Triết lý 'làm điều mình thích' giúp người Nhật sống thọ trăm tuổi
Thứ tư, 17/4/2019-vnexpress.net
KBG84, nhóm nhạc gồm các cụ già trên 80 tuổi ở Okinawa tìm thấy Ikigai ở hoạt động ca hát, nhảy múa. ảnh: CNN.
Người
Nhật quan niệm bạn có thể sống lâu hơn bằng cách làm điều mình thích.
"Làng
trường thọ" Ogimi ở Okinawa (Nhật Bản) có tới 3.000 người sống lâu nhất thế
giới. Họ sống chậm, vui vẻ bên cạnh thiên nhiên, bạn bè. Họ ít bị các bệnh mạn
tính như ung thư và bệnh tim, tỷ lệ mắc chứng mất trí nhớ cũng thấp hơn mức
trung bình.
Làm
thế nào để người dân Ogimi sống thọ như vậy?
Nhiều
cuốn sách ra đời để giải thích cho hiện tượng trên, bao gồm cuốn sách bán chạy
nhất của Dan Buettner là The Blue Zones: Lessons for Living Longer From the
People Who've Lived the Longest hay cuốn Ikigai: The Japanese Secret to a Long
and Happy Life của Héctor García và Francesc Miralles.
Câu
trả lời có lẽ là sự kết hợp của các nhiều yếu tố như sống đơn giản, sở hữu ít
tài sản, dành nhiều thời gian hoạt động ngoài trời, giao thiệp với bạn bè, ngủ
đủ giấc, ăn uống nhẹ nhàng và lành mạnh. Đặc biệt, không thể không nói đến triết
lý Ikigai - khái niệm thể hiện sự chắt lọc từ mục đích, đam mê, sứ mệnh, thiên
hướng, khát khao sống của mỗi người.
Cụ
bà Natsuko Maenaka, một người dân ở Okinawa, học dệt vải ở tuổi 84. Ảnh: CNN.
Người
Nhật quan niệm bất cứ ai cũng có Ikigai. Hãy tự hỏi bản thân: Bạn yêu thích điều
gì? Bạn giỏi trong lĩnh vực nào? Bạn có thể được trả tiền cho cái gì? Thế giới
cần gì? Khi bạn tìm thấy câu trả lời phù hợp với cả bốn câu hỏi, đó chính là
Ikigai của bạn.
Hoặc
bạn có thể tự hỏi: "Tại sao bạn thức dậy vào buổi sáng? Hoặc, điều gì thúc
đẩy bạn?".
Trị
liệu cũng là một cách để tìm ra Ikigai. Viktor Frankl, bác sĩ tâm thần và nhà
thần kinh học người Áo, đã sáng tạo ra phương pháp trị liệu "logotherapy",
liệu pháp giúp bệnh nhân tìm thấy mục đích sống của mình.
Ít
tốn kém hơn trị liệu là tự hỏi bản thân "Đâu là ý nghĩa cuộc sống của
mình?" và theo đuổi các hoạt động hỗ trợ câu trả lời này. Đơn giản hơn là
câu hỏi "Tôi thích làm gì nhất?". Ikigai của bạn có thể nằm ở các hoạt
động mà bạn hoàn toàn đắm chìm và cảm thấy thú vị khi làm.
Bác
sĩ Sanjay Gupta, phụ trách mục y tế của CNN, gợi ý một câu hỏi khác để tìm ra
Ikigai: "Nếu không tính đến tiền, tôi sẽ hối tiếc điều gì khi không thực
hiện nó trong đời?".
Ikigai
của mỗi người lại khác nhau. Đối với dân làng Ogimi, Ikigai của họ là "trồng
rau và tự nấu ăn", "gặp gỡ bạn bè" và "đan lát".
Ikigai không cần phải cao cả hay phức tạp mà phần lớn là những hoạt động khiến
bạn bận rộn nhưng vui vẻ suốt cả ngày.
"Quan
trọng nhất là bạn không thể và không nên đổ lỗi cho môi trường về việc sống mà
không có Ikigai. Sau tất cả, việc tìm ra Ikigai riêng của mình là phụ thuộc vào
bạn và theo cách riêng của bạn", ông Ken Mogi, nhà thần kinh học kiêm tác
giả cuốn Awakening Your Ikigai: How the Japanese Wake Up to Joy and Purpose
Every Day nói.
Sống
có mục đích sẽ khuyến khích các hành vi kéo dài tuổi thọ. Theo ông Mogi, tìm ra
Ikigai giúp bạn sống lành mạnh hơn, tập thể dục nhiều hơn, tăng cường hoạt động
xã hội và học tập suốt đời.
Tìm
ra Ikigai đã khó, duy trì Ikigai của mình còn khó hơn. Để tự nhắc bản thân trở
lại với Ikigai, hãy sống đúng với trái tim và làm theo sự tò mò, trực giác bên
trong. Năm điểm được ông Mogi nhấn mạnh để kiên trì theo đuổi Ikigai bao gồm: Tập
trung vào chi tiết, chấp nhận bản thân, biết dựa vào người khác, tận hưởng niềm
vui và sống cho hiện tại.
"Bên
trong bạn luôn có sự đam mê, một tài năng độc nhất. Chúng đem lại ý nghĩa cho
cuộc sống và hướng bạn đến việc chia sẻ phần tốt nhất của con người mình cho đến
thời khắc cuối cùng", tác giả García and Miralles nhận định.
Học,
giống như nhà thần học vĩ đại Joseph Campbell đã viết: "Hãy đi theo niềm
vui của bạn".
Phương
Dung (Theo CNN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét