Thiên Chúa
Hiện Hữu
(Thu, 21/04/2016 - Trầm Thiên Thu)
Có khi nào
bạn thắc mắc: Thiên Chúa có hiện hữu? Đây là 6 lý do để chúng ta tin Thiên Chúa
thực sự hiện hữu.
Đã có lần
bạn không thích vì ai đó không thể đưa ra chứng cớ về sự hiện hữu của Thiên
Chúa? Đừng nóng vội! Tôi không bắt bạn phải tin mà chỉ thật thà đưa ra vài
chứng cớ về sự hiện hữu của Thiên Chúa.
Trước
tiên, hãy cân nhắc điều này. Nếu ai đó phản đối sự khả dĩ có một Thiên Chúa thì
không có chứng cớ nào có thể được hợp lý hóa hoặc được giải thích. Điều đó như
thể nếu ai đó không tin mình có thể đi bộ trên mặt trăng, không có thông tin
nào thay đổi cách nghĩ của họ. Hình ảnh các phi hành gia đi bộ trên mặt trăng,
các cuộc phỏng vấn các phi hành gia, những viên đá trên mặt trăng,… Tất cả
chứng cớ đó đều vô ích vì người kia vẫn kết luận rằng người ta không thể lên
mặt trăng.
Kinh thánh
nói rằng có những người đã thấy đủ chứng cớ nhưng lại bóp méo sự thật về Thiên
Chúa (1). Mặt khác, với những người muốn biết Thiên Chúa có hiện hữu hay không,
Ngài nói: “Bạn tìm tôi thì sẽ thấy tôi. Khi bạn tìm tôi với cả tâm hồn, bạn
sẽ thấy tôi” (2). Trước khi nhìn vào các sự kiện về sự hiện hữu của Thiên
Chúa, bạn hãy tự vấn: “Nếu Thiên Chúa hiện hữu, tôi có muốn biết Ngài?”.
Đây là vài lý do để bạn cân nhắc.
I.
THIÊN CHÚA CÓ HIỆN HỮU THẬT?
Tính phức
tạp của hành tinh chúng ta cho thấy Tạo hóa không chỉ tạo dựng vũ trụ mà còn
duy trì vũ trụ. Nhiều ví dụ cho thấy ý định của Thiên Chúa đã sắp sẵn, có thể
vô tận. Nhưng đây là vài điều cụ thể:
1. TRÁI ĐẤT
Kích cỡ
trái đất hoàn hảo. Kích cỡ và trọng lực thích hợp đủ giữ một lớp mỏng khí
nitrogen và oxygen, dày khoảng 1,6 km tính từ mặt đất. Nếu trái đất nhỏ hơn,
tầng khí quyển sẽ không có – như sao Thủy vậy. Nếu trái đất lớn hơn, tầng khí
quyển sẽ có hydrogen tự do – như sao Mộc vậy (3). Trái đất là hành tinh duy
nhất có tầng khí quyển chứa các chất khí thích hợp để bảo vệ thảo mộc, động vật
và con người.
Trái đất
được định vị với khoảng cách hợp lý với mặt trời, nhiệt độ khoảng từ -1,1oC
đến +49oC. Nếu trái đất xa mặt trời hơn, chúng ta sẽ lạnh cóng. Nếu
trái đất gần mặt trời hơn, chúng ta sẽ chết cháy. Ngay cả một sai lệch rất nhỏ
về vị trí trái đất đối với mặt trời cũng đủ làm cho sự sống trên trái đất thành
không thể. Trái đất vẫn duy trì khoảng cách hoàn hảo này đối với mặt trời khi
nó xoay quanh mặt trời với vận tốc xấp xỉ 67.000 dặm/giờ (107,2 km/giờ). Nó
cũng xoay trên trục của nó, cho phép bề mặt trái đất ấm và mát đúng mức hằng
ngày.
Mặt trăng
cũng có kích cỡ hoàn hảo và khoảng cách hợp lý với trọng lực của nó. Mặt trăng
tạo nên thủy triều quan trọng và chuyển động lên xuống để nước biển không tù
đọng hoặc tràn lên đết liền (4).
2. NƯỚC
Nước không
màu, không mùi và không vị, nhưng không sinh vật nào có thể sống nếu thiếu
nước. Thảo mộc, động vật và con người. Đây là lý do mà các đặc tính của nước
thích hợp với sự sống:
– Nước có điểm sôi và điểm đông cao. Nước cho phép chúng ta sống trong môi
trường biến đổi nhiệt độ nhưng vẫn giữ cơ thể chúng ta ổn định khoảng 37oC.
– Nước là một dung môi phổ biến. Đặc tính của nước chứa hằng ngàn hóa chất,
khoáng chất và dưỡng chất có thể được đưa vào cơ thể và những mạch máu nhỏ nhất
(5).
– Nước có tính trung hòa hóa học. Nước làm cho thực phẩm, thuốc và khoáng chất
được hấp thụ vào cơ thể.
– Nước có mức căng bề mặt độc đáo. Nước trong thảo mộc có thể chay ngược lên mà
không ảnh hưởng trọng lực để có thể đưa nước và dưỡng chất lên ngọn cây cao
nhất.
– Nước đông từ trên xuống dưới và nổi, do đó cá có thể sống vào mùa Đông.
99% nước
của trái đất chứa trong đại dương. Nhưng trên trái đất có hệ thống lọc muối và
phân phối nước đi khắp địa cầu. Sự bốc hơi làm mất nước biển, để lại muối và
tạo thành mây. Gió đưa mây đi phân phối nước khắp trái đất cho thảo mộc, động
vật và con người. Đó là hệ thống tinh lọc và cung cấp có thể bảo vệ sự sống
trên trái đất, một hệ thống tái chế nước và tái sư dụng kỳ diệu (6).
3.
NÃO BỘ
Não bộ xử
lý cùng lúc rất nhiều thông tin. Não tiếp nhận các màu sắc và các vật mà bạn
thấy, nhiệt độ xung quanh bạn, áp suất chân đạp trên đất, âm thanh xung quanh
bạn, độ khô của miệng và độ bóng mịn của vật. Não giữ lại và xử lý các cảm xúc,
tư tưởng và ký ức. Cùng một lúc não theo dõi các chức năng của cơ thể như hít
thở, chuyển động của mắt, đói hoặc khát, chuyển động của cơ bắp,…
Não xử lý
hơn 1 triệu thông tin mỗi giây (7). Não cân nhắc tầm quan trọng của các dữ
liệu, chọn lọc các dữ liệu tương đối quan trọng. Chức năng “quét hình” này cho phép bạn tập trung và hoạt động hiệu quả trong
thế giới riêng bạn. Não hoạt động khác các cơ phận khác. Não có sự thông minh,
khả năng lý luận, khả năng sản sinh cảm xúc, khả năng mơ ước và hoạch định, khả
năng hành động và khả năng giao tiếp.
4.
ĐÔI MẮT
Mắt có thể
phân biệt khoảng 7 triệu màu sắc. Mắt có khả năng tập trung tự động và xử lý
1,5 triệu tín hiệu cùng một lúc (8). Sự tiến hóa tập trung vào sự đột biến và
thay đổi của các sinh vật. Nhưng chỉ có sự tiến hóa thì không thể giải thích
đầy đủ nguồn ban đầu của mắt hoặc não – khởi đầu của các sinh vật từ hư vô.
II.
THIÊN CHÚA CÓ HIỆN HỮU THẬT?
Vũ trụ có
khởi đầu. Cái gì làm nó khởi đầu?
Các khoa
học gia tin rằng vũ trụ khởi đầu bằng một vụ nổ lớn của năng lượng và ánh sáng,
gọi là Big Bang. Đây là khởi đầu đơn giản đối với mọi vật hiện hữu: Sự khởi đầu
của vũ trụ, không gian và thậm chí là thời gian.
Nhà vật lý
thiên văn Robert Jastrow, người theo thuyết bất khả tri (agnostic), nói: “Hạt
giống của mọi vật xảy ra trong vũ trụ được gieo trồng trong khoảnh khắc đó. Mỗi
ngôi sao, mỗi hành tinh và mỗi sinh vật trong vũ trụ đã hình thành như hệ quả
của các sự kiện được vận hành trong khoảnh khắc nổ đó của vũ trụ. Vũ trụ hình
thành trong nháy mắt và chúng ta không thể tìm ra cái gì khiến điều đó xảy ra”
(9).
Steven
Weinberg, khoa học gia đoạt giải Nobel về vật lý, nói về khoảnh khắc nổ này: “Vũ
trụ nóng hằng triệu độ C và đầy ánh sáng” (10). Vũ trụ không luôn luôn hiện
hữu, nó có một khởi đầu. Vậy cái gì làm nó khởi đầu? Các khoa học gia không có
giải thích nào về vụ nổ của ánh sáng và vật chất.
III.
THIÊN CHÚA CÓ HIỆN HỮU THẬT?
Vũ trụ vận
hành theo định luật thiên nhiên đồng nhất. Tại sao?
Nhiều sự
sống có thể có vẻ không chắc chắn, nhưng hãy nhìn vào những gì chúng ta khả dĩ
tính đếm từng ngày: Trọng lực vẫn bất biến, tách cà-phê sẽ nguội, trái đất xoay
đều trong mỗi 24 giờ, và tốc độ ánh sáng không thay đổi – trên trái đất hoặc ở
các giải ngân hà rất xa chúng ta.
Làm sao
chúng ta có thể xác định luật thiên nhiên bất biến? Tại sao vũ trụ quá trật tự
và đáng tin cậy như vậy?
Các khoa
học gia danh tiếng nhất cũng không hiểu sao lại kỳ lạ vậy. Không có sự hợp lý
cần thiết nào để vũ trụ tuân thủ các quy luật, cứ để nó tuân thủ quy luật toán
học. Điều ngạc nhiên này xuất phát từ nhận thức rằng vũ trụ không cần xử sự
theo cách này. Dễ dàng tưởng tượng ra một vũ trụ mà các điều kiện thay đổi bất
thường, hoặc một vũ trụ mà các vật lúc có lú không (11).
Richard
Feynman, người đoạt giải Nobel về động lực điện tử lượng tử, nói: “Lý do
thiên nhiên có tính toán học là điều bí ẩn… Thật ra có nhiều quy luật là dạng
mầu nhiệm” (12).
IV.
THIÊN CHÚA CÓ HIỆN HỮU THẬT?
Mã DNA cho
biết và lập trình cách xử sự của tế bào. Tất cả các cách hướng dẫn, giáo huấn
và đào tạo đều có chủ ý. Người ta viết sách hướng dẫn với mục đích riêng. Bạn
có biết trong mỗi tế bào của cơ thể đều có mã hướng dẫn rất chi tiết, giống như
chương trình vi tính? Như bạn có thể biết, một chương trinh vi tính được lập trình
bằng những số 1 và 0, như thế này: 110010101011000. Cách chúng sắp xếp cho biết
chương trình vi tính phải làm gì. Mã DNA trong mỗi tế bào cũng rất giống. Nó
đực tạo bởi 4 hóa chất mà các khoa học gia gọi tắt là A, T, G và C. Chúng được
sắp xếp trong tế bào như thế này: CGTGTGACTCGCTCCTGAT… Có khoảng 3 tỷ mẫu tự
này trong mỗi tế bào.
Cũng như
bạn có thể lập trình điện thoại để nó kêu cho các lý do riêng, DNA hướng dẫn tế
bào. DNA là chương trình gồm 3 tỷ mẫu tự cho tế bào biết hoạt động theo cách
riêng. Đó là cẩm nang hướng dẫn đầy đủ (13).
Tại sao kỳ
diệu vậy? Thông tin này tác dụng thế nào ở mỗi tế bào? Chúng không chỉ là hóa
chất. Các hóa chất này hướng dẫn, mã hóa theo một cách rất chi tiết đúng như
cách cơ thể phát triển vậy.
Các nguyên
nhân sinh học tự nhiên hoàn toàn không có cách giải thích khi không thể tin
cách lập trình có liên quan. Người ta không thể tìm ra cách hướng dẫn, thông
tin chính xác như thế này nếu không có người tạo ra.
V.
THIÊN CHÚA CÓ HIỆN HỮU THẬT?
Chúng ta
biết rằng Thiên Chúa hiện hữu vì Ngài dõi theo chúng ta. Ngài luôn tìm kiếm và
chấp nhận chúng ta để chúng ta đến với Ngài.
Trước đây
tôi là người vô thần. Cũng như đa số những người khác không có niềm tin tôn
giáo, vấn đề người ta tin Thiên Chúa đã “làm phiền” tôi nhiều. Đó là gì mà
chúng ta mất nhiều thời gian, sự chú ý và nghị lực để bác bẻ điều chúng ta
không tin? Tại sao chúng ta làm vậy? Khi tôi là người vô thần, tôi không có ý
quan tâm những người ảo tưởng tội nghiệp đó… để giúp họ nhận ra rằng niềm hy
vọng của họ được thiết lập là yếu kém hoàn toàn. Thú thật, tôi có động cơ khác.
Khi tôi thử thách những người tin Thiên Chúa, tôi rất tò mò xem họ có thuyết
phục tôi cách khác hay không. Một phần yêu cầu của tôi là không còn thắc mắc về
Thiên Chúa. Nếu tôi có thể chứng tỏ với các tín đồ rằng họ sai thì vấn đề không
còn nữa, và tôi thanh thản sống.
Tôi đã
nhận ra rằng vấn đề Thiên Chúa luôn ám ảnh tôi, vì Thiên Chúa thôi thúc tôi.
Tôi thấy Thiên Chúa luôn muốn người ta nhận biết Ngài. Ngài đã tạo dựng chúng
ta với ý định là chúng ta sẽ biết Ngài. Ngài vây quanh chúng ta với chứng cớ là
chính Ngài và giữ vấn đề Ngài hiện hữu trước mặt chúng ta. Điều đó như thể tôi
không thể không nghĩ về tính khả dĩ của Thiên Chúa. Thật vậy, ngày tôi nhận
biết sự hiện hữu của Thiên Chúa, tôi mở đầu lời cầu nguyện thế này: “Vâng,
Ngài thắng rồi…” (OK, you win…). Có thể lý do tiềm ẩn mà người vô thần bị
ám ảnh bởi những người tin vào Thiên Chúa là vì Thiên Chúa chủ động dõi theo
họ.
Tôi không
là người duy nhất có kinh nghiệm này. Malcolm Muggeridge, tác giả xã hội học và
triết học, viết: “Ngoài sự thắc mắc, tôi có một khái niệm rằng tôi đang bị
dõi theo”. C.S.Lewis nói rằng ông đã nhớ “…đêm này qua đêm khác, luôn cảm
thấy tâm trí tôi được nâng lên khỏi công việc trong một lúc, cách vững bền của
Đấng mà tôi muốn gặp. Tôi đầu hàng và chấp nhận Thiên Chúa là Thiên Chúa, rồi
tôi quỳ xuống và cầu nguyện: Có thể đêm nay những người buồn bã nhất và miễn
cưỡng nhất cũng trở lại đạo ở cả nước Anh”.
Lewis tiếp
tục viết cuốn Surprised By Joy (Ngạc nhiên vì Vui mừng) do kết quả của
việc nhận biết Thiên Chúa. Tôi không mong gì hơn là chấp nhận sự hiện hữu của
Thiên Chúa. Sau vài tháng, tôi ngạc nhiên bởi tình yêu Ngài dành cho tôi.
VI.
THIÊN CHÚA CÓ HIỆN HỮU THẬT?
Không
giống bất kỳ sự mạc khải nào khác của Thiên Chúa, Đức Kitô là hình ảnh đặc biệt
nhất và rõ ràng nhất của Thiên Chúa tự mạc khải cho chúng ta.
Tại sao là
Chúa Giêsu? Nhìn vào các tôn giáo lớn trên thế giới, bạn thấy có Phật Thích Ca,
Muhammad, Khổng Tử và Môisê là các thầy dạy hoặc tiên tri. Không ai trong họ
tuyên bố ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng lạ thay, Chúa Giêsu đã tuyên bố vậy.
Đó là điều làm Chúa Giêsu khác với những người khác. Ngài nói rằng Thiên Chúa
hiện hữu và bạn đang nhìn Ngài. Dù Ngài nói về Cha trên trời, không phải từ vị
trí tách rời mà là sự kết hiệp mật thiết, khác thường với loài người. Chúa
Giêsu nói rằng ai thấy Ngài là thấy Cha, ai tin Ngài là tin Cha.
Ngài nói: “Tôi
là ánh sáng thế gian, ai theo Tôi sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ có ánh
sáng sự sống” (14). Ngài tuyên bố quyền hành chỉ thuộc về Thiên Chúa: Có
thể tha tội và giải thoát người ta khỏi tội, cho người ta sự sống dồi dào và sự
sống đới đời trên trời. Không như các thầy dạy khác làm người ta chú ý tới lời
dạy của họ, Chúa Giêsu cho biết chính Ngài. Ngài không nói “hãy theo lời dạy của Tôi thì sẽ tìm thấy
chân lý” nhưng Ngài nói “Tôi là
đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Tôi”
(15).
Chúa Giêsu
đưa ra chứng cớ nào để tuyên bố là Thiên Chúa? Ngài làm những gì người ta không
thể làm. Ngài làm các phép lạ: chữa khỏi người mù, què, điếc, thậm chí là cho 2
người chết sống lại. Ngài có quyền hành trên tất cả, biến ra thực phẩm cho hơn
5.000 người ăn. Ngài đi trên nước, ra lệnh cho sóng gió yên lặng. Chỗ nào cũng
có người theo Ngài vì Ngài luôn thỏa mãn nhu cầu của họ và làm những điều kỳ
diệu. Ngài nói rằng nếu bạn không muốn tin những gì Ngài nói thì ít ra cũng nên
tin Ngài vì các phép lạ mà bạn thấy (16).
Đức Kitô
cho thấy Thiên Chúa nhân từ, yêu thương, hiểu biết tính ích kỷ và khiếm khuyết
của chúng ta, nhưng Ngài vẫn muốn quan hệ với chúng ta. Ngài mạc khải rằng dù
Thiên Chúa coi chúng ta là tội nhân, đáng bị trừng phạt, tình yêu Ngài dành cho
chúng ta vẫn mạnh, và Thiên Chúa có kế hoạch khac. Chính Thiên Chúa mặc lấy xác
phàm và nhận hình phạt vì tội chúng ta thay cho chúng ta. Nghe chừng ngốc
nghếch? Có thể lắm. Nhưng nếu được thì nhiều người cha yêu thương vẫn sẵn sàng
“đổi chỗ” cho đứa con bị ung thư. Kinh thánh nói rằng lý do chúng ta yêu Thiên
Chúa là vì Ngài yêu chúng ta trước.
Chúa Giêsu
chết thay chúng ta để chúng ta được tha thứ. Trong các tôn giáo được nhân loại
biết đến, chỉ qua Chúa Giêsu mà bạn thấy Thiên Chúa đến với nhân loại, cung cấp
cách thức để chúng ta có mối quan hệ với Ngài. Chúa Giêsu chứng tỏ một trái
tiim yêu thương, thỏa mãn nhu cầu của chúng ta, và kéo chúng ta đến với Ngài.
Vì cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu, Ngài cho chúng ta SỰ SỐNG MỚI
hôm nay. Chúng ta được Thiên Chúa tha thứ, được chấp nhận hoàn toàn và được yêu
thương thục sự. Ngài nói: “Tôi yêu bạn bằng tình yêu vĩnh cửu, do đó tôi
tiếp tục lòng chung thủy với bạn” (17). Đây là Thiên Chúa hành động.
Thiên Chúa
có hiện hữu? Nếu bạn muốn biết, hãy tìm hiểu Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta biết
rằng “Thiên Chúa quá yêu thế gian đến nỗi
đã ban Con Một Ngài, để ai tin Con Ngài thì không phải hư mất nhưng được sống
đời đời” (18).
Thiên Chúa
không ép buộc chúng ta tin Ngài, dù Ngài có thể làm vậy. Nhưng Ngài đã đưa ra
đủ bằng chứng về sự hiện hữu của Ngài để chúng ta tự nguyện đáp lại. Khoảng
cách hoàn hảo từ trái đất đến mặt trời, các hóa chất độc đáo trong nước, não bộ
con người, DNA, số người chịu nhận biết Ngài, sự ám ảnh trong tâm trí chúng ta
muốn xác định Thiên Chúa có hiện hữu hay không, sự sẵn sàng để Thiên Chúa được
nhận biết qua Đức Kitô,… đủ để bạn tin nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa?
Nếu muốn,
bạn có thể khởi đầu mối quan hệ với Thiên Chúa ngay bây giờ. Đó là quyền tự do
của bạn, không ai bắt buộc. Nhưng nếu bạn muốn được Thiên Chúa tha thứ và muốn
kết hiệp với Ngài, bạn có thể hành động ngay bằng cách xin Ngài tha thứ và bước
vào cuộc đời bạn. Chúa Giêsu nói: “Này, Tôi đứng ở cửa và gõ cửa. Ai nghe
tiếng Tôi và mở cửa, Tôi sẽ vào” (19). Nếu bạn muốn làm vậy nhưng không
biết nói thế nào, điều này khả dĩ hữu ích: “Lạy Chúa Giêsu, tạ ơn Ngài đã
chết vì tội con. Chúa biết cuộc đời con và biết con cần được tha thứ. Xin Chúa
tha thứ cho con ngay bây giờ và đến sống trong con. Con thật lòng muốn biết
Chúa, xin đến với con bây giờ. Cảm tạ Chúa muốn kết hiệp với con. Amen”.
Thiên Chúa
luôn nhìn rõ mối quan hệ của bạn. Đối với những người không tin Ngài, Đức Kitô
nói về chúng ta: “Tôi biết họ, và họ theo tôi. Tôi cho họ sự sống đời đời,
họ sẽ không hư mất, và không ai cướp mất họ khỏi tay tôi” (20).
Vậy Thiên
Chúa có hiện hữu? Nhìn vào các sự kiện này, người ta khả dĩ kết luận: Thiên
Chúa yêu thương thực sự hiện hữu, có thể cảm nhận theo cách riêng và mật thiết.
MARILYN ADAMSON
TRẦM
THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ in.com)
(1) Rm
1:19-21
(2) Gr
29:13-14
(3) R.E.D.
Clark, Creation (London: Tyndale Press, 1946), p. 20.
(4) The
Wonders of God's Creation, Moody Institute of Science (Chicago, IL).
(5) Ibid.
(6) Ibid.
(7) Ibid.
(8) Hugh
Davson, Physiology of the Eye, 5th ed (New York: McGraw Hill, 1991).
(9) Robert
Jastrow; “Message from Professor Robert Jastrow”; LeaderU.com; 2002.
(10)
Steven Weinberg; The First Three Minutes: A Modern View of the Origin of the
Universe (Basic Books, 1988); p. 5.
(11)
Dinesh D'Souza, What's So Great about Christianity; (Regnery Publishing,
Inc, 2007, chapter 11).
(12)
Richard Feynman, The Meaning of It All: Thoughts of a Citizen-Scientist
(New York: Basic Books, 1998), p. 43.
(13)
Francis S. Collins, director of the Human Genome Project, and author of The
Language of God (Free Press, New York, NY), 2006.
(14) Ga
8:12
(15) Ga
14:6
(16) Ga
14:11
(17) Gr
31:3
(18) Ga
3:16
(19) Kh
3:20
(20) Ga
10:27-29
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét