8 loại quả không nên ăn vào bữa tối:
Cách ăn trái cây sai nhiều người mắc mà không biết
Vân
Hồng | 27/03/2019- http://soha.vn
Chúng ta ăn trái cây hàng
ngày nhưng nhiều người ăn không đúng dẫn đến những rủi ro, bệnh tật. Đây là những
lời khuyên quan trọng để bạn ăn đúng và nhận hết chất dinh dưỡng.
Trái cây rất quan trọng đối
với sức khỏe của chúng ta, nhưng đã đến lúc bạn thật sự phải chú ý.
Nhờ sự phát triển của
khoa học công nghệ và những công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các kiến
thức về kinh nghiệm ăn uống sao cho có lợi, không gây hại cho cơ thể mỗi ngày đều
trở nên phổ biến hơn.
Việc tham khảo những
thông tin ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn, nhận được những
lợi ích tốt từ thực phẩm.
Các loại trái cây nếu ăn
vào các thời điểm khác nhau có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu dùng sai thời điểm,
sẽ là món ăn lợi bất cập hại. Có ý kiến cho rằng, nếu các loại trái cây tươi và
ngọt làm thành món nước ép sẽ phá hủy hoặc làm thất thoát các chất dinh dưỡng,
liệu có đúng không? Ăn trái cây khi nào là tốt nhất?
Uống nước trái cây không
đồng nghĩa với ăn trái cây
1,
Làm nước ép trái cây sẽ mất đi nhiều chất dinh dưỡng
Nhiều loại trái cây rất
giàu vitamin C tan trong nước, vì thế vitamin C rất dễ bị mất đi. Hoặc có loại
vitamin khi đun nóng hoặc tiếp xúc với không khí trong một thời gian dài sẽ bị
phá hủy. Nếu nước trái cây tươi không được uống ngay lập tức, sẽ tiếp xúc với
không khí, thời gian càng dài, càng dễ bị oxy hóa và mất nhiều chất dinh dưỡng
hơn so với việc ăn trực tiếp.
2,
Món nước ép trái cây tươi bổ sung lượng calo cao hơn
Lấy một cốc 500 ml nước
cam mới vắt làm ví dụ. Mất khoảng 5 đến 6 quả cam để chiết xuất 500 ml nước
cam, tương đương với 5 đến 6 phần trái cây.
Nếu lượng calo của mỗi quả
cam được tính ở mức 45 calo, uống một cốc 500 ml nước cam là uống thêm 270
calo, tương đương với việc ăn một bát cơm. Và trong quá trình ép nước trái cây,
chúng ta cũng thường có thói quen thêm đường vào để tăng hương vị, điều này
cũng làm tăng lượng calo vào cơ thể.
Đặc biệt, nước ép thường
đã lọc bớt bã ra và giá trị dinh dưỡng bị giảm đi rất nhiều, bởi vì phần lớn chất
xơ có trong trái cây đã được lọc ra và chỉ còn lại đường. Nếu ngày nào bạn cũng
uống một cốc nước ép, đồng nghĩa với việc chỉ bổ sung thêm calo.
3, Uống nước trái
cây tốt nhất là không lọc bỏ bã
Nếu bạn muốn ăn trái cây,
lời khuyên dành cho bạn là không nên uống nước trái cây, mà chọn ăn trái cây
tươi trực tiếp. Điều này giúp bảo tồn chất xơ của trái cây và chú ý đến việc ăn
trái cây hàng ngày.
Ăn
trái cây trước bữa ăn hay sau bữa ăn sẽ tốt hơn?
Một số người nói rằng họ
ăn trái cây trước bữa ăn sẽ tốt hơn. Điều này chủ yếu là do trái cây có thể gây
no, giúp người ăn đạt được mục đích là ăn ít cơm sau đó và để có thể giảm cân.
Một nhóm người khác nói rằng
ăn trái cây sau bữa ăn sẽ tốt hơn. Điều này là do họ muốn sử dụng axit trái cây
để thúc đẩy quá trình tiêu hóa bữa ăn. Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
nhưng không phải có người đúng, người sai.
Nếu sau bữa ăn, thì nên
ăn những trái cây có vị chua nhiều hơn như táo gai, dứa… Nhưng ăn trái cây sau
bữa ăn thì đừng ăn quá nhiều.
Những người có vấn đề với
lượng đường trong máu (đường máu cao) có thể ăn trái cây giữa các bữa ăn, để họ
có thể cân bằng giữa lượng đường trong máu và sự thèm ăn của mình.
Bất cứ khi nào bạn ăn
trái cây, đều nên hiểu rằng ăn trái cây trước khi đi ngủ là không tốt. Việc này
sẽ làm đầy dạ dày và ruột, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm tăng gánh nặng
cho dạ dày.
1, Sầu riêng: 2/3 hàm lượng sầu riêng là đường
Mặc dù hàm lượng protein
và chất béo của sầu riêng không cao, chỉ số đường (GI) khoảng 42, không cao lắm,
nhưng 2/3 thành phần là đường.
Đối với những người có lượng
đường trong máu cao, huyết áp cao hoặc huyết áp thấp, viêm loét đường tiêu hóa,
vẫn cần cẩn thận khi ăn sầu riêng. Tốt nhất là giảm lượng cơm và sau đó ăn sầu
riêng, để tránh ăn quá nhiều calo và làm nặng thêm tình trạng bệnh so với ban đầu.
2, Anh đào (cherry): Trái cây nhỏ nhưng lượng đường lớn
Quả anh đào rất giàu đường,
protein, vitamin, canxi, sắt, phốt pho, kali và các yếu tố khác. Hàm lượng sắt
là một trong những loại trái cây tốt nhất. Nó là chất bổ sung sắt và tốt cho
não, nhưng bệnh nhân tiểu đường không nên ăn.
3, Nho: 10 quả nho cũng tương đương 2 bát cơm
Các chất chống oxy hóa có
trong nho khô và nho tươi đều tương đối cao, có tác dụng phòng ngừa các bệnh về
tim mạch và mạch máu não. Hàm lượng đường cao, lượng calo của nho cao được so
sánh là 10 quả nho có năng lượng tương đương 2 bát cơm, bệnh nhân tiểu đường
không nên ăn nhiều.
4, Quả mãng cầu: Rất nhiều đường, người tiểu đường không nên ăn
Mỗi 100 gram mãng cầu có
thể chứa 15,3% đến 18,3% tổng lượng đường, vitamin C là 265 mg. Bởi vì hương vị
của mãng cầu tạo ra vị ngọt đậm, hàm lượng đường cao như vậy nên bệnh nhân mắc
bệnh tiểu đường nên cẩn thận.
5, Quả bơ: Nhiều chất
béo, một ngày ăn tối đa 1 quả
Bơ rất giàu chất béo thực
vật và được biết đến với tên gọi là "bơ kem từ núi rừng". Đây là một
loại trái cây ít năng lượng, ít đường. Từ quan điểm liên quan đến chức năng
chăm sóc sức khỏe, bơ được đánh giá là có chức năng tăng cường sức khỏe dạ dày
và làm sạch ruột, tăng tường sinh lý quan trọng như giảm cholesterol và lipid
máu, bảo vệ hệ thống tim mạch và gan.
Đây cũng là trái cây
thích hợp cho trẻ nhỏ và người già, nhưng kiến nghị với bạn là chỉ nên ăn 1 quả/ngày.
Tuy nhiên, vì bơ có hàm lượng chất béo thực vật cao, tốt nhất là không nên ăn
vào buổi tối.
6, Xoài: Dễ bị dị ứng
Trái cây nhiệt đới thông
thường có chỉ số đường huyết cao và bệnh nhân tiểu đường được kiến nghị là
không nên ăn nhiều.
Xoài là một loại thực phẩm
nhạy cảm. Những người bị dị ứng chỉ tiếp xúc với vỏ là có thể bị dị ứng. Do đó,
những người bị dị ứng nên cẩn thận. Ngay kể cả khi xoài được ngâm nước muối trước
khi ăn cũng không thể làm giảm nguy cơ dị ứng, chỉ để cải thiện hương vị.
7, Thanh long: Ăn xong sẽ không giúp bạn giảm cân
Thanh long là loại trái
cây phổ biến, rất giàu vitamin B1, B2, B3 và vitamin C, carotene, anthocyanin
và chứa các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, sắt và chất xơ hòa tan
trong nước, có thể ngăn ngừa táo bón và giúp nhuận tràng.
Tuy nhiên, do sự hấp thụ
glucose tự nhiên dễ dàng, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn nhiều trong cùng một
bữa. Những người bị rối loạn tiêu hóa và dễ bị tiêu chảy cũng nên ăn ít.
8, Măng cụt: Tiêu thụ
quá mức, dễ nhiễm độc
Măng cụt được xem là loại
quả giàu hydroxy citrate, ketone và các thành phần khác, axit hydroxy citric có
tác dụng tốt trong việc ức chế tổng hợp chất béo, ức chế sự thèm ăn và giảm trọng
lượng cơ thể.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều,
chất xanthones có trong măng cụt có thể làm tăng khả năng nhiễm toan. Nói
chung, bạn có thể ăn khoảng 4 - 5 quả măng cụt cùng một lúc là đủ.
Có nhiều loại trái cây có thể ăn vào ban đêm:
Kiwi, cam và táo gai đều
chứa rất nhiều axit hữu cơ, có thể giúp phân hủy chất béo, nhãn có thể giúp ngủ
ngon, dứa cũng giúp giảm bớt chất béo… những loại này bạn có thể ăn vào ban
đêm.
*Theo Health/TT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét