Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

Aug 9, 2020 - Chúa nhật 19 thường niên năm A



Aug  9, 2020 - Chúa  nhật  19  thường  niên  năm  A
" Lạy  Chúa,  xin  cứu  con!  






Các Bạn thân mến,

Vâng, đó là lời khẩn cầu của ông Phero, môn đệ Đức Giesu khi gặp phong ba bão táp lúc đi trên mặt biển!

Cũng như ai đã từng đi biển hoặc vượt biên những năm 1975, hẳn cảm nhận rõ nỗi kinh hoàng của sóng, bão biển cả. Khi đó những kẻ vô thần, chai lì nhất cũng phải khẩn cấp kêu cầu: "Lạy Trời, lạy Chúa xin cứu con!

Và hôm nay, Việt Nam thân yêu, nước Mỹ vĩ đại cùng toàn thế giới đang chìm trong đau khổ sợ hãi đến tột cùng vì đại dịch Covid -19 hoành hành gần năm trời rồi mà chưa có dấu hiệu chấm dứt, thuốc men không có, thuốc phòng ngừa chưa hoàn tất! Mọi người hoảng sợ, chính quyền, xã hội lo lắng vì tình hình mọi nơi xáo trộn, bất ổn, kinh doanh buôn bán và các ngành nghề đều bị đóng băng! Chưa đại dịch nào, chiến tranh, tai hoạ nào mà ảnh hưởng sâu đậm rộng lớn và dai dẳng đến thế giới như vậy!

Ai cũng cảm nhận rằng chỉ còn một cách kêu cứu Trời Cao, Đấng Tạo Hoá, Thiên Chúa can thiệp giúp thế giới mà thôi! 
Và Kito giáo chúng ta, hãy tin tưởng vào Đức Giesu, hãy tha thiết khẩn nài Ngài cứu giúp nhân loại!
Chắc chắn Chúa sẽ ra tay cứu chúng ta như khi xưa Ngài đã cứu thánh Phero khỏi chìm giữa biển sâu!

Tr lại Tin Mung, chúng ta thấy, sau phép lạ bánh hóa nhiều, dân chúng hào hứng phấn khởi đòi tôn Đức Giêsu lên làm lãnh tụ, làm Vua của họ - vua trần gian - các môn đệ cũng phấn khích không kém. 

Tại xứ Palestin sôi dộng ấy, mà có phong trào quần chúng cổ vũ thì một cuộc cách mạng rất có thể sẽ bùng nổ ngay tại đó. Tình trạng này rất nguy hiểm, và các môn đệ có thể làm cho tình huống thêm rắc rối, trong khi giờ của Đức Giesu chưa đến. Nhưng Ngài không muốn cho lòng hăng hái lệch lạc này tác động lên các Tông đồ, nên đã vội vã bảo các ông lên thuyền sang bên bờ kia, để tránh cho các ông ảo tưởng về sứ mệnh Messia của Ngài, và Ngài nhanh chóng giải tán đám đông rồi đi riêng lên núi cầu nguyện. Chiều đến, Ngài vẫn ở đó một mình. Còn chiếc thuyền của các môn đệ thì đã ra xa bờ nhiều dặm: đây là Biển hồ Tibêria, một biển Hồ rất lớn, nên thường có sóng to gió bão táp. 

Ngài ngừng cầu nguyện vào giữa đêm khuya, rồi bắt đầu đi vòng qua mé hồ để về bờ bên kia.

Vào canh tư, tức khoảng ba đến sáu giờ sáng, Đức Giesu nhìn thấy thuyền của các môn đệ đang chống chọi với sóng gío, nên Ngài xuống hồ để giúp đỡ họ.

Ngài đi trên mặt biển đến với các môn đệ; nhìn thấy Ngài, các ông hoảng hốt, sợ hãi bảo nhau: “ma đấy!”

Nhưng Đức Giesu trấn an ngay: “Cứ yên tâm, đừng sợ! Chính Thầy ḍảy.”

Ông Phêrô vẫn còn nghi ngờ không biết có phải Thầy hay không, nên nói: “Nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài”- Câu này cho thấy rõ tính cách của ông Phêrô, một người thiếu chín chắn.

Nhưng Đức Giesu vẫn chia sẻ quyền năng siêu nhiên cho Phero được đi trên mặt nước đến với Ngài.

Khi thấy có gió thổi thì ông đâm sợ hãi, bởi hoài nghi, nên ông bị chìm xuống. Và ông lại cầu cứu Ngài.

Nhớ lại, Đức Giêsu có lần đã ban quyền chiến thắng sự dữ cho Phêrô, nhưng ông có nhận được quyền năng ấy hay không lại tuỳ vào lòng tin mạnh hay yếu của ông.

- “Thưa Ngài, xin cứu con!”: Câu này tương tự như lời các Tông đồ cầu cứu khi thuyền các ông sắp bị gió bão nhấn chìm.

-  Trước lời cầu xin thiết tha của Phêrô, Đức Giêsu đã đáp lại bằng việc đưa tay cho ông. Rồi trách: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?” Ngài như vừa trách yêu đức tin yếu kém của ông, lại vừa khích lệ ông hãy kiên vững tin vào Ngài.

-  Sự hiện diện của Đức Giêsu đã đánh tan cơn sóng gió và đem lại bình yên cho con thuyền của các môn đệ.

- “Qủa thật Ngài là Con Thiên Chúa!”: Lời tuyên xưng này mới chỉ nhìn nhận Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, đồng nghĩa với Đấng Cứu thế. Tuy nhiên, Tin Mừng Matthêu lại muốn mượn lời tuyên xưng này để trình bày đức tin của Hội thánh thời sơ khai: “Đức Giêsu Kitô là Con Một Thiên Chúa, đồng bản tính với Đức Chúa Cha!”

Đề tài chính của đoạn văn hôm nay là lòng tin. Các môn đệ đã được thấy Đức Giêsu chữa lành các bệnh nhân rồi làm phép lạ cho năm cái bánh và hai con cá biến thành thức ăn đủ cho trên năm ngàn người mà còn dư nữa.

 Giờ đây, khi Đức Giêsu đi trên mặt biển hồ tiến về phía thuyền các ông. Các ông đã hoảng sợ và nghĩ rằng có lẽ mình đang thấy ma. Đức Giêsu làm cho các ông yên tâm rằng chính là Ngài vì thế các ông không sợ nữa.
Chứng kiến phép lạ này, các môn đệ đã tin Ngài là Con Thiên Chúa.

Đây là dịp Đức Giesu muốn gieo vào lòng các môn đệ của Ngài một niềm tin khác, đó là dù đứng trước sóng gío phong ba của biển cả, mà tin và cầu cứu Ngài, thì Ngài sẽ cứu giúp ngay, vì Ngài có quyền khống chế biển cả để bầy tỏ thiên tính của Ngài.

1. Chúa luôn kịp thời:

-   Đức Giesu bước qua các đợt sóng biển để đến với các môn đệ. Ngài đến qúa bất ngờ, nên mọi người trên thuyền đều hoảng hốt sợ hãi la lớn khi thấy Ngài

-   Nhưng Chúa bảo họ: "Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!"

-   Khi Ngài vừa lên thuyền với họ thì sóng gío yên lặng ngay.

-   Những kẻ trong thuyền bái lạy Ngài và nói: "Qủa thật Ngài là Con Thiên Chúa!"

-  Không ai còn có thể hồ nghi về sự quan tâm của Chúa đối với các môn đệ; rất nhiều lần trong những lúc môn đệ cần thì Chúa đến với họ ngay, dù chưa có sự cầu xin.

-  Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta cũng thường gặp những phong ba bão táp, thiêng liêng, tinh thần, tình cảm, thể xác; những luồng gío luôn thổi ngược dòng, khiến chúng ta phải chống chọi, chiến đấu vất vả ngược xuôi, đôi khi vô vọng nữa.

-  Đó là những cá tính của bản thân, những cám dỗ, những nghịch cảnh, những sầu khổ, những thất bại, những quyết định sai trái…

-  Chính trong những giờ phút như thế, hãy bình tĩnh tin rằng chúng ta không phải chiến đấu một mình, vì Đức Giesu luôn đến kịp thời để giúp đỡ chúng ta.

-  Sự quan tâm giúp đỡ này không phải Chúa chỉ làm một lần vào một đêm giống tố ở Palestin khi xưa, mà đó là dấu hiệu tiêu biểu cho những điều Ngài luôn luôn làm cho dân Ngài mỗi khi có nguy cơ bị vùi dập vì bất kỳ cơn bão tố nào của cuộc đời.

-   Vậy đừng sợ, chúng ta hãy tin cậy và cầu cứu Ngài khi gặp mọi khó khăn.
                     
2. Cá tính của ông Phero:

 Đây là đọan Tin Mừng biểu lộ cá tính đầy đủ nhất của ông Phero, cũng là của nhiều người trong chúng ta:

       a)    Hành động theo cảm tính:

-    Ông thường ít suy nghĩ cặn kẽ nên lầm lỗi ông luôn mắc phải, là hành dộng vội vàng, khi chưa nhìn rõ thực trạng và cân nhắc kỹ lưỡng.

-    Chung qui mọi rắc rối của Phero đều do ông để tình cảm chi phối hành động.

-    Tuy nhiên dù đôi lần vấp ngã, nhưng lòng ông lúc nào cũng ngay thẳng thành thật, vì bản chất của ông luôn thương yêu.

-     Mặt này ông đã là mẫu gương cho mọi người.

      b)    Thất bại và đau khổ:

-    Bởi Phero hành động nóng nảy theo sự thúc đẩy của con tim, của cảm tính, nên ông thường thất bại và đau khổ. Nhưng ông không nản lòng mà biết đứng dạy ngay, biết ăn năn cầu cứu Chúa ngay.

-    Chúng ta đôi khi cũng vậy, thường hành động theo cảm xúc trong một giây phút nào đó mà không chờ đợi suy nghĩ cẩn thận đến cái gía phải trả.

-    Chúa khuyên chúng ta nên nhìn kỹ mọi việc trước khi hành động. Đó không chỉ áp dụng cho những hành động tôn giáo, mà cả trong mọi việc ở đời.

-    Nên Ngài đã rất thành thật với mọi người khi nói rằng theo Ngài, bước vào con đường Kito giáo là sẽ luôn luôn gặp khó khăn, sầu khổ.

-   Phero cũng là gương mẫu cho những người vất vả vì thất bại.

      c)     Tuy nhiên Phero không bao giờ thất bại ở phút cuối cùng:

-     Luôn luôn trong giây phút sau cùng ông biết nắm chặt lấy Đức Giesu.

-     Điều kỳ diệu về Phero là cứ mỗi lần vấp ngã, ông lại nhanh chóng trỗi dạy ngay, nên những thất bại đó đã mang ông lại gần Chúa hơn.

-     Vì thế sự thất bại của Phero đã làm cho ông càng yêu mến Chúa nhiều.

-     Thật vậy, một vị Thánh cũng không phải là người không hề vấp ngã, mà là người biết trỗi dạy và tiếp tục tiến lên sau đó.

-     Đọc tiểu sử các Thánh, chúng ta thấy không ít những vị đã có một qúa khứ tồi tệ về phương diện nào đấy. Nhưng các vị ấy đã nhận ra tội lỗi, sai lầm của mình, từ đó chừa cải và đổi thay để trở nên người tốt.

-   Phero quả xứng đáng là tông dồ trưởng của các môn đệ.

        d) Một sự thật vĩ đại:

-   Giữa cơn sóng gío, các môn đệ hoang mang lo sợ nên không nhận ra Đức Giesu.

-    Nhưng khi các môn đệ nhận ra Ngài thì không còn lo sợ nữa.

-    "Khi thầy trò đã lên thuyền thì sóng gío lặng ngay."

-   Đây là câu kết thúc thật vĩ đại của đọan Tin Mừng hôm nay.

-    Điều đó cũng được hiểu là bất cứ nơi nào có Đức Giesu, thì dù phong ba bão táp, dữ dội đến đâu cũng sẽ trở nên yên bình.

-   Vậy khi tâm lòng chúng ta bất an, thân xác chúng ta gặp nguy hiểm... hãy biết tin tưởng chạy đến cầu cứu cùng Chúa, chắc chắn Ngài sẽ giải quyết ngay để giữ cho chúng ta được yên tĩnh, bình an.

-   Tuy nhiên Đức Tin không bảo đảm cho người tin không gặp sóng gío, nhưng thêm sức cho người ấy để có thể bước đi trên mặt nước giữa sóng gío, bão táp của cuộc đời.

-   Vì thế Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta thẳng thắn nhìn vào cuộc sống của mình. Nếu chúng ta không cảm nhận được sự bình an là niềm vui thiêng liêng, thì chắc hẳn là chúng ta đã rời mắt khỏi Đức Giêsu.

-   Nếu chúng ta đang sắp bị bão tố cuộc đời tàn phá, thì có lẽ là vì chúng ta đã rời mắt đi xa Đức Giêsu.

-     Nên chúng ta hãy quay mắt trở lại nhìn vào Đức Giêsu để nói như thánh Phêrô: "Lạy Chúa, xin cứu con!". Chắc chắn chúng ta sẽ cảm nghiệm được sự nâng đỡ của Ngài.

Lạy Chúa, cuộc đời chúng con đúng như một con thuyền nhỏ bé lênh dênh giữa biển khơi để về bến Nước Trời. Nhưng ngày đêm phải đối mặt với những nguy hiểm tứ bề: sóng gío, bão táp, băng tuyết, đá ngầm, thú dữ biển sâu, cả bọn hải tặc, và sự cô đơn, yếu đuối, thất vọng...

Xin thêm đức tin cho chúng con nhận ra được sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống, để chúng con không sợ hãi, nhụt chí. Mà luôn biết cầu xin Chúa hầu được gặp Ngài như Thánh Phêrô đã gặp được Ngài giữa cơn bão biển.

Chúng con cầu xin vì "Ngài chính là Con Thiên Chúa". Amen.

Than men,
duyenky


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét