GIA TRƯỞNG HAY
BẠN HIỀN
GIA TRƯỞNG HAY BẠN HIỀN
Buồn
hay vui cha cũng cam để dạ
Khóc
hay cười cha để cả trong tim
Như
đại dương lòng biển cả lặng im
Trong sâu thẳm tiềm tàng nhiều bí ẩn.
Với
tư cách là một người phụ nữ, xin được chia sẻ một vài cảm nghĩ, đồng thời cũng
nói lên những ước mong, những thao thức, những chờ đợi thay cho những chị em
phụ nữ đang làm mẹ, làm vợ. Bài này vì thế vừa mang tính chia sẻ, vừa là những
suy nghĩ “lớn tiếng” và cũng là những
bày tỏ tâm sự, ước mơ…của rất nhiều chị em mà tôi được dịp tiếp xúc và chia sẻ
qua công tác tư vấn trong lãnh vực gia đình.
GIA TRƯỞNG là người bảo vệ che chở, nuôi nấng và vun trồng gia đình mình. Gia
trưởng theo truyền thống và văn hoá của người Việt Nam lại là người mang
trách nhiệm mọi bề: lo toan cho đời sống tinh thần, vật chất của cả nhà. Gia
trưởng là người mang nhiều trọng trách và giữ vai trò tế nhị trong gia đình. Vì
thế người gia trưởng chắc chắn đáng được sự tôn trọng, sự cộng tác và nhất là
tình thương yêu quan tâm chăm sóc của vợ con. Bổn phận và quyền lợi luôn đi đôi
mà.
Gia trưởng là người bảo vệ cho gia đình được vui sống, an toàn, ấm
áp và no đủ.
● An toàn cho gia đình là không để cho vợ
con bị những nguy cơ của vật chất đua đòi, tiêu thụ hay trào lưu tiêu cực của
xã hội chi phối, len lỏi vào gia đình.
● An toàn là lo cho gia đình tránh khỏi
những tệ nạn xã hội như bài bạc, nghiện hút, và các đam mê thiếu lành mạnh xâm
nhập vào.
● An toàn là tạo sự an tâm cho vợ con
không phải lo lắng đợi chờ lâu sau những buổi tan sở, hay phải thắc mắc vì sự
vắng mặt bất thường.
● An toàn là không để vợ con phải nơm nớp
lo sợ sự bạo hành, bằng lời hay bằng hành động.
● Ấm áp tinh thần được nếm cảm khi có
sự quan tâm đến nhau, khi gia trưởng biết nhu cầu thật của vợ con mình; sức
khoẻ, những thao thức, lo lắng và ước mơ…Gia đình sẽ ấm áp và thích thú biết
bao nếu sự quan tâm đã chạm đến những “con người” trong nhà.
● Ấm áp là do người gia trưởng tạo bầu
khí gần gũi, thân thiện và tin tưởng nhau. Chính tình yêu là ngọn lửa giữ cho
gia đình luôn ấm.
● Ấm áp lá khi gia trưởng cố gắng tạo
cho mỗi thành viên trong gia đình cảm nhận rằng mình thuộc về nhau, có thể tin
nhau, và sống cho nhau, vì nhau.
● No đủ cơm áo tương đối ít có vấn đề, vì nhu cầu cho
cuộc sống hằng ngày thường được chú ý, và dễ nhận thấy. Tuy thế, nếu bảo đảm
được khâu này thì sự hy sinh vất vả của người gia trưởng không phải là ít.
● No đủ tinh thần được thể hiện khi gia trưởng tìm
cách cung cấp những thông tin lành mạnh, những vấn đề thuộc văn hoá, kiến thức,
tôn giáo về nhiều lãnh vực khác nhau của cuộc sống. Phúc cho gia đình nào có
dồi dào sự chăm lo về mặt này.
● Quan trọng nhưng ẩn dấu, đó là no đủ của ăn Tinh Thần, những lời dạy dỗ đạo đức, theo gương thánh hiền…Nếu được gia
trưởng chăm lo chu đáo thì thật tuyệt vời thay !
Xin
nêu hình ảnh của một người cha, một người gia trưởng chính hiệu. Để kiếm tiền
nuôi con, chú đã sống tạm bợ khắp vỉa hè, lều bạt ở Thủ đô. Chú chưa một lần
thuê nhà trọ, nay xin ở công trường xây dựng tạm bợ, mai phiêu dạt ra nằm ở các
bốt điện thoại,cây rút tiền tự động.Có khi mệt quá, chú kiếm tạm mái hiên của
một ngôi nhà nằm hơi khuất với mặt phố để ngủ tạm.
“Vợ
chồng chú Định ở quê thôn Động Phí có làm thêm mấy sào ruộng. Nhưng chừng đó
không thể nuôi nổi 4 người con ăn học. Gia đình phải đi vay mượn khắp nơi, thậm
chí vay lãi ngày để lo cho chuyện học hành cho các con.
Cô Hoàng Thị Thanh, vợ chú hết đi phụ hồ,làm thuê, giờ ở nhà
vặt lông vịt buổi đêm kiếm tiền. Còn chú, từ đi bốc vác, phụ hồ nay “ổn định”
với hòm đồ nghề sửa xe đạp và một cái chai nhỏ bán xăng trên đường Lê Văn Lương
kéo dái…“Tôi chẳng dám thuê nhà trọ, ở lang thang bên ngoài, điện đóm cũng
không có. Sau nhiều lần di chuyển, giờ chú mới chuyển ra ở trong ống
cống bỏ hoang trên đường Lê Văn Lương kéo dài.
Niềm vui, hạnh phúc và là động lực lớn nhất chú Định và vợ
cố gắng làm ăn chính là những đứa con chăm ngoan học giỏi.Nguyễn Hữu Tiến vừa
đỗ thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội với 29,5 điểm.Người em sinh đôi Nguyễn Hữu
Tiền cũng đỗ Trường Bách Khoa Hà Nội với số điểm 26. Trước Tiến còn có một ngườ
chị đang học năm cuối trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn; người chị thứ 2 học
năm thứ 3 CĐ Xây dựng trên Hà Nội. Hai người chị được bố mẹ xin cho ở kí túc xá
của trường để tiết kiệm chi tiêu.
“Em biết bố mẹ vất vả nên chỉ
biết cố gắng thôi. Nếu sau này xin được dạy thêm em sẽ nói với bố để hai bố con
về ở cùng nhau”-
Tiến nghẹn ngào.
Chú ấy về khu này đã hơn 2 năm…
kéo tạm được mấy thanh gỗ, thêm cái chiếu ở trong ống cống ngay sau căn
lều của tôi. Thật khâm phục khi vợ chồng chú ấy có những người con giỏi giang,
ngoan ngoãn”.
Chú Đặng Văn Giao hiện ở gần “nhà” của
chú Định cho biết:
(Văn
Chung ghi)
Phúc cho người phụ nữ và con em nào có được một người chồng, người
cha là gia trưởng “chính hiệu” hay
đúng nghĩa đóng vai như đã đề cập ở trên. Vợ con các vị ấy chắc chắn sẽ cảm
thấy yên tâm và hạnh phúc vui sống.
Ngược lại, nếu người cha
● Chỉ biết dùng quyền, nhưng bổn phận lại chểnh mãng
thờ ơ.
● Chỉ biết đòi hỏi được phục vụ, mà lãng quên nhu
cầu và tâm tình của vợ con.
● Độc
đoàn và khắc khe
với vợ con, nhưng lại dễ dãi đối với bản thân
thì chắc chắn gia đình sẽ không thiếu sóng gió ba đào!!!
Như
đã đề cập, quyền lợi và bổn phận thường song hành với nhau. Tuy nhiên, trong
thực tế cũng không thiếu những ông bố mang
“tính gia trưởng” mà nhân gian thường nói. Họ chỉ biết ra lệnh mà ít khi
lắng nghe, hoặc quan tâm vợ con theo cách của mình. Họ làm đau lòng những người
mình yêu thương như câu chuyện dạy con sau đây :
Cha tôi là thợ tiện nổi tiếng nhất khu chợ Thị Nghè –
Sài gòn. Khách đến mua đồ đông, thanh niên xin theo ông học nghề cũng đông,
nhưng ông không nhận ai bởi ông chỉ chú tâm truyền nghề lại cho tôi – đứa con
trai duy nhất của ông.
Từ nhỏ ông bảo tôi lớn lên chỉ cần theo nghề cha là “nhất
nghệ tinh, nhất thân vinh” nên chuyện học hành của tôi ông chẳng mấy quan tâm. Ai
hỏi tôi học đến lớp mấy thì ông bảo lớp chin nhưng thật ra tôi đã học đến …bốn
năm rồi mà vẫn không lên lớp được.
Đến khi tôi mười lăm tuổi ông quyết định: “Mày không muốn
học chữ nữa thì thôi, cho mày theo học nghề tiện của cha”.Ông bảo nhiều kỹ sư
theo ông xin truyền cho vài chiêu mà ông vẫn không chịu. Con ông chỉ cần thạo
nghề là hơn đứt bọn kỹ sư chỉ có lý thuyết suông. Ông tưởng “con nhà tông không
giống lông cũng giống cánh”, tôi sẽ nhanh chóng tiếp thu và quản lý cửa tiệm
cho ông. Nhưng không, do mất căn bản từ nhỏ nên tôi học nghề cũng chậm như học
chữ. Dạy hoài con không hiểu nên ông vừa đánh, vừa mắng, vừa chê. Ông bảo
“thương cho roi cho vọt” nên dù tôi có cố gắng, ông vẫn chê trước để phủ đầu!
Dần dần tôi cũng khéo tay hơn, có những món hàng tôi làm ra, khách rất ưng ý cũng như ông tư tay làm nhưng
ông vẫn chê…Má tôi thương con, nhiều lần góp ý cho ông, nhưng ông vẫn chứng nào
tật nấy.Hôm đó, tôi đưa cho ông một chiếc đế đồng hồ thật đẹp để ông góp ý. Cầm
món hàng lên, ông lập qua lật lại, lấy thước đo mấy lần rồi lại chê:” Xấu thế này
thì ai mà mua”.Tôi bật khóc: “Cái này là do ba làm mà”. Nghe tôi nói, ba đỏ mặt
không biết trả lởi làm sao.
Cũng may rồi tôi cũng theo nghề, nên người. Dù tôi luôn yêu
kính ba, nhưng dạy con như ba dạy tôi thì không bao giờ.”
(Theo Người Lao động)
Có lẽ lâu lâu phụ huynh cũng cần nghe những lời tâm sự của con để
hiểu, và biết ảnh hưởng của mình, biết hệ quả cách mình dạy con, biết con mình
chờ gì, và cảm nghĩ như thế nào. “Dù tôi luôn yêu kính ba, nhưng dạy con như ba dạy
tôi thì không bao giờ”. Câu nói này cũng đáng cho phụ
huynh suy nghĩ?
Người gia trưởng Việt Nam“chính
hiệu” không những sẵn sàng, mà con mong muốn lắng nghe tâm tư của vợ, của
con.
Ước mơ và thao thức của bất cứ người vợ nào, cũng muốn mình
dành chỗ nhất trong gia đình cho chồng. Hơn thế nữa, người vợ sẽ thấy vui hơn,
hạnh phúc hơn và ấm áp hơn nếu chồng mình không chỉ là gia trưởng
mà là còn là một người BẠN HIỀN nữa.
Bạn hiền thường mang tính đồng hành, bổ sung và ngang
hàng trong trách nhiệm, trong quyền và bổn phận chăm lo dạy dỗ cho con cái và
gia đình.
Bạn hiền là người sống tôn trọng hỗ tương.Vừa hoà hợp,
vừa khác biệt mới làm nên sắc thái phong phú cho gia đình. Chính sự tôn trọng
nhau là bảo chứng cho độ bền của cuộc sống hôn nhân. Sự xem thường hoặc thiếu
tôn trọng sẽ làm xúc phạm và tổn thương nhau.Vết thương nếu không được chăm sóc
đúng mức, đúng lúc chắc chắn sẽ xấu đi theo thời gian.
Bạn hiền là người luôn biết Chấp nhận quan điểm, cách
suy nghĩ, nhịp tiến, nguyện vọng, cách làm việc, lối diễn tả tình yêu và “khoảng không gian riêng tư” của vợ con nữa. Chính sự khác biệt đó là điểm son
làm phong phú hoá cuộc sống. Hình thức “Phu
xướng phụ tuỳ” sẽ đem lại sự an hoà nhưng rất tiếc, chúng lại hụt mất
đi tính phong phú.
Bạn hiền sẽ tạo nên vợ hiền.Những chị em
sẽ sẵn sàng và vui lòng biết bao trong việc vâng nghe lời chồng khi mà trước
mỗi quyết định, người bạn đời của mình biết thăm dò, ý tứ và tế nhị, chú ý
tới những ý nghĩ và tâm tình của vợ mình.
Bạn hiền là người đồng công và cộng tác trong mọi trách nhiệm. “Của chồng,
công vợ” cha ông chúng ta đã chẳng nói thế ư? Thành sự thì cùng hưởng, thất
bại thì cùng chịu. Vợ chồng không những chỉ gánh vác việc nhà, mà còn gánh vác
nhau nữa chứ!
Bạn hiền là người luôn thừa nhận sự đóng góp của vợ, và hơn nữa còn tỏ ra
thích thú, quý trọng vai trò của vợ trong gia đình. Đành rằng trong một số gia
đình, gánh nặng kinh tế nằm trên vai người chồng, nhưng hàng trăm công việc âm
thầm vô tên tuổi hàng ngày, mà theo các nhà khoa học ước tính cũng ngang hàng
với số giờ và sự nặng nhọc của một người đi làm lại đè nặng trên người vợ.Nếu
vợ mình là người đi làm thì công việc lại có khi gấp đôi nữa. Sức lực, sự căng
thẳng vì biết bao lo toan bận rộn làm hao mòn sức khoẻ thể chất và tinh thần. Bạn
hiền là người không quên sự đóng góp đó của vợ mình để mà chia sớt, cảm thông,
ủi an, và hỗ trợ.
Bạn hiền còn trân trọng những món quà vợ dành cho mình.
Đó là những bữa cơm tươm tất, những chiếc áo thơm sạch, những tách trà nóng,
căn phòng ngăn nắp và sạch sẽ…Vợ mình đâu phải là những bà tiên, chỉ cần xoay
xoay cây đũa thần là có mọi sự, nhưng là sự cố gắng, liên lỉ, thì thờ, và sinh
lực hao mòn dần theo tháng ngày.Và nhất là món quà vô giá, những đứa con mà bà
đã “mang nặng đẻ đau”.Gia trưởng
thường rất yêu, rất quý con, nhưng những người mẹ sẽ sung sướng và cảm thấy
được an ủi, cuộc đời sẽ tuyệt vời biết bao nếu chồng mình biết trân trọng và
quý người đã cho mình những món quà vô giá đó.
Đặt
nét nổi bật càng quan trọng nhất của người bạn hiền là yêu vợ, và yêu đúng
nghĩa là làm cho người đó “lớn lên”qua
sự khuyến khích, động viên vợ mình trong những việc hướng thiện và đạo đức, tạo
điều kiện và chia sẻ để kiến thức của vợ mình ngày càng phát triển. Nhiều nhà
lãnh đạo và giáo dục trên thế giới đã từng bày tỏ là nếu một bé gái hay một phụ
nữ được đi học, thì không chỉ riêng người đó, mà cả nhà đều được lợi. Chắc các
vị gia trưởng đã nhận thấy vai trò và ảnh hưởng của người phụ nữ trong gia đình
rồi. Sự “lớn lên” về mặt tâm lý của
người vợ hiền còn tuỳ vào sự quan tâm và bầu khí ấm áp an toàn, một sự an toàn
nội giới, kết quả của sự tin tưởng lẫn nhau, trung thực với nhau, và cảm thông
cho những yếu đuối của nhau, nhất là sự chân thành trong tình yêu và chia sớt
trách nhiệm.
Cuộc sống gia đình, một đề tài mênh mông, và đây chỉ là vài nét
chấm phá trong bức tranh sự sống đó thôi. Chắc chắn món quà lớn nhất cho chị em
phụ nữ, là có được những người chồng vừa mang những nét dũng mạnh và phong phú
của một người gia trưởng, vừa gần gũi thân thương, vừa tôn trọng quý yêu, vừa
cảm thông đồng hành của một người bạn hiền nữa.
Vai mang trọng trách trưởng gia
Trong ngoài mọi việc anh lo chu toàn
Cùng em chia sớt dựng xây
Anh yêu, anh quý, anh cần có em
Gia đình đầy ắp niềm vui
Có yêu, có kính có thừa lòng tin
Em an tâm sống yên lành
Có anh gia trưởng kiêm luôn bạn hiền.
Hoa dại
Tạ ơn cha, đã cho con nhìn thấy,
núi rất cao và biển rất tuyệt vời.
Tạ ơn mẹ, đã cho con hơi thở,
Và trái tim nhân ái để làm người.
Trần Thị Giồng, CMD
Tiến sĩ Tư vấn Tâm lý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét