Chúng ta có thực sự ưu tiên con?
08/07/2020
- vietnamnet.vn
Chúng
ta có thực sự ưu tiên con?
Ảnh:
Brightside
Chúng ta làm việc cật
lực để kiếm tiền cho con được đủ đầy nhất, kèm chặt con bài vở mong con
học tốt nhất. Nhưng ta đã thực sự ưu tiên con cái, làm mọi điều vì
con?
Đôi khi chúng ta chú trọng
đến những vấn đề to tát mà lại quên đi những chi tiết dù nhỏ
nhưng lại có ảnh hưởng không hề nhỏ.
Khi có người nói
những điều tiêu cực lên con như "thằng bé này chết nhát"
hoặc vô duyên hơn nữa: "Mẹ sắp có em, con bị ra rìa rồi", bạn
có đủ can đảm nói lại rằng "không đâu, chẳng qua là cháu cẩn thận
và cảnh giác đấy ạ" hoặc cứng rắn hơn "bác đừng nói vậy,
không nên đâu ạ, không ai có thể khiến con ra rìa, bố mẹ yêu
thương cả hai anh em bằng nhau" không?
Hay bạn sợ làm phật
lòng người lớn mà cười trừ cho qua? Phớt lờ đi cảm xúc của con?
Nghĩ rằng con còn nhỏ chưa biết gì?
Con bị ảnh hưởng bởi
những lời nói đó nhiều hơn ta tưởng vì suy nghĩ của con rất ngây
thơ, non nớt, dễ dàng hấp thụ mọi thông tin mà không biết đâu là
đùa, đâu là thật. Những lời nói đùa tiêu cực như liều thuốc độc
đối với tâm hồn trẻ. Đứa trẻ bị nói nhút nhát nhiều lần sẽ nghĩ
mình nhát gan thật, dần thu mình lại trước đám đông. Đứa trẻ bị dọa
cho ra rìa sẽ căm ghét em mình, dần trở nên khó tính, lầm lỳ hoặc kích
động.
Đi dự tiệc hoặc liên
hoan, gặp mặt mà đưa con theo, bạn lưu tâm chọn một địa điểm phù hợp
với cả người lớn và trẻ nhỏ, có không gian cho các con vui đùa, đồ
ăn phù hợp với trẻ con, và ít nhất có ghế ăn dặm (nếu con đang nhỏ).
Hay bạn chỉ nhắm đến nơi có đồ ăn, thức nhậu ngon, không gian sang trọng,
phục vụ nhu cầu người lớn?
Có thể vì thói quen khó
bỏ từ khi chưa có con, có thể vì muốn vừa lòng những người lớn
khác, mà ta bỏ qua nhu cầu của con. Không có không gian phù hợp để
chơi, con thấy tù túng, nhanh chán nên mè nheo, khóc lóc, bạn tặc lưỡi
đưa điện thoại, máy tính bảng cho con chơi, mong giữ bầu không khí yên
bình.
Hình ảnh những cuộc tụ
tập, người lớn chúc tụng còn trẻ con mỗi đứa chúi mặt vào một cái
điện thoại trở nên quá quen thuộc. Tôi cũng từng mang con đến nhiều
lần gặp gỡ như vậy. Rồi tự hỏi con nhận được gì sau đó? Ngoài thói quen cứ đến
chỗ đông người lại đòi chơi điện thoại? Thế rồi tôi quyết tâm thay đổi, cố gắng
chọn địa điểm có khu vui chơi riêng dành cho trẻ con mỗi khi có dịp hội hè với
gia đình hay bạn bè, người lớn cần giải trí, cần không gian thì trẻ em cũng vậy.
Và kể cả khi ở cùng con,
không có mặt bất cứ ai khác, ta có thực sự dành toàn thời gian cho con? Chồng
tôi có một thói quen rất buồn cười, đưa con đi chơi thì lấy điện thoại lướt
facebook. Nhưng khi con ngủ rồi thì lại lao đến hôn hít con rồi lấy điện thoại
ra xem ảnh, video của con.
Chính tôi cũng vậy, có
khi mải hóng một "drama" trên mạng hay đang dở làm việc nhà, tôi vô
tình lướt qua ánh mắt mong mỏi của con khi muốn khoe mô hình lego con vừa hoàn
thành. Với con trẻ, có những tích tắc nếu bỏ lỡ sẽ vụt mất cơ hội tương tác quý
giá.
Một ánh mắt khích lệ, một
nụ cười đồng minh, sự ưu tiên, quan tâm tinh tế và đúng lúc còn đáng giá hơn
nhiều những điều kiện vật chất bên ngoài.
Theo Dân Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét