CHÚA Giêsu là ai ?
(Thu, 04/06/2015 - Trầm Thiên Thu-thanhlinh.net)
Đây là một số lập luận
về Chúa Giêsu của một số học giả đặt vấn đề trên Y-Jesus.com, chắc hắn có lợi
cho chúng ta, vì nhờ đó chúng ta khả dĩ củng cố 3 đức đối thần (tin, cậy, mến)
– và cũng nhờ đó mà thêm vững mạnh các đức đối nhân. Chúa Giêsu là một “siêu
sao” mà mọi người và mọi thời đều “hâm mộ”, dù có thể có nhiều người không muốn
thể hiện. Nếu bạn không tin thì cũng cứ… đọc thử xem sao! Xin được giới thiệu
với bạn và xin mời bạn…
1. Chúa Giêsu là Thiên
Chúa?
Bạn đã bao giờ gặp một
người có sức hấp dẫn luôn là tâm điểm chú ý? Có thể do tính cách hoặc sự thông
minh của người đó, nhưng có gì đó vẫn bí ẩn. Và điều đó có ở Chúa Giêsu Kitô từ
2000 năm trước.
Sự vĩ đại của Chúa
Giêsu hiển nhiên với những người đã thấy và nghe Ngài. Còn những người vĩ đại
nhất cũng chỉ mờ nhạt trong sử sách. Riêng Giêsu thành Nadarét vẫn là tâm điểm
của nhiều cuốn sách và gây tranh luận trên các phương tiện truyền thông. Đa số
các cuộc tranh luận đó liên quan những lời Ngài nói về mình.
Chỉ là con bác thợ mộc
ở làng nhỏ Galilê, thuộc Israel, nhưng Chúa Giêsu đã có những lời nói uyên bác
ám chỉ cuộc đời chúng ta. Theo Chúa Giêsu, bạn và tôi là những người
đặc biệt, là một phần của kế hoạch vũ trụ vĩ đại, với Ngài là trung tâm của
tất cả. Tuyên bố này và các tuyên bố khác làm choáng ngợp mọi người nghe Ngài
nói.
Tuyên bố kỳ lạ của
Chúa Giêsu khiến cả chính quyền Rôma và các trưởng lão Do thái đều coi Ngài là
“dị nhân” (crackpot). Dù Ngài là người không có giấy tờ tùy thân và làm chính
trị, nhưng trong 3 năm mà Chúa Giêsu đã thay đổi cả thế giới hơn 20 thế kỷ sau.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo và luân lý khác để lại ảnh hưởng nhưng không như ảnh
hưởng của Giêsu thành Nadarét.
Điều gì tạo sự khác
biệt? Ngài là người vĩ đại hay là gì nữa? Một số người tin Ngài là thầy dạy
luân lý vĩ đại, một số khác cho Ngài là người lãnh đạo tôn giáo vĩ đại nhất thế
giới. Nhưng nhiều người tin rằng còn có điều gì đó khác hơn. Các Kitô hữu tin
rằng Thiên Chúa thực sự làm người đến thăm chúng ta. Vậy Chúa Giêsu thực sự là
ai? Hãy nhìn sâu vào con người ấy!
2. Chúa Giêsu là thầy
dạy luân lý vĩ đại?
Hầu hết các học giả
đều chân nhận Chúa Giêsu là thầy dạy luân lý vĩ đại. Thật vậy, sự thấu hiểu sâu
sắc của Ngài về luân lý con người là điều hoàn hảo mà ngay cả các học giả của
các tôn giáo khác cũng công nhận. Trong cuốn Chúa Giêsu thành Nadarét,
học giả Do thái Joseph Klausner viết:“Thế giới công nhận rằng Đức Kitô đã
dạy các điều đạo đức tinh túy nhất và cao siêu nhất, khiến các câu châm ngôn
luân lý của các nhà thông thái nhát từ xa xưa phải mờ nhạt”.
Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giêsu
vẫn được coi là giáo huấn cao siêu nhất về đạo đức con người từ xưa tới nay.
Thật vậy, nhiều điều chúng ta biết ngày nay về quyền bình đẳng thực sự bắt
nguồn từ giáo huấn của Chúa Giêsu. Sử gia Will Durant nói về Chúa Giêsu: “Ngài
sống và tranh đấu không ngừng cho quyền bình đẳng, ở thời nay hẳn Ngài sẽ được
phái tới Siberia. Ngài vĩ đại nhất trong chúng ta, hãy để Ngài phục vụ bạn. Đó
là khôn ngoan chính trị và thánh thiện”.
Một số người muốn tách
giáo huấn của Chúa Giêsu về đạo đức ra khỏi lời tuyên bố về chính Ngài, tin
rằng Ngài chỉ là con người vĩ đại đã dạy các quy tắc luân lý cao siêu mà thôi.
Đây là cách thức của một trong những người sáng lập nước Mỹ.
Tổng thống Thomas
Jefferson đã từng ngồi ở Tòa Bạch Ốc với 2 bản Tân ước giống nhau, 1 con dao và
1 xấp giấy. Qua vài đêm, ông đã cắt và dán cuốn Kinh thánh cho riêng ông, cuốn
sách mỏng đó ông gọi là “Triết lý của Chúa Giêsu thành Nadarét”. Sau khi cắt
rời từng đoạn nói về thiên tính của Chúa Giêsu, ông có được một Chúa Giêsu tốt
lành và đạo đức.
Mỉa mai thay, ngôn từ
của Jefferson trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập lại được trích từ giáo huấn của Chúa
Giêsu mà mọi người đều có tầm quan trọng về bình đẳng đối với Thiên Chúa – bất
kể giới tính, dân tộc hoặc địa vị xã hội. Tài liệu nổi tiếng đã viết: “Chúng
tôi giữ các sự thật này làm bằng chứng rằng không phải mọi người được tạo dựng
bằng nhau, rằng họ được Tạo hóa trao ban các quyền không thể chuyển nhượng…”.
Nhưng vấn đề Jefferson không nói ra là: Làm sao Chúa Giêsu có thể là thầy dạy
luân lý vĩ đại nếu Ngài nói dối mình là Thiên Chúa? Như vậy có thể Ngài không
thực sự thuộc về luân lý, nhưng động lực của Ngài là khởi đầu một tôn giáo lớn.
Chúng ta hãy xem điều đó có giải thích sự vĩ đại của Chúa Giêsu hay không.
3. Chúa Giêsu là vị
lãnh đạo tôn giáo vĩ đại?
Chúa Giêsu có xứng
đáng là vị lãnh đạo tôn giáo vĩ đại? Lạ thay, không bao giờ Chúa Giêsu tuyên bố
mình là người lãnh đạo tôn giáo. Ngài không bao giờ tham gia chính trị tôn giáo
hoặc đưa ra chương trình nghị sự đầy tham vọng, và hầu như Ngài hoạt động hoàn
toàn bên ngoài khung tôn giáo đã được thiết lập.
Khi so sánh Chúa Giêsu
với các nhà lãnh đạo tôn giáo lớn khác, người ta thấy có sự khác biệt. Ravi
Zacharias, người đã trưởng thành trong văn hóa Hindu, đã nghiên cứu các tôn
giáo và thấy có sự khác biệt về nền tảng giữa các vị sáng lập tôn giáo với Chúa
Giêsu Kitô. Chúng ta có thể tạo các lời tuyên bố, có một thực tế không tránh
khỏi. Họ là các thầy dạy có giáo huấn hoặc cách thức riêng. Trong đó có hướng
dẫn cách sống. Không phải là Thần Bái hỏa giáo mà bạn trở lại, đó là bạn nghe
theo Thần Bái hỏa giáo. Không phải Đức Phật trao cho bạn, đó là chân lý của
Phật huấn giáo bạn. Không phải Mohammad biến đổi bạn, đó là vẻ đẹp của kinh
Koran thu hút bạn. Ngược lại, Chúa Giêsu không chỉ dạy hoặc trình bày chi tiết
thông điệp của Ngài mà Ngài còn thực hiện đúng như thông điệp đó.
Sự thật về ý kiến của
Zacharias được nhấn mạnh nhiều lần trong các Phúc Âm mà giáo huấn của Chúa
Giêsu chỉ đơn giản là “Hãy đến vơi tôi” hoặc “Hãy nghe lời tôi”. Cũng vậy, Chúa
Giêsu nói rõ rằng nhiệm vụ đầu tiên của Ngài là tha tội – điều mà chỉ Thiên
Chúa có thể làm.
Không vị lãnh đạo tôn
giáo lớn nào đã từng tuyên bố quyền tha tội. Nhưng đó không là lời tuyên bố duy
nhất làm Ngài khác với những người khác. Trong cuốn The World’s Great
Religions (Các Tôn Giáo Lớn Trên Thế giới), Huston Smith viết: “Chỉ
có 2 người làm kinh ngạc người đương thời nhiều đến nỗi họ không thắc mắc NGÀI
LÀ AI mà NGÀI LÀ GÌ. Đó là Chúa Giêsu và Phật Thích Ca. Câu trả lời của 2 vị
này hoàn toàn trái ngược. Phật nói rõ rằng ông chỉ là con người chứ
không là thần thánh – có lẽ Phật đã tiên đoán người ta sẽ tôn sùng
mình. Ngược lại, Chúa Giêsu đã tuyên bố Ngài là Thiên Chúa”.
4. Chúa Giêsu tuyên bố
là Thiên Chúa?
Rõ ràng từ những năm
đầu mới khai sinh Giáo Hội, Chúa Giêsu được gọi là Chúa và được các tín đồ
Thiên Chúa giáo coi là Thiên Chúa. Nhưng thiên tính của Ngài là một giáo thuyết
chịu nhiều tranh luận. Do đó, vấn đề là: Chúa Giêsu có thực sự tuyên bố là Thiên
Chúa (Tạo Hóa), hoặc thiên tính của Ngài có là điều phát minh của các tác giả
Tân ước?
Một số học giả tin
Chúa Giêsu là thầy dạy đầy quyền năng và có tính cách thu phục nhân tâm đến nỗi
các môn đệ của Ngài chân nhận Ngài là Thiên Chúa, hoặc có thể họ chỉ muốn nghĩ
Ngài là Thiên Chúa. John Dominic Crossan và nhóm Jesus Seminar (nhóm học giả
hoài nghi với giả thuyết chống lại các phép mầu) ở trong số những người tin
rằng Chúa Giêsu được thần thánh hóa một cách sai lầm.
Mặc dù những cuốn sách
như The Da Vinci Code (Mật Mã Da Vinci) tranh luận rằng thiên
tính của Chúa Giêsu là một giáo thuyết sau này của Giáo hội, nhưng chứng cứ cho
thấy khác hẳn. Đa số các tín đồ Thiên Chúa giáo chấp nhận Phúc âm đáng tin cậy
và chân nhận Chúa Giêsu đã tuyên bố là Thiên Chúa. Niềm tin đó có thể truy
ngược lại từ những người tin theo Chúa Giêsu.
Nhưng có những người
nhận Chúa Giêsu là thầy dạy vĩ đại, sẵn sàng gọi Ngài là Thiên Chúa. Là người
hữu thần, Thomas Jefferson không có vấn đề gì khi chấp nhận các giáo huấn của
Chúa Giêsu về luân lý và đạo đức mà lại từ chối thiên tính của Ngài. Nhưng như
chúng tôi đã nói, và sẽ tìm hiểu thêm, nếu Chúa Giêsu không tuyên bố là thầy
dạy thì chúng tôi phải kiểm tra vài cách khác, không có cách nào làm Ngài thành
thầy dạy luân lý vĩ đại.
Ngay cả các Phúc âm
cũng nói rằng Chúa Giêsu tuyên bố là người hơn các tiên tri như Môisê và
Đanien. Nhưng đó là bản chất của các lời tuyên bố làm chúng ta quan tâm. Có 2
vấn đề đáng chú ý.
Chúa Giêsu thực sự
tuyên bố là Thiên Chúa? Khi Ngài nói “Thiên Chúa”, Chúa Giêsu có thực sự ngụ ý
Ngài là Đấng tạo thành vũ trụ được nói đến trong Kinh thánh Do thái cổ? Chúng
ta hãy cân nhắc các từ ngữ của Chúa Giêsu: “Tôi có quyền trên trời và
dưới đất (Mt 28:28)”. Câu này có ngụ ý Chúa Giêsu được trao quyền?
Trước khi Chúa Giêsu
làm người, chúng ta biết rằng Ngài đồng hiện hữu với Cha Ngài, và là Thiên Chúa
thì Ngài có đủ quyền hành. Nhưng Pl 2:6-12 cho chúng ta biết rằng dù Chúa Giêsu
hiện hữu là Thiên Chúa, Ngài đã tự tước bỏ quyền hành của Thiên Chúa để sinh ra
làm người. Nhưng đoạn Kinh thánh này còn cho chúng ta biết rằng sau khi sống
lại, Chúa Giêsu được phục hồi vinh quang và “một ngày nào đó, mọi đầu gối sẽ
quỳ lạy Ngài là Thiên Chúa”.
Như vậy, Chúa Giêsu
ngụ ý gì khi Ngài tuyên bố có đủ quyền hành trên trời và dưới đất? “Quyền hành”
là thuật ngữ được hiểu rõ ràng ở Israel (bị Rôma chiếm hữu). Thời đó, Xê-da
(Caesar) có quyền tối cao trên toàn cõi Rôma. Lệnh hoàng đế có thể sai phái các
đạo quân đí đánh chiếm, kết án hoặc ân xá các tội nhân, và lập pháp chính phủ.
Quyền của Xê-da là vậy, thậm chí ông ta có thể tự xưng là thần thánh.
Vậy thì ít ra Chúa
Giêsu cũng tuyên bố có quyền ngang hàng với Xê-da. Ngài không chỉ nói Ngài có
quyền hơn các vị lãnh đạo Do thái hoặc Rôma, mà Ngài còn tuyên bố có quyền tối
cao trong vũ trụ. Với những người Ngài nói tới, điều đó có nghĩa Ngài là Thiên
Chúa. Không chỉ là thần thánh mà là Thiên Chúa. Lời nói và việc làm của họ
chứng tỏ sự thật rằng họ thực sự tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa.
5. Chúa Giêsu tuyên bố
là Tạo hóa?
Có thể Chúa Giêsu chỉ
phản ánh quyền lực Thiên Chúa và không tuyên bố là Tạo Hóa chăng? Thoạt nhìn
thì điều đó có vẻ được chấp nhận. Nhưng việc Chúa Giêsu tuyên bố có đủ quyền có
vẻ có nghĩa nếu Ngài là Đấng tạo dựng vũ trụ. Từ ngữ “tất cả” bao gồm mọi thứ,
kể cả việc tạo dựng.
Nhìn sâu vào những lời
của Chúa Giêsu sẽ thấy một kiểu mẫu. Chúa Giêsu đã xác nhận căn nguyên chính
Ngài đối với thiên tính của Ngài. Đây là mọt số câu tiêu biểu: Tôi là
sự sống lại và là sự sống (Ga 11:25); Tôi là ánh sáng thế gian (Ga 8:12); Tôi
và Cha tôi là một (Ga 10:30); Tôi là Alpha và Ômêga, là Đầu và là Cuối, là Khởi
nguyên và Tận cùng (Kh 22:13); Tôi là đường duy nhất đến với Chúa Cha (Ga
14:6); Nếu anh em thấy Tôi là thấy Chúa Cha (Ga 14:9).
Một lần nữa chúng ta
phải trở lại với mạch văn. Trong Kinh thánh Do thái cổ, khi Môisê hỏi tên Chúa
tại nơi bụi gai cháy, Thiên Chúa trả lời: “Tôi là Thiên Chúa”. Ngài
nói với Môisê rằng Ngài là Đấng tạo hóa duy nhất, đời đời và tuyệt luân
(transcendent).
Từ thời Môisê, người
Do thái không bao giờ nói đến ai bằng cách nói “Tôi là”, cho nên các nhà lãnh
đạo Do thái đã tức giận khi Chúa Giêsu nói “Tôi là”. Chẳng hạn một lần khác,
một số nhà lãnh đạo giải thích với Chúa Giêsu về lý do họ muốn giết Ngài: “Vì
ông chỉ là con người mà dám tự xưng là Thiên Chúa” (Ga 10:33).
Nhưng ở đây không chỉ
cụm từ như vậy làm tức giận các nhà lãnh đạo tôn giáo. Vấn đề là họ biết chính
xác Ngài đang nói gì – Ngài tuyên bố là Thiên Chúa, là Tạo Hóa. Chỉ vì tuyên bố
này mà họ nguyền rủa và kết án Ngài. Đọc bản văn Chúa Giêsu tuyên bố Thiên Chúa
thì rõ ràng được bảo đảm, không chỉ bởi lời Ngài mà còn bởi sự phản ứng với lời
Ngài.
6. Loại Chúa nào?
Ý tưởng cho rằng chúng
ta có phần của Thiên Chúa, và chúng ta có hạt giống của thiên tính, không chỉ
là ý nghĩa khả dĩ đối với từ ngữ và hành động của Chúa Giêsu. Các ý tưởng như
vậy là sửa chữa và xa lạ với giáo huấn của Ngài, xa lạ với niềm tin đã được bày
tỏ của Ngài, và xa lạ với sự hiểu biết của các môn đệ về giáo huấn của Ngài.
Chúa Giêsu dạy rằng Ngài là Thiên Chúa theo cách người Do thái hiểu về Thiên
Chúa và cách phác họa chân dung Ngài trong Kinh thánh Do thái cổ, không theo
cách phong trào thời đại mới hiểu về Thiên Chúa. Cả Chúa Giêsu và những người
nghe Ngài đều không bị loại bỏ vì bộ phim “Star Wars” (Chiến Tranh Các Vì Sao).
Và do đó, khi họ nói về Thiên Chúa, họ không nói về các lực vũ trụ. Chỉ là lịch
sử dở khi tái định nghĩa Chúa Giêsu có ý nghĩa gì do khái niệm về Thiên Chúa.
Nhưng nếu Chúa Giêsu
không là Thiên Chúa, chúng ta vẫn có thể gọi Ngài là nhà luân lý vĩ đại không?
C. S. Lewis tranh luận: “Tôi cố gắng ngăn cản bất kỳ ai nói điều ngu
xuẩn rằng người ta thường nói về Ngài: Tôi sẵn sàng chấp nhận Giêsu là thầy dạy
luân lý vĩ đại, nhưng tôi không chấp nhận Ngài tuyên bố là Thiên Chúa”. Đó
là điều chúng ta không được nói.
Trên hành trình tìm
chân lý, Lewis biết mình không thể thấy theo cả 2 cách với việc nhận dạng Chúa
Giêsu hoặc việc Chúa Giêsu tuyên bố là Thiên Chúa mặc xác phàm, hoặc các tuyên
bố của Ngài sai. Nếu họ sai, Chúa Giêsu không thể là luân lý vĩ đại. Hoặc Ngài
nói dối hoặc Ngài bị tâm thần với một Thiên Chúa phức tạp.
7. Chúa Giêsu nói dối?
Một trong các tác phẩm
chính trị có uy thế và bán chạy đã được Niccolò Machiavelli viết năm 1532.
Trong tác phẩm kinh điển “The Prince” (Hoàng Tử), Machiavell tôn vinh quyền
lực, sự thành công, hình ảnh và năng lực còn hơn cả sự trung thành, sự chân
thật và niềm tin. Theo Machiavell, nói dối cũng được nếu điều đó hoàn tất một
kết cuộc chính trị.
Chúa Giêsu Kitô có xây
dựng toàn bộ sứ vụ của Ngài bằng lới nói dối chỉ để đạt được quyền lực, danh
tiếng hoặc thành công? Thật ra các đối thủ Do thái của Chúa Giêsu luôn cố gắng
chứng minh Ngài là kẻ xảo trá và lừa dối. Họ thường hỏi dồn Ngài để gài bẫy và
khiến Ngài tự mâu thuẫn, nhưng Ngài luôn trả lời bằng sự kiên định sắc xảo.
Vấn đề chúng ta phải
giải quyết là điều gì có thể thúc đẩy Chúa Giêsu sống suốt đời là người nói
dối? Ngài dạy rằng Thiên Chúa chống lại việc nói dối và giả hình, vậy Ngài không
thể làm vậy để làm vui lòng Cha. Chắc chắn Ngài không nói dối vì lợi ích của
những người theo Ngài. Chúng ta chỉ còn hai cách giải thích hợp lý – mỗi cách
đều là vấn nạn.
8. Lợi ích
Nhiều người nói dối vì
tư lợi. Thật vậy, động cơ của hầu hết các lời nói dối là vì tư lợi. Chúa Giêsu
hy vọng đạt được gì từ việc nói dối tông tích của mình? Quyền lực có thể là đáp
án hiển nhiên nhất. Nếu người ta tin Ngài là Thiên Chúa, Ngài sẽ có uy quyền.
Đó là lý do nhiều nhà lãnh đạo tuyên bố mình có “nguồn gốc” từ trời, như Xê-da
đã làm. Một số vua chúa cũng tự xưng hoặc được tôn là Thiên hoàng, Thiên tử,
Thiên vương,…
Cọ xát với cách giải
thích này là Chúa Giêsu đã không nỗ lực đi vào hướng của quyền lực, nhưng Ngài
nghiêm trị những người lạm quyền và tìm cách dùng quyền. Ngài chọn cách đến với
những người bị ruồng bỏ (gái điếm và phong cùi), cô thân yếu thế, nghèo hèn, và
tạo một mạng lưới những người không chút quyền lực. Cách này chỉ có thể diễn tả
là kỳ lạ, những điều Chúa Giêsu đã nói và làm đều tránh xa quyền lực.
Nếu quyền lực là động
lực của Chúa Giêsu thì Ngài đã tránh thập giá bằng mọi cách. Trong vài trường
hợp, Ngài nói với các môn đệ rằng thập giá là thiên mệnh và sứ mệnh của Ngài.
Chết trên thập giá đem lại sức mạnh bằng cách nào?
Dĩ nhiên, cái chết đem
mọi thứ vào sự tập trung riêng. Khi nhiều vị tử đạo chết vì đức tin, một số ít
vẫn dám chết vì giả dối. Chắc chắn các niềm hy vọng vì tư lợi của Chúa Giêsu đã
chấm dứt trên thập giá. Nhưng, cho tới hơi thở cuối cùng, Ngài vẫn không phủ
nhận Ngài là Con Một Thiên Chúa. Chúa Giêsu dùng thuật ngữ “Con Người” và “Con
Thiên Chúa” để xác định Ngài vừa là phàm nhân vừa là Thiên Chúa.
9. Di sản
Vậy nếu Chúa Giêsu nói
dối vì tư lợi, có thể các tuyên bố của Ngài bị bóp méo để lưu truyền lại. Nhưng
viễn cảnh bị đánh đập tan da nát thịt và bị đóng đinh vào thập giá sẽ làm giảm
nhiệt huyết của hầu hết các “siêu sao”. Ở đây có một yếu tố khác. Nếu Chúa
Giêsu phủ nhận tuyên bố là Con Thiên Chúa, Ngài không bao giờ bị kết án tử.
Chính vì tuyên bố là Thiên Chúa và không chịu rút lại mà Ngài bị đóng đinh trên
thập giá.
Nếu việc nâng cao tính
khả tín và danh tiếng lịch sử của Ngài là những điều thúc đẩy Chúa Giêsu nói
dối, người ta phải giải thích cách mà một thợ mộc từ làng quê nghèo ở Judea lại
có thể trù liệu các sự kiện sẽ làm tên tuổi Ngài lừng lẫy khắp thế giới. Làm
sao Ngài biết sứ điệp của Ngài sẽ còn mãi? Các môn đệ của Chúa Giêsu đã bỏ trốn
và Phêrô đã chối Ngài. Không công thức nào chính xác đối với việc đưa ra một di
sản tôn giáo.
Các sử gia có cho rằng
Chúa Giêsu nói dối? Các học giả đã xem xét kỹ lưỡng cách sống và ngôn từ của
Chúa Giêsu để xem có chứng cớ nào về sự thiếu sót trong con người luân lý của
Ngài hay không. Thật vậy, ngay cả những người hoài nghi nhất cũng choáng ngợp
vì sự thuần khiết về đạo đức và luân lý của Chúa Giêsu. Một trong số người hoài
nghi và đối kháng là triết gia John Stuart Mill (1806-1873) viết về Chúa Giêsu: “Về
đời sống và lời nói của Giêsu, có dấu hiệu của nguồn gốc cá nhân kết hợp với sự
thấu hiểu sâu sắc trong chính con người thiên tài siêu phàm mà chúng ta khả dĩ
hãnh diện. Khi thiên tài xuất chúng này kết hợp với các phẩm chất của các nhà
cải cách luân lý vĩ đại nhất và hiến thân cho sứ vụ thì con người đó hiện diện
trên trái đất, tôn giáo không thể được coi là đã chọn lựa sai khi mô tả con
người này là người đại diện lý tưởng và là người hướng dẫn nhân loại”.
Theo sử gia Philip
Schaff, không có chứng cớ nào cho thấy Chúa Giêsu đã nói dối, cả trong lịch sử
giáo hội và lịch sử đời. Schaff nói: “Theo nghĩa thông thường về
lô-gích học, và kinh nghiệm, làm sao một người lừa bịp, ích kỷ và đồi bại lại
sáng tạo và kiên quyết duy trì tính cách thuần túy và quý giá nhất của chân lý
và thực tế từ đầu tới cuối?”.
Nói dối là ngược với
những gì Chúa Giêsu đã dạy, sống và chết. Đối với một số học giả, điều đó vô
lý. Nhưng, để phủ nhận tuyên bố của Chúa Giêsu, người ta phải lý giải. Nếu
tuyên bố của Chúa Giêsu không thật, và Ngài không nói dối, có lẽ Ngài đã tự lừa
dối.
10. Chúa Giêsu bị tâm
thần?
Albert Schweitzer đoạt
giải Nobel năm 1952 về nỗ lực nhân bản, ông có cái nhìn riêng về Chúa Giêsu.
Ông kết luận rằng sự mất trí là nguyên nhân Chúa Giêsu tuyên bố là Thiên Chúa.
Nói cách khác, Chúa Giêsu sai về tuyên bố của mình nhưng không chủ ý nói dối.
Theo lý thuyết này, Chúa Giêsu bị ảo tưởng khi tin mình là Đấng Thiên Sai
(Messiah).
C. S. Lewis cẩn trọng
cân nhắc ý kiến này và suy diễn sự mất trí trong tuyên bố của Chúa Giêsu. Ông
nói rằng ai tuyên bố là Thiên Chúa thì không là thầy dạy luân lý vĩ đại, người
đó hoặc bị tâm thần hoặc là ma quỷ.
Ngay cả những người
hoài nghi nhất của Thiên Chúa giáo cũng hiếm khi thắc mắc về tinh thần tráng
kiện của Chúa Giêsu. Nhà cải cách xã hội William Channing (1780-1842) nhận mình
không theo Thiên Chúa giáo, ông nhận xét về Chúa Giêsu: “Sự cáo buộc về
sự nhiệt tâm ngông cuồng và lừa đảo là điều cuối cùng gán cho Chúa Giêsu. Chúng
ta tìm đâu ra dấu vết đó trong lịch sử? Chúng ta có phát hiện những điều đó
trong giáo huấn của Ngài?”
Dù cuộc đời ông đầy vô
luân và hoài nghi cá nhân, triết gia người Pháp Jean-Jacque Rousseau
(1712-1778) vẫn chân nhận tính cách siêu việt của Chúa Giêsu và sự hiện hữu của
trí tuệ. Ông viết: “Khi Plato mô tả người công chính tưởng tượng của
mình, ông đã nhận sự trừng phạt của sai lầm, nhưng đáng nhận các phần thưởng
cao quý nhất của nhân đức, ông đã mô tả đúng đặc tính của Chúa Giêsu Kitô. Nếu
sự sống và sự chết của Socrates là sự sống và sự chết của một triết gia thì sự
sống và sự chết của Chúa Giêsu Kitô là sự sống và sự chết của Thiên Chúa”.
Schaff đặt vấn đề mà
chúng ta phải tự vấn: “Một người thông thái như vậy – hoàn toàn lành
mạnh, khỏe mạnh, luôn sẵn sàng và tự hữu – có thể bị ảo tưởng nghiêm trọng liên
quan đặc điểm và sứ vụ của Ngài không?”. Vậy Chúa Giêsu nói dối, bị tâm thần
hay đúng là Con Thiên Chúa? Jefferson có thể đúng khi cho rằng Chúa Giêsu “là
một thầy dạy luân lý tốt” mà lại từ chối thiên tính của Ngài sao? Những người
nghe Chúa Giêsu nói, cả người tin và không tin, không bao giờ coi Ngài chỉ là
một thầy dạy luân lý tốt. Chúa Giêsu tạo 3 hệ quả ban đầu ở những người gặp
Ngài là ghen ghét, khiếp sợ và sùng bái.
Ngày nay, hơn 2.000
năm sau, Chúa Giêsu vẫn là người tạo phân cực nhất thế giới. Nhưng đó không là
luân lý, đạo đức hoặc di sản của Ngài khả dĩ tạo lửa say mê. Sứ điệp Chúa Giêsu
đem đến thế gian là Thiên Chúa tạo dựng chúng ta vì một mục đích – và mục đích
đó được gói ghém trong Con Ngài.
Các tuyên bố của Chúa
Giêsu buộc chúng ta phải lựa chọn. Như Lewis nói, chúng ta không thể đặt Chúa
Giêsu vào phạm trù chỉ là nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại hoặc thầy dạy luân lý
tốt. Vị cựu giáo sư ĐH Oxford này và những người hoài nghi thách thức chúng ta
tìm hiểu Chúa Giêsu: “Bạn phải lựa chọn, con người này hoặc là phàm
nhân hoặc là Con Thiên Chúa, hoặc là người điên hoặc là điều gì đó tệ hại hơn.
Bạn có thể không cho rằng Ngài nói vì khờ dại, bạn có thể sỉ vả Ngài và giết
Ngài như một kẻ ác, hoặc bạn có thể phủ phục dưới chân Ngài và gọi Ngài là
Thiên Chúa. Nhưng hãy để chúng tôi không nói lời vô nghĩa về việc Ngài là thầy
dạy luân lý vĩ đại. Ngài không bỏ ngỏ điều đó đối với chúng ta, Ngài không có ý
làm vậy”.
Lewis giải thích lý do
ông kết luận rằng Chúa Giêsu Kitô đã tuyên bố chính xác Ngài là ai. Ông tìm
hiểu kỹ lưỡng về cuôc đời và những lời của Chúa Giêsu, và ông đã trở thành một
Kitô hữu.
11. Chúa Giêsu thực sự
sống lại từ cõi chết?
Vấn đề lớn nhất của
thời đại chúng ta: “Chúa Giêsu Kitô thực sự là ai?”. Ngài chỉ là
một người khác thường hay là Thiên Chúa mặc xác phàm như Phaolô, Gioan và các
môn đệ khác đã tin? Mục sở thị Chúa Giêsu nói và làm vì họ tin Ngài đã sống lại
từ cõi chết sau khi bị tử hình trên thập giá. Nếu họ sai thì giáo hội được
thành lập trên sự giả dối. Nhưng nếu họ đúng, một phép lạ vĩ đại như vậy đã
chứng minh những gì Chúa Giêsu nói về Thiên Chúa, về chính Ngài và về chúng ta.
Nhưng nếu chúng ta có
phải nhìn nhận sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô chỉ qua đức tin, hay là có chứng
cớ lịch sử vững chắc? Một số người hoài nghi đã điều tra hồ sơ lịch sử để chứng
minh sự sống lại là sai. Họ đã phát hiện được gì?
12. Chúa Giêsu nói
điều gì xảy ra sau khi chúng ta chết?
Nếu Chúa Giêsu thực sự
sống lại từ cõi chết thì Ngài phải biết những gì ở bên kia thế giới. Chúa Giêsu
nói gì về ý nghĩa cuộc sống và tương lai của chúng ta? Có nhiều cách đối với
Thiên Chúa hoặc Chúa Giêsu có tuyên bố Ngài là con đường duy nhất?
Hãy nhìn vào vấn đề
“Chúa Giêsu có thích hợp với thời nay hay không?”. Chúa Giêsu có thể trả lời
các vấn đề lớn của cuộc sống như “Tôi là ai?”, “Tại sao tôi ở đây?” và “Tôi sẽ
đi đâu?” hay không? Những ngôi Thánh đường và những hình Thánh Giá (Công giáo,
Tin lành và Chính thống giáo) đã khiến một số người tin rằng Chúa Giêsu không thể
trả lời, và cho rằng Chúa Giêsu đã bỏ mặc chúng ta đối đầu với một thế giới hỗn
độn và đầy đau khổ. Nhưng thật ra Chúa Giêsu đã tuyên bố về cuộc sống và mục
đích của chúng ta trên trái đất là cần được kiểm nghiệm trước khi chúng ta
“viết đặt điều” cho Ngài là vô tâm hoặc bất lực!
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ
từ Y-Jesus.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét