Nguyen DuyenKy
Xin chào mừng các Bạn đã đến thăm trang nhà của DK
Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016
ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU
ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU
(Thứ tư - 30/03/2016 -
TRẦM THIÊN THU)
CỎ DẠI VÀ LÚA MÌ
Khi Thiên Chúa được
“đúc khuôn”
theo những điều ưa thích của xã hội, của một nhóm hay của một người thì kết quả là thờ phượng một Thiên Chúa không có thật (imaginary), chỉ có trong trí tưởng tượng của họ. Nhưng những ai cho phép mình tuân theo Chúa Giêsu bằng Lời Chúa thì người đó sống tâm linh, được Thiên Chúa hằng sống và chân thật nhận biết, và tên họ được viết trong sách hằng sống.
CƠ THỂ TRƯỚC TIÊN
Càng ngày tôi càng hiểu rằng các thần linh có cách hoạt động mạnh nhất thường là qua cơ thể, không chỉ một phần nhỏ nào đó của cơ thể. Có thể đó là không may vì nhiều câu chuyện Kitô giáo nhấn mạnh một cá nhân đặc biệt nào đó, như người đời vẫn ưa thích làm. Thật ra Thiên Chúa nâng cao con người lên bằng sự trổi vượt, tuy nhiên tôi tin chúng ta cần nhiều câu chuyện vẽ được những đường phức tạp cho thấy Thiên Chúa khả dĩ dùng cơ thể mình theo cách hòa hợp.
KHÔNG PHẢI NHỮNG GÌ BẠN CÓ
Con cái thế gian đo lường cuộc sống của mình bằng những gì họ SỞ HỮU, nhưng người Kitô hữu đích thực đo lường cuộc sống mình bằng những gì họ CHO ĐI. Tư tưởng này vượt ra ngoài tiền bạc và vật chất.
GIÀU HAY NGHÈO VÌ TÔN GIÁO
?
Có vẻ như một tôn giáo nhỏ làm cho giàu, còn nhiều tôn giáo làm cho nghèo. Cuộc đời lao động cần mẫn do một tôn giáo nhỏ đem lại thường tạo ra nhiều phần thưởng vật chất, tuy nhiên những người đó lại biết cho đi. Hãy làm vậy vì họ có tài sản trên trời mà từ bỏ những gì đạt được (hoặc ít nhất là giữ lại) tài sản đáng kể.
KHÔN NGOAN TRẦN THẾ
Có thể giết chết sự nỗ lực Kitô giáo nhân danh trách nhiệm, vì kế hoạch lâu dài có khi thi thoảng chứng tỏ là đối nghịch cách sống bằng đức tin, và đôi khi là khôn ngoan về ý nghĩa vật chất. Như vậy, mặc dù còn hơn là ngớ ngẩn, sự đề cao khôn ngoan vật chất có thể xói mòn ưu thế thiêng liêng và việc sinh hoa kết trái.
XÂY DỰNG VƯƠNG QUỐC NÀO?
Các Kitô hữu chưa bao giờ cam kết xây dựng Thiên quốc bằng gỗ, đá, bê-tông, thép, cỏ khô và rơm rác. Bằng chứng minh nhiên về thành công của chúng ta trong việc làm cho Phúc âm lan truyền khắp thế giới.
QUA HÌNH ẢNH CỦA CHÚNG TA
Kitô giáo có đang được tạo ra qua “
hình ảnh của chúng ta”
để những gì được tôn thờ sẽ nhỏ hơn các nguyên lý tích lũy (cumulative tenets) về văn hóa được hiện thân nơi Thiên Chúa chỉ hiện hữu trong sự tưởng tượng của chúng ta?
CỘNG ĐOÀN VÀ GIÁO SĨ
Trong một cộng đồng thiết thực rất dễ có một chức thánh vì cuộc sống con người được quyện vào nhau, có ít rào cản đối với lòng hiếu khách, phục vụ nhau và không xúc phạm nhau. Ngược lại, tôi e rằng có nhiều quan ngại về việc có chức thánh, thường theo ý nghĩa được thể chế hóa, liên quan nỗi thất vọng mà chúng ta trải nghiệm vì các yếu tố gây cản trở ở xã hội Tây phương. Các trở ngại này để xử lý các phương diện văn hóa hiện đại như các cộng đồng phi địa lý, thiếu sự ràng buộc cộng đồng sinh ra bởi sự giải trí gia đình, cách thức cá nhân mà chúng ta thu gom thông tin và xu hướng chung đối với việc sống theo cá nhân chủ nghĩa nhiều hơn. Ma quỷ tìm cách tạo các bức tường như vậy để gây chia rẽ và chiếm đoạt. Nếu chúng ta tách rời nhau thì rất dễ sập bẫy chúng giăng. Tôi tin các Kitô hữu cần tạo một nỗ lực nhận thức để phá tan xu hướng đó. Cách đơn giản là làm cho gia đình chúng ta luôn sẵn sàng tiếp đón người khác. Cách khác có thể gồm những điều đơn giản là dành nhiều thời gian cho người khác, hoặc dành thời gian gọi điện, viết thư hoặc thăm hỏi nhau chứ đừng cứ lo cắm cúi làm việc riêng.
LÃNH ĐẠM, THỜ Ơ
Chúng ta đọc Lời Chúa cho người thờ ơ và bình luận, có thể thấy họ thích hợp với Kitô giáo trong thế giới hiện đại, tuy nhiên chúng ta hiếm khi thầm nhủ: “
Tôi hâm hẩm”
hoặc
“Tôi mù”,
hoặc
“Chúa Kitô đứng ngoài cửa tâm hồn tôi và gõ”
. Chúng ta có khuynh hướng so sánh với những người tốt (theo cách so sánh ngớ ngẩn của chúng ta với những người giàu có hơn, chứ không so sánh với những người nghèo ở thế giới thứ ba). Hầu như tôi chưa gặp một Kitô hữu nào, kể cả tôi, không ảnh hưởng đôi chút chủ nghĩa vật chất. Các Kitô hữu Tây phương có bao giờ đối diện với thiên nhiên và tỷ lệ số người có nhược điểm cao nhất?
ĐAU KHỔ
Không thể là tôi tớ Chúa nếu chúng ta không thể chấp nhận đau khổ về thể lý. Đau khổ thuộc tinh thần hoặc xác thịt, nhưng đối với những người đã dùng nó để chiều theo thế giới Tây phương mà tìm cách loại trừ đau khổ, sự bất tiện và sự không chắc chắn, thì điều này rất khó thu hút.
Liệu chúng ta có thể chấp nhận những điều như nghèo nàn, đói khát, thiếu an toàn, làm việc nhiều, bệnh tật, mệt nhọc, hoặc bị hiểu lầm? Đa số chúng ta cảm thấy khó chấp nhận nếu chúng ta phải chịu đựng sự mất mát nhỏ hoặc thất vọng.
Sứ điệp thực sự của Tân Ước thường không qua đi. Kitô giáo là một Ơn Gọi cao cả để đạt đến sự thánh thiện, tách biệt khỏi thế gian, phục vụ người khác và chịu đau khổ.
ĐỘNG LỰC PHỤC VỤ
Nếu chúng ta mất những gì ngoài động lực phục vụ thì sẽ cố gắng duy trì bề ngoài mà chúng ta vẫn như chúng ta mong muốn, nhưng đa số không tiếp tục như vậy được lâu.
ĐẤU TRANH THEO TRẬT TỰ
Phụng sự Thiên Chúa thường là đấu tranh với ước muốn mà nhiều người chúng ta phải làm cho cuộc sống theo trật tự bình an nào đó. Việc ưu tiên phục vụ người khác đúng với mục đích của chúng ta và thi thoảng gặp khó khăn. Nếu chúng ta không sẵn sàng khi phải mất điều gì đó trong cuộc sống, sự phục vụ sẽ nảy sinh sự oán giận. Ngay khi sự phục vụ được thanh lọc bởi sự oán giận thì sự thất vọng và trầm cảm có thể xuất hiện ngay sau đó.
TRỞ NGẠI VĂN HÓA
Ở Tây phương có nhiều trở ngại văn hóa đối với việc hiểu sâu xa sứ điệp Kitô giáo và đường Thánh giá. Chúng ta sinh ra trong cảnh thoải mái và thuận tiện, chúng ta mong ước cuộc sống được thỏa mãn các nhu cầu, hoài vọng hoặc mơ ước vì sự thành công đã được khắc sâu và tư tưởng của chúng ta vẫn đặt tiêu chuẩn sống cao. Như vậy, ngay khi người ta nắm bắt sứ điệp của Thập giá thì vẫn còn ẩn khuất với trái tim vì chúng ta không thể chấp nhận. Những người đó sống sống 2/3 cuộc đời và đã quen với đau khổ, sự mất mát được chuẩn bị để hiểu Kitô giáo thực sự là gì.
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
Chúng ta sống những ngày buồn thảm để thấy trái tim người ta mạnh mẽ và can đảm hơn. Chúng ta biết rằng những ngày cuối cùng phải đến, Kinh thánh điễn tả chính xác điều kiện tinh thần của họ. Có nhiều giá trị của cuộc đời này làm chúng ta xiêu lòng. Không biết khi Đức Kitô trở lại có còn thấy niềm tin trên thế gian này không?
NHẬN THỨC SÂU SẮC
Khi có nhiều hoạt động, tôi biết là có lợi hay không, thuộc tinh thần hay thể xác, tội là gì và điều gì được chấp nhận với thế giới hiện tại. Tôi không có ý nói tôi hành động đúng với nhận thức của mình, nhưng dù tôi làm đúng hay không thì nhận thức vẫn luôn có. Điều làm tôi quan ngại là sự thấu suốt có vẻ như không hiện hữu trong các thiếu niên Kitô giáo. Hình như không có sự đào tạo hoặc phát triển các ý nghĩa trong các em. Sự hiểu lầmvề sự khác nhau như vậy giữa thể xác và tinh thần, ngoại trừ lĩnh vực hiển nhiên nhất về tội lỗi xác thịt, cơ thể rất tồi tệ đối với tương lai của Kitô giáo đích thực.
KHÔNG TỆ HƠN TIÊN BÁO
Ngụ ngôn
“Hạt Cải, Cỏ Dại và Lúa Mì”
dạy chúng ta rằng Giáo hội được tiên báo sẽ lớn mạnh, gồm cả người được cứu và không được cứu, và trở nên chỗ trú ẩn của ma quỷ. Điều rõ ràng về sự thật này là những gì chúng ta thấy hôm nay chỉ là những điều đã báo trước, do đó không nên vỡ mộng. Nhìn vào đó, cách này có thể giải thoát chúng ta khỏi lo âu về tình huống Đức Giêsu đã tiên báo. Hãy làm quang đãng con đường để tập trung vào cách chúng ta sẽ sống đời sống Kitô hữu đích thực trong mọi hoàn cảnh.
TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ Christianity.org.nz)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bài đăng Mới hơn
Bài đăng Cũ hơn
Trang chủ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét