Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2019

10 thói quen tai hại đang "âm thầm" bóp chết cuộc sống của bạn 05/04/2019- kienthuc.net 1. Thói quen dán mắt vào smartphone cả ngày, từ khi thức giấc đến giờ đi ngủ sẽ khiến bạn mất thời gian một cách vô bổ. Trong khi, nếu dùng chính quỹ thời gian ấy để quan tâm đến người thân, chăm sóc gia đình thì nó sẽ mang lại cho bạn nhiều hạnh phúc hơn. 2. Thức quá khuya. Dù còn trẻ hay đã bước vào tuổi trung niên, bạn đừng ỷ lại vào sức khỏe của mình, cũng đừng dễ dãi thốt lên câu “ôi dào, hôm nay thức khuya thì mai ngủ bù”. Bởi lẽ, thói quen thức quá khuya không chỉ khiến bản thân mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. 3. Uống quá ít nước. Mối người nên uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước một ngày. Nếu uống quá ít nước sẽ khiến bạn gặp vấn đề về da, thận, tiêu hóa. Đừng chờ đến khi khát mới uống nước, bởi lúc ấy cơ thể bạn đã thiếu nước đến mức báo động. 4. Lười vận động. Đừng chỉ đi học, đi làm rồi về nằm ườn trên giường xem ti vi hay ngủ nướng. Bạn nên tập thể dục, chăm vận động để cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn mỗi ngày. 5. Ăn uống không khoa học. Thói quen ăn đồ có quá nhiều dầu mỡ, lười ăn rau, chỉ ăn thịt cá. Hay việc nhịn ăn để giảm cân, bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều trong một bữa sẽ khiến dạ dày của bạn phải trả giá đắt 6. Chi tiêu không khoa học. Khi còn trẻ, còn khỏe bạn hãy chăm chỉ kiếm tiền. Đừng chỉ chăm chăm hưởng thụ, cũng đừng lười lao động kẻo chờ đến khi người khác đã có cuộc sống ổn định bạn vẫn đang kiếm ăn từng ngày. 7. Không dám từ chối. Việc ngại nói “không” khiến bạn gặp nhiều phiền toái hơn bạn tưởng. Bởi lẽ, người cả nể sẽ bị người khác lợi dụng mà không dám oán than, ôm hết việc vào người mà chẳng dám than vãn nửa lời. Cuối cùng, chỉ riêng bạn phải chịu thiệt thòi. 8. Những căng thẳng và bận rộn của cuộc sống thường nhật làm tăng thêm nỗi đau trong cơ thể, đó là nguyên nhân chính gây ra sự đau đớn. Hầu hết mọi người trong số chúng ta đều cố kháng cự lại nỗi đau này nhưng đôi khi lại dễ dàng thảo hiệp với sự đau khổ trong cuộc sống, đến nỗi bản thân bắt đầu ở lỳ luôn trong nỗi đau của chính mình. Theo một cách nào đó, chúng ta bắt đầu nghiện nỗi đau và nỗi đau đó sẽ sinh ra sự đồng cảm của người khác dành cho chúng ta hoặc của chính chúng ta dành cho mình. Nghiện nỗi đau có thể trở nên nguy hiểm đến nỗi dẫn chúng ta tới sự tuyệt vọng hoàn toàn hoặc buồn thảm trong cuộc sống. 9. Thói quen ăn mặn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thức ăn quá mặn đã gây ra 9,5% tổng số ca tử vong liên quan đến chế độ ăn uống, theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ. Quá nhiều muối có thể làm hỏng tim hoặc thận và nó là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến chế độ ăn uống, theo Reader’s Digest. 10. Sự trì hoãn ngày nay đã trở thành một phần của cuộc sống thường ngày. Chúng ta có thể tránh được một vài điều nhất định cho ngày mai, nhưng theo thời gian, sự trì hoãn có thể trở thành bản năng thứ hai. Chúng ta tiếp tục làm chậm trễ niềm hy vọng và ao ước cho tương lai như thể chắc chắn rằng ngày mai sẽ là một thời điểm tốt hơn, mặc dù chúng ta thậm chí còn không chắc về sự tồn tại trong khoảnh khắc đang đến. Sự trì hoãn này là do chúng ta không đủ tự tin trong thời khắc hiện tại (đôi khi là do lười biếng). Chúng ta cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức hay có thể muốn tìm kiếm sự hoàn hảo. Nhưng dù vì lý do gì đi nữa, sự trì hoãn chỉ đang né tránh những vấn đề hiện tại và mang chúng vào tương lai của chúng ta mà thôi. Theo Min/Khỏe & Đẹp


10  thói  quen  tai  hại  đang  "âm  thầm"  bóp  chết  cuộc  sống  của  bạn

05/04/2019- kienthuc.net



.     1. Thói quen dán mắt vào smartphone cả ngày, từ khi thức giấc đến giờ đi ngủ  sẽ khiến bạn mất thời gian một cách vô bổ. Trong khi, nếu dùng chính quỹ thời gian ấy để quan tâm đến người thân, chăm sóc gia đình thì nó sẽ mang lại cho bạn nhiều hạnh phúc hơn.

2. Thức quá khuya. Dù còn trẻ hay đã bước vào tuổi trung niên, bạn đừng ỷ lại vào sức khỏe của mình, cũng đừng dễ dãi thốt lên câu “ôi dào, hôm nay thức khuya thì mai ngủ bù”. Bởi lẽ, thói quen thức quá khuya không chỉ khiến bản thân mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

3. Uống quá ít nước. Mối người nên uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước một ngày. Nếu uống quá ít nước sẽ khiến bạn gặp vấn đề về da, thận, tiêu hóa. Đừng chờ đến khi khát mới uống nước, bởi lúc ấy cơ thể bạn đã thiếu nước đến mức báo động.

4. Lười vận động. Đừng chỉ đi học, đi làm rồi về nằm ườn trên giường xem ti vi hay ngủ nướng. Bạn nên tập thể dục, chăm vận động để cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

5. Ăn uống không khoa học. Thói quen ăn đồ có quá nhiều dầu mỡ, lười ăn rau, chỉ ăn thịt cá. Hay việc nhịn ăn để giảm cân, bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều trong một bữa sẽ khiến dạ dày của bạn phải trả giá đắt

6. Chi tiêu không khoa học. Khi còn trẻ, còn khỏe bạn hãy chăm chỉ kiếm tiền. Đừng chỉ chăm chăm hưởng thụ, cũng đừng lười lao động kẻo chờ đến khi người khác đã có cuộc sống ổn định bạn vẫn đang kiếm ăn từng ngày.

7. Không dám từ chối. Việc ngại nói “không” khiến bạn gặp nhiều phiền toái hơn bạn tưởng. Bởi lẽ, người cả nể sẽ bị người khác lợi dụng mà không dám oán than, ôm hết việc vào người mà chẳng dám than vãn nửa lời. Cuối cùng, chỉ riêng bạn phải chịu thiệt thòi.

8. Những căng thẳng và bận rộn của cuộc sống thường nhật làm tăng thêm nỗi đau trong cơ thể, đó là nguyên nhân chính gây ra sự đau đớn. Hầu hết mọi người trong số chúng ta đều cố kháng cự lại nỗi đau này nhưng đôi khi lại dễ dàng thảo hiệp với sự đau khổ trong cuộc sống, đến nỗi bản thân bắt đầu ở lỳ luôn trong nỗi đau của chính mình.
Theo một cách nào đó, chúng ta bắt đầu nghiện nỗi đau và nỗi đau đó sẽ sinh ra sự đồng cảm của người khác dành cho chúng ta hoặc của chính chúng ta dành cho mình. Nghiện nỗi đau có thể trở nên nguy hiểm đến nỗi dẫn chúng ta tới sự tuyệt vọng hoàn toàn hoặc buồn thảm trong cuộc sống.

9. Thói quen ăn mặn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thức ăn quá mặn đã gây ra 9,5% tổng số ca tử vong liên quan đến chế độ ăn uống, theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ.
Quá nhiều muối có thể làm hỏng tim hoặc thận và nó là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến chế độ ăn uống, theo Reader’s Digest.

10. Sự trì hoãn ngày nay đã trở thành một phần của cuộc sống thường ngày. Chúng ta có thể tránh được một vài điều nhất định cho ngày mai, nhưng theo thời gian, sự trì hoãn có thể trở thành bản năng thứ hai. Chúng ta tiếp tục làm chậm trễ niềm hy vọng và ao ước cho tương lai như thể chắc chắn rằng ngày mai sẽ là một thời điểm tốt hơn, mặc dù chúng ta thậm chí còn không chắc về sự tồn tại trong khoảnh khắc đang đến.
Sự trì hoãn này là do chúng ta không đủ tự tin trong thời khắc hiện tại (đôi khi là do lười biếng). Chúng ta cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức hay có thể muốn tìm kiếm sự hoàn hảo. Nhưng dù vì lý do gì đi nữa, sự trì hoãn chỉ đang né tránh những vấn đề hiện tại và mang chúng vào tương lai của chúng ta mà thôi.
Theo Min/Khỏe & Đẹp






1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét