Trên thế giới có 3 kiểu người giỏi nhất
Thanh Tâm •Thứ Tư, 20/02/2019 •trithucvn.net
Trên thế giới có 3 kiểu
người giỏi nhất, họ là những người biết giữ vững “3 điều”.
Thứ nhất, người biết giữ
miệng, dù trong tình huống nào cũng đều biết chừng mực, tu khẩu.
Thứ hai, người biết giữ sự
lương thiện, luôn kiên trì và giữ vững tấm lòng lương thiện và đơn thuần, không
vì sự tồn tại của những điều xấu mà hủy hoại sự tốt đẹp của mình.
Thứ ba, người biết giữ đạo
đức, đối nhân xử thế độ lượng, có tấm lòng nhân ái, dùng cái đức và thiện để
đáp trả lại cái oán và ác.
Ba kiểu người này nghe
thì có vẻ đơn giản, nhưng để làm được thì rất khó.
1. Giữ miệng
Trong một lần nhà văn nổi
tiếng Hoa Kỳ Mark Twain đến một thành phố nhỏ, trước khi đi có người nói với ông
rằng muỗi ở đó rất “khủng khiếp”. Sau khi đến, khi ông đang nhận phòng tại
khách sạn thì có một con muỗi bay lượn vo ve ngay trước mặt ông khiến người
nhân viên khách sạn hết sức bối rối.
Mark Twain lại hoàn toàn
không để tâm gì cả và nói: “Muỗi của nơi này thông minh hơn nhiều so với trong
lời đồn, chúng lại còn xem trước số phòng của tôi nữa để đêm đến ghé thăm và ăn
một bữa no nê”. Câu nói này khiến người nhân viên không khỏi bật cười lớn.
Kết quả là đêm hôm đó đại
văn hào Mark Twain đã ngủ rất ngon.
Thì ra là chỉ với một câu
nói hài hước nhẹ nhàng đó của Mark Twain mà tối ngày hôm ấy tất cả nhân viên của
khách sạn tập trung lại để đuổi muỗi, tránh để nhà văn này bị muỗi đốt.
Biết nói năng cẩn thận,
quan tâm đến cảm nhận của người khác thì đó mới là người thực sự tài giỏi. Họa
hay phúc có thể từ miệng mà ra. “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người
sáu tháng ròng”.
Nói năng cẩn trọng thể hiện
nhân phẩm của một người
Người xưa có câu: “Nhất
ngôn khả dĩ hưng bang, nhất ngôn khả dĩ ngộ quốc”, nghĩa là một lời nói cũng có
thể làm quốc gia trở nên hưng thịnh hoặc lụn bại.
“Cuộc đời trong miệng bạn
chính là cuộc đời của chính bạn, nói năng cẩn trọng sẽ thay đổi số mệnh.”
2. Giữ tâm
Có 2 câu chuyện như sau.
Một lần Tuân Cự Bách vượt
đường xa đến thăm một người bạn bị bệnh thì đúng lúc gặp cảnh nơi đó bị giặc tấn
công. Người bạn này khuyên ông hãy đi đi: “Tôi sắp chết rồi, ông hãy rời khỏi
nơi này thì hơn.”
Quân thành thất bại, kẻ địch
tràn vào thành, chúng ngạc nhiên khi thấy Tuân Cự Bách vẫn còn ở đó, bèn hỏi:
“Khi đại quân của chúng tôi vào thành, mọi người đều chạy cả rồi, ông là ai mà
vẫn còn dám một mình ở lại đây?”
Ông đáp: “Bạn tôi bị bệnh,
tôi không nỡ bỏ ông ấy lại một mình, nếu các người nhất quyết muốn giết ông ấy
thì tôi đồng ý dùng mạng của mình để đổi.”
Quân địch nghe xong thì cảm
thấy hết sức kinh ngạc, tâm phục khẩu phục nghĩa khí của Tuân Cự Bách, và bảo
toàn tính mạng cho cả 2 người.
Vào thời nhà Hán, có một
người tên là Triệu Hiếu, anh này có một người em trai tên là Triệu Lễ. Một năm
nọ, mùa vụ thất thu, ai nấy đều bị đói, có một đám cướp chiếm lấy núi Nghi Thu,
chúng bắt Triệu Lễ đi và muốn ăn thịt. Triệu Hiếu vội chạy đến chỗ bọn cướp, khẩn
cầu chúng: “Triệu Lễ là người có bệnh, hơn nữa còn rất gầy yếu, không ngon đâu.
Tôi rất mập mạp, tôi tình nguyện thay cho em trai mình để các ông ăn thịt, xin
các ông hãy thả em trai tôi.”
Bọn cướp còn chưa mở miệng
nói thì người em trai sống chết cũng không chịu và nói rằng: “Tôi bị bắt nghĩa
là phải chết, đây cũng là số mệnh của tôi, đại ca tôi có có tội gì chứ.”
Hai anh em ôm chầm lấy
nhau khóc lớn. Bọp cướp cũng bị họ làm cho cảm động nên thả cả hai anh em ra.
Sự việc này truyền đến
tai nhà vua, ngài ra lệnh phong cả hai anh em làm quan.
Hai câu chuyện này đều
cho thấy tầm quan trọng của việc giữ vững sự lương thiện, người tốt sẽ được đền
đáp.
Người xưa có câu: “Nhân
chi sơ, tính bản thiện”, đây chính là điều đã được đúc kết được từ sự cảm ngộ
và nghiên cứu về con người.
Giữ vững tấm lòng lương
thiện là một sự lựa chọn và cũng là một phẩm chất đạo đức. Sự thiện lương của bạn
sẽ luôn giúp bạn có được sự đền đáp mà bạn không ngờ đến.
Cũng giống như Tuân Cự
Bách hay hai anh em Triệu Lễ, cuối cùng họ đã tự cứu được mình khi gặp nguy nan
nhờ sự lương thiện, coi trọng đạo nghĩa. Họ không ngại làm điều tốt, không chỉ
giúp được người khác, mà còn giữ lại được phúc cho bản thân.
Tác giả người Pháp Victor
Hugo từng nói: “Sự lương thiện là viên trân châu quý hiếm trong lịch sử, người
lương thiện còn hơn cả người vĩ đại.”
Đại văn hào Shakespeare
thì có câu: “Lòng lương thiện chính là vàng ròng.”
3. Giữ đạo
Vào năm 17 tuổi, Lý Gia
Thành (tỷ phú giàu nhất Hồng Kông hiện nay) từng là nhân viên kinh doanh giỏi
nhất tại một xưởng ngũ kim. Nhưng ông sau đó đã đến một công ty sản xuất đồ nhựa
để phát triển.
Khi sắp đi, ông tìm đến
ông chủ và nghiêm túc nói:
“Ngành ngũ kim đang đối mặt
với nguy cơ rất lớn, các chế phẩm nhựa sẽ sớm thay thế gỗ và kim loại, ông cần
phải nhanh chóng chuyển sang ngành nghề có tương lai tốt hơn hoặc điều chỉnh loại
sản phẩm, hãy cố gắng tránh xung đột với mặt hàng đồ nhựa.”
Có người hỏi ông rằng sắp
đi rồi vì sao phải nhắc nhở ông chủ cũ như vậy.
Lý Gia Thành cho hay:
“Con người sống ở đời phải biết nghĩ cho người khác, không được bàng quan khi họ
gặp khó khăn, nhận ra vấn đề mà không nói ra thì trong lòng tôi sẽ bứt rứt
không yên.”
“Biết giữ đạo làm người,
tỉnh táo khi đối nhân xử thế”, đây là nguyên tắc cuộc đời của ông Lý Gia Thành.
Trong xã hội ngày nay,
chúng ta thường cảm thấy nhân tình thế thái lạnh nhạt, thường xuyên thấy cảnh
người này lợi dụng người kia, chỉ biết chiếm lợi riêng cho mình, bán rẻ lương
tâm, coi thường nhân quả. Thật ra đây đều là vì thời đại đổi thay, chuẩn mực đạo
đức của con người trượt dốc, có rất nhiều người không còn giữ vững đạo nghĩa nữa.
Người nhân hậu, phúc đức
bao dung vạn vật, đạo nghĩa là nền tảng lập mệnh của một con người.
Trong đối nhân xử thế,
trong tâm luôn có đạo, biết nghĩ cho người khác thì đường đời mới rộng rãi vững
vàng.
Thanh Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét