Thứ bảy, 17/6/2023, VnExpess.net
Làm gì khi trẻ ngại giao tiếp vì ngoại hình kém?
Con gái tôi 15 tuổi, ngại
giao tiếp bởi ngoại hình không bắt mắt. Tôi rất muốn cháu thay đổi nhưng không
biết làm thế nào.
Độc giả: Phan Huệ
Theo chuyên gia tâm lý
Nguyễn Loan (Học viện Self Mastery), giai đoạn 14-21 tuổi là thời gian
"vàng" để con học hội nhập xã hội. Ở giai đoạn này, vai trò của bố mẹ
rất quan trọng.
Biết được nguyên nhân con
ngại giao tiếp là do vấn đề ngoại hình, để tránh cho trẻ cảm giác tự ti, sẵn
sàng mở lòng, yêu thương bản thân và kết bạn, bố mẹ có thể áp dụng một số cách
sau.
Thay đổi nhận
thức bằng việc thấu hiểu chính mình
Việc đầu tiên là trò chuyện,
phân tích giúp con nhận ra ngoại hình bên ngoài không đại diện cho phẩm chất
bên trong.
Bố mẹ nên là người đồng
hành trong các hoạt động và trải nghiệm xã hội, giúp con hiểu rằng sự tự tin,
năng lượng vui vẻ, hòa đồng có sức mạnh lớn hơn ngoại hình.
Cùng con khám phá tài
năng của bản thân cũng là cách giúp trẻ nuôi dưỡng sự tự tin của chính mình. Ví
dụ, bố mẹ có thể cho con đăng ký tham gia các chương trình kỹ năng giao tiếp và
các câu lạc bộ ngoại khóa phù hợp với sở thích giúp trẻ tăng kỹ năng tương tác
xã hội.
Nuôi dưỡng sở thích cho
trẻ là một cách rất thiết thực, một mặt có thể chuyển hướng sự chú ý của trẻ, mặt
khác cũng có thể giúp trẻ khám phá ra lợi thế của bản thân so với những người
khác. Khi nhận ra mình có năng khiếu, có lợi thế trẻ sẽ tự tin hơn, không còn
ám ảnh về ngoại hình.
Ngoài ra, cha mẹ nên cho
con tìm hiểu về nhiều hoàn cảnh éo le, đến những trung tâm người khuyết tật để
trẻ thấy bản thân may mắn. Từ đó con sẽ trân trọng chính mình.
Những tấm gương vượt khó
vì khiếm khuyết cơ thể, hoặc không thể sống như người bình thường nhưng vẫn làm
được những điều phi thường cũng là câu chuyện bố mẹ có thể thảo luận cùng con để
truyền cảm hứng.
Yêu thương, bình an và
tôn trọng con
Với những điều chưa hoàn
hảo ở con, bố mẹ cần yêu thương và buông bỏ những áp đặt, kỳ vọng lên con. Đa
phần cha mẹ rất áp lực khi con cái không như mình mong muốn, có xu hướng lo lắng,
bất an, sợ hãi với những hành vi tiêu cực của con. Như vậy càng phóng chiếu lên
con những năng lượng tiêu cực. Trẻ sẽ càng cảm thấy áp lực và tự ti về chính bản
thân mình.
Hãy để trẻ tập trung vào
những mặt tốt của bản thân, từ đó mạnh dạn hơn và sẵn sàng khai thác các thế mạnh
của mình. Khi con tiến bộ, càng nên khuyến khích. Thường xuyên sử dụng những
câu động viên như: "Bố/mẹ tin con" để trẻ thấy được yêu thương và hỗ
trợ từ bố mẹ.
Cha mẹ thay đổi,
con sẽ thay đổi
Con cái là tấm gương phản
chiếu của bố mẹ. Khi quan sát trẻ, phụ huynh nhận ra điều gì ở con phản chiếu
bên trong bố mẹ không? Hay tuổi thơ của bố, mẹ cũng đã trải qua giai đoạn như vậy?
Rất có thể sự tự ti, cô đơn của con đang phản chiếu phần sâu bên trong nội tâm
của người lớn.
Do đó, để giúp con tự
tin, hòa nhập với bạn bè, trước tiên bố mẹ cần là hình mẫu. Hãy trở thành bố mẹ
tự tin, phiên bản mình muốn ở con cái. Khi bạn thay đổi con bạn cũng tự động
thay đổi theo.
Tạo ra môi trường gia
đình thấu hiểu, đồng hành và nhiều niềm vui
Nên khen ngợi những điểm
mạnh của trẻ và tạo cho trẻ sự tự tin về ngoại hình. Bản thân cha mẹ không được
đùa cợt về ngoại hình của con bằng cách dành đủ sự tôn trọng cho chúng.
Cha mẹ phải là người thầy,
người bạn và người đồng hành cùng con. Nói chuyện và lắng nghe trẻ nhiều hơn.
Dành thời gian riêng để trẻ có cơ hội chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn với bố
mẹ.
Trang Vy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét