Jun 28, 2015 - Chúa nhật 13 thường niên B
Đức tin lấy lại sự sống.
Tin Mừng chúa nhật này ghi nhận hai phép lạ xen kẽ nhau,
được thuật lại lẫn lộn trong một câu chuyện, nhưng là những phép lạ lớn đặc
biệt Đức Giesu đã làm. Bởi cả hai đều liên quan đến sự sống, đã mất được Đức
Giesu lấy lại sự sống cho cả hai, vì đức tin của họ.
Ở đây, chúng ta nhận ra rằng trong đời sống truyền
giáo, đời sống phục vụ của Đức Giêsu, Ngài luôn dành thời gian cho mọi hạng người.
Dù người có địa vị như ông trưởng Hội đường, hay người vô danh tiểu tốt như người
đàn bà đang bị bệnh, Chúa cũng luôn yêu thương họ như nhau. Mỗi người đều có chỗ
đứng trong trái tim của Ngài.
Tin Mừng cho chúng ta thấy rất nhiều lớp người đã tới
với Đức Giêsu và chính Ngài cũng đã tới với từng lớp người trong xã hội. Chúa
luôn yêu thương mọi người với trái tim con người. Ngài là Chúa, nhưng qua việc
Nhập thể, Ngài đã chấp nhận kiếp sống làm người, ngoại trừ tội lỗi, do đó, Ngài
chia sẻ kiếp người và cảm thông với những nỗi vui buồn của nhân loại. Chúa đã cầm
tay chúng ta bằng chính đôi tay của Ngài, gọi tên chúng ta, và làm cho chúng ta
sống lại nhờ Ngài tẩy sạch tội lỗi cho chúng ta. Chúa đã nuôi dưỡng chúng ta bằng
chính Mình Máu của Ngài.
Người phụ nữ bị bệnh loạn huyết đang mất dần sự sống: máu là nguyên lý của sự sống, mà bà này đã bị mất máu liên tục 12 năm, nghĩa là sức sống đang dần dần rời xa bà. Vì thế khi Đức Giêsu làm cho bà hết bệnh, là Ngài phục hồi sức sống cho bà.
Người phụ nữ bị bệnh loạn huyết đang mất dần sự sống: máu là nguyên lý của sự sống, mà bà này đã bị mất máu liên tục 12 năm, nghĩa là sức sống đang dần dần rời xa bà. Vì thế khi Đức Giêsu làm cho bà hết bệnh, là Ngài phục hồi sức sống cho bà.
Cũng con
gái nhỏ ông Giairô đã chết, là sự
sống đã hoàn toàn rời khỏi cháu bé. Nhưng Đức Giêsu đã làm cho cháu bé sống
lại.
Cả hai
trường hợp được cứu sống đều nhờ đức tin: đức tin của người phụ nữ loạn huyết
và đức tin của ông Giairô.
Trong
đọan Tin Mừng này chúng ta còn nghe một giáo huấn rất ý nghĩa của Đức Giesu
nữa, đó là cái chết thể xác chỉ như một giấc ngủ!
A. Đức
Giesu chữa lành con gái chủ nhà hội:
1. Diễn tiến:
- Chen
chân khỏi đám đông, ông chủ nhà hội Giairô “vừa thấy Đức
Giesu, ông ta sụp dưới chân Người, và khấn nài xin:"Con bé nhà
tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến
đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống."
- Ai
cũng biết chủ nhà hội là nhân vật quan trọng, có địa vị đáng kính trong hội đường,
vì được chọn lựa trong số các trưởng lão.
- Rõ
ràng người như thế chỉ đến với Đức Giesu khi rất cần. Bởi họ thuộc nhóm chính
thống, coi Đức Giesu như một người xa lạ, một tay tà đạo nguy hiểm.
- Nhưng
ông Giairô này đủ khôn ngoan để từ bỏ các thành kiến của mình vào giờ phút cần
thiết.
- Ông
dám quên phẩm gía của mình để cứu lấy mạng sống con gái, và cứu lấy linh hồn
mình nữa.
- Ông
gạt tính kiêu ngạo, can đảm để con gái đau bệnh ở nhà, đích thân đi tìm Đức
Giesu, qùi dưới chân xin Ngài cứu giúp, là nỗ lực có ý thức về sự hạ mình của ông.
- Đức
Giesu đã nhận, Ngài theo đến nhà riêng của ông; khi thấy cảnh ồn ào hỗn
độn... với lời uy quyền, Ngài đuổi tất cả những người đang khóc thương,
kêu la ầm ĩ ra ngoài.
- Rồi
cầm tay bé gái và nói:"Này bé, Thầy
truyền cho con: chỗi dạy đi!"
- Lập
tức con bé đứng dạy và đi lại được.
- Mọi
người kinh ngạc sững sờ. Còn gia đình thì hết sức vui mừng.
- Rồi
Đức Giesu nghiêm cấm họ không được nói việc này ra.
-
Vì thế chúng ta hãy tin vào Ngài, để xin Ngài giúp chúng ta luôn ý thức rằng sự
chết ở đời này chỉ như một giấc ngủ, hầu chúng ta sẵn sàng thoải mái chuẩn bị
cho giấc ngủ được êm ái nhẹ nhàng, chờ đợi ngày ra gặp Chúa và được Ngài ban
thưởng hạnh phúc vĩnh cửu.
2. Sự tương phản
trong câu chuyện:
- Giữa sự tuyệt vọng của tang gia đang
than khóc với niềm hy vọng của Đức Giesu.
- Giữa lời nói: "Con gái ông chết rồi, làm
phiền Ngài chi nữa?" với lời Đức Giesu:"Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi."
- Giữa cơn bối rối vô bờ của những kẻ than khóc và vẻ thanh
thản bình tĩnh tự chủ của Đức Giesu.
- Bởi Đức Giesu hoàn toàn tin cậy
vào Thiên Chúa.
- Như vậy với những điều bất hạnh
tệ hại nhất, con người cũng có thể đối phó được cách can đảm, nhẹ nhàng khi đối
phó nó cùng với Thiên Chúa.
- Hãy nhớ lại những sự kiện quan trọng
trong đời sống Kito hữu, là điều xem như hoàn toàn bó tay đối với con người thì
Thiên Chúa vẫn làm được.
- Như Tin Mừng hôm nay nêu rõ
những người hiện diện đã cười nhạo Đức Giesu, họ tin tưởng sai lầm, họ nghĩ Đức
Giesu sẽ thất bại, bé gái sẽ vĩnh viễn ra đi, nhưng họ đã phải kinh ngạc sững
sờ khi thấy Ngài cứu sống em bé, và em đã bước đi ngay trước mắt họ.
-
Rõ ràng là chẳng có gì có thể bất khả đối diện, chẳng có gì không thể
chinh phục trong tình yêu của Thiên Chúa, được thể hiện nơi Đức Giesu Cứu Thế.
B. Đức Giesu chữa người bị băng
huyết:
- Hai phép lạ
này được coi như hai hình ảnh song song phô bầy ra những sự tương phản, và
quyền năng của Đức Giesu đã sẵn sàng đáp lại lời kêu cầu của Đức tin.
- Ông
chủ nhà hội là người có địa vị, giầu có, thế lực; 12 năm có mặt của con gái có
lẽ là 12 năm gia đình ông sống trong hạnh phúc.
- Còn
người đàn bà bị băng huyết là người nghèo khó, cô thân cô thế, bị đau đớn bệnh
tật, ô uế suốt 12 năm trời.
- Tuy
nhiên cả hai người đều đến với Đức Giesu vì ý thức được nhu cầu thiết yếu của
mình, dù niềm tin của họ không trọn vẹn, vẫn được Chúa thương đáp ứng.
- Nên
nhớ lại, theo quan điểm của người Do Thái thì người đàn bà này mắc phải chứng
bệnh mà không còn một chứng bệnh nào ghê tởm và bị sỉ nhục bằng, đó là bệnh
băng huyết.
-
Căn bệnh làm người bệnh bị ô uế, đụng đến ai thì người đó cũng bị nhiễm uế, nên
họ bị cấm đóan đủ điều: không được thờ phượng Thiên Chúa, không được giao tiếp
với ai, không được ở giữa đám đông…
- Nên
bà đã tìm mọi cách để được cứu ra khỏi tình trạng cô lập tủi nhục ấy.
- Bà
đã lén đến phía sau Đức Giesu rồi sờ vào áo của Ngài, và bà kinh ngạc vì
mình được lành bệnh.
- Đang
đi giữa đám đông, thình lình Đức Giesu dừng lại, và dường như không có gì quan
trọng hơn nhu cầu của bà ấy. Bà đã trở thành đối tượng duy nhất đựơc Ngài quan
tâm.
- Ngày
nay, Đức Giesu cũng luôn làm như vậy đối với mỗi Kito hữu chúng ta khi cầu cứu
Ngài.
- Đây
là đọan Tin Mừng còn cho chúng ta biết rõ thêm về:
1. Đức Giesu:
- Mỗi
lần Đức Giesu chữa lành cho một người, dường như có cái gì đó toát ra khỏi Ngài.
- Đó
là một định luật phổ quát của đời sống, Đức Giesu đã sẵn sàng chấp nhận cái gía
phải trả, cả đến sức lực, linh hồn để chữa lành cho con người.
- Chúng
ta cũng vậy, sẽ chẳng làm được gì lớn lao nếu không sẵn sàng đặt một sức lực
của chính bản thân mình vào việc
mình làm.
- Như
giới ca-nhạc-kịch-nghệ, các khoa học gia, các nhà truyền giáo, các vĩ nhân…chắc
phải vắt hết sức lực, để có cảm xúc thật, tình cảm thật, kiến thức thật của con
người họ để đổ ra, tràn đầy trên công việc, rồi lan truyền đến mọi người.
2. Các
môn đệ:
- Tại
đây chúng ta thấy một cách sống động về giới hạn của điều được gọi là lương
tri.
- Trong
khi Đức Giesu đi giữa một đám đông như thế, làm sao tránh khỏi sự đụng chạm,
chèn ép?
-
Đó là cách nhìn mọi sự bằng cảm giác.
- Nhưng
các môn đệ chẳng hề nhìn nhận hay nhận thức được rằng khi chữa bệnh cho người
ta, Đức Giesu đã phải trả một gía nào đấy.
- Nên
một trong những thảm kịch ở đời là sự không nhậy cảm của tâm trí lòng dạ con
người.
-
Chúng ta thường không nhận biết chút gì hoặc chưa đủ về chuyện vui buồn người
khác đang trải qua.
- Có
thể bản thân chưa có kinh nghiệm về việc ấy, có thể vô tình, có thể ích kỷ,
không quan tâm…
- Vì
thế đôi khi chúng ta đã làm tổn thương anh em và những người thân quen.
- Chúng
ta cần cầu nguyện để biết cư xử theo lương tri, có sự nhậy cảm, sự hiểu biết
sáng suốt hầu thấy được những điều ẩn kín trong người khác để chia sẻ, giúp đỡ
kịp thời.
3. Bệnh nhân đã được chữa lành:
- Bệnh băng huyết trước đó làm bệnh
nhân thật sự khó khăn, nhục nhã. Nhưng khi bà nói hết sự thật ra với Đức Giesu,
nỗi kinh hoàng sợ hãi tiêu tan, lòng bà thoải mái nhẹ nhàng.
- Chính
sự xưng nhận tình cảnh đáng thương của mình, giúp bà nhận thấy sự nhân từ dịu hiền
của Chúa.
- Đây
là bài học về sự xưng tội, giúp cất được gánh nặng nề trên vai chúng ta.
- Xưng
tội với Đấng nhân từ, thông cảm thì chẳng có gì bối rối, khó khăn.
-
Vì chỉ có một mình Ngài ban sự tha thứ toàn diện, chữa lành kỳ diệu, cứu chuộc
tâm linh trọn vẹn và sự phục hồi nhân phẩm nhanh chóng nhất.
- Bà đã tin tưởng rằng Đức Giêsu có thể chữa
lành cho bà. Nhưng bà cũng biết rằng bà có thể làm một điều gì khác hơn là chỉ
tín thác nơi Đức Giêsu.
- Bà phải tiến thêm một bước nữa. Bà phải thi
hành phần của bà. Bà không thể chỉ ngồi đó và chờ đợi Đức Giêsu đến với bà. Bà
phải đứng lên, đi đến Đức Giêsu, và tự trình bầy với Ngài để được chữa lành.
- Điều
này cũng đúng với câu chuyện thứ nhất trong Phúc Âm hôm nay. Ông Giairô cũng
tin tưởng Đức Giêsu có thể chữa con gái đang đau nặng của ông. Nhưng ông cũng
biết là phải làm điều gì đó hơn là chỉ tín thác vào Ngài.
- Ông biết là phải tiến thêm một bước nữa. Ông
phải thi hành phần của ông. Ông phải cộng tác với Đức Giêsu. Vì con gái của ông
quá đau yếu nên không thể đến với Ngài, ông phải xin Đức Giêsu đến với đứa con
của mình.
- Vì thế
cả hai người trong Tin Mừng hôm nay đều thi hành điều gì đó hơn là chỉ thụ động
tín thác vào Đức Giêsu. Họ đã tiến thêm một bước. Họ đã thi hành phần của mình.
Họ đã tận dụng các phương tiện bình thường mà Chúa ban để có được sự chữa lành
họ cần.
- Thiên
Chúa thường hành động trong đời sống chúng ta qua các phương tiện thông thường
ấy.
- Chúng
ta phải thi hành phần của mình và cộng tác với Thiên Chúa qua việc sử dụng các
phương tiện thông thường mà Ngài đã ban cho.
- Chúng ta không thể ngồi lì một chỗ và mong Chúa
làm phép lạ cho chúng ta. Mà trước hết phải dùng mọi phương tiện thông thường
Chúa ban để tự giúp đỡ chúng ta.
- Cần nhớ, Thiên Chúa không bao giờ cho rằng sự
cầu nguyện có thể thay thế cho việc học hành. Ngài không bao giờ cho rằng sự
cầu nguyện có thể thay thế cho sự chuyên cần…
- Nhận được sự giúp đỡ của Thiên Chúa là một
con đường hai chiều. Nó bao gồm sự cộng tác của chúng ta với Thiên Chúa. Chúng
ta phải thi hành phần của mình, và Thiên Chúa sẽ thi hành phần của Ngài.
- Nói cách khác, chúng ta phải cộng tác với
Thiên Chúa và tận dụng các phương tiện thông thường mà Ngài ban cho chúng ta
trước khi xin Ngài can thiệp trong một phương cách bất thường. Đó là phương cách Thiên Chúa đối xử với chúng
ta khi cần giúp đỡ chúng ta.
- Tuy nhiên Ngài luôn để chúng ta tự do. Ngài
không ép buộc chúng ta phải nhận sự giúp đỡ của Ngài. Mọi sự đều sẵn sàng và
Thiên Chúa để chúng ta được tự do có muốn sử dụng điều đó hay không.
- Ngài đối xử với chúng ta như những cộng sự
viên. Nghĩa là Thiên Chúa ban cho chúng ta mọi tài nguyên cần cho đời sống
thường ngày của chúng ta.
- Chỉ khi các tài nguyên này bị hao hụt trong
những hoàn cảnh khẩn cấp, chúng ta thường sẽ nghĩ đến việc quay về với Chúa để
được trợ giúp.
- Khi chúng ta quay về với Thiên Chúa trong
những hoàn cảnh này, chúng ta có thể biết chắc rằng Ngài sẽ giúp chúng ta, vì
Ngài là Cha chúng ta và chúng ta là con cái của Ngài.
Lạy Chúa, chúng con
cầu xin Chúa cho những ai tìm:
. kiếm Thiên Chúa,
. sự tuyệt đối để
làm nền tảng cho cuộc đời mình,
. mục đích và cứu
cánh của định mệnh đời sống,
. sự khao khát có
được một cuộc sống vượt lên trên cái chết,
. yêu thương bằng
một tình yêu không tàn phai, không thất vọng chán chường,
. ao ước đạt tới chân lý và nỗ lực nắm lấy ánh sáng từ vực
sâu tối tăm của lòng mình,
. hạnh phúc, được
ý thức rằng cần phải đi lên cao hơn nữa mới gặp được hạnh phúc ấy,
. một vị quân sư
nhân hậu, một người bạn quyền năng, một người an ủi tuyệt vời.
Xin Chúa làm cho họ
tìm thấy điều họ kiếm tìm bằng cách mặc khải chính Chúa cho họ trong sự bí mật
của tinh thần và của con tim. Amen (mượn lời)
Than men,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét