Để
Trở Nên Kitô Hữu Tốt
(Sun,
26/07/2015 - Trầm Thiên Thu-thanhlinh.net)
Không ai dám nói rằng
làm Kitô hữu quá dễ, chẳng có gì khó. Thiên Chúa trao ban cho chúng ta mọi thứ
và cũng đòi chúng ta đáp trả mọi thứ – thời gian, tài năng, chính mình. Chúng
ta được kêu gọi trở nên sứ giả của Đức Kitô, và phản ánh Thiên Chúa trong mọi
động thái của chúng ta.
Nhưng trong cuộc sống
thường nhật, chúng ta có đầy những trách nhiệm, bổn phận và những viẹc phải
làm, chúng ta thường “mất dấu” tiếng gọi cao cả nhất.
Dưới đây là một số đề
nghị về cách đến gần Thiên Chúa và sống yêu thương tha nhân. Một số điều dễ
thực hiện, nhưng một số điều cần nỗ lực hơn. Nhưng tất cả đều có thể giúp bạn
theo chân lý: Sống đời Kitô hữu, đó là cuộc sống của bạn – nhưng không là của
riêng bạn.
1. Hãy sáng tác,
nghiên cứu, vẽ, viết, hát,... và sáng tạo. Cứ thử nghiệm với sự sáng tạo ngay
cả lúc bạn cảm thấy “trống rỗng”, và hãy làm nhân Danh Thiên Chúa. Tại sao? Vì
bất cứ điều gì cũng được làm để dâng kính Thiên Chúa qua sự sáng tạo vô biên
của Ngài. Một lý do khác là bạn có thể thấy rằng Thiên Chúa đã trao ban cho bạn
những tặng phẩm mà chính bạn cũng không hề biết mình đang có.
2. Rất nhiều Kitô
hữu coi nhà thờ như “điểm hẹn” hằng tuần: Cứ vào rồi ra và về nhà – đôi khi
than vãn rằng nhà thờ là nơi không sống động. Nhưng các nhà thờ cũng sôi nổi
như lời chúc mừng. Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng chúng ta là “chi thể của
Nhiệm Thể Đức Kitô”, như vậy tất cả chúng ta đều được yêu cầu thi hành nhiệm vụ
đặc biệt. Hãy tìm ra “cái tài riêng” của mình để có thể phục vụ Giáo hội địa
phương tốt hơn.
3. Nghiền ngẫm Lời
Chúa có thể là lĩnh vực quan trọng nhất trong việc trở thành một Kitô hữu
trưởng thành. Mỗi ngày hãy dành một khoảng thời gian nhỏ để đọc Kinh thánh để
có thể gợi hứng và hướng dẫn người khác, chính điều đó cũng giúp bạn tập trung
vào những gì quan trọng nhất.
4. Điều này không
có nghĩa là bạn phải làm việc gì to tát. Chỉ cần biết các Kitô hữu tôn kính
Thiên Chúa thế nào. Nhiều tôn giáo thuộc Kitô giáo có sức thu hút khá mạnh, hãy
tìm hiểu cách thờ phượng của họ để có thể hiểu thêm về các Kitô hữu, nhờ đó mà
bạn đánh giá đúng về họ và chính mình.
5. Không gì tốt hơn
là tự nhắc mình nhớ tới các tặng phẩm của Thiên Chúa hơn là lưu ý sự ngoạn mục
và hùng vĩ của các tặng phẩm đó. Hãy ra bờ biển, lên núi, vào rừng, hoặc chỉ
cần vào công viên, và dành thời gian chiêm ngắm những kỳ công của Thiên Chúa,
cả điều to và nhỏ. Bạn sẽ nhận thấy Thiên Chúa quá đỗi kỳ diệu!
6. Hãy phục vụ
nhau. Hãy dạy chữ cho các trẻ em chịu thiệt thòi và bất hạnh. Hãy trao tặng cho
người khác tặng phẩm quý nhất: Thời giờ của bạn. Nhờ phục vụ người khác, bạn có
thể noi gương cách phục vụ của Chúa Giêsu và chuyển tải tình yêu của Ngài, chỉ
cần tập sống tình nguyện phục vụ.
7. Hơn 2.000 năm
qua, một số người trí thức đã xử lý các nghịch lý “gai góc” của đức tin Kitô
giáo. Qua những lời của Thánh Augustinô và Thánh Thomas Aquinas, hoặc của C. S.
Lewis và nhiều người khác, đều có những cách giáo dục, sự thú vị, và sự kỳ lạ.
8. Thiên Chúa không
bao giờ muốn chúng ta sống quá thoải mái và ung dung hưởng thụ. Để trở thành
người như Thiên Chúa muốn, chúng ta phải luôn tìm kiếm sự thách thức mới –
những dịp học hỏi đó là những bài học quan trọng mà chúng ta có thể thực hành
vào lúc nào đó. Điều này không dễ, nhưng không gì hơn như vậy!
9. Một số ý tưởng,
cảm xúc và hành động có thể trở nên sự hướng dẫn quan trọng trong “bước tâm
linh” của bạn. Nếu nhìn lại quá khứ, bạn có thể ngạc nhiên vì chính bạn đã
trưởng thành tâm linh hơn nhiều.
10. Hơn 2.000 năm
rồi, Giáo hội Công giáo đã giúp một số Kitô hữu trở thành những tấm gương sáng
sống động cho chúng ta. Nhiều vị đã được tôn phong hiển thánh, chân phước (á
thánh), bậc đáng kính, tôi tớ Chúa. Một số các vị này, dù chính thức hay không,
đều được tuyển chọn vì có đời sống anh dũng, dám quên mình hoặc xả thân vì công
ích. Cuộc sống của họ có sức động viên chúng ta đấu tranh vì Chúa nhiều hơn.
11. Thánh Phaolô nói
rằng “thân xác là đền thờ” – thân xác cần tập luyện để duy trì sức khỏe, linh hồn
cũng vậy. Tập luyện thân xác (yoga, thiền, thể dục,…) giúp thăng tiến tinh
thần, hãy tập trung vào những điều thuộc lĩnh vực tâm linh.
12. Bắt đầu với Chúa
Giêsu và các Tông đồ, Kitô giáo luôn có đức tin chung, nghĩa là chúng ta cùng
nhau tìm kiếm Thiên Chúa. Bằng cách chia sẻ sự hiểu biết, chúng ta xây dựng
trên kiến thức của người khác – và có thể giúp đỡ nhau qua những mảng kiến thức
riêng.
13. Kitô giáo mang
tính cộng đoàn. Tân ước cho biết rằng các Kitô hữu đầu tiên quan ngại về bệnh
tật, sự nghèo nàn và các vấn nạn của thời đó. Như vậy, chúng ta được kêu gọi
quan tâm thế giới xung quanh, và nền dân chủ có nghĩa là bầu cử – bất kể nguồn
gốc chính trị nào. Đó không chỉ là nhiệm vụ dân sự, mà còn là bổn phận Kitô
hữu. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trở nên chân và tay của Ngài để chúng ta có
thể làm cho tình yêu Thiên Chúa được cảm nhận ở khắp mọi nơi.
14. Mỗi ngày, hãy
đến với Thánh Thể, dành thời gian để tìm hiểu Lời Chúa và cầu nguyện liên lỉ.
Điều này giúp chúng ta biến đổi dần dần.
15. Thiên Chúa vui
thích khi chúng ta tận hưởng những tặng phẩm của Ngài. Không tặng phẩm nào quý
giá bằng chính gia đình của mình. Hãy cùng nhau đồng bàn mỗi bữa ăn, không chỉ
chia sẻ lương thực phần xác mà còn chia sẻ cả những món ăn tinh thần. Khi chúng
ta làm cho người thân hạnh phúc, chúng ta cho họ thấy diện mạo yêu thương của
Thiên Chúa, điều này thực sự quan trọng.
16. Bạn không cần
phải tới Giêrusalem hoặc đi đâu xa mới có thể đánh giá đúng về Thiên Chúa. Ngài
hiện diện ở bất cứ nơi nào chúng ta tới: Chúng ta thấy sức mạnh của Ngài trong
biển cả, sự uy nghi của Ngài nơi núi rừng, tài nghệ của Ngài nơi nương đồng,...
Thiên nhiên luôn mang dấu ấn của Ngài. Hãy cao rao lòng thương xót vô biên của
Ngài.
17. Có thể một trong
những điều khó nhất là làm Kitô hữu. Khi chúng ta bị tổn thương, điều cuối cùng
chúng ta muốn là thoát khỏi đau khổ đó: Chúng ta muốn trừng phạt người đã làm
chúng ta tổn thương. Nhưng khi làm vậy, chúng ta lại tự trừng phạt chính mình.
Đức Kitô kêu gọi chúng ta nới lỏng nắm tay và tha thứ cho những người làm hại
chúng ta. Nếu làm vậy, chúng ta không chỉ tha thứ người khác mà còn tha thứ
chính mình.
18. Thiên Chúa có
thể nói trong cơn động đất và bão tố, nhưng Ngài thường nói bằng tiếng nói nhỏ
nhẹ. Hằng ngày hãy dành thời gian để giữ im lặng và lắng nghe Tiếng Chúa. Bạn
sẽ ngạc nhiên về những gì bạn nghe được.
PAUL ASAY
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ
từ Beliefnet.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét