sư rất mực yêu thương, nhân từ này. Ôi! Nhân từ biết bao những cảm tình của lòng tín nhiệm đã đổ đầy trái tim rất yêu mến của Thánh Bonaventura, đối với Chúa Giêsu Cứu Thế của ngài, và Đức Maria, Đấng bầu cử yêu thương của chúng ta! Xin Chúa tẩy rửa tôi bao lâu để xứng đáng với Ngài. Tôi biết rằng Ngài sẽ không từ chối chính Ngài đối với những ai yêu mến Ngài, và những ai tìm kiếm Ngài với trái tim trong sạch. Tôi sẽ ôm lấy Ngài bằng tình yêu, và tôi sẽ không để Ngài lìa khỏi tôi cho đến khi Ngài chúc phúc cho tôi, và Ngài sẽ không xa lìa khỏi tôi. Nếu tôi không thể làm được gì khác, thì ít nhất tôi sẽ ẩn náu mình trong những vết thương của Ngài; ở đó tôi sẽ định cư, và Ngài sẽ không tìm thấy tôi ở đâu ngoài Ngài. Sau cùng, ngài thêm, nếu Đấng Cứu Chuộc, vì tội tôi mà đuổi tôi ra khỏi chân Ngài, tôi sẽ ném mình tôi dưới chân mẹ Ngài là Đức Maria, và phủ phục ở đó. Tôi sẽ không rời đi cho đến khi Người xin cho tôi ơn tha thứ dưới chân Người, vì người mẹ thương xót này chưa bao giờ quên mà không xót thương và an ủi nỗi bất hạnh những ai chạy đến kêu xin Mẹ giúp; và vì thế, nếu không vì bắt buộc, ít vì lòng xót thương, Người không thất bại khi nài xin Con mẹ tha thứ cho tôi.

Giờ đây, xin hãy nhìn đến chúng con, và, chúng con sẽ kết thúc bằng những lời của Euthymius [4], xin nhìn đến chúng con, bằng cặp mắt xót thương. Ôi! Mẹ rất xót thương của chúng con, vì chúng con là những tôi tớ của Người, và trong Người chúng con đặt trọn niềm hy vọng.               

_____________________

Ghi chú của người dịch:

1. Thánh Robert Bellarmine, SJ (1542-1621tu sỹ Dòng Tên người Ý. Ngài là Hồng Y của Giáo Hội. Ngài được phong thánh năm 1930. Ngài là một trong 37 vị thánh được nâng lên hàng Tiến Sỹ Hội Thánh.

2. Louis de Blois, O.S.B. (1506-1566), đan sỹ và văn sỹ huyền bí. Ngài được gọi với tên quen thuộc là Blosius.

3. John Justus. Tu sỹ Carthusian và là nhà văn người Đức. Ngài thường được biết đến với tên gọi Lanspergius, nơi sinh của ngài.

4. Thánh Euthymius Cả (377 - 473) là viện phụ ở Palestine. Ngài được kính cả trong Giáo Hội Công Giáo Roma và Các Giáo Hội Chính Thống Đông hương.

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2023

Các việc đạo đức

 

Wed, 21/06/2023 - Huệ Minh

21.6 Thánh Aloysius Gonzaga, Tu Sĩ

2 Cr 9:6-11; Tv 112:1-2,3-4,9; Mt 6:1-6,16-18

Các  việc  đạo  đức

          Thánh Aloysius là một người nổi tiếng thời bấy giờ vì ngài sinh trong một gia đình quý tộc, nhưng đời sống như thiên thần, và cái chết thật thánh thiện.

          Aloysius là con cả của Hầu Tước Ferrante ở Castiglione nước Ý, phục vụ dưới triều Philip II của Tây Ban Nha. Cha ngài mong cho con mình trở nên một nhà lãnh đạo quân sự tài ba, do đó ngay từ khi bốn tuổi Aloysius đã được tự do tung tăng trong trại lính, làm quen với các vũ khí. Nhưng khi lên bảy, đời sống tâm linh Aloysius thay đổi lạ lùng và hàng ngày cậu đã đọc kinh sách, thánh vịnh và đặc biệt kính mến Ðức Maria. Lúc 13 tuổi, cùng với người em, Aloysius theo cha mẹ lên triều đình và cả hai giữ nhiệm vụ phục dịch cho Don Diego, thái tử người Asturias ở Tây Ban Nha. Càng nhìn thấy sinh hoạt triều đình bao nhiêu, Aloysius càng chán ngán bấy nhiêu và tìm cách khuây khỏa qua hạnh các thánh.

          Chính trong thời gian này, khi nghe biết về công cuộc truyền giáo của các cha dòng Tên ở Ấn Ðộ, Aloysius đã có ý định đi tu và tập sống kham khổ cũng như tụ tập các trẻ em nghèo để dạy giáo lý cho chúng. Mơ ước đi tu của Aloysius phải trải qua bốn năm tranh đấu với chính người cha của mình cũng như sự dụ dỗ của rất nhiều chức sắc trong triều. Sau cùng, Aloysius đã chinh phục được tất cả và được nhận vào đệ tử viện dòng Tên lúc 17 tuổi.

          Vì nhận thấy sức khỏe yếu kém của Aloysius, các cha giám đốc đã buộc Aloysius phải chấm dứt sự kham khổ, phải ăn nhiều hơn, phải sinh hoạt với các đệ tử khác và không được cầu nguyện ngoài những giờ ấn định. Aloysius được gửi lên Milan đi học, nhưng vì sức khỏe yếu kém nên đã phải trở về Rôma.

          Vào năm 1587, Aloysius tuyên khấn. Ðược vài năm sau, trận dịch hạch tấn công Rôma. Các tu sĩ dòng Tên mở một bệnh viện của nhà dòng. Chính cha bề trên cũng như nhiều linh mục đích thân chăm sóc bệnh nhân. Dù sức khỏe yếu kém, Aloysius cũng tận tình phục vụ bệnh nhân và bị lây bệnh. Sau ba tháng bệnh hoạn, Aloysius đã từ trần ngày 21 tháng Sáu 1591, lúc ấy mới 23 tuổi.

          Ðời sống thánh thiện của Aloysius được cha linh hướng Robert Bellarmine (sau này là thánh) minh xác. Và ngài được Ðức Giáo Hoàng Bênêđíctô XIII phong thánh năm 1726 và được đặt làm quan thầy các học sinh Công Giáo.

          Cầu nguyện, ăn chay, bố thí là ba hình thức mà tín đồ nhiệt tâm, đạo đức của các tôn giáo thường làm. Đó là những việc thiện mà con người càng thành kính thi hành bao nhiêu thì càng đạt đến sự trưởng thành nhân bản bấy nhiêu. Tuy nhiên, những việc thiện tốt lành ấy lại bị con người lạm dụng cách không thương tiếc và nhiều khi lại gây ra nhưng hậu quả khó lường.

          Quả thế, trong ba việc thiện ấy thì cầu nguyện là việc dễ làm nhất. Ai cũng có thể cầu nguyện, cầu nguyện thường xuyên và nhiều lần, nhưng có mấy ai biết cầu nguyện đúng cách. Và đúng như từ ngữ người ta thường dùng ‘cầu xin’ – Người ta đồng hóa việc cầu nguyện với việc ‘cầu cạnh, xin xỏ’ – vô hình chung người ta  biến Thiên Chúa thành một ‘vị thần đèn’ để xin cái này cái kia,  mà không biết rằng cầu nguyện chính là thiết lập mối tương giao thân thân mật với Thiên Chúa là cha yêu thương vô cùng, và điều quan trọng là tìm kiếm và thi hành ý Cha. Chính vì tương quan thân mật và rất riêng tư ấy mà Chúa Giêsu dạy: Khi cầu nguyện “hãy vào phòng đóng cửa lại, cầu nguyện với Đấng hiện diện ở nơi kín đáo…” (x.c.6 )

          Có những người tham gia những giờ cầu nguyện chỉ là để phô trương cho người ta thấy, biết mình đạo đức; cũng có những người tham gia cầu nguyện như một hình thức để tụ tập giao lưu, và lắm khi những cuộc gặp gỡ như thế lại phát sinh những  vấn đề tiêu cực như nói hành, nói xấu, bình phẩm không tốt về người khác; cũng có những nơi thì việc đọc kinh cầu nguyện trong khu xóm  là dịp để các ông lai rai nhậu nhẹt … Đó là những điểm tiêu cực tồn đọng mà mỗi Ki-tô hữu chúng ta cần xét lại để hoán cải  và canh tân như lời cảnh tỉnh và mời gọi  của Đức Giê-su trong Tin mừng hôm nay, đồng thời sống tinh thần cầu nguyện đích thực như Người dạy hầu trở nên con thảo của Cha trên trời.

          Thứ đến là ăn chay. Chay tịnh là một việc đạo đức tốt lành giúp con người kềm hãm xác thịt, làm chủ bản thân. Đối với người Ki-tô hữu ngày nay, luật Hội Thánh chỉ buộc một năm ăn chay hai ngày đầu và cuối mùa chay: thứ tư lễ tro và thứ sáu tuần thánh – ngày Chúa Giêsu chịu chết. Tuy thế, ngày nay, trong cuộc sống luôn gia tăng các nhu cầu hưởng thụ thì đối với không ít người, việc chay tịnh là rất khó khăn. Và ở nhiều nơi, nhiều người còn giữ tục lệ ‘ba béo’ – trước thư tư lễ tro và ‘năm béo’ trước thứ sáu tuần thánh, nghĩa là người ta sẽ ăn ngon, ăn thỏa thuê trước ngày ăn chay - người ta tìm cách ăn bù trước hoặc sau ngày chay. Lại có những người giữ luật kiêng thịt bằng cách ăn hải sản đắt tiền.

          Vì vậy để trở về với Tin mừng, Giáo hội luôn mời gọi con cái mình giữ chay tịnh bằng cả tinh thần; sự chay tịnh phải hết sức tự nguyện và được thực hiện trong vui tươi; không những chay tịnh bằng việc kiêng ăn uống mà còn phải chay tịnh trong cả cách nghĩ, cách nói và thực hiện những nghĩa cử yêu thương; ăn chay không phải là để dành tiền để bữa khác ăn bù, nhưng là để chia sẻ với những người nghèo đói và kém may mắn hơn mình.

          Về việc bố thí. Trong một xã hội thực dụng ‘hòn đất ném đi, hòn chì ném lại’ hoặc ‘thả con tép, bắt con tôm’ thì việc bố thí, chia cơm sẻ áo cho tha nhân lại càng hiếm hoi. Hoặc người ta bố thí theo hình thức ‘khua chiêng đánh trống’ để tìm danh lợi, lấy tiếng khen. Cũng có khi người ta bố thí chỉ là để thải ra những đồ thừa, hết hạn sử dụng, không thể sử dụng hoặc đem lại lợi nhuận cho họ - những việc bố thí như thế thường hạ thấp hơn là nâng cao nhân phẩm con người. Lại có những hình thức làm việc từ thiện để che lấp tội ác của mình như buôn thuốc phiện, buôn lậu, buôn người…. Chúa Giêsu dạy “khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm để việc bố thí được kín đáo” (c. 3) cho thấy Thiên Chúa muốn việc từ thiện, tương thân tương ái phải phát xuất từ trái tim chân thành biết yêu thương, rung cảm trước sự bất hạnh, nỗi đau của tha nhân. Vì vậy việc bố thí là để phục vụ, nâng cao nhân phẩm con người, giúp con người sống tốt hơn, hạnh phúc hơn chứ không thể trở thành hình thức khỏa lấp lương tâm hay mưu tìm danh lợi cho mình.

          Tin Mừng hôm nay ghi lại những lời dạy của Chúa Giêsu về tinh thần tu đức cần phải có, với nguyên tắc sống đạo: đừng làm việc lành có ý phô trương cho người ta thấy. Theo luật Môsê, bố thí, cầu nguyện, ăn chay là những việc lành cao quý, và người ta thường tổ chức các việc đạo đức đó cách công khai để thúc đẩy nhiều người tham gia. Chúa Giêsu không phản đối các việc đó, nhưng Ngài chỉ muốn người ta thực hiện chúng với ý hướng mới, đó là làm vì lòng yêu mến và tìm đẹp lòng Chúa hơn là để được người đời khen ngợi. Chẳng vậy, các việc đạo đức ấy có thể chỉ có hình thức, đấy là chưa nói đến trường hợp có nhiều người làm bộ cầu nguyện lâu giờ, ăn chay nhiều ngày, bố thí rộng rãi để dễ lừa gạt người khác.

          Chúa Giêsu cảnh giác chúng ta đề phòng thứ đạo đức vụ hình thức. Nhưng việc đạo đức tự nó rất ích lợi cho bản thân, cho tha nhân và đáng được Thiên Chúa ban thưởng, với điều kiện chúng được thực hiện với ý ngay lành. Chúng ta cần thực hành các việc lành với ý hướng này, vì đó là lẽ sống, là niềm vui và là động lực cho cuộc đời hy sinh phục vụ của chúng ta.

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2023

5 việc người thông minh tuyệt đối không làm

 

Thứ hai, 19/6/2023, VnExpress.net

5  việc  người  thông  minh  tuyệt  đối  không  làm

Để duy trì cuộc sống an yên, tránh xa phiền nhiễu, người thông minh nên tránh xa những việc dưới đây.

1. Giúp đỡ người khác vượt quá khả năng

Cho đi lòng tốt không có nghĩa là sẽ nhận lại sự nhẹ nhõm nếu ban tặng một cách mù quáng. Nếu tình cảm và niềm tin đặt không đúng chỗ sẽ biến thành thuốc độc cho cả đôi bên. Bởi vậy với người thông minh, dù làm việc gì cũng rất chừng mực.

Nhiều người sống chết giữ sĩ diện. Vì sĩ diện, họ sẵn sàng ngược đãi bản thân, thậm chí làm liên lụy đến người nhà. Họ được nở mày nở mặt dù trong lòng đang phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Người thông minh nên sống vì mình và biết yêu lấy bản thân và không để ý xem người khác nghĩ gì về họ.

Ép buộc bản thân trở thành người tốt và làm những việc bạn không giỏi chỉ làm tăng áp lực, chiếm nhiều năng lượng và thời gian, thậm chí còn gây tác dụng phụ. Mỗi giai đoạn của cuộc sống, hãy cứ làm những gì phù hợp với khả năng, khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Miễn là luôn cố gắng hết mình, không hối tiếc.

 


Người thông minh thường không để ý đến ánh mắt cũng như thái độ của người khác tới mình. Ảnh: gamblinginsider.com

2. Quá nhiệt tình với người mới quen

Với người thông minh, việc giao tiếp cần lộ trình để tiến triển dần dần, chỉ khi tới một mức độ nhất định mới có thể tiến tới mức sâu sắc hơn. Bởi vậy, nếu chỉ chào hỏi vài câu mà trút hết nỗi lòng sẽ không kéo gần hơn được tình cảm mà lại khiến đối phương cảm thấy phản cảm.

Nhà văn nổi tiếng người Mỹ Gibran Kahlil Gibran từng nói: "Nhiệt tình, khi thêm chữ "quá" sẽ trở thành ngọn lửa tự thiêu."

Nhiều người cho rằng nhiệt tình là thứ giúp kéo gần khoảng cách, nhưng với người thông minh khi tiếp xúc với người không thân thiết, họ sẽ không móc hết ruột hết gan ra giãi bày, tâm sự. Nhiệt tình với họ chỉ nên dừng lại ở mức khách khí, không lạnh lùng, cũng không quá nóng vội.

3. Quá tin tưởng tiền bạc với người khác

Trong cuộc sống, nhiều người đem hết tâm huyết giúp đỡ người khác nhưng lại để bản thân nợ nần chồng chất, khiến người thân chịu nhiều oan ức. Đừng bao giờ quá tin tưởng tiền bạc vào một người, bởi lòng người dễ thay đổi, giúp nhầm người sẽ bước vào vũng lầy.

Giúp đỡ người khác là điều rất đáng trân trọng nhưng nếu giúp không đúng người, đúng việc, cuối cùng chỉ là trò cười không hơn không kém. Nên cho người khác cần câu chứ đừng tặng họ con cá. Bạn phải là người tạo cơ hội chứ đừng làm người dọn cỗ sẵn.

4. Quá lương thiện

Người đối tốt với người là chuyện đương nhiên, nhưng nếu lòng tốt đặt không đúng chỗ, chẳng khác nào làm chuyện có lỗi với bản thân. Đừng để lòng tốt bị lợi dụng.

Lương thiện nên đi cùng với lý trí để biết khi nào nên làm người tốt và tốt với ai. Tử tế không đúng người, sẽ chỉ chuốc lấy sự coi thường, dè bỉu thay vì lòng biết ơn. Đừng nghĩ lúc nào đem tình cảm của mình đối đãi tốt với người khác thì sẽ nhận được sự chân thành thích ứng. Nếu lòng tốt mà không đi kèm lý trí, mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa. Vì vậy, lương thiện phải có đầu óc và giữ lại lòng tự tôn cho chính mình.

5. Luôn để ý đến ánh mắt của người khác

Người thông minh không bao giờ để ý đến đánh giá của người khác. Nếu bạn đang là tâm điểm của nhóm người đang ồn ào bàn tán, hãy bước ra khỏi đó, hít thở và tự nhắc mình: "Mình muốn trở thành người như thế nào?" và "Lời của nhóm người đó sẽ ảnh hưởng tới tương lai bản thân không?".

Đừng nên để những ánh mắt, lời bàn tán của người khác cản trở tư duy bản thân. Sống trên đời chỉ có một lần, hãy tận dụng thời gian và sức lực của mình để theo đuổi những gì bản thân muốn, thay vì ánh mắt của người khác. Đó là sự lựa chọn khôn ngoan của những người thông minh.

Trang Vy (Theo sohu)

6 việc nên làm vào buổi sáng để xương chắc khỏe

 

Thứ ba, 20/6/2023, VnExpress.net

6  việc  nên  làm  vào  buổi  sáng  để  xương  chắc  khỏe

Uống nước, ăn bữa sáng giàu canxi, tập thể dục, tiếp nhận ánh sáng mặt trời, hạn chế caffein giúp xương khỏe hơn mỗi ngày.

Xương có chức năng quan trọng với cơ thể, giúp các hoạt động di chuyển dễ dàng, bảo vệ não và các cơ quan khác. Xương cũng giúp lưu trữ các khoáng chất cần thiết. Khi già đi, mật độ xương giảm khiến các xương yếu, giòn làm tăng nguy cơ chấn thương. Dưới đây là 7 thói quen bạn nên làm mỗi sáng để giúp xương chắc khỏe hơn.

Bắt đầu ngày mới với một ly nước: Uống một ly nước vào buổi sáng không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn có lợi cho xương. Xương tạo thành một phần từ nước và chúng cần nước để hoạt động tốt, lưu trữ khoáng chất và tạo hồng cầu bên trong tủy xương. Cơ thể không được cung cấp đủ nước thì xương dễ bị loãng hơn. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ (NLM), nước vận chuyển 99% lượng canxi trong thực phẩm tiêu thụ vào xương. Vì vậy việc hydrat hóa tốt sẽ giúp xương chắc khỏe hơn.

Ăn bữa sáng giàu canxi: Canxi là khoáng chất quan trọng nhất đối với sức khỏe của xương, giúp xương cứng và chắc khỏe, đồng thời giúp xương phục hồi trong trường hợp bị tổn thương. Việc bắt đầu một ngày mới bằng bữa ăn giàu canxi giúp cơ thể giảm tình trạng thiếu canxi. Một số thực phẩm giàu canxi mọi người có thể tham khảo như sữa, phô mai và sữa chua. Các nguồn canxi khác bao gồm nước cam, rau lá xanh, hạnh nhân, cá hồi. Mọi người có thể bổ sung vitamin D vào buổi sáng để tăng cường khả năng hấp thu canxi.

 


Một bữa sáng giàu canxi gồm trứng, phomat, sữa, hạnh nhân. Ảnh: Freepik

 

Tập bài tập củng cố xương: Các bài tập thể dục đúng cách giúp xương chắc khỏe, kích thích tăng trưởng. Những bài tập chịu trọng lực như nâng tạ, chạy marathon thúc đẩy hệ thống nội tiết tiết ra các enzym thích hợp đảm bảo sức khỏe của xương, duy trì mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương. Theo viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), mọi người có thể thử các bài tập khác như chạy, quần vợt, khiêu vũ, thể hình...

Phơi nắng: Phơi nắng vừa tốt cho sức khỏe tinh thần, vừa tốt cho xương. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các phản ứng hóa học trong da sẽ tạo ra vitamin D. Vitamin D là vi chất quan trọng trong việc thúc đẩy hấp thu canxi từ thức ăn.

Kiểm soát lượng caffein: Mọi người thường có thói quen uống cà phê, trà vào buổi sáng. Tuy nhiên, nên dùng ở mức phù hợp, không lạm dụng. Những người tiêu thụ quá nhiều caffein có nguy cơ cao hơn bị mất một lượng canxi qua nước tiểu. Uống trên 5 cốc cà phê mỗi ngày còn làm cản trở quá trình hấp thụ canxi. Mọi người nên uống cà phê hoặc đồ uống chứa caffein sau bữa ăn sáng để tránh nguy cơ đau dạ dày, trào ngược axit.

Bắt đầu ngày mới với động tác giãn cơ: Mọi người nên duỗi người vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Các động tác được thực hiện trước khi xuống giường giúp các cơ, xương linh hoạt hơn, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và giảm nguy cơ ngã. Các bài tập như thiền, yoga tại giường cũng được xem là một bài tập giãn cơ có lợi cho sức khỏe của xương.

Anh Chi (Theo Livestrong)

ĐỆ NHẤT NAM NHI

 

Tue, 20/06/2023 - Trầm Thiên Thu

ĐỆ  NHẤT  NAM  NHI

Chính Chúa Giêsu xác định: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông.” (Mt 11:11)

Chúa Cha đã chuẩn bị cho Con Yêu Dấu xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại, Ngài đã cho xuất hiện một người đặc biệt là Gioan – con trai của ông bà Dacaria và Êlidabét. Theo tiếng Do Thái, tên Gioan có nghĩa là “Thiên Chúa từ bi.” Gioan được gọi là Tiền Hô – người dọn đường cho Chúa Giêsu, là Tẩy Giả – người làm phép rửa cho Chúa Giêsu, và là người có phong cách “bụi đời” – mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn, (Mt 3:4) là “ngôn sứ của Đấng tối cao” (Lc 1:76, Thánh ca Chúc Tụng – Benedictus) và “nên cao cả trước mặt Chúa.” (Lc 1:15)

Mặc dù là “đệ nhất nam nhi,” ông Gioan vẫn khiêm hạ, nhận mình là người “không đáng cởi quai dép cho Chúa Giêsu.” (Lc 3:16) Cuộc đời Thánh Gioan Tẩy Giả có nhiều điều lạ lùng ngay từ đầu. Mẹ ông mang tiếng là son sẻ nhưng Thiên Chúa đã nhậm lời bà cầu xin và cho bà mang thai khi đã luống tuổi. Còn người cha, vì không tin vợ mình có thai nên bị câm cho đến khi bé Gioan chào đời và chịu phép cắt bì. Mọi người cũng thấy lạ nên để tâm suy nghĩ và tự hỏi: “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?” (Lc 1:66) Thật kỳ lạ, cái gì cũng lạ!

Thời nào cũng có những “người lạ.” Từ xa xưa, Thiên Chúa phán với ông Giêrêmia: “Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân.” (Gr 1:5) Ông lo sợ không biết ăn nói, nhưng Thiên Chúa bảo ông đừng sợ, rồi Ngài chạm vào miệng ông và đặt lời Ngài vào miệng ông. (Gr 1:8-9)

Thời Tân Ước, trình thuật Lc 1:57-66, 80 cho biết sự kiện “dị nhân” Gioan Tẩy Giả ra đời, láng giềng chia vui nhưng cũng vô cùng ngạc nhiên. Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Êlidabét sinh hạ một con trai. Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà.

Ngày con trẻ chịu phép cắt bì theo tục lệ, người ta định lấy tên cha là Dacaria mà đặt cho “thằng cu,” nhưng bà mẹ liền phản đối, bắt phải đặt tên con là Gioan. Thấy lạ, người ta làm hiệu hỏi người cha xem ông muốn đặt tên cho bé là gì. Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gioan.” Ôi chao, ai nấy đều bỡ ngỡ, tròn mắt nhìn nhau mà chả hiểu gì ráo trọi. Và rồi ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra và chúc tụng Thiên Chúa. Thấy vậy, ai nấy đều kinh sợ, chuyện lạ về gia đình ông Dacaria được đồn ra khắp miền núi Giuđê rất nhanh. Ai nghe cũng kinh ngạc. Đó là tác động của Thiên Chúa, Gioan được Ngài phù hộ để chuẩn bị theo kế hoạch của Ngài.

Cậu bé Gioan “càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh” và “sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Israel.” (Lc 1:80) Lối sống của Gioan cũng rất khác người, phong cách rất “bụi đời.” Người đơn giản là người sống sâu sắc, sống khác người, thế nên thường bị ghét là vậy.

Thiên Chúa thấu suốt mọi sự từ đời đời, đối với Ngài chỉ có hiện tại. Thật vậy, Thánh Vịnh gia thân thưa: “Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả.” (Tv 139:1-3) Ngài biết rõ mười mươi: “Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con. Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu! Hồn con đây biết rõ mười mươi. Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì, khi con được thành hình trong nơi bí ẩn, được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu.” (Tv 139:13-15)

Ai đau khổ gì Ngài đều thấu suốt, Ngài im lặng khi con người đau khổ là vì ích lợi cho họ. Thomas Carlyle (1795-1881 – triết gia, văn sĩ châm biếm, nhà viết luận, sử gia và nhà giáo người Tô Cách Lan) nhận định: “Tai ương là bụi kim cương mà Thiên Đàng dùng để đánh bóng châu báu.” Phàm nhân không thể hiểu ý Chúa nhiệm mầu.

Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả là lời nhắc nhở việc bảo vệ sự sống. Chính sự sống là tặng phẩm tuyệt hảo của Thiên Chúa trao ban cho muôn loài, cách riêng đối với con người. Sự sống có vẻ đơn giản mà rất phức tạp, rất kỳ diệu. Biểu hiện dễ nhận thấy là hơi thở và máu. Trong máu của con người có 3 tỷ 100 triệu mẫu cặp hệ thống gen – mật mã của sự sống, trình tự ADN. Cuộc sống của mỗi con người khởi đầu từ lúc còn trong lòng mẹ, nhưng người ta chỉ tính từ lúc cất tiếng khóc chào đời.

Sinh nhật là ngày đặc biệt, vì là ngày bắt đầu làm người – với đầy đủ nhân vị, nhân phẩm và nhân quyền, đặc biệt là được làm con cái của Thiên Chúa. Sinh nhật là một ngày đáng nhớ, dù số phận rồi đây có thế nào, và chẳng ai giống ai. Giáo Hội xác định trong “Tuyên Ngôn Giáo Dục” của Công đồng Vatican II: “Mọi người đều có quyền hưởng một nền giáo dục đầy đủ và xứng hợp với THIÊN CHỨC LÀM NGƯỜI của mình, mỗi ngày tham gia vào đời sống xã hội, nhất là về kinh tế và chính trị, một cách tích cực hơn, hầu có thể hưởng dụng di sản văn hóa thiêng liêng của nhân loại một cách dễ dàng hơn, hợp với chức vị là người con của Thiên Chúa.” Đó là nhân quyền – quyền làm người, quyền cơ bản của mọi con người. Mỗi con người là một kỳ công của Thiên Chúa, dù cho người đó như thế nào, thậm chí là sống thực vật.

Đa số sinh ra rất bình thường, nhưng có một số người khá đặc biệt ngay từ khi lọt lòng mẹ, bằng cách này hay cách nọ, theo Thánh Ý của Thiên Chúa quan phòng và tiền định từ đời đời, mỗi người có một danh phận và được đặt ở một vị trí theo ý muốn của Thiên Chúa, chúng ta muốn cách này nhưng Thiên Chúa muốn cách khác: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.” Ngài muốn mỗi người nên thánh theo cách riêng của mình.

Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con hoàn thiện theo Thánh Ý Ngài trong hoàn cảnh của chúng con. Xin gia tăng tín lực và ái lực để chúng con sống đời thường một cách phi thường, giản dị bình thường nhưng không tầm thường. Xin Thánh Gioan Tẩy Giả nguyện giúp cầu thay cho chúng con luôn mãi. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.

TRẦM THIÊN THU