TIẾNG GỌI CỦA THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU: “TA KHÁT”
(Thứ
tư - 03/06/2015- GB Bùi Tuần-tinvui)
1. Có những ngày, hơn bao giờ hết,
tôi cảm thấy mình khốn khổ khác thường. Thân xác đau, tâm hồn đau. Những cơn
đau dài đẩy tôi vào một cõi cô đơn, sợ hãi, tối tăm, như hấp hối bên bờ vực
thẳm.
Tôi
chạy đến bên Đức Mẹ. Mẹ nhân lành dắt tôi đến Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên
thánh giá. Mẹ dạy tôi hãy đặt những nỗi đau của tôi dưới chân thánh giá Chúa.
Tôi xin vâng. Trong tĩnh lặng, tôi cảm thấy những nỗi đau của tôi dần dần biến
thành một sự khao khát Chúa. Đến một lúc bất ngờ, sự tôi khao khát Chúa đã mở
lòng tôi ra.
2.
Tôi như nghe được tiếng Chúa Giêsu đã kêu lên xưa trên thánh giá: “Cha khát”.
Tôi hiểu Chúa khát tôi hãy đón nhận tình yêu cứu độ của Chúa Cha, qua sự Người
đang vâng phục Chúa Cha mà hy sinh mình trên thánh giá, để cứu nhân loại.
Với nhận thức sâu xa về sự bần cùng của mình, tôi mở lòng ra để đón nhận tình yêu cứu độ ấy của Chúa dành cho tôi.
Với nhận thức sâu xa về sự bần cùng của mình, tôi mở lòng ra để đón nhận tình yêu cứu độ ấy của Chúa dành cho tôi.
3.
Một hậu quả rất rõ ràng sinh ra trong tôi, khi tình yêu cứu độ Chúa tràn vào
lòng tôi, đó là tôi cảm thấy sự khát khao Chúa trở nên mỗi lúc mỗi mạnh hơn,
nhất là trở nên mỗi lúc mỗi cụ thể hơn ở sự khao khát tình yêu Chúa: Yêu mến
Chúa là lẽ sống đời tôi.
4.
Khi tình yêu Chúa như ngấm sâu vào tôi, tôi được Chúa cho thấy tôi phải cố gắng
thực thi hai điều này:
Một là hãy bắt chước Chúa Giêsu, luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha.
Hai là hãy bắt chước Chúa Giêsu luôn sẵn sàng hy sinh để cứu các linh hồn.
Một là hãy bắt chước Chúa Giêsu, luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha.
Hai là hãy bắt chước Chúa Giêsu luôn sẵn sàng hy sinh để cứu các linh hồn.
5.
Vâng phục thánh ý Chúa Cha một cách tuyệt đối, đó là điều Chúa Giêsu luôn nhắc
cho tôi. Tôi nhớ lại lời Kinh Thánh viết: “Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế,
nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá
tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý
Chúa, như Sách Thánh đã chép về con”
(Dt 10,5-7).
6.
“Này con xin đến, để thực thi ý Cha”.
Mà ý Cha là Ngài phải chịu nhiều hy sinh.
Hy sinh của Chúa Giêsu là vượt qua biên giới vinh quang của Thiên Chúa, mà xuống làm người:
“Đức Giêsu Kitô,
Vốn dĩ là Thiên Chúa,
Mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2,6-7).
Hy sinh của Chúa Giêsu còn là vượt qua biên giới được tự do sống, mà bước xuống thân phận kẻ bị tử hình:
“Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,8).
Hy sinh của Chúa Giêsu là vượt qua biên giới vinh quang của Thiên Chúa, mà xuống làm người:
“Đức Giêsu Kitô,
Vốn dĩ là Thiên Chúa,
Mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2,6-7).
Hy sinh của Chúa Giêsu còn là vượt qua biên giới được tự do sống, mà bước xuống thân phận kẻ bị tử hình:
“Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,8).
7. Xin thú thực là luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha và luôn luôn hy sinh, đó là một
thực tế cam go trong đời tôi. Đời tôi do vậy đã trở thành một cuộc hành hương
trong chiến đấu không ngừng. Chiến đấu nhất là trong chính nội tâm mình. Chiến đấu
không đổ máu, nhưng là một từ bỏ có khi còn hơn là đổ máu.
Nhưng, tôi tin sự tôi chịu hy sinh để vâng thánh ý Chúa Cha, hầu góp phần vào việc cứu rỗi các linh hồn, sẽ là con đường dẫn tôi về hưởng vinh quang của Chúa Giêsu. “Nào, Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” (Lc 24,26).
Nhưng, tôi tin sự tôi chịu hy sinh để vâng thánh ý Chúa Cha, hầu góp phần vào việc cứu rỗi các linh hồn, sẽ là con đường dẫn tôi về hưởng vinh quang của Chúa Giêsu. “Nào, Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” (Lc 24,26).
8.
Tới đây Chúa cho tôi nhìn vào Hội Thánh Chúa tại Việt Nam hôm nay. Tôi đang
nhận ra rất nhiều người con Chúa đang đi vào vinh quang của Chúa Giêsu, từ
những hy sinh họ chịu do vâng phục thánh ý Chúa.
Một trong lãnh vực thực tế mà họ chịu hy sinh thường ngày nhiều nất là lãnh vực phục vụ người nghèo. Lãnh vực thực tế đó hiện nay rất rộng và rất phức tạp.
Một trong lãnh vực thực tế mà họ chịu hy sinh thường ngày nhiều nất là lãnh vực phục vụ người nghèo. Lãnh vực thực tế đó hiện nay rất rộng và rất phức tạp.
9.
Theo tinh thần Công đồng Vatican II, họ nhận mình có trách nhiệm với lịch sử
Đất Nước; nhất là với những anh chị em nghèo khổ của họ trên Quê Hương này.
Trách nhiệm của họ đối với những người anh chị em nghèo khổ cũng sẽ là trách nhiệm ngăn cản sự sụp đổ của Đất Nước họ.
Không phải chỉ tiền bạc, đất đai, của cải là những phần họ phải nghĩ đến khi lo cho người nghèo, mà còn là văn hoá chứa đựng những chân lý và các giá trị thiêng liêng có sức cứu độ họ.
Trách nhiệm của họ đối với những người anh chị em nghèo khổ cũng sẽ là trách nhiệm ngăn cản sự sụp đổ của Đất Nước họ.
Không phải chỉ tiền bạc, đất đai, của cải là những phần họ phải nghĩ đến khi lo cho người nghèo, mà còn là văn hoá chứa đựng những chân lý và các giá trị thiêng liêng có sức cứu độ họ.
10.
Hơn mọi ngày thường, họ nghe được tiếng “Cha khát” của Thánh Tâm Chúa
Giêsu đang ưu tiên hướng về những người nghèo khổ.
Chúa khát khao có được những người dấn thân đem tình yêu cứu độ của Chúa đến cho những người nghèo khổ.
Chúa khát khao có được những người dấn thân đem tình yêu cứu độ của Chúa đến cho những người nghèo khổ.
11.
Chúa khát khao các nơi đào tạo những người truyền giáo hãy mạnh dạn và khiêm
tốn coi việc lo cho người nghèo khổ là một trách nhiệm ưu tiên Chúa trao cho
mình. Thực hiện tốt trách nhiệm đó chính là tân Phúc Âm hoá, rất cần cho thời
điểm này tại Việt Nam hôm nay.
12.
Chúa khát khao mọi người thờ phượng Chúa hãy ưu tiên coi việc lo cho người
nghèo khổ được cứu độ chính là cách “thờ phượng Chúa Cha trong tinh thần và trong chân lý” (Ga 4,24).
Lạy Chúa Giêsu, con xin tạ ơn Chúa đã thương cho con nghe được tiếng “Cha khát” từ Trái Tim Chúa. Xin tiếp tục thương giúp con biết đáp lại tiếng Chúa gọi, bằng việc làm tốt mọi việc thường ngày, dù rất nhỏ và rất âm thầm.
GB Bùi
Tuần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét