Có nên để trẻ con tin vào ông già Noel không?
la-croix.com,
Paula Pinto Gomes ghi lại, 2016-12-13
Cảm hứng từ câu chuyện của
Thánh Nicolas, các huyền thoại Bắc Âu và Santa Claus của Mỹ, ông già áo đỏ đã
có trong huyền thoại Âu châu vào cuối thế kỷ 19.
Được xã hội tiêu thụ khai
thác tối đa, theo bà Nicole Prieur, triết gia và tâm lý gia, hình ảnh ông già
Noel vẫn là hình ảnh có tính biểu tượng tích cực nơi trẻ con.
«Tôi sẽ trả lời ngay là
có, không mập mờ! Tin vào ông già Noel là tin vào một cái gì huyền diệu, một
cái gì thần tiên. Một cách nào đó, đó là tin vào một cái gì siêu việt. Huyền
thoại này mang các giá trị tích cực. Ông già Noel là hình ảnh của một người lớn
tuổi, người làm đồ chơi cho tất cả các trẻ em trên thế giới. Ông là người dũng
cảm, siêng năng làm việc, mang đến cho các em bé nhỏ một tâm tình biết ơn khi
cho các em biết các em dễ thương và các em là người có giá trị. Đó là một hình
thức siêu anh hùng. Người anh hùng đầu tiên và mạnh nhất của tuổi ấu thơ!
Các em 6-7 tuổi mà tôi tiếp
ở phòng tư vấn thường hay nói với tôi: ‘Con biết không có ông già Noel, nhưng nếu
ông già Noel có thật thì tốt biết bao!’ Dù khi các em biết cha mẹ nói dối mình,
nhưng chúng không bao giờ giận cha mẹ về việc này. Chúng không xem đây là lời
nói dối vì chúng cảm thấy thích khi mình vẫn còn muốn tin như vậy.
Tương hợp với các giá trị Kitô
Đương nhiên lòng tin này
đặt vấn đề nơi các gia đình Kitô giáo, nhưng trên thực tế, nó tương hợp với ý
nghĩa thiêng liêng của việc mừng lễ Giáng Sinh. Các cha mẹ có thể đưa con đi lễ
đêm và nói sau đó ông già Noel sẽ đi qua nhà mình. Ông già Noel không lấy chỗ của
Chúa Giêsu. Ông già râu bạc phơ, mặc áo đỏ ở trong thế giới của giấc mơ chứ
không ở trong thế giới tiêu thụ dù các nhà buôn khai thác hình ảnh này.
Các cha mẹ có thể dựa
trên huyền thoại này để trao truyền các giá trị của sự chia sẻ, khi nói với con
cái, ông già chỉ cho một, hai món quà vì ông còn phải để dành cho các em bé
khác, đnhh là những em thiếu thốn không có gì. Tuy biết vậy, nhưng cũng không
ngăn các em làm danh sách các đồ chơi, vì như thế giúp cho các em tập tính kiên
nhẫn. Và các em cũng phải biết, các em không thể có tất cả những gì mình chọn.
Cha mẹ có thể dùng câu chuyện ông già Noel để dạy cho các em những chuyện tốt
lành, giúp các em làm các việc tốt đẹp.
Một vài người còn muốn
hóa trang thành ông già Noel để làm cho trẻ em vui, nhưng tôi nghĩ, đây không
phải là một ý tưởng tốt vì huyền thoại không cần phải cụ thể hóa. Còn ông già Noel
trong các cửa hàng thì không thể chấp nhận được. Các cha mẹ có thể nói với các
em, đó là những người giúp ông già Noel thật, ông già Noel thật mới là người
làm ra đồ chơi. Chuyện giả tưởng chỉ lôi cuốn khi nó vẫn còn là một cái gì huyền
ảo. Huyền thoại này là một cái gì huyền diệu và nhất là có thể làm cho thế giới
vui tươi hơn.»
Bà Nicole Prieur, tác giả
quyển sách «Con cái chúng ta, các triết gia tí hon, nhà xuất bản Albin Michel».
Paula Pinto Gomes ghi lại.
Marta An Nguyễn chuyển dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét