Đáp ứng của tôn giáo trước khủng hoảng di cư ồ ạt
Sun,
23/08/2020 - Jos. Tú Nạc, NMS
Nhiều thập kỷ trước, có rất
ít tổ chức phi chính phủ. Việc viện trợ cho người di cư phụ thuộc vào những người
thiện chí như Đức Giám mục Giovanni Battista Dòng Scalabrini.
Vào cuối thế kỷ 19, vị
giám mục người Ý này đã thành công trong việc liên kết với các chính phủ trong
việc tiếp nhận và hòa nhập người di cư. Hồi đó, làn sóng người Âu châu rời bỏ đất
đai của họ để tìm kiếm tài sản trên khắp nước Mỹ.
Cha Fr. Leonir Chiarello,
Tổng Bề trên Dòng Scalabrinian:
“Ngài có sự tham gia của
chính phủ Ý, ngài đến thăm những người di cư ở Ba Tây, thúc đẩy Giáo hội địa
phương cũng như chính quyền địa phương tiếp nhận người di cư. Khi đến Hoa Kỳ,
ngài đã đến thăm những người di cư ở Nữu Ước, các giáo xứ của họ và các giám mục.
Ngài đã đến Hoa Thịnh Đốn để gặp Tổng thống Roosevelt và yêu cầu quốc gia này
thực hiện các luật và chương trình bảo vệ.”
Đức Giám mục Giovanni
Battista Scalabrini đã thành lập tới 3 cơ sở để giúp đỡ những người di cư,
trong đó có Hội Truyền giáo Thánh Charles Borromeo, được gọi là “Các nhà truyền
giáo Scalabrinian.” Hiện có khoảng 600 linh mục hiện diện tại hơn 30 quốc gia.
Các nhà truyền giáo Scalabrinan có thể được tìm thấy trên các tuyến đường chính
được người di cư và người tị nạn sử dụng, thúc đẩy các sáng kiến giúp họ hòa
nhập. Bề trên Tổng quyền, Fr. Leonir Chiarello là hậu duệ của những người Ý di
cư đến Ba Tây.
Cha Fr. Leonir Chiarello,
Tổng Bề trên Dòng Scalabrinian:
“Người sáng lập của chúng
tôi thấy rằng di cư là một hiện tượng cấu trúc chứ không phải hoàn cảnh: nhiều
người vào thời điểm đó đã nói: “Di cư Ý sẽ qua đi, đó là một hiện tượng rất
nhanh chóng.” Chúng ta biết rằng di cư là một hiện tượng cấu trúc, nhưng có những
thay đổi rất nhanh trong một số dòng di cư, chẳng hạn như những gì đang xảy ra ở
Venezuela. Thay đổi chính trị cũng đủ để kích động một làn sóng di cư ồ ạt. Vì
vậy, chúng ta phải chú ý đến những gì sẽ xảy ra.”
Ngày nay, nhận thức được
những gì đang xảy ra trên thế giới có nghĩa là chuẩn bị cho những thiệt hại tài
sản thế chấp của đại dịch. LHQ ước tính rằng “khoảng 25 quốc gia” sẽ phải đối mặt
với “mức độ tàn phá của nạn đói trong những tháng tới” do virus coronavirus.
Tình hình người di cư và người tị nạn vốn đã sống bấp bênh cũng được dự báo sẽ
còn tồi tệ hơn.
Vì vậy, tại các giáo xứ ở
Roma đã phân phát thực phẩm và quần áo cho những người di cư Mỹ Latinh gặp khó
khăn.
Vì lý do này, Cha Fr.
Leonir Chiarello giải thích tại sao sứ mệnh của các nhà thừa sai Scalabrinian vẫn
tiếp tục, và sẽ vẫn giống như cách đây hơn 100 năm khi họ được thành lập bởi một
vị giám mục đi trước thời đại.
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh
Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét