Mách bố mẹ phương pháp "trị triệt để" tính ương bướng, lì lợm của trẻ
LĐO
| 26/06/2020
Đôi lúc bố mẹ bất lực với
tính ương bướng của trẻ và phải la mắng bé. Tuy nhiên, thay vì mắng trẻ, có rất
nhiều cách để trẻ không còn ương bướng.
Đặt mình
vào vị trí của con
Nếu con tỏ thái độ bướng
bỉnh, không nghe lời, bạn đừng vội tức giận mà hãy đặt mình vào vị trí của con
để xem xét nguyên nhân. Vì có nhiều vấn đề đối với cha mẹ đó là sự ngang bướng,
nhưng đối với trẻ nhỏ thì đó là do cha mẹ không giữ lời hứa. Những lúc như thế,
các bậc phụ huynh nên đặt mình vào vị trí của con và đừng quên xin lỗi con em
mình.
Đặt ra giới hạn
Hiểu được mong muốn của
con là điều rất quan trọng. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng nên đáp ứng trẻ
vì đương nhiên sẽ có những yêu cầu không phù hợp. Trong trường hợp không đòi được
thứ muốn có, trẻ sẽ bắt đầu la hét và tỏ ra bực bội, ăn vạ.
Uốn nắn từ từ
Sau khi cơn giận đã qua
đi là lúc thích hợp để bạn giải thích kỹ càng những điểm sai cho con. Thỉnh thoảng,
cũng nên để các bé tự làm theo ý thích của bản thân, không ép bé làm những điều
bé không thích như tắt tivi trong lúc bé đang xem phim hoạt hình, ép bé phải ăn
nhiều…
Tạo một bầu không khí yêu
thương, tôn trọng
Hãy biến nhà bạn thành một
nơi hạnh phúc, thoải mái đối với các bé. Tạo ra một bầu không khí luôn có sự
tôn trọng, yêu thương, cảm thông và thấu hiểu lẫn nhau.
Đưa ra những nguyên tắc,
kỷ luật để bé thực hiện theo cũng rất cần thiết, nhưng hãy chắc chắn bạn làm điều
đó một cách trìu mến chứ không áp đặt bé phải làm theo ý mình. Thay vì ép buộc
con phải tuân thủ nguyên tắc, hãy thuyết phục con bạn, nói cho con về tầm quan
trọng của các quy tắc được đặt ra.
Thiết lập
giờ giấc cho con
Đừng bao giờ để con rơi
vào tình trạng như phải đi học triền miên hay cho con nghỉ học tùy hứng vài
ngày liên tiếp. Cuộc sống có giờ giấc bất thường sẽ nhanh chóng khiến trẻ có những
cảm xúc hỗn độn và dễ cáu giận.
Để tránh tình trạng này,
các bậc phụ huynh hãy thiết lập giờ giấc sinh hoạt đều đặn cho con. Phương pháp
này sẽ hình thành tính kỷ luật, nề nếp và sự chỉn chu cho trẻ trong cuộc sống.
Cảnh báo về hậu
quả
Trừng phạt một đứa trẻ
không phải là cách hiệu quả nhất để chúng bớt bướng bỉnh. Thậm chí, điều này
còn khiến trẻ cảm thấy tiêu cực và càng lì lợm hơn.
Một đứa trẻ sẽ không thể
ý thức được về mức độ tốt, xấu của hành động nên cha mẹ hãy cảnh báo con về hậu
quả nếu điều chúng làm là không phù hợp. Điều này có thể giúp con tự nhận thức
các mặt tích cực và tránh những điều không tốt trong cuộc sống.
HẢI MINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét