Vì tôi là linh mục
(Chuyện phiếm Gã Siêu)
Lời Quán Ven Đường: Bài "Vì tôi là linh mục" đã
được đăng từ vài năm trước trong mục Chuyện Phiếm Gã Siêu. Tuy nhiên, chúng tôi
xin đăng lại gởi đến bà con gần xa nhân kỷ niệm 40 năm linh mục
(1975-2015) của Gã Siêu, tức Cha Hòang Đình Mai, giáo phận Long Xuyên.
Đối
với người Việt nam, đề tài linh mục cho đến bây giờ vẫn còn là một đề tài lạ
lẫm, bởi đó thỉnh thoảng nó lại được lôi lên sân khấu và phim ảnh hay được
những ngòi bút đá động tới, mỗi lần như thế thì thường gây nên nhiều ấn tượng,
nhiều chú ý và nhiều ồn ào.
Nếu gã nhớ không lầm thì hồi trước năm 1975, Lệ Hằng, một nhà văn nữ, đã viết cuốn tiểu thuyết mang tựa đề là “Tóc mây”, nói về cuộc tình giữa Tố Kim, một cô sinh viên Đà lạt, với Hà Vĩnh Duy, một linh mục nhạc sĩ.
Tác phẩm này đã tạo nên một cơn lốc, mà lúc bấy giờ thiên hạ gọi là “hiện tượng tóc mây”. Vào thời điểm ấy, gã đang dạy Việt văn tại một trường trung học hẻo lánh vùng Thất sơn khỉ ho cò gáy. Các em nhỏ học sinh, nhất là phe kẹp tóc, đa số là người Phật giáo, thậm chí còn có cả đôi ba cậu sư Miên, đến tuổi thì vào ở chùa theo tục lệ, rồi sau đó mới được thả về nhà lấy vợ…thế mà cũng nhao nhao đòi thuyết trình và hội thảo về tác phẩm này.
Hình như trước hay sau đó ít lâu, nhạc phẩm “Vì tôi là linh mục” cũng được trình làng. Bài hát này đã gây được một âm vang khá lớn, thậm chí những lúc buồn tình, các cô gái ngây thơ cũng chu mỏ và ngay cả các “ma xơ” cũng mở miệng nghêu ngao: Vì tôi là linh mục, không mặc chiếc áo dòng, nên chi đời đau khổ, nên trót đời lang thang…Hẳn đây là tâm sự buồn của một linh mục lỡ dại trót yêu một tín đồ duy nhất, nên đã cởi bỏ chiếc áo chùng thâm mà đi bụi đời?
Sau năm 1975, hễ nghe có cuốn truyện nào viết về linh mục, gã cũng vội vã đi mua hay đi mượn mang về coi cọp, chẳng hạn như: Bão biển của Chu văn, Người mục tử trong sương mù… Lúc đầu thì đọc ngấu đọc nghiến vì tò mò, nhưng chỉ được dăm bảy trang thì bèn giở quẻ ngáp dài ngáp vắn, ngáp lên ngáp xuống, ngán đến tận cần cổ, đành phải cố nhướng mắt mà nuốt cho hết thế mà nó vẫn chẳng chịu trôi. Bởi vì, ngay từ những trang đầu gã đã ngửi thấy sặc sụa mùi bôi bác và đã nhận ra ý đồ đen tối của những tác giả trong luồng, đó là chụp lên đầu những vị linh mục tội nghiệp ấy cái mũ phản động hay cái mũ đồi trụy. Chính vì những toan tính bẩn thỉu và lộ liễu ấy, nên những cuốn truyện này đã mau chóng bị chìm vào quên lãng, chẳng cuốn hút được người đọc, thậm chí còn phản tác dụng, khiến thiên hạ lại càng thương cho…mấy ông cha hơn.
Xét về nguyên do của việc tu trì, thiên hạ xấu bụng thường bảo:
- Trốn việc quan đi ở nhà chùa…Chán đời, hay thất tình thì mới đi…tu, bởi vì tu là cõi phúc, tình là giây…thun. Và người ta đã khai thác chủ đề này, viết thành những tác phẩm nổi tiếng, chẳng hạn như “Hồn bướm mơ tiên”, hay dàn dựng thành những vở kịch ăn khách, chẳng hạn như “Chuyện tình Lan và Điệp”.
Gã chơi thân với một anh chàng. Anh chàng này thương một cô nàng, nhưng đây chỉ là một tình yêu đơn phương, có nghĩa rằng thì là anh chàng thì thương da thương diếc, còn cô nàng thì lại lạnh lùng, ngoảnh mặt làm ngơ, khiến cho anh chàng cứ héo hắt và quay quắt. Thế rồi, cô nàng bỗng đi lấy chồng, kết tóc xe duyên với một thằng bạn cùng học “mí nhau” từ thuở còn mặc quần thủng đũng. Và thế là trái tim anh chàng cũng tan nát theo kiểu:
Nếu gã nhớ không lầm thì hồi trước năm 1975, Lệ Hằng, một nhà văn nữ, đã viết cuốn tiểu thuyết mang tựa đề là “Tóc mây”, nói về cuộc tình giữa Tố Kim, một cô sinh viên Đà lạt, với Hà Vĩnh Duy, một linh mục nhạc sĩ.
Tác phẩm này đã tạo nên một cơn lốc, mà lúc bấy giờ thiên hạ gọi là “hiện tượng tóc mây”. Vào thời điểm ấy, gã đang dạy Việt văn tại một trường trung học hẻo lánh vùng Thất sơn khỉ ho cò gáy. Các em nhỏ học sinh, nhất là phe kẹp tóc, đa số là người Phật giáo, thậm chí còn có cả đôi ba cậu sư Miên, đến tuổi thì vào ở chùa theo tục lệ, rồi sau đó mới được thả về nhà lấy vợ…thế mà cũng nhao nhao đòi thuyết trình và hội thảo về tác phẩm này.
Hình như trước hay sau đó ít lâu, nhạc phẩm “Vì tôi là linh mục” cũng được trình làng. Bài hát này đã gây được một âm vang khá lớn, thậm chí những lúc buồn tình, các cô gái ngây thơ cũng chu mỏ và ngay cả các “ma xơ” cũng mở miệng nghêu ngao: Vì tôi là linh mục, không mặc chiếc áo dòng, nên chi đời đau khổ, nên trót đời lang thang…Hẳn đây là tâm sự buồn của một linh mục lỡ dại trót yêu một tín đồ duy nhất, nên đã cởi bỏ chiếc áo chùng thâm mà đi bụi đời?
Sau năm 1975, hễ nghe có cuốn truyện nào viết về linh mục, gã cũng vội vã đi mua hay đi mượn mang về coi cọp, chẳng hạn như: Bão biển của Chu văn, Người mục tử trong sương mù… Lúc đầu thì đọc ngấu đọc nghiến vì tò mò, nhưng chỉ được dăm bảy trang thì bèn giở quẻ ngáp dài ngáp vắn, ngáp lên ngáp xuống, ngán đến tận cần cổ, đành phải cố nhướng mắt mà nuốt cho hết thế mà nó vẫn chẳng chịu trôi. Bởi vì, ngay từ những trang đầu gã đã ngửi thấy sặc sụa mùi bôi bác và đã nhận ra ý đồ đen tối của những tác giả trong luồng, đó là chụp lên đầu những vị linh mục tội nghiệp ấy cái mũ phản động hay cái mũ đồi trụy. Chính vì những toan tính bẩn thỉu và lộ liễu ấy, nên những cuốn truyện này đã mau chóng bị chìm vào quên lãng, chẳng cuốn hút được người đọc, thậm chí còn phản tác dụng, khiến thiên hạ lại càng thương cho…mấy ông cha hơn.
Xét về nguyên do của việc tu trì, thiên hạ xấu bụng thường bảo:
- Trốn việc quan đi ở nhà chùa…Chán đời, hay thất tình thì mới đi…tu, bởi vì tu là cõi phúc, tình là giây…thun. Và người ta đã khai thác chủ đề này, viết thành những tác phẩm nổi tiếng, chẳng hạn như “Hồn bướm mơ tiên”, hay dàn dựng thành những vở kịch ăn khách, chẳng hạn như “Chuyện tình Lan và Điệp”.
Gã chơi thân với một anh chàng. Anh chàng này thương một cô nàng, nhưng đây chỉ là một tình yêu đơn phương, có nghĩa rằng thì là anh chàng thì thương da thương diếc, còn cô nàng thì lại lạnh lùng, ngoảnh mặt làm ngơ, khiến cho anh chàng cứ héo hắt và quay quắt. Thế rồi, cô nàng bỗng đi lấy chồng, kết tóc xe duyên với một thằng bạn cùng học “mí nhau” từ thuở còn mặc quần thủng đũng. Và thế là trái tim anh chàng cũng tan nát theo kiểu:
-
Ngày nhà em pháo nổ,
Anh cuộn mình trong chăn,
Như con sâu làm tổ,
Trong trái vải cô đơn.
Anh cuộn mình trong chăn,
Như con sâu làm tổ,
Trong trái vải cô đơn.
Anh
chàng thẫn thờ thờ thẫn như kẻ mất hồn, lang thang như người cõi trên và miệng
thì lảm nhảm theo giai điệu của bài “Love
story”:
-
Ôi biết nói gì cuộc tình quá lớn.
Cuộc tình quá lớn ôi biết nói gì cuộc tình lớn quá.
Cuộc tình lớn quá ôi biết nói gì cuộc tình quá lớn.
Cuộc tình quá lớn ôi biết nói gì cuộc tình lớn quá…
Cuộc tình quá lớn ôi biết nói gì cuộc tình lớn quá.
Cuộc tình lớn quá ôi biết nói gì cuộc tình quá lớn.
Cuộc tình quá lớn ôi biết nói gì cuộc tình lớn quá…
Sau
cú sốc quá đau vì cuộc tình quá lớn bị vỡ tung, anh chàng lặng lẽ khăn gói quả
mướp, lê từng bước chân âm thầm vào một nhà dòng và tu ở đó. Ơn Chúa tuôn đổ.
Một thời gian sau, anh chàng được thụ phong linh mục. Trong ngày mở tay, cô
nàng dắt cháu bé tới và nói:
- Con ạ cha đi con.
Cha mới chớp chớp đôi mắt “mơ huyền” và lãng đãng nhìn về chốn xa xôi. Bây giờ mỗi khi nhắc lại chuyện xưa, vị linh mục này thường hay mỉm cười nói với bè bạn:
- Nếu không bị cô nàng đá lên đá xuống, toạc đầu xẻ mũi, thì có lẽ mình đã làm bố cụ, chứ đâu có thèm làm cụ như anh em thấy đó. Chúa chọn con như sét chọn một cây tầm thường. Thánh ý Ngài nhiệm mầu hết xảy.
Bên đạo chúng ta, lý do “thất tình đi tu” chẳng phải là không có, nhưng xem ra rất họa hiếm, vì chú nhóc thường vào tiểu chủng viện hay nhà dòng từ hồi nhỏ, tóc còn để chỏm. Thế nhưng, ở cái thuở “thò lò mũi xanh” ấy, chú nhóc làm sao hiểu được ơn gọi là gì ? Đơn giản, chú nhóc thích đi tu chỉ vì thấy mấy “cụ” được đi giày tây, ăn bánh tây và ở nhà tây. Ra ngoài đường được cả và thiên hạ khoanh tay cúi đầu chào:
- Con xin phép lạy cha ạ.
Đôi khi cha mẹ muốn cho con cái đi tu chỉ để sau này chúng được nhàn hạ và hạnh phúc, như lời phát biểu hăng tiết vịt của bà hiền mẫu nọ với cha phó kia trong một cuộc hội họp hàng tháng:
- Đi tu như các cha các dì thế mà sướng, chứ đèo bồng ở ngoài đời như chúng con khổ lắm cha ạ.
Có chú nhóc đi tu chỉ vì ông già, bà già thầm mong được mọi người gọi mình là “ông cố”, “bà cố”. Bởi cái giấc mộng vàng ấy, khi thấy chú nhóc của mình trở chứng, muốn giã từ đời tu, một ông “chuẩn cố” đã thẳng thừng nói với “chú nhà tràng” như sau:
- Thà rằng mày làm con chó nhà Đức Chúa Trời, còn hơn là làm vương làm tướng ngoài thế gian, con ạ.
Những lý do “lôm côm” ban đầu này cùng với năm tháng dần dần được đẽo gọt, được mài dũa, để rồi kết tinh và cô đọng lại thành cái lý tưởng phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.
Trong thánh lễ mở tay của cha mới, các vị giảng thuyết thường hùng hổ đến xùi cả bọt mép đề cao vẻ đẹp tuyệt vời của thiên chức linh mục, ít ai cả gan dám đề cập tới những thập giá của tước vị này, khiến cho cha mới chỉ nhìn thấy bông hồng mà quên đi những gai nhọn của nó. Với những lời ca ngợi và chúc tụng ấy, ngày mở tay được coi như là đỉnh vinh quang Taborê của cha mới, không khéo thì cha mới cũng thưa lên với Chúa như Phêrô ngày xưa:
- Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì thích lắm. Chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Maisen và một cho Elia.
Thế nhưng, tiệc rượu thì chóng tàn, ngày vui thì qua mau, vinh quang Taborê chỉ kéo dài trong thoáng chốc, để rồi tới lúc phải xuống núi và đối đầu với thập giá đời thường. Và đời thường thì nhiêu khê, lắm nỗi truân chuyên và nhiều phen lao đao, xất bất xang bang. Các bậc lão thành thường đề cập tới ảnh hưởng của linh mục đối với giáo dân như sau:
- Linh mục thánh thiện thì giáo dân đạo đức. Linh mục đạo đức thì giáo dân loàng xoàng. Linh mục loàng xoàng thì giáo dân nguội lạnh. Linh mục nguội lạnh thì giáo dân xấu xa. Linh mục xấu xa thì giáo dân biến thành quỉ dữ.
Như thế, giáo dân bị đánh tụt một bậc so với linh mục. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi vì linh mục là sư phụ, còn giáo dân là đệ tử về đàng thiêng liêng. Đệ tử làm sao hơn sư phụ. Linh mục là người hướng dẫn. Nếu người hướng dẫn mà mù, thì như lời Chúa đã dạy: Mù dẫn mù, cả hai đều lăn tòm xuống hố.
Cùng với những ý tưởng trên, gã nhớ tới một bài giảng nhân ngày mở tay của một cha mới. Đại khái như thế này:
“ Hãy cột một chiếc nút để xe kết hai đầu giây, đó là linh mục, bởi vì linh mục xe kết con người với Thiên Chúa. Hãy xây một cây cầu nối liền hai bờ bến xa cách, đó là linh mục bởi vì linh mục nối liền đất với trời. Nói cách khác, linh mục là trung gian giữa nhân loại và Đấng Tối Cao. Vì vậy, một bên linh mục phải nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa, còn một bên linh mục phải nắm chặt lấy bàn tay con người, để rồi đặt bàn tay con người vào lòng bàn tay của Thiên Chúa, cho tình yêu được đâm bông kết trái và ơn tha thứ được trao ban. Chính cái thế tay trong tay này là điều chúng ta mong mỏi nơi các linh mục. Cái thế tay trong tay ấy đòi hỏi linh mục phải gắn bó với Thiên Chúa đã đành mà con phải gần gũi với con người. Nếu linh mục rời bỏ một trong hai bàn tay, không nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa hay không nắm chặt lấy bàn tay con người, lúc bấy giờ linh mục sẽ không chu toàn chức vụ của mình.
Phải gắn bó với Thiên Chúa, đó là bổn phận thứ nhất của linh mục. Thực vậy, nhiệm vụ của linh mục là không ngừng đem Chúa đến cho mọi người. Và muốn đem Chúa đến cho mọi người thì chính bản thân linh mục phải là người có Chúa trước đã. Có Chúa trong tâm hồn và có Chúa trong cuộc đời vì linh mục không thể cho người khác cái mình không có. Đức Kitô phải chiếm chỗ nhất trong trái tim linh mục, phải là thần tượng của linh mục, phải là điểm khởi đầu và kết thúc của cuộc đời linh mục, phải là trọng tâm cho mọi hoạt động của linh mục. Trái đất xoay quanh mặt trời thế nào thì cuộc đời của linh mục cũng phải xoay quanh Đức Kitô như vậy, để rồi linh mục có thể hãnh diện nói lên như thánh Phaolô: Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi.
Tiếp đến linh mục còn phải gần gũi với con người. Gần gũi với con người bằng cách chia sẻ những lo lắng, cảm thông những khó khăn và tận tình giúp đỡ những cần thiết, để rồi từ đó linh mục sẽ chỉ cho con người nhận ra bàn tay dịu hiền và trái tim nhân hậu của Thiên Chúa.
Phải gắn bó với Thiên Chúa nhưng đồng thời cũng phải gắn bó với con người. Phải nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa cũng như phải nắm chặt lấy bàn tay con người để tạo cho được cái thế yêu thương tay trong tay. Tội lớn nhất của linh mục không phải là đã trót sa ngã, đã trót vấp phạn, bởi vì Thiên Chúa không chọn các thiên thần, nhưng đã chọn những con người tầm thường và yếu đuối làm linh mục của Ngài. Tội lớn nhất của linh mục, đó là đã rời bỏ một trong hai bàn tay ấy. Hoặc là đã quay lưng chống lại Thiên Chúa, hoặc là đã thờ ơ lạnh nhạt với anh em đồng loại. Lúc bấy giờ, linh mục chỉ còn là một nhịp cầu đã gẫy, một nút giây đã đứt hay một người lính đã đào ngũ. Trong chiến tranh, mục tiêu kẻ thù thường nhắm tới trước hết để triệt hạ, để phá hủy, chính là những cây cầu”.
Từ đó, gã không ngạc nhiên khi thấy người ta cố ý bôi nhọ và bêu rếu các linh mục, bởi vì đó là mưu thâm chước độc của … “địch”. Tuy nhiên, không phải chỉ phe địch mới bôi nhọ và bêu rếu các linh mục, nhiều khi chính con cái trong nhà cũng đã bạo phổi và mạnh miệng chỉ trích các linh mục một cách đầy ác ý. Họ luôn hỏi rằng: Linh mục đã làm gì cho tôi? Nhưng lại chẳng bao giờ dám nhìn thẳng vào lương tâm để kiểm điểm xem: Tôi đã làm gì cho linh mục? Hễ thấy linh mục có chút gì sai lỗi thì lập tức liền xì xầm bàn tán, rồi mím môi mím lợi thổi phồng bong bóng. Họ đâu có ngờ rằng rất nhiều khi chính giáo dân đã làm hư linh mục.
Sau đây gã chỉ xin trình bày hai trường hợp, hai thái cực nho nhỏ, trong đó giáo dân đã xô linh mục vào chân tường, đã đẩy linh mục tới chỗ bất ổn hay đã làm hư linh mục.
Trường hợp thứ nhất đó là thái độ quá trọng kính đến độ khúm núm, coi linh mục như là một người thông biết mọi sự và chẳng hề sai lỗi bao giờ. Mới ngày nào bè bạn còn “mày tao chi tớ” mí nhau, nhưng một khi đã thụ phong linh mục, từ hòn đất được cất nên ông bụt, thì lập tức được gọi là cha, là cụ, là cố, khiến cho thiên hạ, kể cả những người thân yêu nhất, cũng phải “kính nhi viễn chi”. Trọng kính linh mục là điều rất tốt, nhưng quá trọng kính đến độ khúm núm thì lại là điều nguy hiểm vì nó dễ làm cho linh mục quên đi mình xuất thân từ một cục đất, mình chỉ là một dụng cụ tầm thường trong bàn tay Thiên Chúa, đồng thời luôn mang ảo tưởng mình là ông bụt, mình là cái rốn của vũ trụ, rồi từ đó trở thành quan liêu, độc tài, độc đoán và mất dạy.
Đọc tới đây, hẳn có người sẽ nghĩ rằng: Tên này thật lếu láo, dám cả gan bạo phổi nói mấy ông cố mất dạy, thì đúng là hết thuốc chữa. Bởi đó, gã xin lớn tiếng thanh minh thanh nga rằng: Mất dạy ở đây không có nghĩa là vô phép, hỗn hào mà đơn giản chỉ là không còn được dạy bảo nữa mà thôi.
Nếu hiểu như thế, cộng thêm với một chút suy nghĩ, chúng ta sẽ nhận ra phần nào sự thật. Đây cũng là lời khuyên của một bà cố nói với người con của mình vừa mới đỗ cụ:
- Con ơi, kể từ ngày hôm nay, nếu con không ý tứ, thì con sẽ trở nên một người mất dạy, bởi vì với chức linh mục, con sẽ không còn được ai dạy bảo nữa.
Đúng thế, xuất phát từ quan niệm cho rằng linh mục là người thông suốt mọi sự, nên trong bối cảnh của xã hội Việt Nam, linh mục thường phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Từ một người rao giảng lời Chúa và cử hành các Bí tích cho đến một người đứng ra hòa giải các vụ tranh chấp và kiện tụng, làm cố vấn cho các đôi hôn nhân và các gia đình, làm kỹ sư kiêm đốc công cho các dự án xây dựng, làm quân sư quạt mo hướng dẫn bà con về cung cách làm ăn. Ấy là chưa nói tới những linh mục còn phải lãnh nhận cả những chức vụ phần đời, như thành viên của tổ chức này, phần tử của tổ chức nọ, đứng đầu hợp tác xã hay làm chủ máy cày, máy xay. Với những công việc vừa đa dạng, vừa bận rộn như thế, linh mục rất dễ sao lãng việc sống gắn bó với Chúa qua những tâm tình cầu nguyện. Từ việc sao lãng ấy, linh mục không còn nhận ra sự soi dẫn và chỉ bảo của Chúa nữa, để rồi trở nên mất dạy dưới cái nhìn xót xa của Chúa.
Tiếp đến, do những thành công gặt hái được và nhất là do những trọng kính thái quá người ta dành cho mình, linh mục cứ ngỡ rằng mình là một bậc thày lỗi lạc, trổi vượt lên trên mọi người, ý kiến của mình phải luôn luôn đúng, nên dễ dàng gạt “phăng xi lô” những ý kiến đóng góp, những đề nghị xây dựng khi những ý kiến đóng góp và những đề nghị xây dựng ấy khác với đường lối chủ trương của mình. Từ đó, như đã trình bày, linh mục dễ rơi vào tình trạng độc tài và độc đoán, không còn biết lắng nghe và đón nhận. Như vậy, phải chăng linh mục cũng đã làm cho mình dần dần trở nên mất dạy?
Ấy là chưa nói đến những trường hợp vì đa đoan công việc, linh mục sao lãng chuyện tìm hiểu và trau dồi thêm kiến thức đạo đức, khoa học, xã hội qua sách vở, báo chí và những phương tiện truyền thông khác, để rồi trình độ mỗi ngày một xuống cấp và không sớm thì muộn cũng sẽ bị “tụt hậu”.
Trong ngôn ngữ thường ngày, người giáo dân được gọi là con chiên. Quan niệm này xuất phát từ Kinh thánh. Chiên ngoan thì phải biết lắng nghe và vâng phục chủ chăn. Điều đó rất đúng, nhưng phải làm thế nào để xóa bỏ tính thụ động của nó, bởi vì người giáo dân hôm nay tương đối đã trưởng thành, nên cần phải biết chia sẻ trách nhiệm và góp phần xây dựng tích cực của mình vào cộng đoàn dân Chúa.
Trường hợp thứ hai là thái độ vô ơn, nghiêm khắc và thiếu cảm thông của giáo dân đôi khi đã làm cho linh mục buồn đau đến rơi cả nước mắt. Một trong những nguyên tắc cư xử thông thường, đó là hãy nghiêm khắc với bản thân mà khoan dung với người khác. Thế nhưng, thiên hạ lại hành động ngược với nguyên tắc thông thường ấy, bằng cách tỏ ra nghiêm khắc với người khác mà khoan dung với chính bản thân mình. Quan điểm này cũng được giáo dân áp dụng vào mối liên hệ với linh mục.
Thiên hạ thường nói: nhân vô thập toàn, đã là người thì ai cũng có những sai lỗi của mình, kể cả linh mục vì linh mục cũng mang thân phận mỏng dòn. Rồi bá nhân bá tánh, năm người mười ý, bàn tay còn có ngón dài ngón ngắn. Hay như tục ngữ cũng đã bảo:
- Ở sao cho vừa lòng người.
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê.
Cao chê ngỏng, thấp chê lùn.
Béo chê béo trục béo tròn.
Gầy chê xương sống, xương sườn phơi ra.
Linh mục được sánh ví như người làm dâu trăm họ, nên khó có thể làm vừa lòng mọi người và nếu cố gắng làm vừa lòng mọi người thì rốt cuộc sẽ chẳng làm vừa lòng một ai. Giáo dân hay quên mất những công ơn linh mục đã làm, mà chỉ nhìn thấy những khuyết điểm của linh mục để lên tiếng phê bình chỉ trích một cách gắt gao, rồi dắt díu nhau lên Tòa giám mục, nộp đơn cho Đức cha hay cho nhà nước mà kiện tụng linh tinh.
Thưở ban đầu, vùng Cái sắn chỉ là một cánh đồng hoang với cỏ dại mọc um tùm. Một cha sở dẫn đoàn chiên của mình tới cắn dùi. Cha sở ấy bỏ công sức, tiền bạc ra xây dựng, từ nhà thờ, nhà xứ đến trường học. Cùng với thời gian, cha sở mỗi ngày một già. Và đã già thì cũng hay có những sự lẩm cẩm. Trước những sự lẩm cẩm ấy, người ta đã xì xào bàn tán, viết thư nặc danh ném vào phòng, hay tố cáo chỗ này chỗ nọ, chỉ vì cha sở đã già. Tòa giám mục hay biết liền đổi cha sở đi một nơi khác. Nhận được tin ấy, người ta mừng rỡ ra mặt, nhưng vẫn cử đại diện lên gặp Đức giám mục để xin cho cha sở được ở lại với dáng bộ rất thiểu não. Thế nhưng, khi được hỏi:
- Bộ các ông đã chẳng muốn cho cha đi hay sao?
Một trong những vị đại diện đã trả lời:
- Cha đi mà mình chẳng níu kéo thì coi sao được. Ôi dào, đời mà!
Nghe câu trả lời này, đến như gã chỉ là một kẻ hậu sinh mà cũng còn cảm thấy tê tái cõi lòng, đúng như người xưa đã bảo: Bạc như dân, bất nhân như lính.
Bao lâu linh mục còn khỏe mạnh để phục vụ giáo xứ, thì vẫn là một người cha đáng mến đáng trọng, nhưng một khi đã đau yếu, đã già nua và đã là một gánh nặng, thì liền trở nên một cái gai cần phải nhổ đi. Nói vậy xem ra khí quá, nhưng trong thực tế, có những sự việc xảy ra khiến cho gã phải suy nghĩ.
Một cha sở trẻ chẳng may bị ung thư và qua đời. Việc chạy chữa và mai táng tốn kém khá nhiều. Tốn kém ấy được chi trả bằng tiền riêng của cha sở. Vì không đủ nên còn tồn đọng lại một món nợ. Sau khi cha sở được “mồ yên mả dài”, người ta đã cãi nhau chí chóe về món nợ này. Giáo xứ cũng như dòng họ không ai muốn trả. Cuối cùng, Tòa giám mục đành phải nhận vậy.
Một cha sở trẻ khác vừa mới khánh thành ngôi nhà thờ cho giáo xứ thì lâm bệnh nặng. Bệnh nặng chữa không khỏi mà tiền bạc thì lại hao tốn. Cha sở trẻ nằm dưỡng bệnh ở nhà xứ, rồi cứ vài tuần lại phải đi tái khám và mua thuốc uống tận Saigon. Cứ thế, cứ thế. Lúc đầu chưa có chuyện gì, nhưng sau một thời gian, những tiếng eo xèo bắt đầu nảy sinh, mỗi ngày một lớn, cộng thêm với chuyện này chuyện nọ, rồi cuối cùng cha sở trẻ đã phải khóc mà xin đi hưu non, như “con chim ẩn mình chờ chết”.
Có lẽ thấm thía nhất là nỗi cô đơn của linh mục. Gã nhớ không rõ một tác giả nào đó đã diễn tả: Chiều Chúa nhật, mọi người ra về, cửa nhà thờ khóa lại. Một mình tôi đơn độc trong khu nhà xứ rộng mênh mông. Thưa chuyện với Chúa, thì hình như Chúa cũng xa vời. Cuối cùng thì cũng chỉ vò võ một mình, tôi nhìn tôi trên vách.
Nỗi cô đơn sẽ đậm đặc hơn khi linh mục đau yếu. Một cha phó đã bật mí cho gã biết như sau: Ngày nọ mình bị đau nhờ chú nhỏ giúp lễ đi tìm người cạo gió. Nhờ bà này hay cô kia thì không ổn, bởi vì thiên hạ sẽ bảo rằng đó là chước mốc ma quỉ. Các bà các cô, hiền thì có hiền, nhưng đôi khi cũng dữ như sư tử Hà đông. Khi đoàn “nữ binh mùa thu” này mà đã loan tin bằng chiến thuật rỉ tai thì còn nhanh hơn cả những máy móc điện tử hiện đại nhất. Được dặn dò kỹ càng, chú nhỏ giúp lễ kêu về một ông hàng xóm đang trong tình trạng say không ra say, xỉn không ra xỉn, mới xơi đâu được ba xị rượu đế. Mà như dân ghiền thường bảo: một xị thì mở mang trí hóa, hai xị thì giải bớt cơn sầu, ba xị thì mũi chảy đầy râu, bốn xị thì ngồi đâu khóc đó…Vì được thoa dầu, nên khi cạo gió thân thể mình đang nóng bừng bừng, thì bỗng dưng cảm thấy lạnh toát ở xương sống, hóa ra nước mũi của ông hàng xóm cứ vô tư rơi thánh thót trên tấm lưng của mình. Lần khác khi giác hơi, ông ấy đã đổ ụp cả một ống dầu hôi lên người. Nhiều khi đau ốm, đành âm thầm nằm ngó lên trần mà xem những con thằn lằn đuổi nhau.
Sau cùng, nỗi cô đơn sẽ đặc quánh khi linh mục về già. Nhà hưu thì nơi có nơi không. Mà có thì cũng khá thiếu thốn. Còn về ở với gia đình, không phải là không bất tiện. Nếu mình có tí tiền còm giắt cạp quần, thì con cháu xem ra hăm hở nhiệt thành. Nhưng khi tiền đã hết, thì tình cũng chấp cánh bay cao và sự chăm sóc bèn trở thành một gánh nặng. Có khi chưa chết, chúng đã vội chia chác, hay chôm chỉa được cái nào hay cái ấy. Chuyện còn dài, nhưng gã xin “xì tốp” nơi đây bằng vài mẩu chuyện nhim nhím.
Chuyện thứ nhất: Đức giáo hoàng Piô X, ngay sau khi vừa được tấn phong làm Giám mục Montova, đã về thăm gia đình và khoe với mẹ chiếc nhẫn giám mục của mình:
- Này bu, bu xem chiếc nhẫn Giám mục của con có đẹp hay không?
Người mẹ bèn giơ ra chiếc nhẫn cưới đang đeo trên tay và bảo:
- Nếu không có cái này thì làm sao có cái kia.
Chuyện thứ hai: Nghỉ hè, mấy thầy rủ nhau đi Lái Thiêu. Ban trưa ghé vào một gia đình mượn con dao để bổ trái cây. Chủ nhà là một sư huynh Lasan đã xuất và lập gia đình, bèn nói với các thầy như sau:
- Hãy cố mà tu cho đắc đạo để làm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Còn không tu được thì cũng chẳng sao, về đây qua sẽ liệu cho. Bởi vì lũ con của qua toàn là… “vịt giời” không à. Bậc sống nào cũng tốt. Tu là cõi phúc mà tình cũng là cõi phúc, miễn là mình đi đúng con đường của Chúa.
Từ khi đi tiểu chủng viện cho tiến tới chức linh mục. Kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít. Còn bao nhiêu thì rơi rụng dọc đường. Điều đó chứng tỏ tu không phải là chuyện dễ và đời tu cũng không phải là vắng bóng thập giá. Có ở trong chăm mới biết chăn có rận và đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Đã cố gắng mà chẳng được làm cha cố, thì làm ông cố cũng tốt thôi, vì không có ông cố, làm sao có cha cố!!!
- Con ạ cha đi con.
Cha mới chớp chớp đôi mắt “mơ huyền” và lãng đãng nhìn về chốn xa xôi. Bây giờ mỗi khi nhắc lại chuyện xưa, vị linh mục này thường hay mỉm cười nói với bè bạn:
- Nếu không bị cô nàng đá lên đá xuống, toạc đầu xẻ mũi, thì có lẽ mình đã làm bố cụ, chứ đâu có thèm làm cụ như anh em thấy đó. Chúa chọn con như sét chọn một cây tầm thường. Thánh ý Ngài nhiệm mầu hết xảy.
Bên đạo chúng ta, lý do “thất tình đi tu” chẳng phải là không có, nhưng xem ra rất họa hiếm, vì chú nhóc thường vào tiểu chủng viện hay nhà dòng từ hồi nhỏ, tóc còn để chỏm. Thế nhưng, ở cái thuở “thò lò mũi xanh” ấy, chú nhóc làm sao hiểu được ơn gọi là gì ? Đơn giản, chú nhóc thích đi tu chỉ vì thấy mấy “cụ” được đi giày tây, ăn bánh tây và ở nhà tây. Ra ngoài đường được cả và thiên hạ khoanh tay cúi đầu chào:
- Con xin phép lạy cha ạ.
Đôi khi cha mẹ muốn cho con cái đi tu chỉ để sau này chúng được nhàn hạ và hạnh phúc, như lời phát biểu hăng tiết vịt của bà hiền mẫu nọ với cha phó kia trong một cuộc hội họp hàng tháng:
- Đi tu như các cha các dì thế mà sướng, chứ đèo bồng ở ngoài đời như chúng con khổ lắm cha ạ.
Có chú nhóc đi tu chỉ vì ông già, bà già thầm mong được mọi người gọi mình là “ông cố”, “bà cố”. Bởi cái giấc mộng vàng ấy, khi thấy chú nhóc của mình trở chứng, muốn giã từ đời tu, một ông “chuẩn cố” đã thẳng thừng nói với “chú nhà tràng” như sau:
- Thà rằng mày làm con chó nhà Đức Chúa Trời, còn hơn là làm vương làm tướng ngoài thế gian, con ạ.
Những lý do “lôm côm” ban đầu này cùng với năm tháng dần dần được đẽo gọt, được mài dũa, để rồi kết tinh và cô đọng lại thành cái lý tưởng phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.
Trong thánh lễ mở tay của cha mới, các vị giảng thuyết thường hùng hổ đến xùi cả bọt mép đề cao vẻ đẹp tuyệt vời của thiên chức linh mục, ít ai cả gan dám đề cập tới những thập giá của tước vị này, khiến cho cha mới chỉ nhìn thấy bông hồng mà quên đi những gai nhọn của nó. Với những lời ca ngợi và chúc tụng ấy, ngày mở tay được coi như là đỉnh vinh quang Taborê của cha mới, không khéo thì cha mới cũng thưa lên với Chúa như Phêrô ngày xưa:
- Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì thích lắm. Chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Maisen và một cho Elia.
Thế nhưng, tiệc rượu thì chóng tàn, ngày vui thì qua mau, vinh quang Taborê chỉ kéo dài trong thoáng chốc, để rồi tới lúc phải xuống núi và đối đầu với thập giá đời thường. Và đời thường thì nhiêu khê, lắm nỗi truân chuyên và nhiều phen lao đao, xất bất xang bang. Các bậc lão thành thường đề cập tới ảnh hưởng của linh mục đối với giáo dân như sau:
- Linh mục thánh thiện thì giáo dân đạo đức. Linh mục đạo đức thì giáo dân loàng xoàng. Linh mục loàng xoàng thì giáo dân nguội lạnh. Linh mục nguội lạnh thì giáo dân xấu xa. Linh mục xấu xa thì giáo dân biến thành quỉ dữ.
Như thế, giáo dân bị đánh tụt một bậc so với linh mục. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi vì linh mục là sư phụ, còn giáo dân là đệ tử về đàng thiêng liêng. Đệ tử làm sao hơn sư phụ. Linh mục là người hướng dẫn. Nếu người hướng dẫn mà mù, thì như lời Chúa đã dạy: Mù dẫn mù, cả hai đều lăn tòm xuống hố.
Cùng với những ý tưởng trên, gã nhớ tới một bài giảng nhân ngày mở tay của một cha mới. Đại khái như thế này:
“ Hãy cột một chiếc nút để xe kết hai đầu giây, đó là linh mục, bởi vì linh mục xe kết con người với Thiên Chúa. Hãy xây một cây cầu nối liền hai bờ bến xa cách, đó là linh mục bởi vì linh mục nối liền đất với trời. Nói cách khác, linh mục là trung gian giữa nhân loại và Đấng Tối Cao. Vì vậy, một bên linh mục phải nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa, còn một bên linh mục phải nắm chặt lấy bàn tay con người, để rồi đặt bàn tay con người vào lòng bàn tay của Thiên Chúa, cho tình yêu được đâm bông kết trái và ơn tha thứ được trao ban. Chính cái thế tay trong tay này là điều chúng ta mong mỏi nơi các linh mục. Cái thế tay trong tay ấy đòi hỏi linh mục phải gắn bó với Thiên Chúa đã đành mà con phải gần gũi với con người. Nếu linh mục rời bỏ một trong hai bàn tay, không nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa hay không nắm chặt lấy bàn tay con người, lúc bấy giờ linh mục sẽ không chu toàn chức vụ của mình.
Phải gắn bó với Thiên Chúa, đó là bổn phận thứ nhất của linh mục. Thực vậy, nhiệm vụ của linh mục là không ngừng đem Chúa đến cho mọi người. Và muốn đem Chúa đến cho mọi người thì chính bản thân linh mục phải là người có Chúa trước đã. Có Chúa trong tâm hồn và có Chúa trong cuộc đời vì linh mục không thể cho người khác cái mình không có. Đức Kitô phải chiếm chỗ nhất trong trái tim linh mục, phải là thần tượng của linh mục, phải là điểm khởi đầu và kết thúc của cuộc đời linh mục, phải là trọng tâm cho mọi hoạt động của linh mục. Trái đất xoay quanh mặt trời thế nào thì cuộc đời của linh mục cũng phải xoay quanh Đức Kitô như vậy, để rồi linh mục có thể hãnh diện nói lên như thánh Phaolô: Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi.
Tiếp đến linh mục còn phải gần gũi với con người. Gần gũi với con người bằng cách chia sẻ những lo lắng, cảm thông những khó khăn và tận tình giúp đỡ những cần thiết, để rồi từ đó linh mục sẽ chỉ cho con người nhận ra bàn tay dịu hiền và trái tim nhân hậu của Thiên Chúa.
Phải gắn bó với Thiên Chúa nhưng đồng thời cũng phải gắn bó với con người. Phải nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa cũng như phải nắm chặt lấy bàn tay con người để tạo cho được cái thế yêu thương tay trong tay. Tội lớn nhất của linh mục không phải là đã trót sa ngã, đã trót vấp phạn, bởi vì Thiên Chúa không chọn các thiên thần, nhưng đã chọn những con người tầm thường và yếu đuối làm linh mục của Ngài. Tội lớn nhất của linh mục, đó là đã rời bỏ một trong hai bàn tay ấy. Hoặc là đã quay lưng chống lại Thiên Chúa, hoặc là đã thờ ơ lạnh nhạt với anh em đồng loại. Lúc bấy giờ, linh mục chỉ còn là một nhịp cầu đã gẫy, một nút giây đã đứt hay một người lính đã đào ngũ. Trong chiến tranh, mục tiêu kẻ thù thường nhắm tới trước hết để triệt hạ, để phá hủy, chính là những cây cầu”.
Từ đó, gã không ngạc nhiên khi thấy người ta cố ý bôi nhọ và bêu rếu các linh mục, bởi vì đó là mưu thâm chước độc của … “địch”. Tuy nhiên, không phải chỉ phe địch mới bôi nhọ và bêu rếu các linh mục, nhiều khi chính con cái trong nhà cũng đã bạo phổi và mạnh miệng chỉ trích các linh mục một cách đầy ác ý. Họ luôn hỏi rằng: Linh mục đã làm gì cho tôi? Nhưng lại chẳng bao giờ dám nhìn thẳng vào lương tâm để kiểm điểm xem: Tôi đã làm gì cho linh mục? Hễ thấy linh mục có chút gì sai lỗi thì lập tức liền xì xầm bàn tán, rồi mím môi mím lợi thổi phồng bong bóng. Họ đâu có ngờ rằng rất nhiều khi chính giáo dân đã làm hư linh mục.
Sau đây gã chỉ xin trình bày hai trường hợp, hai thái cực nho nhỏ, trong đó giáo dân đã xô linh mục vào chân tường, đã đẩy linh mục tới chỗ bất ổn hay đã làm hư linh mục.
Trường hợp thứ nhất đó là thái độ quá trọng kính đến độ khúm núm, coi linh mục như là một người thông biết mọi sự và chẳng hề sai lỗi bao giờ. Mới ngày nào bè bạn còn “mày tao chi tớ” mí nhau, nhưng một khi đã thụ phong linh mục, từ hòn đất được cất nên ông bụt, thì lập tức được gọi là cha, là cụ, là cố, khiến cho thiên hạ, kể cả những người thân yêu nhất, cũng phải “kính nhi viễn chi”. Trọng kính linh mục là điều rất tốt, nhưng quá trọng kính đến độ khúm núm thì lại là điều nguy hiểm vì nó dễ làm cho linh mục quên đi mình xuất thân từ một cục đất, mình chỉ là một dụng cụ tầm thường trong bàn tay Thiên Chúa, đồng thời luôn mang ảo tưởng mình là ông bụt, mình là cái rốn của vũ trụ, rồi từ đó trở thành quan liêu, độc tài, độc đoán và mất dạy.
Đọc tới đây, hẳn có người sẽ nghĩ rằng: Tên này thật lếu láo, dám cả gan bạo phổi nói mấy ông cố mất dạy, thì đúng là hết thuốc chữa. Bởi đó, gã xin lớn tiếng thanh minh thanh nga rằng: Mất dạy ở đây không có nghĩa là vô phép, hỗn hào mà đơn giản chỉ là không còn được dạy bảo nữa mà thôi.
Nếu hiểu như thế, cộng thêm với một chút suy nghĩ, chúng ta sẽ nhận ra phần nào sự thật. Đây cũng là lời khuyên của một bà cố nói với người con của mình vừa mới đỗ cụ:
- Con ơi, kể từ ngày hôm nay, nếu con không ý tứ, thì con sẽ trở nên một người mất dạy, bởi vì với chức linh mục, con sẽ không còn được ai dạy bảo nữa.
Đúng thế, xuất phát từ quan niệm cho rằng linh mục là người thông suốt mọi sự, nên trong bối cảnh của xã hội Việt Nam, linh mục thường phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Từ một người rao giảng lời Chúa và cử hành các Bí tích cho đến một người đứng ra hòa giải các vụ tranh chấp và kiện tụng, làm cố vấn cho các đôi hôn nhân và các gia đình, làm kỹ sư kiêm đốc công cho các dự án xây dựng, làm quân sư quạt mo hướng dẫn bà con về cung cách làm ăn. Ấy là chưa nói tới những linh mục còn phải lãnh nhận cả những chức vụ phần đời, như thành viên của tổ chức này, phần tử của tổ chức nọ, đứng đầu hợp tác xã hay làm chủ máy cày, máy xay. Với những công việc vừa đa dạng, vừa bận rộn như thế, linh mục rất dễ sao lãng việc sống gắn bó với Chúa qua những tâm tình cầu nguyện. Từ việc sao lãng ấy, linh mục không còn nhận ra sự soi dẫn và chỉ bảo của Chúa nữa, để rồi trở nên mất dạy dưới cái nhìn xót xa của Chúa.
Tiếp đến, do những thành công gặt hái được và nhất là do những trọng kính thái quá người ta dành cho mình, linh mục cứ ngỡ rằng mình là một bậc thày lỗi lạc, trổi vượt lên trên mọi người, ý kiến của mình phải luôn luôn đúng, nên dễ dàng gạt “phăng xi lô” những ý kiến đóng góp, những đề nghị xây dựng khi những ý kiến đóng góp và những đề nghị xây dựng ấy khác với đường lối chủ trương của mình. Từ đó, như đã trình bày, linh mục dễ rơi vào tình trạng độc tài và độc đoán, không còn biết lắng nghe và đón nhận. Như vậy, phải chăng linh mục cũng đã làm cho mình dần dần trở nên mất dạy?
Ấy là chưa nói đến những trường hợp vì đa đoan công việc, linh mục sao lãng chuyện tìm hiểu và trau dồi thêm kiến thức đạo đức, khoa học, xã hội qua sách vở, báo chí và những phương tiện truyền thông khác, để rồi trình độ mỗi ngày một xuống cấp và không sớm thì muộn cũng sẽ bị “tụt hậu”.
Trong ngôn ngữ thường ngày, người giáo dân được gọi là con chiên. Quan niệm này xuất phát từ Kinh thánh. Chiên ngoan thì phải biết lắng nghe và vâng phục chủ chăn. Điều đó rất đúng, nhưng phải làm thế nào để xóa bỏ tính thụ động của nó, bởi vì người giáo dân hôm nay tương đối đã trưởng thành, nên cần phải biết chia sẻ trách nhiệm và góp phần xây dựng tích cực của mình vào cộng đoàn dân Chúa.
Trường hợp thứ hai là thái độ vô ơn, nghiêm khắc và thiếu cảm thông của giáo dân đôi khi đã làm cho linh mục buồn đau đến rơi cả nước mắt. Một trong những nguyên tắc cư xử thông thường, đó là hãy nghiêm khắc với bản thân mà khoan dung với người khác. Thế nhưng, thiên hạ lại hành động ngược với nguyên tắc thông thường ấy, bằng cách tỏ ra nghiêm khắc với người khác mà khoan dung với chính bản thân mình. Quan điểm này cũng được giáo dân áp dụng vào mối liên hệ với linh mục.
Thiên hạ thường nói: nhân vô thập toàn, đã là người thì ai cũng có những sai lỗi của mình, kể cả linh mục vì linh mục cũng mang thân phận mỏng dòn. Rồi bá nhân bá tánh, năm người mười ý, bàn tay còn có ngón dài ngón ngắn. Hay như tục ngữ cũng đã bảo:
- Ở sao cho vừa lòng người.
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê.
Cao chê ngỏng, thấp chê lùn.
Béo chê béo trục béo tròn.
Gầy chê xương sống, xương sườn phơi ra.
Linh mục được sánh ví như người làm dâu trăm họ, nên khó có thể làm vừa lòng mọi người và nếu cố gắng làm vừa lòng mọi người thì rốt cuộc sẽ chẳng làm vừa lòng một ai. Giáo dân hay quên mất những công ơn linh mục đã làm, mà chỉ nhìn thấy những khuyết điểm của linh mục để lên tiếng phê bình chỉ trích một cách gắt gao, rồi dắt díu nhau lên Tòa giám mục, nộp đơn cho Đức cha hay cho nhà nước mà kiện tụng linh tinh.
Thưở ban đầu, vùng Cái sắn chỉ là một cánh đồng hoang với cỏ dại mọc um tùm. Một cha sở dẫn đoàn chiên của mình tới cắn dùi. Cha sở ấy bỏ công sức, tiền bạc ra xây dựng, từ nhà thờ, nhà xứ đến trường học. Cùng với thời gian, cha sở mỗi ngày một già. Và đã già thì cũng hay có những sự lẩm cẩm. Trước những sự lẩm cẩm ấy, người ta đã xì xào bàn tán, viết thư nặc danh ném vào phòng, hay tố cáo chỗ này chỗ nọ, chỉ vì cha sở đã già. Tòa giám mục hay biết liền đổi cha sở đi một nơi khác. Nhận được tin ấy, người ta mừng rỡ ra mặt, nhưng vẫn cử đại diện lên gặp Đức giám mục để xin cho cha sở được ở lại với dáng bộ rất thiểu não. Thế nhưng, khi được hỏi:
- Bộ các ông đã chẳng muốn cho cha đi hay sao?
Một trong những vị đại diện đã trả lời:
- Cha đi mà mình chẳng níu kéo thì coi sao được. Ôi dào, đời mà!
Nghe câu trả lời này, đến như gã chỉ là một kẻ hậu sinh mà cũng còn cảm thấy tê tái cõi lòng, đúng như người xưa đã bảo: Bạc như dân, bất nhân như lính.
Bao lâu linh mục còn khỏe mạnh để phục vụ giáo xứ, thì vẫn là một người cha đáng mến đáng trọng, nhưng một khi đã đau yếu, đã già nua và đã là một gánh nặng, thì liền trở nên một cái gai cần phải nhổ đi. Nói vậy xem ra khí quá, nhưng trong thực tế, có những sự việc xảy ra khiến cho gã phải suy nghĩ.
Một cha sở trẻ chẳng may bị ung thư và qua đời. Việc chạy chữa và mai táng tốn kém khá nhiều. Tốn kém ấy được chi trả bằng tiền riêng của cha sở. Vì không đủ nên còn tồn đọng lại một món nợ. Sau khi cha sở được “mồ yên mả dài”, người ta đã cãi nhau chí chóe về món nợ này. Giáo xứ cũng như dòng họ không ai muốn trả. Cuối cùng, Tòa giám mục đành phải nhận vậy.
Một cha sở trẻ khác vừa mới khánh thành ngôi nhà thờ cho giáo xứ thì lâm bệnh nặng. Bệnh nặng chữa không khỏi mà tiền bạc thì lại hao tốn. Cha sở trẻ nằm dưỡng bệnh ở nhà xứ, rồi cứ vài tuần lại phải đi tái khám và mua thuốc uống tận Saigon. Cứ thế, cứ thế. Lúc đầu chưa có chuyện gì, nhưng sau một thời gian, những tiếng eo xèo bắt đầu nảy sinh, mỗi ngày một lớn, cộng thêm với chuyện này chuyện nọ, rồi cuối cùng cha sở trẻ đã phải khóc mà xin đi hưu non, như “con chim ẩn mình chờ chết”.
Có lẽ thấm thía nhất là nỗi cô đơn của linh mục. Gã nhớ không rõ một tác giả nào đó đã diễn tả: Chiều Chúa nhật, mọi người ra về, cửa nhà thờ khóa lại. Một mình tôi đơn độc trong khu nhà xứ rộng mênh mông. Thưa chuyện với Chúa, thì hình như Chúa cũng xa vời. Cuối cùng thì cũng chỉ vò võ một mình, tôi nhìn tôi trên vách.
Nỗi cô đơn sẽ đậm đặc hơn khi linh mục đau yếu. Một cha phó đã bật mí cho gã biết như sau: Ngày nọ mình bị đau nhờ chú nhỏ giúp lễ đi tìm người cạo gió. Nhờ bà này hay cô kia thì không ổn, bởi vì thiên hạ sẽ bảo rằng đó là chước mốc ma quỉ. Các bà các cô, hiền thì có hiền, nhưng đôi khi cũng dữ như sư tử Hà đông. Khi đoàn “nữ binh mùa thu” này mà đã loan tin bằng chiến thuật rỉ tai thì còn nhanh hơn cả những máy móc điện tử hiện đại nhất. Được dặn dò kỹ càng, chú nhỏ giúp lễ kêu về một ông hàng xóm đang trong tình trạng say không ra say, xỉn không ra xỉn, mới xơi đâu được ba xị rượu đế. Mà như dân ghiền thường bảo: một xị thì mở mang trí hóa, hai xị thì giải bớt cơn sầu, ba xị thì mũi chảy đầy râu, bốn xị thì ngồi đâu khóc đó…Vì được thoa dầu, nên khi cạo gió thân thể mình đang nóng bừng bừng, thì bỗng dưng cảm thấy lạnh toát ở xương sống, hóa ra nước mũi của ông hàng xóm cứ vô tư rơi thánh thót trên tấm lưng của mình. Lần khác khi giác hơi, ông ấy đã đổ ụp cả một ống dầu hôi lên người. Nhiều khi đau ốm, đành âm thầm nằm ngó lên trần mà xem những con thằn lằn đuổi nhau.
Sau cùng, nỗi cô đơn sẽ đặc quánh khi linh mục về già. Nhà hưu thì nơi có nơi không. Mà có thì cũng khá thiếu thốn. Còn về ở với gia đình, không phải là không bất tiện. Nếu mình có tí tiền còm giắt cạp quần, thì con cháu xem ra hăm hở nhiệt thành. Nhưng khi tiền đã hết, thì tình cũng chấp cánh bay cao và sự chăm sóc bèn trở thành một gánh nặng. Có khi chưa chết, chúng đã vội chia chác, hay chôm chỉa được cái nào hay cái ấy. Chuyện còn dài, nhưng gã xin “xì tốp” nơi đây bằng vài mẩu chuyện nhim nhím.
Chuyện thứ nhất: Đức giáo hoàng Piô X, ngay sau khi vừa được tấn phong làm Giám mục Montova, đã về thăm gia đình và khoe với mẹ chiếc nhẫn giám mục của mình:
- Này bu, bu xem chiếc nhẫn Giám mục của con có đẹp hay không?
Người mẹ bèn giơ ra chiếc nhẫn cưới đang đeo trên tay và bảo:
- Nếu không có cái này thì làm sao có cái kia.
Chuyện thứ hai: Nghỉ hè, mấy thầy rủ nhau đi Lái Thiêu. Ban trưa ghé vào một gia đình mượn con dao để bổ trái cây. Chủ nhà là một sư huynh Lasan đã xuất và lập gia đình, bèn nói với các thầy như sau:
- Hãy cố mà tu cho đắc đạo để làm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Còn không tu được thì cũng chẳng sao, về đây qua sẽ liệu cho. Bởi vì lũ con của qua toàn là… “vịt giời” không à. Bậc sống nào cũng tốt. Tu là cõi phúc mà tình cũng là cõi phúc, miễn là mình đi đúng con đường của Chúa.
Từ khi đi tiểu chủng viện cho tiến tới chức linh mục. Kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít. Còn bao nhiêu thì rơi rụng dọc đường. Điều đó chứng tỏ tu không phải là chuyện dễ và đời tu cũng không phải là vắng bóng thập giá. Có ở trong chăm mới biết chăn có rận và đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Đã cố gắng mà chẳng được làm cha cố, thì làm ông cố cũng tốt thôi, vì không có ông cố, làm sao có cha cố!!!
Gã Siêu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét