Jul 5, 2015 - Chúa nhật 14 thường niên năm B
Đừng vấp ngã vì định kiến
Các
Bạn thân mến,
Nghỉ
lễ Độc Lập vui chứ các Bạn? Năm nay khí hậu tương đối tốt phải không các Bạn? Nên
nhiều người lấy phép nghỉ nguyên tuần luôn, còn các bạn thì sao? Nghỉ ít hay
nhiều thì cũng hãy tận dụng những ngày đó để vui cùng gia đình, thăm viếng
người thân, bệnh nhân, và có thể có những buổi tiệc tùng, cũng có thể là cơ
hội dọn dẹp nhà cửa… Với công việc nào, cũng hãy vui vẻ thoải mái với cuộc
sống dù có “độc lập tự do” nhiều hay
ít nhe!
Bên
cạnh đó, có Bạn nào"di ứng" với
hai chữ " Độc LậpTự Do"
không nhỉ? Bởi mỗi lần nghe đến nó thì có lẽ ai cũng nghĩ tới quê hương Việt Nam
mình sau Mùa Xuân 1975 phải không? Lúc đấy, đâu đâu cũng giương bảng hiệu to lớn
"Không có gì
qúi hơn độc lập tự do". Rất đúng phải không các Bạn? Nhưng thực tế người
ta lại vô tình hay hữu ý hiểu theo ý riêng mình! Thậm chí đến độ không còn tôn
trọng hoặc lợi dụng nó. Một số Bạn trẻ cũng dựa vào đấy mà làm nhiều điều theo
ý riêng, vượt ra ngoài cả khuôn khổ nền nếp đạo đức văn hóa của gia đình, làng
xóm, xã hội, tôn giáo…Thật ra thì chẳng bao giờ, cũng chẳng khi nào con người
có Độc Lập Tự Do tuyệt đối khi còn sống ở dương thế, mà chỉ là tương đối, bởi
chúng ta còn phải làm ăn sinh sống, còn phải nương tựa nhau, còn phải quay quần
với nhau, còn phải tạo sức mạnh, còn phải đoàn kết, còn phải chiến đấu, còn
phải tiến thân, còn phải xây dựng phát triển đoàn thể, xã hội, tôn giáo…nên còn
phải cần đến luật lệ, qui tắc…Thế nên điều gì, quyền nào dù chính đáng đến đâu cũng
cần phù hợp với quan điểm, đạo đức, chính trị chung của đất nước, của xã hội,
của quốc tế, của lương tâm loài người. Bởi thế nếu vì lý do nào đấy, chúng ta
chưa được“Độc Lập Tự Do”, dù tương
đối, thì cũng đừng quá khích, có đấu
tranh cũng trong ôn hòa. Đặc biệt dâng lên Chúa, xin Ngài cho chúng ta biết
theo ý của Ngài. Bởi chính Ngài có kinh nghiệm đó, cũng đã có lần buồn về quê hương
làng xóm mình, đến độ “Ngài đã không làm được phép lạ nào tại đó", trong khi khắp vùng
chung quanh người ta tôn trọng Ngài, người ta lũ lượt kéo đến nghe Ngài giảng
dạy, được hưởng cùng chứng kiến những phép lạ phi thường Ngài làm và được nhiều
điều tốt lành Ngài ban.
Tin Mừng hôm nay cho biết sau một thời gian tự do đi khắp nơi rao
giảng Nước Trời, Đức Giêsu về thăm lại quê hương là làng Nadarét với các môn đệ
của mình, nghĩa là Ngài trở về quê hương với tư cách một rabi.
Tại
các hội đường Do Thái, dân làng thường tập trung vào ngày Sabát để nghe các
kinh sư đọc và giải thích Kinh Thánh. Người ta thường mời các bậc vị vọng đến
giảng dạy. Đức Giêsu đã nổi tiếng khắp nơi nên cũng được mời lên bục
giảng. Ngài bắt đầu giảng dạy tại hội
đường, nhưng dân chúng không hào hứng tiếp nhận giáo huấn của Ngài. Họ vừa
rất đỗi ngạc nhiên, vừa xúc phạm Ngài, vì sự nổi tiếng của người đồng hương,
bởi họ vấp phải định kiến về "lý lịch"
của Ngài, khiến họ không thể nhận ra và tin được nguồn gốc thần linh và thân
cách Đấng Cứu Thế của Ngài nên họ coi thường, khinh dể, còn tức giận với vẻ
thù địch, vì Ngài xuất thân từ một làng quê không mấy nổi danh, cùng bối
cảnh như họ mà lại nói năng và hành động khôn ngoan như thế.
Thật ra dân làng đã nghe và thán phục trước các phép lạ Ngài làm ở
các nơi. Nhưng tính kỳ thị khiến họ hoài nghi về thân thế của Ngài và không tin
Ngài thực là Đấng Thiên Sai. Vì thế Đức Giêsu đã không làm nhiều phép lạ tại đó
vì họ cứng lòng tin.
Họ xôn xao nói với nhau:
1." Bởi đâu ông ta được như thế?”:
. Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa
là làm sao?
. Ông ta không phải là
bác thợ, con bà Maria, và anh em của các ông Giacobe, Gioxe, Giuda và Simon
sao?
. Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta
sao?"
- Anh chị em bà con được
nêu tên ở đây mà mọi người đều biết, chứng minh gia thế Đức Giêsu không có gì
đặc biệt.
- Cho thấy người dân không thể hiểu
được Ngài, con của một bác thợ mộc, lại có được kiến thức và quyền năng lạ lùng
xuất chúng như thế
-
Những lời nói đó cho thấy con mắt định kiến, thiển cận và hẹp
hòi của những người đồng hương đối với Đức Giesu, vì không tin nên không nhận
ra khuôn mặt thật toàn vẹn của Ngài.
-
Họ đã không nhận ra, không tin Ngài là một tiên tri, lại càng không thể tin
Ngài là Đấng Cứu Thế.
-
Họ không tin vì họ chỉ nhìn thấy quá khứ bình thường của Ngài, là
một bác thợ mộc âm thầm, khiêm tốn; hiện tại Ngài nghèo nàn, không ngai vàng
hào quang, không quân lính hùng hổ…
-
Chúng ta biết, thời nào câu nói "bác
thợ" cũng cho biết đó là một người không chỉ làm thợ mộc, mà còn có
thể làm được nhiều nghề thủ công tinh xảo, có thể làm được bất cứ việc lặt
vặt nào trong nhà với chỉ một số công cụ thô sơ và ít gía trị.
- Đức
Giesu là con bác thợ Giuse bình thường, một thường dân chất phác nên Ngài cũng
vậy, cũng là người thợ như thế.
-
Nên dù Thiên Chúa là Đấng Toàn năng, Ngài cũng phải bó tay trước sự cứng lòng,
thiếu niềm tin của họ.
-
Đó là điều con người làm cản trở Thiên Chúa lớn nhất, vì con người
có quyền tự do nhận hay từ chối qùa tặng của Ngài.
-
Nếu phép lạ là qùa tặng của Thiên Chúa, cần được đón nhận với
niềm tin thì chính niềm tin là ân huệ của Ngài, chỉ có thể nhận được với lời cầu
nguyện; và cần phải cầu nguyện để có thêm niềm tin.
- Dù Đức
Giêsu bị tẩy chay bởi chính dân mà Ngài quý mến, bất kể những việc lạ lùng mà
Ngài đã thi hành.
- Nhưng
đó lại là vinh quang của Ngài, nó có ý nghĩa là khi Thiên Chúa xuống thế gian,
Ngài không hề đòi hỏi một ưu tiên nào, mà bằng lòng nhận cuộc đời tầm thường
với tất cả những công việc tầm thường vất vả của thân phận con người.
- Bởi
sự thật những may rủi về gia thế, địa vị, danh giá chẳng có gì quan trọng với
nhân cách một con người.
- Thánh
Phaolo đã nói tiêu chuẩn đánh gía con người của Chúa là những cái yếu đuối, ngu
dại, hèn mọn, bị khinh thường và những cái hư không.
-
Và Đức Giêsu,
là người chữa lành cùng cứu chuộc được nhiều người, lại bị mất mạng bởi chính
những người mà Ngài đã chữa lành và cứu vớt.
- Vậy
chúng ta cần sáng suốt, cảnh giác đối với những cám dỗ đánh gía một người căn
cứ vào bề ngoài, là những cái tạm bợ nay còn mai mất, mà phải căn cứ vào
gía trị nội tại nơi chính con người ấy.
- Dân
làng Nararet còn nói:"Con bà Maria", tức là họ nhắc lại Đức Giesu là con một
người bình thường sống gần họ bấy lâu có tỏ rõ chuyện gì to lớn đâu mà bây giờ
lại là Đấng Mesia có quyền lực cao cả như tin đồn?
-
Họ không tin Ngài, vì nghĩ làm sao có thể tin được sự vĩ đại vượt mức của một
người bình thường ngang hàng với họ?
- Với môi trường không thích hợp ấy, kết
qủa là Đức Giesu không thể làm được phép lạ vĩ đại nào tại Nadaret quê hương
Ngài.
- Bởi trước khi làm phép lạ
cứu nhân độ thế, Đức Giêsu thường đòi người xin phải có đức tin. Dân làng Nadarét
không tin, nên không nhận được phép lạ nào cả là điều đương nhiên.
- Sự
quá quen biết thân thuộc đáng ra phải tạo được một sự tôn trọng, hỗ trợ
nhau, nhưng họ lại tạo ra sư coi thường, xem nhẹ nhau.
- Chúng
ta cũng vậy, đôi khi sống quá gần giũ, thân thiện, chan hòa với mọi người nên
không nhận ra gía trị đời sống nội tâm cao thượng, vĩ đại của họ.
-
Một lần nữa Tin Mừng hôm nay khẳng định rằng Chúa có thể làm được tất cả
mọi điều trong công trình cứu chuộc con người, nếu con người đón tiếp, mở lòng
ra với Ngài.
2. " Họ vấp ngã vì Người":
-
Chúa đã phán: “Ơn Ta đủ cho con”,
nghĩa là Thiên Chúa luôn ban đầy đủ những ơn cần thiết cho mọi người khi:
. vất vả gian nan cực nhọc - Ngài thêm ơn, thêm
sức.
. đau khổ buồn phiền
- Ngài gia tăng lòng thương xót,
. gặp thử thách, thất bại, chán chường - Ngài
ban ơn bình an,
. sức mình yếu đuối cạn kiệt -
Ngài ban ơn mạnh mẽ đầy tràn.
-
Tuy nhiên nếu vì lý do nào đó, từ Thiên Chúa hay do tội lỗi mà chúng ta bị bệnh
tật phần hồn phần xác thì phải chạy đến thầy thuốc để xin được chữa lành.
-
Quan trọng là chúng ta phải hợp tác với thầy thuốc, phải kê khai thật lòng bệnh
tình của mình, sau đó nghe theo hướng dẫn để điều trị tận gốc căn bệnh.
- Và thật dễ hiểu nếu bệnh nhân không
chịu để thầy thuốc chữa bệnh thì không thể hết bệnh và lành mạnh được.
-
Có thể gọi đó là đức tin, là ý chí muốn tồn tại, nhưng nếu không có
nó thì chẳng một ai có thể vượt qua bệnh tật và sống khỏe mạnh được.
- Mặt
khác, những ai đã có cơ hội nói chuyện trước một số người hay đám đông thì hẳn
biết sự lắng nghe và bầu không khí thuận lợi đóng một vai trò hết sức quan
trọng như thế nào cho sự thành công của cuộc nói chuyện.
- Ngay
cả việc giảng dạy cũng vậy, sễ thật khó thành công nếu thiếu sự đóng góp của đối
tượng người nghe.
- Bởi
trong bầu không khí chờ đợi, khao khát, thì chỉ cần một ít cố gắng, một ngọn
lửa nồng nhiệt cũng có thể cháy bùng lên.
-
Còn trong bầu khí lạnh lùng, hờ hững, thiếu thiện cảm, sẵn sàng chê bai, chỉ
trích thì những lời nói dù được đầy tràn Thánh Linh, vẫn từ trời rơi xuống đất
cũng bị chết cứng đi.
- Trong
bầu khí không thuận lợi, chúng ta cũng khó hòa giải, khó tha thứ.
- Bởi
sự thật nếu người ta chỉ họp nhau lại để từ chối, thù ghét nhau, thì họ vẫn cứ
thù ghét nhau.
- Nếu
người ta họp nhau lại chỉ để trình diễn thì người ta vẫn hiểu lầm nhau.
- Nếu
người ta chỉ họp nhau lại để không thấy gì khác hơn là quan điểm riêng của
chính mình, thì họ sẽ không còn thấy ai khác nữa.
- Nhưng
nếu mỗi người đến với nhau bằng tình thương của Chúa để tìm cách thương yêu
nhau, thì dù những kẻ vốn cách xa hơn hết, vẫn có thể hợp nhất trong Ngài.
-
Kito hữu là những người đã được trao trọng trách tiếp tay với công việc của Đức
Giesu, chúng ta có thể mở rộng cửa cho Ngài, hoặc đóng lại trước mặt Ngài.
- Nhưng
hãy nhớ đừng dại dột vấp ngã vì Ngài, bởi còn nhiều việc lạ lùng, còn nhiều ơn
cao cả Chúa muốn làm cho chúng ta và mọi người, chỉ cần xin Ngài thêm niềm
tin cho chúng ta, để nhờ đó Chúa được tự do thực hiện những kỳ công của Ngài.
3. Cuộc sống hiện tại:
- Làm thế nào để những câu chuyện của Đức
Giêsu trong Tin Mừng hôm nay có thể áp dụng vào đời sống chúng ta?
- Muốn vậy, chúng ta hãy đón nhận những bài học quí
báu của Ngài để đừng ngạc nhiên khi bị người đời chống đối do chúng ta không
chấp nhận phá thai, ly dị.
- Chúng ta đừng ngạc nhiêu nếu người ta tẩy
chay chúng ta vì lên tiếng bảo vệ việc khai thác các trẻ vị thành niên, cùng những bất công mà người già, phụ nữ và trẻ em đang phải
chịu đựng.
- Chúng ta cũng đừng
ngạc nhiên khi có những Kitô hữu phản đối chúng ta vì chúng ta khác họ về chủng
tộc, tiếng nói, quốc gia hay về tình trạng kinh tế.
- Chúng ta cũng đừng ngạc nhiên khi người ta
tẩy chay chúng ta vì đứng lên bảo vệ những gì chúng ta tin là quyền lợi chính
đáng, là chân lý.
- Cuối cùng chúng
ta cũng đừng ngạc nhiên khi chính gia đình, những
người thân yêu ruột thịt chống lại, tẩy chay vì
chúng ta đã tin Đức Giêsu, bởi Ngài đã báo trước:
“Người ta sẽ nộp chính anh em mình để bị tử hình, và các người cha sẽ thi
hành như vậy với con cái; ngược lại, con cái sẽ chống đối với cha mẹ.”
(Mt 10:21)
- Nghĩa là một cha mẹ có thể không muốn thật
lòng tha thứ cho đứa con. Hoặc một đứa trẻ có thể từ chối không thật lòng tha
thứ cho cha mẹ.
- Khi sự khước từ này xảy ra, chúng ta bị cám
dỗ bỏ cuộc, bị cám dỗ ngừng yêu thương, bị cám dỗ trở nên hận thù và hằn học.
- Thế nên
trong mọi trường hợp, cần vững lòng tin cậy vào Thiên Chúa. Ngài sẽ không để
chúng ta phải chịu đựng quá sức mình.
- Bởi các bài đọc hôm nay dậy chúng ta:
. người ta tẩy chay chúng ta, vì họ đã tẩy chay
Đức Giêsu.
. không thể để sự tẩy chay này khiến chúng ta
thù hận, cũng như Đức Giêsu không để sự khước từ khiến Ngài không còn yêu mến
họ nữa.
- Chúng ta hãy luôn nhớ lại bài giảng Trên Núi
của Đức Giêsu để an tâm chiến đấu,
thắng mọi nghịch cảnh.
Lạy Chúa, dân làng Nazazet cũng như nhiều người ngày nay không
tin trọng Chúa vì Ngài xuất thân và sống như một người bình thừơng. Cũng
như chúng con, nhiều lúc không tin Chúa hiện diện dưới hình bánh, rượu
mỏng manh, hoặc nơi một người đau khổ, một kẻ bần cùng, một linh mục yếu đuối,
một Hội Thánh còn bất toàn.Nhưng dường như Chúa lại thích ẩn mình nơi những gì
thế gian chê bỏ, để giúp chúng con tập nhận ra Ngài bằng con mắt đức tin.
Xin thêm đức tin cho
chúng con để chúng con khiêm tốn thấy Ngài tỏ mình thật bình thường giữa lòng cuộc sống. Amen. ( muon
loi )
Than
men,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét