ĐỨC MẸ VỀ TRỜI
Mon,
03/08/2020 - Trầm Thiên Thu
Hằng năm, người Công giáo
tham dự Thánh Lễ ngày 15 tháng 8 theo Giáo Luật để kính mừng cuộc về trời của Đức
Maria. Niềm tin này gắn liền với Lễ Mông Triệu đã được cử hành nhiều thế kỷ qua
(nhiều vị thánh có bài giảng về Đức Mẹ Mông Triệu), và niềm tin này được nâng
lên thành tín điều qua Tông hiến “Munificentissimus Deus” của ĐGH Piô XII, ban
hành ngày 1-11-1950. Tín điều minh định rằng Đức Mẹ được đưa về trời cả hồn và
xác, ĐGH Piô XII dẫn chứng về Giáo Hội Công giáo qua nhiều thế kỷ. Mặc dù xác định
và ủng hộ niềm tin này qua dòng lịch sử, tài liệu này vẫn mở ra các vấn đề liên
quan cuộc về trời của Đức Mẹ. Cuối cùng, người ta đưa ra các ý kiến về sự kiện
này.
Bạn có thể nói rằng người
ta giả định về cuộc về trời của Đức Mẹ – nhất là vấn đề Đức Mẹ có chết hay
không, điều đó xảy ra ở đâu, và lúc đó Đức Mẹ bao nhiêu tuổi. Chúng ta hãy nhìn
vào các vấn đề để xem các giả định nào chúng ta có thể đặt ra về tín điều Đức Mẹ
Mông Triệu.
1.
ĐỨC MẸ CÓ “CHẾT” KHÔNG?
Tôi có dịp cử hành lễ Đức
Mẹ Lên Trời tại một nghĩa địa. Tôi nghĩ rằng đó là hình ảnh khá phù hợp về việc
Đức Mẹ về trời, vì chúng ta hy vọng được về nơi Chúa Giêsu đẽ về, và nơi Đức Mẹ
đã trở nên Nữ Vương Trời Đất. Lễ Đức Mẹ Lên Trời gợi lên cho chúng ta vấn đề Đức
Mẹ có chết hay không. ĐGH Piô XII không trả lời câu hỏi này, vì ngài muốn phản
ánh việc xác Đức Mẹ lên trời chứ không phản ánh cái chết của Đức Mẹ, như vậy để
chúng ta suy nghĩ về vấn đề bỏ ngỏ này.
Có ba vấn đề nổi lên
trong thần học Mông Triệu: chết như ngủ, lên trời, và bất tử. Những người theo
thuyết chết-như-ngủ (dormitionists) tin rằng Đức Mẹ ngủ cho tối khi được di
chuyển cả hồn và xác tới nơi vinh quang của Chúa Con. Những người theo thuyết
mông triệu (assumptionists) cho rằng Đức Mẹ chết và được mai táng trong mồ, sau
đó người ta thấy mồ trống rỗng. Những người theo thuyết bất tử (immortalists)
cho rằng Đức Mẹ không chết vì cái chết không là hệ lụy của tội nguyên tổ đối với
Đức Mẹ, dù Đức Mẹ không là Đấng cứu độ. Họ tin rằng Đức Mẹ được vinh quang và
được đưa về trời khi còn sống. (xem Denis Farkasfalvy, The Marian Mystery:
Outline of a Mariology, tr. 167)
Tôi giả định thế nào về Đức
Mẹ Mông Triệu? Tôi tự cho mình là người theo thuyết mông triệu, tôi cho rằng Đức
Mẹ chết và được mai táng trong mồ, sau đó thấy mồ trống. Ý kiến của tôi dựa vào
tiểu sử của Đức Mẹ với các tác giả tâm linh và thần bí. Tác phẩm đầu tiên tôi
đánh giá cao là của Thánh Maximus (590–662, thần học gia ở Constantinople), có
tựa đề là “Đời Sống của Đức Mẹ.” Tôi tin tài liệu này vì nó giới thiệu tổng hợp
các truyền thống Công giáo từ Giáo Hội sơ khai tới thế kỷ VII. Tôi cũng đã đọc
các tác phẩm của Bậc đáng kính Maria Agreda và Chân phước Anne Catherine
Emmerich, các thị nhân đã thị kiến cuộc đời của Đức Mẹ và đề cập trong tài liệu
Thành Phố Bí Ẩn của Thiên Chúa và Đời Sống của Đức Maria. Các tài liệu này có vẻ
xác định vị trí lên trời. Các tác giả kể lại khoảnh khắc truyền tin lần thứ hai
cho Đức Mẹ, lúc đó thiên thần hiện ra và cho Đức Mẹ biết rằng thời gian Mẹ tái
kết hợp với Con sẽ sớm xảy ra. Các tông đồ được triệu tập đến bên Đức Mẹ và chứng
kiến giây phút Đức Mẹ từ biệt thế gian, rồi họ an táng thi hài Đức Mẹ. Sau đó,
một tông đồ đến mộ thì thấy cửa mộ mở và trống trơn, chỉ thấy vải liệm.
Tại sao Đức Mẹ chết? Một
nhà viết tiểu sử nói rằng Đức Mẹ muốn chết như mọi người và về trời để cảm nghiệm
sự chết. Về việc đến gần Chúa Con, Bậc đáng kính Nữ tu Maria Agreda nói rằng Đức
Mẹ muốn trải nghiệm sự chết và ngủ yên trong Chúa. Với những người theo thuyết
mông triệu, có hai điều song song là sự sống lại và ngôi mộ trống của Đức Mẹ. Bạn
có nghĩ Đức Mẹ chết không? Đức Mẹ về trời như thế nào?
2. ĐỨC MẸ LÊN TRỜI TỪ CHỖ
NÀO?
Đa số khách hành hương tới
Thánh Địa đều kính viếng Tu viện Dormition ở Giêrusalem, nơi các tu sĩ Dòng Biển
Đức sống và cầu nguyện. Trong hầm mộ nhà thờ, khách hành hương sẽ thấy tượng Đức
Mẹ nằm trên đòn khiêng đám ma. Trở lại với tiểu sử của tác giả Thánh Maximus,
ông nói rằng các tông đồ đã rước thi hài Đức Mẹ trên các con đường ở Giêrusalem
từ Núi Sion (nơi có Tu viện Dormition) tới Núi Ô-liu, nơi Đức Mẹ được an táng
trong mồ gần Vườn Gếtsêmani. Tại chân Núi Ô-liu có nhà thờ Chính Thống giáo
Armenia–Hy Lạp, nơi được coi là nhà mộ của Đức Mẹ. Từ truyền thống này, có thể
cuộc về trời của Đức Mẹ xảy ra tại Giêrusalem, điều này được ghi trong tiểu sử
của tác giả Thánh Maximus và Bậc đáng kính Maria Agreda. Còn CP Emmerich lại có
nhận xét khác, dựa trên các thị kiến thần bí của mình.
Từ trên Thập Giá, Chúa
Giêsu đã giao phó Đức Mẹ cho tông đồ Gioan và Gioan cho Đức Mẹ, từ đó Gioan đưa
Đức Mẹ về nhà mình. Nhiều người tin rằng Đức Mẹ đã cùng Thánh Gioan tới Êphêsô
làm việc tông đồ. Tuy nhiên, Thánh Maximus không đồng ý và cho rằng Đức Mẹ
không tới Êphêsô, vì Chúa Giêsu đã hiện ra bảo trở lại Giêrusalem. Bậc đáng
kính Maria Agreda cho rằng Đức Mẹ tới Êphêsô nhưng rồi trở lại Giêrusalem. Anne
Catherine Emmerich đề nghị cân nhắc cuộc về trời của Đức Mẹ xảy ra ở Êphêsô. Với
mức độ nào đó, cách của Emmerich hầu như được đánh giá cao từ nỗ lực của một nữ
tu Dòng Đức Mẹ Thăm Viếng, Nữ tu Marie de Mandat Grancey (1837-1915), người cảm
nhận sâu sắc đời sống thần bí của CP Emmerich về Đức Mẹ (xem Mary’s House in
Ephesus – Ngôi Nhà Đức Mẹ ở Êphêsô). Đáp lại lời kêu gọi của ĐGH Leo XIII về việc
truyền giáo ở Trung Đông, Nữ tu Marie đến làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ, gần Smyrna,
và trong thời gian đó bà gặp được các tác phẩm của CP Emmerich.
Nếu Nữ tu Marie là con
gái quý tộc, hẳn bà được gia đình ủng hộ gây quỹ khảo cổ ở Êphêsô để định vị
ngôi nhà của Đức Mẹ như đã được Emmerich mô tả. Với cách mô tả theo mặc khải tư
của CP Emmerich, ngôi nhà Đức Mẹ đã được phát hiện, ngày nay vẫn là nơi hành
hương đối với các Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo. Điều này làm tăng lòng tin đối với
cách mô tả của CP Emmerich. Nếu một người chưa tới Êphêsô (CP Emmerich) có thể
mô tả chi tiết nơi đó để nhóm khảo cổ khai quật phát hiện ngôi nhà Đức Mẹ, vậy
điều gì làm cho chúng ta chấp nhận lời của CP Emmerich theo thị kiến? Cách mô tả
của bà đòi hỏi chúng ta cân nhắc vị trí khác về cuộc về trời của Đức Mẹ.
Mặc dù chứng cớ mới đây ủng
hộ cách mô tả của CP Emmerich, tôi cho rằng vị trí đó ở Giêrusalem. Có thể vì
tôi đã từng hành hương tới Thánh Địa và cầu nguyện vài lần tại Tu viện
Dormition và Mộ Đức Mẹ của Chính Thống giáo. Tôi tin có lịch sử quan trọng đối
với Giêrusalem, vì Nhà Thờ Thánh Mộ có từ những năm 400. Nếu ngày nào đó tôi có
dịp hành hương tới Êphêsô, có thể tôi sẽ đổi ý. Nhưng hiện nay, tôi rất ủng hộ
giả thuyết này.
3. ĐỨC MẸ BAO NHIÊU TUỔI?
Một câu hỏi khác người ta
thường hỏi tôi về cuộc đời Đức Mẹ liên quan tuổi tác. Tôi không biết tại sao
đây lại là vấn đề quan trọng, nhưng nó lại được người ta đặt ra nhiều hơn tôi
tưởng. Bạn có thể có ý tưởng đơn giản bằng cách tính tuổi Đức Mẹ khi còn thiếu
niên cộng với 33 năm sống bên Chúa Giêsu, thêm vài năm sau khi Chúa Giêsu phục
sinh và lên trời. Các nhà viết tiểu sử nói gì? Theo Thánh Maximus, Đức Mẹ 80 tuổi;
theo Agreda, Đức Mẹ 70 tuổi; theo Emmerich, 64 tuổi. Thánh Maximus dựa vào
Thánh Vịnh nói là 70 năm, 80 năm đối với những người khỏe mạnh, chắc là Đức Mẹ
khỏe mạnh. Trong ba độ tuổi đó, không có điểm nào liên quan tuổi của Đức Mẹ.
Thành thật mà nói, tôi không có giả định về tuổi của Đức Mẹ, bởi vì tôi không
coi đó là vấn đề quan trọng.
4. Ý TƯỞNG VỀ ĐỨC MẸ LÊN
TRỜI
Kinh Thánh không cho
chúng ta biết nhiều về Đức Mẹ. Sự tò mò của trí tuệ luôn muốn biết nhiều hơn những
gì chúng ta biết qua Kinh Thánh. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tạ ơn Chúa về
cách tổng hợp của Thánh Maximus, thị kiến thần bí của Bậc đáng kính Maria Agreda
và CP Anne Catherine Emmerich. Tiểu sử của họ có thể giúp khỏa lấp một số khoảng
trống về cuộc đời của Đức Mẹ, nhất là khi chúng ta cố gắng giả định về cuộc về
trời của Đức Mẹ. Mọi thứ tôi giới thiệu về cuộc về trời của Đức Mẹ mở ra cách
phê bình, bạn không buộc phải tin hay không tin. Các vấn đề này chỉ được đặt ra
để giúp chúng ta đào sâu hơn về cách suy nghĩ của mình về con người của Đức Mẹ.
Dù Đức Mẹ có chết hay không, điều đó xảy ra ở đâu, hoặc Đức Mẹ bao nhiêu tuổi,
điều đó không cần thiết đối với ơn cứu độ của chúng ta. Cách giả định quan trọng
nhất mà chúng ta có thể đặt ra về cuộc về trời của Đức Mẹ là thế này: Đức Mẹ đã
ở trên trời, Đức Mẹ cầu bầu cho chúng ta, và Đức Mẹ biết nhu cầu của chúng ta
trước khi chúng ta thực hiện cho chính mình. Đó là cách chúng ta có thể hoàn
toàn tin tưởng.
Lm. EDWARD LOONEY
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ
từ CatholicExchange.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét