Nguyên nhân gây tiểu đêm
Thứ
ba, 16/4/2019
Tiểu
đêm do rất nhiều nguyên nhân như: lão hóa, uống nhiều nước vào ban đêm, phụ nữ
mang thai, thận yếu... Ảnh: Health
Bệnh
tiểu đêm thường gặp ở người già do hormone thay đổi, bàng quang yếu; một số trường
hợp do mang thai, thận yếu, uống nhiều nước.
Một
giấc ngủ đêm ngon lành giúp bạn cảm thấy được nghỉ ngơi và sảng khoái vào buổi
sáng. Tuy nhiên, giấc ngủ có thể bị gián đoạn nếu bạn thường xuyên phải thức dậy
đi tiểu. Theo các chuyên gia, nếu thức dậy nhiều hơn hai lần mỗi đêm thì gọi là
bệnh tiểu đêm, phổ biến nhất ở người trên 60 tuổi.Nghiêm trọng hơn nếu bạn phải
thức dậy từ năm đến sáu lần mỗi đêm.
Người
bị tiểu đêm thường cảm thấy cần phải đi khẩn cấp nhưng lại rất ít nước tiểu. Tiểu
đêm khác đái dầm. Đái dầm là tình trạng tiểu không tự chủ do một số nguyên nhân
như rối loạn hormone, bàng quang nhỏ hơn bình thường, rối loạn thần kinh, yếu tố
tâm lý... Tiểu đêm do nguyên nhân khác.
Lão
hóa là một trong những lý do lớn nhất khiến bạn đi tiểu vào ban đêm. Khi chúng
ta già đi, cơ thể sản xuất ít hormone chống bài niệu để giữ chất lỏng dẫn đến
việc sản xuất nước tiểu tăng lên, đặc biệt là vào ban đêm. Cơ co thắt trong
bàng quang cũng trở nên yếu dần theo thời gian, khiến bàng quang giữ nước tiểu
khó khăn hơn.
Các
nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính, uống quá nhiều
chất lỏng (đặc biệt là caffein và rượu) trước khi đi ngủ, nhiễm vi khuẩn trong
bàng quang hoặc sử dụng những loại thuốc lợi tiểu.
Phụ
nữ có thể gặp đi tiểu thường xuyên do mang thai và sinh nở. Khi ấy bàng quang
suy yếu dẫn đến hay tiểu đêm.
Trong
một số trường hợp, đi tiểu vào ban đêm là triệu chứng các bệnh suy thận mạn
tính, suy tim sung huyết, tiểu đường, tuyến tiền liệt mở rộng. Nó cũng có thể
là biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
Làm thế nào để biết mình mắc
bệnh tiểu đêm
Bác
sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tiểu đêm bằng cách đánh giá các triệu chứng của bạn và thực
hiện kiểm tra thể chất. Bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi để xác định nguyên
nhân, bao gồm: số lần bạn đi tiểu vào ban đêm, bạn đã trải qua việc đi tiểu vào
ban đêm trong bao lâu, các hoạt động thường xuyên của bạn trước khi đi ngủ là
gì?
Bác
sĩ cho bạn xét nghiệm nước tiểu, thực hiện siêu âm vùng chậu để xem lượng nước
tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu là bao nhiêu. Một số xét nghiệm
khác kỹ hơn, gồm lượng đường trong máu, nitơ ure máu, độ thẩm thấu máu, độ
thanh thải creatinin và điện giải trong huyết thanh. Những xét nghiệm này xác định
chức năng của thận tốt như thế nào, để làm rõ nguyên nhân.
Làm thế nào để điều trị tiểu
đêm
Điều
trị đi tiểu đêm phụ thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, bạn uống quá nhiều trước khi
đi ngủ, bác sĩ sẽ đề nghị hạn chế chất lỏng trong một thời gian nhất định. Một
số hành vi làm giảm tần suất đi tiểu vào ban đêm như ngủ trưa giúp cơ thể cảm
thấy được nghỉ ngơi nhiều hơn, lưu thông chất lỏng tốt hơn trong ngày, từ đó giảm
đi tiểu vào ban đêm.
Một
số loại thuốc làm giảm đi tiểu vào ban đêm, như thuốc kháng cholinergic giúp
thư giãn co thắt cơ trong bàng quang, giảm nhu cầu đi tiểu thường xuyên. Tuy
nhiên, những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ như khô miệng, chóng mặt, mờ
mắt. Một khi bạn ngừng dùng chúng, các triệu chứng sẽ trở lại.
Bác
sĩ khuyên dùng thuốc lợi tiểu để khuyến khích đi tiểu sớm hơn trong ngày để làm
giảm lượng nước tiểu trong bàng quang vào ban đêm. Uống một dạng tổng hợp của
hormone chống bài niệu cũng có thể giảm đi tiểu vào ban đêm.
Thúy
Quỳnh (Theo Healthline)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét