KRISTALLNACHT:
ĐÊM CỬA KÍNH BỂ
(Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD-Thanhlinh.net)
Kito Giáo và Do Thái Giáo có gì khác biệt? Chẳng có gì khác cả. Là
anh em cùng một nhà với nhau, nhưng vì hiểu lầm mà xa cách nhau. Hãy lại gần
nhau và cùng nhau hàn gắn vết thương chung.
KRISTALLNACHT- ĐÊM CỬA
KÍNH BỂ
Đọc đầu đề chắc độc giả sẽ thắc mắc không hiểu ông này muốn nói
gì. Dễ hiểu thôi. Cái đêm hôm ấy, đêm mồng 9 rạng 10 tháng 11 năm 1938,
là một đêm kinh hoàng đối với người Do Thái. Đức quốc xã Nazis phát khởi
chiến dịch bạo động toàn quốc trừng phạt, chống lại các cộng đồng Do Thái ở
Đức, Áo và Sudetenland. Tất cả những biến cố này gọi chung là Kristallnacht
được dịch là “Đêm Cửa Kính Bể”, ám chỉ cửa sổ của các hội đường bị bể, các
cửa tiệm của người Do Thái, các trung tâm cộng đồng cũng như mọi nhà cửa do
người Do Thái làm chủ đều bị chiếm đoạt và phá hủy trong đêm đó. Do âm mưu xúi
dục của chế độ Nazis, những tên phá hoại đã đốt cháy và tiêu hủy 267 hội đường,
đâp phá cướp bóc 7,500 cơ sở thương mại Do Thái và giết chết ít nhất là 91
người Do Thái. Chúng cũng làm hư hại tổn thương nhiều nghĩa địa, nhà thương,
trường học và nhà cửa, cả sở cảnh sát và sở chữa lửa ở bên cạnh.
Kristallnacht chính là khởi điểm của chính sách giệt Do Thái của
Nazi, từ đó đi đến lò sát sinh Holocaust, một chủ trương có hệ thống do nhà
nước cầm đầu âm mưu hủy giệt hết cả khối người Do Thái ở Âu Châu.
XÍCH LẠI GẦN NHAU VÀ HÀN GẮN VẾT THƯƠNG
Ngày 26-3-2000, kết thúc cuộc hành hương năm Thánh ở Jerusalme,
Thánh Gioan Phaolo II đã viếng Bức Tường Phía Tây là di tích của đền thờ cổ
Jerusalem, đã đặt một lời kinh vào một kẽ hở của bức tường như thông lệ dân Do
Thái đã thường làm từ cả hàng thế kỷ. Cử chỉ này nói lên quyết tâm tột đỉnh cả
một đời của ngài là làm sao để người Công Giáo và Do Thái thông hiểu nhau. Lời
kinh của ngài khơi lại những tư tưởng mà ngài đã gửi gấm trong những chủ đề
chính của ngài nói về người Do Thái và Do Thái Giáo: Người Kito hữu và người Do
Thái tôn kính và thờ lạy cùng một Thiện Chúa, một tổ tiên là Abraham, chung cho
tất cả những ai tìm kiếm linh hứng nơi Kinh Thánh, hứng chịu những đau khổ bất
công vì chủ trương giệt Do Thái cả ngàn năm, nhu cầu cần phải tha thứ cho những
kito hữu và những kẻ đã tạo ra những đau khổ ấy, cũng như vấn đề cần phải được
giải quyết để cải tiến tâm tư ý nghĩ về tương lai hầu hoàn thành một thống hối
thực sự, để sau cùng nhận biết dân Do Thái chính là dân Chúa tiếp tục trên
đường đi đến Giao Ước đời đời. Sau khi suy niệm tại Bức Tường Phía Tây
Jerusalem, Đức Gioan Phaolo II đặt vào trong tường một miếng giấy có lời cầu
xin Thiên Chúa, nói lên nỗi buồn sâu xa vì người Kito hữu đã có hành động sai
lầm đối với dân Do Thái. Lời
“Lạy Thiên
Chúa là cha chúng con,
Chúa đã chọn Abraham và con cháu ông
Mang Danh Chúa đến muôn dân:
Chúng con thành thật xám hối vì thái
độ, cử chỉ của tất cả những ai
Trong suốt dòng lịch sử đã làm cho
con cái Chúa phải đau khổ
Xin Thiên Chúa tha thứ.
Chúng con thề hứa giữ tình huynh đệ
chân thật
Với dân của Giao Ước.”
Xuyên suốt sứ vụ linh mục, giám mục và thánh Phero, Đức Gioan
Phaolo II đã cương quyết kết án, coi chủ nghĩa bài Do Thái là tội ác, và xác
nhận lò sát sinh Holocaust và nỗi khốn khổ của dân Do Thái là những oan khiên
đau thương qua nhiều thời đại. Ngài dùng tiếng Hebrew/Do Thái ‘Shoah’ để nói về Holocaust. Gioan
Phaolo II là điểm nối kết giữa người Kito hữu và Do Thái. Ngài yêu cầu cả hai
phía đừng sợ nhau, đừng sợ những trình thuật thâm trầm của kinh thánh muốn hợp
nhất chúng ta lại mà hãy sợ chúng ta phân ly nhau. Không gì có thể tách rời
chúng ta, ngăn cản chúng ta hợp tác với nhau, và là những kẻ cùng thừa hưởng ân
huệ của Thiên Chúa cứu chuộc, nơi gặp gỡ giữa Israel và thế giới đổ vỡ đã xẩy
ra trên thập giá đức Giesu, đấng mà chúng ta tin là Con Thiên Chúa và con
Israel.
Hình dưới là Hội Đường ở Berlin sau khi bị phá hủy vào đêm cửa
kính bể. Những hình khác là dấu chỉ vết thương được chữa lành giữa những Kito
hữu và Do Thái qua những cử chỉ anh hùng của Gioan Phaolo II, Biển Đức XVI và
Phanxico.
Nov. 15, 2014
NTC
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét