Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG

NGÀY  QUỐC  TẾ  LAO  ĐỘNG

(Thứ hai - 25/04/2016-TRẦM THIÊN THU)          

Ngay QuocTe LaoDong
                                                 Ngay QuocTe LaoDong


Ngày Lao Động là ngày nghỉ của Hoa Kỳ được tổ chức vào Thứ Hai đầu tiên trong tháng Chín, đề cao việc đóng góp của các công nhân về kinh tế và xã hội. Ngày Lao Động bắt nguồn từ phong trào nghiệp đoàn lao động, đặc biệt là phong trào làm 8 giờ/ngày – ủng hộ 8 giờ để làm việc, 8 giờ để giải trí, và 8 giờ để nghỉ ngơi.

NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
Ngày Lao Động là ngày nghỉ của Hoa Kỳ được tổ chức vào Thứ Hai đầu tiên trong tháng Chín, đề cao việc đóng góp của các công nhân về kinh tế và xã hội. Ngày Lao Động bắt nguồn từ phong trào nghiệp đoàn lao động, đặc biệt là phong trào làm 8 giờ/ngày – ủng hộ 8 giờ để làm việc, 8 giờ để giải trí, và 8 giờ để nghỉ ngơi.

LỊCH SỬ
Năm 1882, thợ máy Matthew Maguire đề nghị ngày nghỉ này khi ông làm thư ký CLU (Central Labor Union – Nghiệp đoàn Lao động Trung tâm) của TP New York. Một số người lại cho rằng đây là đề nghị của Peter J. McGuire, thuộc Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ, đưa ra hồi tháng 5-1882, sau khi chứng kiến lễ hội lao động thường niên được tổ chức tại Toronto (Canada).
Thứ Ba ngày 5-9-1882 là Ngày Lao Động đầu tiên trở thành ngày nghỉ ở TP New York, theo kế hoạch của Nghiệp đoàn Lao động Trung tâm. Nghiệp đoàn này tổ chức Ngày Lao Đông lần thứ nhì vào ngày 5-9-1883.
Năm 1884, ngày Thứ Hai đầu tiên trong tháng 9 được chọn là ngày nghỉ, như đề nghị ban đầu, và Ngiệp đoàn Lao động Trung tâm thúc đẩy các tổ chức tương tự ở các thành phố khác để noi gương TP New York và mừng “Ngày nghỉ của Giới lao động” vào ngày này. Tư tưởng này lan truyền theo sự phát triển của các tổ chức lao động, và năm 1885, Ngày Lao Động được tổ chức tại nhiều trung tâm cộng nghệp ở Hoa Kỳ.
Ngày 21-2-1887, Oregon là tiểu bang đầu tiên công nhận Ngày Lao Động là ngày nghỉ. Năm 1894, Ngày Lao Động được chính thức tổ chức tại 30 tiểu bang. Sau nhiều cái chết của một số công nhân dưới tay của quân đội Hoa Kỳ và các thống đốc Hoa Kỳ trong cuộc đình công Pullman Strike – cuộc xung đột toàn quốc Hoa Kỳ vào mùa Hè năm 1894, giữa Nghiệp đoàn Đường sắt Hoa Kỳ (ARU – American Railway Union) và ngành đường sắt, Quốc hội Hoa Kỳ đã chấp thuận Ngày Lao Động là ngày nghỉ toàn quốc; Tổng thống Grover Cleveland đã ký luật này sau 6 ngày chấm dứt cuộc đình công. Ngày này được nhiều nghiệp đoàn khác trong nước làm theo trong vài thập niên qua hơn cả Ngày Công nhân Quốc tế (International Workers' Day) vì Cleveland quan ngại rằng Ngày Công nhân Quốc tế sẽ kết hợp với các phong trào cộng sản, phong trào nghiệp đoàn và chủ nghĩa vô chính phủ, mặc dù mỗi phong trào đều khác nhau, đã kỷ niệm Haymarket Affair trong Ngày Công nhân Quốc tế. Tất cả các tiểu bang ở Hoa Kỳ, quận Columbia, và các vùng miền cũng coi ngày này là ngày nghỉ theo luật pháp.
Tận dụng nhiều khách hàng mua sắm, Ngày Lao Động trở thành việc mua sắm cuối tuần quan trọng đối với nhiều người bán lẻ tại Hoa Kỳ. Một số khách hàng mua lẻ cho đó là ngày mua sắm nhiều nhất trong năm, sau đó là ngày Thứ Sáu Đen (Black Friday) trong mùa Giáng Sinh.
Mỉa mai thay, vì tầm quan trọng của việc mua sắm cuối tuần, một số người được thuê ở khu bán lẻ không chỉ làm việc vào Ngày Lao Động mà còn làm nhiều giờ hơn. Càng ngày càng có nhiều người bán lẻ ở khu cộng nghiệp hơn, tăng 24% việc làm tại Hoa Kỳ. Văn phòng Thống kê Lao động cho biết rằng những người được thuê bán hàng chỉ chiếm 3% số thành viên của Nghiệp đoàn Lao động.


HÀNH ĐỘNG
Ngày Lao Động là ngày nghỉ ngơi hoặc là cơ hội cuối cùng để nhiều người đi chơi trước khi mùa Hè kết thúc. Đối với sinh viên, đó là dịp cuối cùng để tổ chức tiệc tùng trước khi vào học tiếp. Tại những vùng lân cận, người ta tổ chức đốt pháo bông, liên hoan ngoài trời và các sự kiện thể thao. Mùa bóng đá bắt đầu khoảng gần Ngày Lao Động và nhiều đội bóng chơi trận đầu tiên trong năm vào Ngày Lao Động.
Theo truyền thống, người ta không mặc quần áo trắng, đặc biệt là giày trắng, sau Ngày Lao Động. Tuy nhiên, thói quen này dần dần không còn. Ngày nay càng ngày càng có nhiều người mặc đồ trắng quanh năm, nhất là mùa Hè. Cũng vậy, thói quen đội mũ rơm từ Ngày Chiến sĩ Trận vong (Memorial Day) tới Ngày Lao Động.
Ngày 1 tháng Năm là Ngày Lao Động ở Hawaii, có cả những cuộc thi, hòa nhạc, cho và nhận tiền của bạn bè hoặc gia đình. Nghi lễ ngày 1 tháng Năm có truyền thống lâu đời ở khắp thế giới. Tại Hawaii, ngày 1 tháng Năm gọi là Lei Day, lễ hội văn hóa của đảo quốc này.
Tại Anh quốc, ngày 1 tháng Năm vẫn được tổ chức tại nhiều thành phố với việc đội vương miện của “Nữ Hoàng Tháng Năm”. Các cây nêu ngày 1 tháng Năm (May Poles) có thể vẫn thấy ở một số thành phố và các truyền thống ngày này có thể gồm các chú ngựa cưng và dân địa phương mặc lễ phục. Tại Oxford, truyền thống được ủng hộ, bắt đầu với dàn đồng ca của ĐH Magdalen hát từ tháp nhà thờ.
Ngày 1 tháng Năm được coi là Ngày Lao Động ở nhiều quốc gia, và cũng là ngày nghỉ toàn quốc. Tại Mexico, ngày này gọi là Primero de Mayo, nghỉ toàn quốc. Khoảng thời gian này trong năm, các sinh viên có thể thảo luận về sự phát triển hiện đại của ngày nghỉ này và hệ quả của chính trị đối với ngày này.


ĐỜI SỐNG
Ngày Lao Động là ngày nghỉ. Các văn phòng chính phủ, trường học, các tổ chức và nhiều công ty đều đóng cửa. Một số điều phổ biến như đốt (hoặc bắn) pháo bông và dã ngoại được thổ chức thường xuyên, nhưng chúng vẫn chỉ là “chuyện nhỏ”.
Ngày 1 tháng Năm is là ngày nghỉ toàn quốc ở Âu châu, kể cả các qg như: Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Na Uy, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Ngày này cũng được tổ chức tại các nước Trung Mỹ như Costa Rica và Panama, một số nơi thuộc Caribbean, kể cả Cuba. Tại Nam Mỹ như Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Ecuador, Guyana, Peru, Uruguay, Venezuela, kể cả Nga và ột số nước Á châu như Trung quốc, Thái Lan, và Việt
Nam.
Ngày 1 tháng Năm hoặc Ngày Lao Động được cử hành tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác, nhưng vào thời điểm khác trong năm, chẳng hạn tại Úc và Canada.


NỀN TẢNG
Ngày Lao Động đầu tiên được tổ chức vào năm 1882. Nguồn gốc ngày này bắt nguồn từ ước muốn của Nghiệp đoàn Lao động Trung tâm là có một ngày nghỉ cho công nhân. Ngày Lao Động là ngày nghỉ từ năm 1894. Mới đầu người ta muốn ngày này có đoàn người diễu hành ngoài đường phố để cộng đồng đánh giá cao công việc và sức lao động. Sau cuộc diễu hành, lễ hội được tổ chức để làm vui các công nhân và gia đình họ. Những năm sau đó, những người uy tín tổ chức các buổi hội thảo và phát biểu.
Ngày nay, điều này ít phổ biến hơn, nhưng đôi khi còn thấy ở những năm bầu cử. Một trong các lý do người ta chọn kỷ niệm ngày này vào Thứ Hai thứ nhất trong tháng Chín là thêm một ngày nghỉ trong thời gian dài giữa Ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ (4 tháng Bảy) và Lễ Tạ Ơn (Thứ Năm cuối cùng của tháng Mười Một).
Nguồn gốc là mừng mùa Xuân và sự tái sinh trong thiên nhiên, ngày 1 tháng Năm có nguồn gốc từ văn hóa của các giáo phái thờ cây cối và các biểu tượng khác của thiên nhiên. Theo truyền thống, Ngày Lao Động có đặc tính là thu gom hoa và nghi lễ múa xung quanh cây nêu tháng Năm. Trong những năm mới đây, nhất là ở các nước xã hội chủ nghĩa và cộng sản, Ngày Lao Động trở thành lễ hội lao động tôn vinh nỗ lực của quân đội và công nghiệp của đất nước họ.
“Phong trào tám giờ” đã làm giảm số ngày làm việc, từ 10
giờ còn 8 giờ, kể từ sau cuộc nội chiến. Đó là mục đích chính của Nghiệp đoàn Lao động Quốc gia, công nghị đầu tiên họp năm 1866. Năm 1868, công nghị và 6 tiểu bang đã thông qua “luật tám giờ”. Năm 1884, Nghiệp đoàn Liên bang Quốc gia và Hội đồng Lao động quyết định kêu gọi tổng đình công vào ngày 1-5-1886 để đòi các nhà tuyển dụng phải theo luật lao động tám giờ mỗi ngày. Năm 1947, trong sự cuồng nhiệt chiến tranh lạnh chống cộng (anti-Communist Cold War hysteria), Hội Cựu binh Chiến tranh Hải ngoại (Veterans of Foreign Wars) đổi tên ngày 1 tháng Năm là “Ngày Trung Thành” (Loyalty Day) và công nghị của Quốc hội sau đó đã tuyên bố chính thức.
Tại nhiều quốc gia, ngày 1 tháng Năm được nghiệp đoàn và các đảng phái xã hội ủng hộ. Tuy nhiên, tại Đức cũng có chuyển biến tốt, và Ngày Lao Động được thành lập năm 1933 như món quà của Hitler vậy, được áp dụng bằng cách bãi bỏ nghiệp đoàn. Tại Anh, Ngày nghỉ Ngân hàng Một tháng Năm được thành lập năm 1978, nhưng được tổ chức vào Thứ Hai đầu tiên trong tháng Năm để giảm thiểu thiệt hại cho các doanh nghiệp.
Tại Trung Hoa, Ngày Lao Động được kéo dài 3 ngày hồi thập niên 1990. Chính phủ Trung Hoa đã làm ngày này thành
“ngày nghỉ bảy ngày” (seven-day holiday) bằng cách kết hợp kỳ nghỉ cuối tuần với 3 ngày này. Ngày nghỉ này cho phép hàng triệu người Trung Hoa đi chơi dịp này. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giảm kỷ nghỉ này xuống còn 1 ngày từ năm 2008, đồng thời phục hồi 3 ngày nghỉ truyền thống của Trung Hoa là Lễ hội Thuyền Rồng, Ngày Tảo Mộ và lễ hội Trung Thu.


BIỂU TƯỢNG và MÊ TÍN
Nhiều thói quen liên quan Ngày Lao Động bắt nguồn từ lễ hội hoa Rôma xưa. Các thói quen này gồm việc thu gom cành cây và hoa, đội vương miện Nữ Hoàng Tháng Năm và múa xung quanh bụi cây, hoặc cây nêu tháng Năm được trang trí sặc sỡ. Các môn thể thao và các lễ hội được tổ chức vào ngày này là biểu tượng của việc thiên nhiên tái sinh và khả năng sinh sản của con người. Tại Tây Ban Nha, một cây thông cao được dùng làm cây nêu tháng Năm. Nó được trang trí bằng những dải băng, các loại hạt và trứng khi người ta múa xung quanh cột và hát những bài ca về tháng Năm.
Có sự mê tín ở Na Uy, có nguồn gốc từ thời kỳ tiền Kitô giáo, khi nghe tiếng chim cu đầu tiên vào mùa Xuân. Nếu tiếng gáy đến từ phía Nam, năm đó sẽ tốt; nếu tiếng gáy đến từ phía Bắc, năm đó sẽ xấu; nếu tiếng gáy đến từ phía Tây, năm đó sẽ thành công; nếu tiếng gáy đến từ phía Đông, năm đó sẽ may mắn về tình yêu. Vì thế, lịch truyền thống của Na Uy có in hình con chim đậu trên cây tại chỗ ghi ngày 1 tháng Năm.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ TimeAndDate.com)

VƯỜN HOA ĐỨC MẸ



VƯỜN  HOA  ĐỨC  MẸ
[Đăng báo TTĐM, số 461, tháng 5-2016, Dòng Đồng Công xuất bản tại Hoa Kỳ]
(Sat, 16/04/2016 - Trầm Thiên Thu)




Truyền thống Công giáo tôn sùng Đức Mẹ là Đấng có đời sống thánh thiện, đặc biệt dành tháng Năm để kính nhớ Đức Mẹ. Cách đặc biệt để thể hiện lòng sùng kính Đức Mẹ là trồng Vườn Hoa Đức Mẹ (Mary Garden) để chúng ta có thể tận hưởng suốt tháng Năm.

Thời Trung Cổ, các nhà truyền giáo và du khách kể cho nhau nghe những câu chuyện về các loại hoa đặt theo tên Maria và các giai đoạn của cuộc đời Đức Mẹ. Vườn Hoa Đức Mẹ trồng các loại hoa này trở nên phổ biến thời đó, rồi về sau truyền thống này được lan sang Mỹ châu.

Cheryl Dickow là tác giả cuốn “Elizabeth: A Holy Land Pilgrimage and Our Jewish Roots” (Ê-li-da-bét: Hành Hương Đất Thánh và Nguồn Gốc Do Thái). Cheryl sống tại tiểu bang Michigan với chồng và 3 con trai. Tác phẩm của chị xuất hiện tại nhiều nơi và được in trên nhiều báo chí.

Điểm tập trung của khu vườn là tượng Đức Mẹ. Kích cỡ tượng hoặc khu vườn không là vấn đề. Với không gian nhỏ, chúng ta vẫn có thể sử dụng và chọn một số hoa đặt bên tượng Đức Mẹ. Nếu ở chung cư, chúng ta có thể sử dụng không gian cửa sổ làm Vườn Hoa Đức Mẹ với tượng Đức Mẹ nhỏ và một chậu hoa. Nghĩ về Hoa Đức Mẹ để suy niệm về cuộc đời Đức Kitô qua Đức Mẹ – và Đức Mẹ luôn hướng dẫn chúng ta tới Chúa Con.

HOA HUỆ: Truyền thuyết nói rằng Sứ thần Gáp-ri-en cầm hoa huệ khi tới truyền tin vui rằng Đức Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ của Đấng Cứu Thế. Hoa Huệ thường được thấy trong các hình Đức Mẹ để biểu thị đức trinh khiết và ân sủng.

HOA TÍM: Hoa này là biểu tượng của sự khiêm nhường và giản dị. Đức Mẹ khiêm nhường “xin vâng” như lời Sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1:38).

HOA HỒNG: Hoa này biểu tượng Đức Mẹ là Nữ Vương Thiên Đàng. Hoa Hồng Đỏ biểu thị nỗi buồn. Hoa Hồng Trắng biểu thị niềm vui, và Hoa Hồng Vàng biểu thị lòng tôn trọng dành cho Đức Mẹ là Mẹ của Đấng Cứu Thế.

HOA CẨM CHƯỚNG (Carnation): Theo truyền thuyết, hoa cẩm chướng nở vào đêm Chúa Giêsu giáng sinh and was a sign of Mary's joy at the Child's birth.

HOA CHUÔNG (Bluebells): Hoa có hình chuông nhìn như cái đê (dùng để lót tay khi khâu vá) và biểu thị Đôi Tay Lao Động của Đức Mẹ, và thường được gọi là Đê Tay Đức Mẹ (Our Lady's Thimbles).

HOA CÚC: Truyền thuyết nói rằng khi các đạo sĩ đến Belem, họ tìm dấu chỉ họ tìm đến thờ kính Tân Vương. Đạo sĩ Melchior thấy hoa trắng và hoa vàng nên biết nơi để vào.

CÂY THỦY CỰ (Speedwell): Cây này còn gọi là cây Nơi Nghỉ Ngơi của Đức Mẹ. Truyền thuyết nói rằng hoa đánh dấu mỗi điểm mà Đức Mẹ tới để nghỉ ngơi trong thời gian trốn sang Ai Cập.


HOA NGÔI SAO BELEM: Hình dáng của hoa giống ngôi sao đưa đường các đạo sĩ tới tôn thờ Vương Nhi Giêsu.

CÂY GIỌT TUYẾT (Snowdrop): Cây này nở hoa vào tháng Hai khi Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu tại Đền Thờ.

CÂY HƯƠNG THẢO (Rosemary): Truyền thuyết nói rằng Đức Mẹ đã phơi quần áo của Chúa Con trên bụi cây này. Sau đó, cây này có mùi ngọt thơm.

HOA HUỆ THUNG LŨNG (Lily of the Valley): Hoa này còn gọi là Hoa Nước Mắt Đức Mẹ (Our Lady's Tears). Truyền thuyết cho rằng Nước Mắt Đức Mẹ rơi xuống bên chân Thập Giá và hóa thành loại hoa thơm này.

HOA ĐỔNG NỘI (Meadow Cress): Cây này còn gọi là cây Áo Choàng Đức Mẹ (Our Lady's Smock). Giống như các cô gái cùng tuổi, Đức Maria cũng học may vá và thêu thùa, và hoa này biểu thị các quần áo mà Đức Mẹ đã làm.

HOA VẠN THỌ (Marigold): Các Kitô hữu thời sơ khai đặt Hoa Vạn Thọ xung quanh tượng Đức Mẹ và gọi đó là “các đồng tiền vàng của Đức Mẹ”.

THẢO DƯỢC: Hầu hết các thảo dược đều có thể được sử dụng trong vườn để biểu thị Mary. Các thảo dược làm dễ chịu và chữa bệnh tượng trưng tình yêu và lòng trắc ẩn của Đức Mẹ. Các thảo dược đắng và chua tượng trưng các nỗi đau buồn của Đức Mẹ, và các thảo dược ngọt tượng trưng sự ngọt ngào của Đức Mẹ.

HOA HUỆ TÂY: Truyền thuyết nói rằng thế kỷ XIV, một hiệp sĩ rất giàu có nhưng từ bỏ tất cả để vào tu Dòng Xitô (Cistercian Order). Ông là người đạo đức nhưng lại kém trí nhớ, không bao giờ nhớ gì ngoài hai chữ Ave Maria (Kính chào Mẹ Maria) dù được thầy dạy rất nhiều. Vì yêu mến Đức Mẹ rất nhiều, ông chỉ muốn lặp đi lặp lại suốt ngày suốt đêm: Ave Maria. Khi ông già và qua đời, ông được an táng tại sân nhà nguyện của nhà dòng. Hoa Huệ Tây đã nở trên mộ ông làm bằng chứng rằng Đức Mẹ đã nghe lời ông ca tụng bằng lời cầu nguyện ngắn gọn nhưng đầy lòng sùng kính. Khi cánh hoa lấp lánh, người ta thấy chữ Ave Maria sáng lên.

Cả cuộc đời Đức Mẹ đều dành cho Chúa Con. Khi trồng hoa và tận hưởng Vườn Hoa Đức Mẹ, bạn tôn kính Đức Mẹ và có thể hiểu đầy đủ lời “xin vâng” của Đức Mẹ, đồng thời đem Đức Mẹ đến cho toàn thế giới!

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)

NGƯỜI THỢ VĨ ĐẠI


NGƯỜI  THỢ  VĨ  ĐẠI

(Lễ Đức Thánh Giuse Lao Động)
(Thứ tư - 27/04/2016-TRẦM THIÊN THU)

NguoiTho ViDai 1
                                                       NguoiTho ViDai


Giuse tay đục, tay bào

Nhưng vẫn dạt dào thương vợ, thương con

Đức Thánh Giuse là Gia Trưởng mẫu mực, là Dưỡng Phụ của Đấng Cứu Thế nhưng lại làm công việc rất bình thường: nghề mộc. Ai làm nghề mộc đều được gọi là “bác thợ mộc”. Thợ mộc là cách gọi những người làm việc với gỗ – thường là sản xuất thủ công. Nghề mộc có các dụng cụ cơ bản – như bào, cưa, đục, thước thợ, búa, kìm,...; các dụng cụ cắt bằng máy – như cưa dây, cưa đĩa, cưa vòng, dụng cụ tách lớp gỗ; dao phay phẳng bề mặt gỗ – như phay bảng, thanh nẹp, khối lăng trụ; v.v...
Nghề mộc bình thường nhưng không tầm thường. Không ai lại không sử dụng các sản phẩm của các thợ mộc. Các thợ mộc thật hãnh diện vì làm nghề mà chính Chúa Giêsu đã làm khi nhập thể làm người. Nghề mộc thật là cao quý!
Cái “nghề” là cái “nghiệp”, thường gọi là nghề nghiệp. Có khi người ta chọn được cái nghề mà mình yêu thích, nhưng có khi người ta không chọn nghề nhưng vẫn làm nghề đó, người ta gọi là “nghiệp”. Cái “nghiệp” đó là cái “chướng”, quan niệm Phật giáo gọi là “nghiệp chướng”. Dù là cái “nghề”, cái “nghiệp” hay cái “chướng”, người ta vẫn phải có niềm đam mê, nhờ đó mà khả dĩ thành công. Theo quan niệm Công giáo, đam mê đó là đức ái – một trong ba nhân đức đối thần, và là nhân đức cao quý nhất, tồn tại cả đời này và đời sau.
Thánh Phaolô nói: “Trên hết mọi đức tính, anh em PHẢI CÓ LÒNG BÁC ÁI: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân” (Cl 3:14-15). Làm việc bác ái là dạng lao động tâm linh, là “nghề chung” của mọi người – bất kể nam, phụ, lão, ấu.
Nhưng phải làm như thế nào? Vì mình hay vì ai? Thánh Phaolô cho biết: “Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm, hãy nói NHÂN DANH CHÚA GIÊSU và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha” (Cl 3:17). Tuy nhiên, trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi vẫn có những người là từ thiện để “quảng cáo” hoặc đề cao chính mình, vì sáng danh mình nhiều hơn là sáng danh Chúa. Hãy noi gương cầu nguyện như tác giả Thánh Vịnh: “Xin đừng làm rạng rỡ chúng con, nhưng xin cho danh Ngài rạng rỡ” (Tv 113B:1). Chắc chắn đó là cách hoạt động phù hợp với Thánh Ý Thiên Chúa!
Cách hoạt động như vậy phải chấn chỉnh ngay, càng sớm càng tốt, kẻo nguy hiểm cho chính mình. Đây là tâm tình chúng ta cần lồng vào công việc chúng ta làm: “Bất cứ làm việc gì, hãy làm tận tâm như thể làm cho Chúa, chứ không phải cho người đời vì biết rằng anh em sẽ nhận được phần thưởng Chúa ban, là gia nghiệp dành cho dân Người. Đức Kitô là Chủ, anh em hãy phục vụ Người” (Cl 3:23-24). Lao động có giá trị cao, càng cao hơn nữa nếu làm vì yêu mến Thiên Chúa. Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng nói: “Nhặt một cây đinh vì yêu mến Chúa thì cũng có thể cứu được một linh hồn”. Giá trị lao động không bởi công việc lớn hay nhỏ, mà bởi cách làm: Công việc bình thường nhưng được làm một cách phi thường.
Ai cũng phải làm việc. Người Việt có câu: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Chúa Giêsu xác định: “Cha tôi vẫn làm việc, tôi cũng làm việc” (Ga 5:17). Thiên Chúa lao động không ngừng, khởi đầu là tạo thành vũ trụ từ thuở hồng hoang.
Thời gian là của Chúa, nhưng chúng ta được trao quyền quản lý thời gian riêng của mình. Tác giả Thánh Vịnh nói: “Ngay cả khi đồi núi chưa được dựng nên, địa cầu và vũ trụ chưa được tạo thành, Ngài vẫn là Thiên Chúa, từ muôn thuở cho đến muôn đời. Chúa bắt phàm nhân trở về cát bụi, Ngài phán bảo: ‘Hỡi người trần thế, trở về cát bụi đi!’. Ngàn năm Chúa kể là gì, tựa hôm qua đã qua đi mất rồi, khác nào một trống canh thôi!” (Tv 90:2-4).
Đời người tưởng dài mà ngắn, thật thú vị với tư tưởng “60 năm cuộc đời” của cố NS Y Vân (1933-1992, Trần Tấn Hậu). Cứ 20 năm là một thế hệ, là một “khoảng” cuộc đời, ba khoảng ấy trôi qua mau lắm. Tác giả Thánh Vịnh đã cảm nghiệm rất sâu sắc nên đã thành tâm và thiết tha cầu nguyện: “Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan. Lạy Chúa, xin trở lại! Ngài đợi đến bao giờ? Xin chạnh lòng thương xót những tôi tớ Ngài đây. Từ buổi mai, xin cho đoàn con được no say tình Chúa, để ngày ngày được hớn hở vui ca” (Tv 90:12-14).
Dù cuộc đời dài hay ngắn, con người vẫn phải miệt mài làm việc không ngừng. Lao động là bổn phận của chúng ta, kết quả là do Thiên Chúa quyết định: “Ước gì chúng con là tôi tớ Chúa được thấy công trình Ngài thực hiện, và con cháu chúng con được thấy vinh hiển Ngài. Xin cho chúng con được vui hưởng lòng nhân hậu của Chúa là Thiên Chúa chúng con. Việc tay chúng con làm, xin Ngài củng cố, xin củng cố việc tay chúng con làm” (Tv 90:16-17).
Và dù có thành công hay thất bại, chúng ta vẫn phải tâm niệm theo phận người tôi trung của Thiên Chúa: “Chúc tụng Chúa trong mọi ngày, Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ chúng ta, Người vác lấy gánh nặng của chúng ta” (Tv 68:20).

Trình thuật Mt 13:54-58 nói về định kiến và óc hẹp hòi của những người cùng quê.

Một hôm, Chúa Giêsu về quê và giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt, nhưng họ không muốn tin đó là sự thật, và xì xầm với nhau: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế? Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Maria; anh em của ông không phải là các ông Giacôbê, Giôxếp, Simôn và Giuđa sao? Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế?”. Đúng là đầu óc thiển cận, đầu to như trái dừa mà óc nhỏ như trái nho. Quả thật, chỉ có người giỏi mới khả dĩ chân nhận cái giỏi của người khác. Ở đâu cũng có nhân tài, người giỏi vẫn có thể xuất xứ từ một gia đình bình thường nhất.
Vì hẹp hòi nên dân làng Nadarét đã vấp ngã vì Chúa Giêsu, người cùng quê với họ. Và rồi Chúa Giêsu nói thẳng với họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi”. Xót xa quá! Phũ phàng quá! Chính Chúa Giêsu cũng “bó tay”, không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin. Thật là tồi tệ! Thế thái nhân tình là vậy, đời là thế! Chúa Giêsu bị chê vì người ta nghĩ Ngài là con Bác thợ mộc Giuse thì không thể là nhân tài, không thể là người xuất chúng. Do đó, nếu bạn làm được điều gì khác người và hơn người mà người ta không muốn công nhận, bạn đừng buồn. Chúa Giêsu còn bị từ chối thì chúng ta có là gì mà không bị từ chối? Cứ là chính mình và cứ thanh thản mà sống.
Nói về Đức Thánh Giuse, theo sách truyện Đức Mẹ dạy Chân phước Agreda, Thiên Chúa đã ban cho Đức Thánh Giuse nhiều đặc ân để cứu trợ những ai đến xin ngài cầu bầu, đặc biệt là bảy ơn này:
 
1. Ơn lướt thắng các chước cám dỗ trái nghịch đức khiết tịnh;
2. Ơn được sám hối, từ bỏ đường tội lỗi;
3. Ơn tôn sùng Đức Mẹ Đồng Trinh Maria;
4. Ơn được khỏe mạnh phần xác;
5. Ơn được an ủi nâng đỡ lúc sầu khổ;
6. Ơn được chết lành;
 
7. Ơn được có con nối dòng trong các gia đình Công giáo.

 Liên quan nghề mộc, chắc hẳn nhiều người còn nhớ câu chuyện lạ về một chiếc cầu thang tại Nguyện đường của một tu viện ở Loretto, người ta gọi đó là “Cầu Thang Thánh Giuse” (*).
Thánh tiến sĩ Têrêsa Avila nói: “Tôi xin gì với Thánh Giuse cũng được. Ai không tìn, hãy thử mà xem”. Hãy đến với Đức Thánh Giuse! – Ite ad Joseph! – Go to Joseph! Chắc hẳn lũ quỷ dữ rất sợ Uy Danh của Đức Thánh Giuse, phải hốt hoảng mà chạy cho xa. Ngài không nói gì nhưng ngài làm thật đấy!
Đức Thánh Giuse là Người Thợ Vĩ Đại, không chỉ sửa chữa các dụng cụ mà còn sửa chữa tâm hồn của chúng ta.

Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin cảm tạ Ngài luôn quan phòng và tiền định mọi điều, dù có những lúc chúng con cảm thấy trái ý. Chúng con chân thành xin lỗi Ngài. Xin biến đổi chúng con, giúp chúng con biết noi gương thầm lặng của Đức Thánh Giuse, biết quên mình mà dấn thân sống tích cực vì tuân phục Thánh Ý Chúa và hết lòng vì tha nhân.

Nguyện xin Đức Thánh Giuse đồng hành với chúng con và luôn cầu giúp nguyện thay. Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa Cứu Độ của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

30.4.1975 ngày “Quốc Hận” hay ngày “Quốc Vui” nhỉ?


                                        
                                                                  Kính mời các Bạn đọc để thấy một cái nhìn cá nhân.
                                                                                                              dk

30.4.1975
ngày “Quốc Hận” hay ngày “Quốc Vui” nhỉ?

“Bình tĩnh sống”, bình tĩnh suy nghĩ, vô tư nhận định, thẳng thắn đánh giá, công bằng minh xét… thì có lẽ chúng ta, là những thế hệ “sinh sau đẻ muộn” sẽ thắc mắc tại sao ông, cha, anh chúng ta lại nói 30.4 là ngày “ngày quốc hận”?-ngày mất nước”-“ ngày đen tối nhất của dân tộc”?v.v… Trong khi nhìn xuyên suốt từ Ải Nam Quan cho đến Mũi Cà Mâu chả thấy một tên ngoại quốc nào cầm quyền cai trị một tấc đất nào của dân tộc Việt Nam mình!? Chẳng thấy ông da vàng phương Bắc đi ra đi vô nhí nha nhí nhô ồn ào, hay ông da vàng lùn tè, sẵn sàng mổ bụng! Như những năm tháng nô lệ giặc Tàu, giặc Nhật. Cũng chả thấy ông Tây Trắng, ông Tây Đen nào “càn quân”, kiểm soát, lục lọi xóm làng với hai túi quần rộng thùng thình chứa hai con gà!…như những năm nô lệ giặc Tây. Lại càng không thấy ông Mỹ đen ông Mỹ trắng nào phát kẹo bánh cho trẻ nhỏ như thời nội chiến những thập niên 60, 70! Nếu có các ông bà ngoại quốc nào đó mũi tẹt da vàng hay mũi lõ da trắng, da đen…thì đó chính là khách du lịch, muốn đến tham quan Việt Nam mình để ngắm nhìn những thắng cảnh thiên niên tuyệt đẹp, những hang động lẫy lừng, những tàn dư, hậu quả khốc liệt do chiến tranh để lại, mua sắm những đồ tiêu dùng, những dụng cụ máy móc, trang thiết bị, đồ đạc vải vóc, đồ chơi, thực phẩm rẻ mạt, thưởng thức những món ăn tuyệt vời, cùng tiếp xúc những người dân thân thiện dễ thương, dễ mến của Viêt Nam chúng ta. V.v…
Thế nên năm 1975 nếu nói mất thì phải nói chính xác là dân miền nam Việt Nam mất“lý tưởng, mất chính nghĩa, mất chủ nghĩa riêng mà họ  đã theo đuổi từ năm 1954.” Còn nói“mất đất nước” thì mất vì nước nào? Mất vào tay dân tộc nào? Nước nào xâm lăng nước ta? Quân đội nào nhẩy dù, đổ bộ vào quê hương mình? Có ai nói mất đất nước bởi ông bà, vợ chồng, cô chú, anh em, bạn bè, làng xóm láng giếng mình không nhỉ? Thật khó hiểu! Hơn 40 năm âm thầm ngẫm suy, mình cũng chẳng tìm ra lý do, tìm ra kẻ xâm lăng, đột nhập cướp nước mình! Mà chính mình lại bỏ quê hương đi ở nhờ ở đậu nước khác và nhận những  người xa lạ, khác máu tanh lòng làm anh em, xóm giếng!
Và gần nửa thế kỷ nhìn lại, mới thấy rõ ràng ngày 30.4.1975 là ngày“Quốc vui” với đầy đủ ý nghĩ của một dân tộc hơn 4.000 năm Văn Hiến nhưng đã phải chịu 1.000 năm nô lệ giặc Tàu, 30 năm nô lệ giặc Tây và hơn 40 nội chiến liên miên…
“Quốc vui” vì ngày ấy như cái đòn bẩy, bẩy chúng ta bay xa, rất xa, cả nửa vòng trái đất, cả bên kia bờ đại dương mênh mông. Người ở trong nước thì nhiều cơ hội cải thiện, nâng cao đời sống ngang hay hơn cả dân chúng các nước văn minh tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là dân chúng nửa nước phía Bắc. Người ở nửa nước phía Nam thì được bẩy đến các nước tự do. Rồi sau cả những người còn ở nửa phía Bắc cũng bay theo chu du khắp thế giới! Còn gì vui sướng bằng dân chúng Việt Nam chúng ta, phân tán đi khắp nơi, nhưng không mất gốc, mà đi đến đâu, ăn ở đâu cũng như lập một nước Việt Nam nhỏ bé nơi quê hương thứ hai vậy! Rồi hằng năm vẫn đều đều quay về thăm viếng quê cha đất tổ!
Nếu ai muốn nói 30.4 là ngày đen đủi, quốc hận… thì cũng phải biết rằng sau đó chắc chắn sẽ là may mắn, sẽ là niềm vui, vì chúng ta đã có kinh nghiệm rằng sau cái xui thì sẽ đến cái may, sau cái vui thì lại đến cái buồn, cứ như vậy nó tạo thành một chuỗi liên hoàn không ngừng, chỉ ngừng lại khi chúng ta nhắm mắt, buông đôi tay! Nên có thể ví cuộc đời mỗi người chúng ta như một tấm thảm dệt nên bằng may rủi - rủi may theo thời gian. Tấm thảm càng đẹp, càng quí nếu được dệt bằng nhũng may rủi - rủi may càng lớn, càng lung linh màu sắc, càng gía trị phải không các Bạn?
Cùng nhau nhìn lại năm 1975, rất nhiều gia đình ông bà, chú bác, cô cậu, vợ chồng, anh em, con cháu, bạn bè được gặp lại nhau, thậm chí còn đòan tụ một nhà nữa! Đó chính là máu mủ, thịt xương, da vàng của chúng ta. Có khác chăng vẫn chỉ là khác lý tưởng theo đuổi, khác chế độ xã hội sống, khác hữu thần hay vô thần mà thôi. Nhưng có ai ly khai, ly dị, từ bỏ vợ chồng, cha mẹ, từ chối anh chị em mình vì khác lý tưởng, khác quan niệm chính trị đảng phái, khác tôn giáo không nhỉ?
Mà chính biến cố năm 1975 ấy đã như một cơ may, cơ may vĩ đại cho cả hai miền lý tưởng khác nhau ấy đổi đời mà hàng mấy ngàn năm trước cũng không ai làm được. Chúng ta có ước ao, mơ tưởng cũng chẳng bao giờ tới. Làm sao cơm không đủ ăn mà trở thành tỷ phú, đại gia? Làm sao hai bàn tay trắng đi bám kem dạo khắp hang cùng ngõ hẻm mà mơ có ngày làm tỷ phú? Làm sao nghèo như chúng ta mà con cái học được đại học, cao học rồi làm bác sĩ, luật sư trên thế giới? Làm sao có tiền để đi du lịch khắp thế giới Đi hành hương các thánh địa linh thiêng? Gặp Giáo Hoàng của người nghèo? Làm sao gặp được tổng thống da màu Obama nước Mỹ giầu sang? Gặp được Bill Gate tài ba? Gặp được nữ hoàng Anh quốc? V.v…
Quả thực, sau năm 1975, quê hương Việt Nam thống nhất suốt dải hình chữ S, mọi chuyện trở nên dễ dàng. Ngoài những bước đầu gian nan khó khăn ra thì dân chúng Việt Nam đã quá sức thành công trên mọi lãnh vực, mọi khía cạnh. Từ xã hội đến tôn gíao, từ cá nhân đến đoàn thể, đặc biệt về đảng phái chính trị…Hiển nhiên ai có tội, có công thì trời biết, đất biết, lịch sử biết, dân chúng biết, thế giới biết... Riêng chúng ta, vẫn phải mang ơn các nước trên thế giới đã tận tình giúp đỡ dân tộc Viêt Nam bằng nhiều cách để chúng ta có ngày hôm nay. Nhưng cũng tự hào rằng chúng ta đã nắm bắt được thời cơ thuận lợi; đúng vậy, không gì có thể cản bước tiến của Thiên thời, địa lợi, Nhân hòa, phải không các Bạn?
Việt Nam quê hương ta ngày nay với hàng hàng lớp lớp những khách sạn, những biệt thự dát vàng, những nhà cao tầng ngất trời, những đường cao tốc Đông Tây, xuyên Việt, những đại lộ nhẵn thín, bóng lộn 6, 8, 10… “len” nối hết tỉnh này đến tỉnh khác, mặc sức cho các loại siêu xe phi hết tốc độ ngày đêm…bứng đẩy kênh Nhiêu Lộc vào bóng tối! Và còn đâu những chiếc xe dạp “chở đấy hoa phượng” ? Hình bóng các nữ sinh còn đó, nhưng “Xe đạp ơi!” đã đi vào dĩ vãng, để làm kỷ niệm!
Ngoài các trường học công tư ra thì các loại trường quốc tế cũng mọc lên như nấm, với ngoại ngữ này ngoại ngữ kia, thể hình này, dạng hình nọ…Phụ huynh tha hồ chọn lựa cho con em theo khả năng cuả con em mình.
Tôi có người bạn mới nhận một cháu trai ở Việt Nam sang Mỹ du học mà ổng nói trình độ Anh văn nói viết cuả cháu nó hơn hẳn con trai ông, là người đang sống và học hành tại Mỹ!

Nếu các Bạn coi các chương trình có tính cách thi thố tài năng từ kiến thức, đời sống, khoa học, thể dục thể thao, đến văn nghệ, hài kịch…hẳn sẽ nhận ra tài năng xuất chúng của lớp trẻ bây giờ: kiến thức phong phú, thông minh, mạnh mẽ, nhanh lẹ, tháo vát, vượt khó, tiến thân, lạc quan…đầy đủ những đặc tính cuả tuổi trẻ thời đại được thể hiện trong các gameshow chiếu trên truyền hình trong nước như: Got Talen - X Factor - Vietnam’s Next Top Model - Vietnam Idol - Siêu Đầu Bếp - Vip Dance - Vietnam Idol - Project Runway - Nhân tố bí ẩn - Cuộc Đua Kỳ Thú  - Amazing Race - All Star  -  Gương Mặt Thân Quen - The Bolero, The Remix - Tuyệt đỉnh tranh tài - Ngôi sao Viet  - Zing Music Awards -Tôi Là Người Chiến Thắng -  Ơn giời! Cậu đây rồi- Thách Thức Danh Hài - Tiếu Lâm Chi Hội - Siêu Nhí Tranh Tài - Bước nhảy hoàn vũ nhí - The voice kids, v.v…là những bản sao của các nước bậc nhất thế giới nhưng cho thấy rõ khả năng cuả lớp trẻ thời đại Việt Nam ngày nay đã sánh ngang tầm tuổi trẻ quốc tế!

                             

Về đời sống kinh tế, tài chánh, xã hội thì khỏi nói, bởi trong lịch sử dân tộc, chưa bao giờ, chưa thời đại nào mà dân nước Việt Nam chúng ta giầu như bây giờ, được sống trong tiện nghi đầy đủ như bây giờ. Nhiều tỷ phú, lắm đại gia như hiện nay. Có những đại gia tỷ phú thời niên thiếu từng tay trắng, đi ăn xin, bán kem dạo…Nhưng bây giờ, ngành nghề nào cũng có tỷ phú, có đại gia mà chỉ trên 30, dưới 60 tuổi, tức là năm 1975 vẫn còn là thanh thiếu niên nhi đồng: tỷ phú, đại gia khoa học kỹ thuật, kinh doanh đường biển, đồ biển, cây trồng, hầm mỏ, đồ cổ, đồ gỗ, ốc vít, phế thải sặt vụn, tiểu công nghệ như làm bún, bánh kẹo, đến ông bầu bóng đá, nghệ sĩ, ca sĩ… Với các biệt thự cổ, tân hoạc pha chế… hàng chục triệu đô (vài trăm, ngàn tỷ VN), tỉnh nào, khu vục kinh doanh nào cũng có. Các máy bay riêng, dàn siêu xe triệu đô,  siêu phone ngàn đô, sim khủng triệu đô,…thường xuất hiện ở Việt Nam trước nhất, sớm hơn cả các nước giàu có văn minh tiên tiến!
Tôi có quen thân một cặp vợ chồng giáo viên. Anh chị ấy có cậu con trai, chỉ chuyên làm các loại đinh vít, đinh ốc. Nhưng sau này phát triển, chuyển hẳn sang các loại đinh vít cho tầu đường biển, rồi cứ thế mở mang rất lớn, xuất cảng đi các nước, rồi nhập cảng nguyên liệu…Thế là “bỗng dưng trở thành người nổi tiếng”, thành tỷ phú lúc nào không hay!
dai gia ninh binh xay lau dai theo kien truc toa nha quoc hoi my - 1

                                              Đại gia Ninh Bình xây lâu đài theo kiến trúc tòa nhà quốc hội Mỹ


Tỷ phú, đại gia cũng tha hồ khoe của trong các đám ma, đám cưới. Nhất là đám cưới của con cháu: dâu rể nào cũng nặng trĩu vàng ngọc ở cổ, ngực, canh tay, bởi “phải đeo” của hồi môm, quà cáp cua họ hàng. Còn mười đầu ngon tay thì đầy kim cương và đá quí. Một đám cưới mới nhất của hai gia đình đại gia nọ, mẹ chồng tặng con dâu xinh đẹp trẻ trung một vương miện làm bằng 100 lượng vàng ròng và đãi tiệc với hơn 20 món ăn cao lương mỹ vị tại ngay tại lâu đài cuả gia đình! (không biết có gẫy cổ không?)

Chẳng ai còn xa lạ với tỷ phú triệu đô đầu tiên của Viet Nam Phạm Nhật Vượng, rồi Hoàng Kiều, Nguyễn Việt Cường, bầu Đức, Khải Silk, Nguyễn Thị Phương Thảo, Đào Hồng Tuyển, Lê ân, Phạm Trung Hiếu (Sinh năm 1980 –xuất thân bán kem dạo), v.v...


 
Phạm Nhật Vượng                                                      








                                             
                                                                                                                                                  Tỷ phú ốc vít trẻ Phạm Trung Hiếu


                Nữ tỷ phú đầu tiên Nguyễn Thị Phương Thảo


Khía cạnh xây dựng cũng không chê vào đâu được, tất cả vật liệu xây cất đều phong phú đa dạng, đầy đủ mặt hàng trên toàn thế giới, hấp dẫn nhất vẫn là các loại gạch với mẫu mã mầu sắc đủ kiểu, đủ kích cỡ: 5, 10, 20, 30, 40, 50, 60 cm của Do Thái, Thụy Sĩ, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ, Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc… đến Viêt Nam. Sơn phết cũng thế, sơn nước, sơn bóng, sơn thường, sơn chìm, sơn nổi đủ kỉêu…Thép, sắt, tôn, xi măng, ... theo sở thích cuả thân chủ.
Vì thế các loại biệt thự cao tầng hay các công trình khác đều thể hiện vẻ đẹp tuyệt vời cuả thẩm mỹ như các cây cầu, không chỉ với mục đích giao thông, mà còn là những kỳ công khoe kiến trúc mỹ thuật tinh vi  trong xây dựng nữa!
Hàng hóa lại rẻ, đẹp, bền, gọn, nhẹ, mẫu mã hấp dẫn…từ các dụng cụ, thiết bị máy móc kỹ thuật đến đồ dùng nội ngoại thất, tất cả tràn đầy các cửa hàng, các công ty, các chợ...
Quần áo vải vóc thì ôi thôi, may sẵn hay không cũng đều hàng mới, hợp thời trang, hợp mẫu mã, theo đà tiến của thế giới, hay như hàng chợ, cũng đa dạng, phổ biến với vải vóc muôn ngàn mầu sắc lung linh.
Lương thực thực phẩm tràn trề, cũng từ cao lương mỹ vị của năm châu bốn bể, đổ về, đồ tươi sống, lạnh, đông lạnh đến khô cháy…
Ỡ Mỹ, chúng ta ăn đồ Mỹ và chỉ vài nước có mậu dịch với Mỹ mà thôi, chứ còn tại Việt Nam, chúng ta có thể ăn đồ của nhiều nước khác nhau, như muốn ăn trái nho tươi, chúng ta có thể lựa chọn nho Mỹ, Pháp, Do Thái, Úc, Phi Châu, Trung Quốc, hay Việt Nam. Rồi muốn nho xanh, đỏ, hồng, tím, đen, hay nho chuỗi ngọc…tùy ý!
Muốn đi đâu đó hay du lịch nhanh chậm trong di chuyển cũng tự do chọn lựa, xe hơi, siêu xe, xe bus, xe lửa thường, cao tốc, siêu tốc, hay máy bay, siêu du thuyền... Các đại gia thường có máy bay riêng vài chục triệu đô với chỉ trên dưới 10 ghế ngồi!
Giáo dục là nỗi băn khăn nhất cũng được phát triển nhanh lẹ, đỉnh cao, mỗi năm có hàng chục sinh viên học sinh xuât sắc được các nước tiên tiến, các trường đại học danh giá Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Nhật… cấp học bổng từng phần hay trọn gói từ vài chục ngàn đến hàng vài trăm ngàn đô la.
Rồi hàng năm cũng có nhiều sinh viên du học hay trong nước tốt nghiệp loại xuất sắc, giỏi, được các công ty, các ngành nghề tuyển chọn, đầu tư để trở thành các kỹ sư xuất sắc, các bác sĩ tài ba, các khoa học gia lỗi lạc…Mà không phân biệt nam nữ!
Kể làm sao xuể, nói làm sao hết sự phát triển lớn mạnh mọi mặt cuả dân Việt Nam mình ở trong nước sau năm 1975.
Nhưng chắc chắn cũng sẽ có bạn thắc mắc: “Thế mọi người có giầu hết không? Sao bà con mình vẫn xin gởi trợ cấp từ nước ngoài về?!”
Để dễ hiểu, chúng ta hãy nhìn ngay vào gia đình đông anh em cuả chúng ta. Không phải bố mẹ thiên vị con này con khác, mà nuôi nấng, cho ăn học khác nhau, tạo ngành nghề giầu nghèo khác nhau cho các con. Thậm chí có gia tài, cũng chia đồng đều cho các con. Nhưng khi trưởng thành chúng ta thấy họ vẫn không bằng nhau! Vẫn có người thì giầu có, người thì đủ ăn, người thì nghèo túng! Chúng ta tự hiểu vì sao chứ? Hiển nhiên mỗi con người dù cùng một cha mẹ sinh ra, nhưng vẫn khác nhau, khác rất nhiều từ tâm trí, tính cách đến thể xác và thói quen. Chưa kể đến những tác dụng khách quan từ mọi phía bên ngoài như môi trường, khí hậu, thời tiết, bạn bè, xã hội, đảng phái, tôn giáo mình theo…Vì “cha mẹ sinh con nhưng trời sinh tinh”!
Một vấn đề nữa cũng không kém phần quan trọng. Đó là nguyên tắc “nghề nuôi nghề”, nghĩa là ở đâu có một đại gia tỷ phú kinh doanh, thì ở đó bao giờ cũng có lớp công nhân, nhân viên đâu tiên là dân địa phương. Rồi dân tứ chiến sẽ lại là nhân viên, người giúp việc cuả dân địa phương ấy…cứ như thế chúng ta sống với nhau, dựa vao nhau. Chỉ những ai không muốn làm việc hay kén chọn, kênh kiệu mới thất nghiệp. Đây là mô hình việc làm tích cực cuả các di dân.
Cũng như cả thế giới vẫn cho nước Mỹ là thiên đàng, nhưng chúng ta thấy, vẫn có nhiều người ăn xin, không nhà không cửa. Chính quyền sẵn sàng chi cấp hàng tháng, nhưng họ không hợp tác! Mùa đông mời họ vô nhà ở, họ không chịu, các cơ quan xã hội lo cho họ thì họ bỏ trốn! Có thể họ thích cuộc sống thiên nhiên tự do ngủ bờ ăn bụi thú vị và lãng mạng hơn!?
Trở lại vấn đề, thế còn những di dân Việt Nam tản mác khắp thế giới thì sao? Thưa, họ cũng rất nhanh chóng hội nhập với dân chúng địa phương từ ngôn ngữ, tập quán, văn hóa đến tôn giáo, và nhận được vô vàn khen ngợi, khích lệ. Vì họ đã mạnh dạn đóng góp, tham gia đủ các ngành nghề, đủ các mặt từ văn hóa, văn nghệ , tôn giáo, xã hội, kinh tế đến quân đội, chính trường, đảng phái, và chính quyền.
Chúng ta thấy rất nhiều con em mình có bằng cấp cao học, kỹ sư, bác sĩ, luật sư, loại giỏi, ưu, hay là “vua” này, “vua” kia như đầu bếp, thời trang, sản xuất,  sáng tạo, tướng tá trong quân đội, thủ tướng chính phủ. v.v…được địa phương hay cả thế giới biết đến.
Cũng chẳng ai xa lạ với những cái tên đầy ấn tượng như tỷ phú Chinh Chu chồng nữ ca sĩ Hà Phương; một nữ khoa học gia chế bom Dương Nguyệt Ánh; một cố vấn tổng thống Obama; một vua đầu bếp mù cả hai mắt; một nhà thời trang trẻ v.v… v


                Tỷ phú Chinh Chu cùng vơ con                               
     



              







                                                                                                                                                     Nữ KH gia Dương Nguyệt Ánh

Bố cô gái Việt không biết con là Vua đầu bếp










Vua đầu bếp Mỹ Christine Ha



 






                                                                                                                               Bà Elizabeth Phu, Nữ cố vấn gốc Việt của TT Obama

                                                           


Và hiển nhiên cững không thể nào nói đến hết và kể cho xuể những thành công to lớn cuả người Việt Nam ở hải ngoại tại các nước trên thê giới. Vậy thì sao chúng ta không mừng vui, hân hoan và tự hào về đất nước, dân tộc mình, về ông, cha, anh, con cháu mình? Đặc biệt những ngày nhớ tới điểm thời gian xuất phát? Nó dúng là một cơ may hiếm có, một đòn bẩy thần tiên đã đưa, đã bẩy chúng ta đến tương lai, hiện tại viên mãn. Thế  nên gọi nó là thời gian xuất phát vui mừng may mắn hoặc thời gian hận thù hẩm hiu đen tối mãi mãi?
Những bậc trực tiếp chịu cảnh chia ly, đớn đau, mất mát rời bỏ quê cha đất tổ để cắm cúi làm lụng vất vả, tuỉ nhục nơi quê hương thứ hai hay tại quê nhà, cũng đã lần lượt ra đi vĩnh viễn, mà có thể chưa một lần nhìn thấy những điều riêng, chung quí vị ấy ước mong. Nhưng có một điều chắc chắn rằng quí vị ấy đã được ra đi trong bình an, nguyên vẹn, toàn thây, trong bầu khí ấm áp đầy lưu luyến tiếc thương của gia đình, mà không phải phập phồng cùng gia đình lo sợ banh thây nơi chiến trường hay “anh về trên chiếc xe tang” hoặc “anh về trên đôi nạng gỗ”! Và cũng có thể trở về yên nghỉ bên tổ tiên ông bà nơi quê nhà. Môt niềm an vui lớn lao không chỉ cho bản thân quí vị, mà còn cho cả gia đình con cháu! Vì nói cho cùng, sau đời sống trần gian dài ngắn, may rủi khác nhau thì giấc ngũ an bình ngàn thu bao giờ cũng là điều mơ ước của thân phận làm người nơi mỗi chúng ta, trong mọi thời đại, mọi thế hệ, phải không các Bạn?
Ước mong tất cả chúng ta, dù cuốc sống có thế nào, thì sau cùng cũng được ngủ yên bình trong giấc ngủ no dài bên Mẹ Cha Rồng Tiên nhé!
 HT
Nhớ về 30.4.1975