Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Dec 18, 2016 - Chúa nhật thứ IV Mùa Vọng năm A

Dec 18, 2016 - Chúa  nhật  thứ  IV  Mùa  Vọng  năm  A
Thiên  Chúa  Giáng  Sinh  để  ở  cùng  chúng  ta.

 
                                                     

Các Bạn thân mến,
Có người nói rằng:"Mẹ Maria cũng có thai trước khi lấy chồng đó!" Đúng vậy, nhưng thai trong bụng Mẹ không phải do Mẹ muốn sống thử hay Thánh Giuse muốn kiểm tra xem Mẹ có khả năng hay không và càng không phải“tai nạn”do kết qủa của sự buông thả chơi bời. Bởi khi Sứ Thần truyền tin ý muốn của Thiên Chúa, Mẹ đã thăng thắn nói:"chuyện đó làm sao có thể xẩy ra, vì tôi đã khấn hứa giữ mình đồng trinh trọn đời". Rồi Thiên Sứ cho biết chuyện mang thai này là do quyền năng Chúa Thánh Thần, mà không cần sự tham gia cuả người đàn ông trần thế. Không như thời nay, một số thanh niên thiếu nữ ỡ Mỹ cũng như các nước văn minh tiến bộ, trước khi cưới nhau thường muốn sống thử, xem có hợp nhau không rồi mới làm giấy tờ pháp lý lấy nhau. Do đó có nhiều cặp có mấy con rồi mới làm lễ cưới, mới làm hôn thú. Cũng có cặp sau đó buông xuôi luôn; nếu thử hoài không tìm được người tâm đầu ý hợp thì sao nhỉ? Còn gì nữa, thật là tan nát cả đời hoa lẫn đời bướm!
Những năm gần đây ở Việt Nam cũng nổi lên phong trào sống thử, để xem người nam mình chọn lựa thực tế có khả năng làm cha hoặc người nữ mình yêu có thể làm mẹ được không? Đôi khi còn là ý muốn của cha mẹ để nối dõi tông đường nữa!
Có nhiều lý do khiến nam nữ thời đại văn minh hiện nay giảm hay không còn đủ khả năng sinh con cái, trong khi xã hội phần lớn vẫn quan niệm một gia đình hạnh phúc thì vợ chồng phải thực sự được làm cha làm mẹ, cũng như được hưởng tình phụ tử, mẫu tử.
Thế nên dù phong trào kết hôn cuả những người đồng tính đã được một số nước cho phép, nhưng họ vẫn không khoả lấp được khát khao có một đứa con do chính họ sinh ra. Để rồi khoa học lại phải gíup họ thoả mãn!
Thật là cái vòng luẩn quẩn, những đòi hỏi qúa quắt, như trêu ngươi Thượng Đế phải không các Bạn?
Tuy nhiên ở đâu cũng có những người lấy nhau vì tình yêu chân thành, muốn suốt đời sống yêu thương nhau, còn sau đó có con hay không cũng sẵn sàng chấp nhận. Còn có những người biết tôn trọng tình yêu hôn nhân, giữ gìn hạnh phúc gia đình nên quyết tâm“không ăn cơm trước kẻng”! Và càng còn rất nhiều gia đình nối tiếp truyền thông cưới hỏi tốt đẹp cho đôi trai gái, với những nghi thức trang trọng của tập tục văn hóa quê hương.
Như người Việt Nam chúng ta, những thủ tục hôn nhân xa xưa, lâu đời nhưng cần thiết vì nói lên sụ trân trọng, thiết thực của hai đại gia đình nhà trai, nhà gái thì vẫn được gìn giữ tới ngày nay. Qúa trình cũng có những bước như thủ tục hôn nhân của người Do Thái:
-  Hứa hẹn, cũng gọi là trạm ngõ: đây là giai đoạn đầu tiên, hai gia đình nhà trai và nhà gái gặp gỡ trao đổi nhau về ước muốn hôn nhân của đôi trai gái. 
-  Đính hôn, cũng gọi là đám hỏi: là giai đoạn đi vào nghi thức lễ nghi chính thức của hai gia đình muốn thông gia với nhau. 
Đây là giai đoạn quan trọng, nhà trai trao sính lễ như ý nhà gái muốn, đặc biệt có chiếc nhẫn dính hôn, nên trai coi như đã có vợ, gái coi như đã có chồng. Tuy nhiên chưa sống chung với nhau. 
Nếu muốn chấm dứt, thì phải ly dị trước pháp luật.
-  Lễ thành hôn: khi những giai đoạn trên kết thúc, hai bên sẽ thông báo cử hành lễ cưới trước pháp luật hay tôn giáo cho đôi trẻ. Khi đó đôi trẻ nói lên tình yêu, thề hứa, cam kết trước cộng đoàn, rồi hai người trao cho nhau một nhẫn cưới, tượng trưng cho tình yêu, lời thề hứa bền vững với nhau. Và đôi trẻ chính thức được sống chung như vợ chồng.
 Chính trong giai đoạn này ông Giuse được báo tin bà Maria đã mang thai con trai, được dựng nên bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, và phải đặt tên là Giesu, nghĩa là Thiên - Chúa - ở - cùng - chúng - ta, là Đấng Cứu Thế, Người sẽ cứu dân mình khỏi tội lỗi.  Ngài bước vào thế gian không phải vì Ngài, nhưng vì loài người và để cứu rỗi loài người.

1.    Nguồn gốc Đức Giesu Kito:
    a) Sự thụ thai diệu kỳ:
-   Bà Maria đã được thụ thai Đức Giesu cách kỳ diệu bởi Thánh Thần trong khi đã đính hôn, chờ ngày về làm vợ ông Giuse. 
-   Ðiều đó cho thấy: thai nhi có nguồn gốc là Thiên Chúa. Ðức Giêsu là Thiên Chúa thật, nhưng đồng thời Ngài cũng là con người thật như chúng ta. Ngài được cưu mang và được sinh ra. 
-  Nên Maria vẫn còn đồng trinh trọn vẹn về thể xác.
-  Một vấn đề không chỉ người thường, mà cả khoa học cũng khó chấp nhận, tuy nhiên nó vẫn là một thực tế không thể giải thích bởi người phàm.
-  Qua cuộc đàm thoại với Sứ Thần Thiên Chúa cho thấy Mẹ Maria còn đồng trinh cả tinh thần nữa, nghĩa là Mẹ có tâm hồn trong trắng, hướng tuyệt đối về Thiên Chúa, dâng hiến bản thân cho Ngài để hòan tòan thuộc về Ngài, không còn thuộc về chính mình hay một thụ tạo nào khác. Biểu hiện quan trọng và rõ rệt nhất là không còn ý riêng, để chỉ biết có thánh ý Thiên Chúa.
-  Sự đồng trinh, sự trong sáng về tinh thần có giá trị rất lớn, cho dù đồng trinh thể chất vẫn có giá trị riêng của nó.
-  Noi gương Mẹ, mỗi Kito hữu chúng ta dù ở bậc nào cũng cần sống đồng trinh, hiểu theo nghĩa tinh thần, tức là sống trọn vẹn cho Thiên Chúa, thuộc về một mình Ngài mà thôi, không còn cả tư tưởng, ước muốn sai trái.
b) Ông Giuse là người công chính.
-  Ông Giuse và Mẹ Maria đã dính hôn, chờ ngày về sống chung với nhau.
- Nhưng rồi ông Giuse băn khoăn bối rối vì biết Maria đã mang thai không do mình.
-  Ông là người công chính, nên không tố cáo Bà, mà muốn bỏ Bà cách âm thầm kín đáo.
-  Rồi Sứ thần hiện ra nói với ông: “Này ông Giuse, là con cháu Davit, đừng ngại đón Maria vợ ông về, vì người con bà cứu mang là do quyền năng Thánh Thần, bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho còn trẻ là Giesu, vì chính Người sẽ cứu dân người khỏi tội lỗi của họ.”      
-  Khi tỉnh thức, ông Giuse làm như lời sứ thần dạy và đón bà Maria, vợ mình về nhà.
-  Cách hành xử của Giuse cho thấy ông là người có tình yêu chân thực, nhân hậu, kín đáo, có bản lãnh, có hiểu biết, nhẫn nhục và nhạy cảm với thánh ý Thiên Chúa.
-  Những đức tình ấy chứng tỏ ông là người công chính, xứng đáng với chức vụ của ông và là gương mẫu thánh thiện cho chúng ta.
-  Sự công chính của thánh Giuse không thể hiểu đơn giản là sự công chính theo lề luật, mà là sự công chính mang ý nghĩa tôn giáo, đó là vì thánh Giuse biết tôn trọng công trình của Thiên Chúa nơi Đức Maria và vâng nghe thánh ý Ngài. Mặc dù đã âm thầm từ chối coi mình là cha đứa trẻ mà Chúa không ủy thác. Nhưng sau khi biết ý định Thiên Chúa, Thánh Giuse trỗi đậy thực hiện ngay lệnh truyền của Ngài. Chính hành động này làm cho thánh Giuse trở thành người cộng tác tích cực trong công trình cứu độ của Thiên Chúa, và nên người công chính.
 * Đức Giesu đã chính thức bước vào thế gian như thế, không phải vì người đàn ông nào ở trần gian, cũng không làm giảm mất sư trong trắng trinh nguyên của người phủ nữ cưu mang Ngài

2. Emmanuel - Chúa ở cùng chúng ta:
-  Đức Giesu mang đến cho chúng ta chính bản thân Ngài, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta: "Này Ta ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế".
-  Thiên Chúa đã ưu ái loài người đến nỗi chẳng những không đòi những người muốn đến với Ngài phải có tay sạch lòng thanh, mà Ngài còn hạ mình xuống với loài người để thành Emmanuel, ứng nghiệm lời tiên tri Isaia: Ðức Giêsu chính là Emmanuel.
-  Ngài không chỉ là một con người mà còn là Thiên Chúa toàn tài toàn năng.
-  Thánh sử Matthêu muốn nêu bật một chủ điểm quan trọng là: qua việc Đức Giêsu giáng sinh, Thiên Chúa trở nên hiện diện với dân Ngài một cách mới mẻ đặc biệt mà chúng ta có thể trông thấy, có thể chạm đến và có thể nghe được, đó chính là Đức Giêsu bằng xương bằng thịt như chúng ta.
-  Ðể đánh giá được tính cách hiện diện mới mẻ này, cần nhắc lại những cách Thiên Chúa dùng để hiện diện với chúng ta trong:
      . tạo vật của Người, bởi quyền năng duy trì tạo vật hiện hữu, và tạo vật hiện hữu chỉ khi nào Thiên Chúa còn giữ nó trong tình trạng đó.
     . lời của Ngài trong Kinh Thánh, là những lời thương yêu của người Cha gửi cho các con để tỏ lộ ý nghĩ, tư tưởng của Cha. Do đó, Kinh Thánh giúp tâm trí Thiên Chúa hiện diện với chúng ta trong một phương cách thực tế và hiển nhiên.
     . Con của Người là Đức Giêsu. Với sự giáng trần của Đức Giêsu, sự hiện diện của Thiên Chúa giữa chúng ta được vươn lên cao.
     . Thiên Chúa hiện diện giữa chúng ta không chỉ qua tạo vật, qua lời trong Kinh Thánh nhưng còn qua con người.
      . Sự đón nhận nhau như bạn hữu, đòi hỏi sự từ bỏ mình một cách nào đó, là một trong những nghĩa cử yêu thương, đón nhận những gì dễ yêu thương, thích hợp với mình mà còn đón nhận cả những gì khó yêu, những điều mình chẳng muốn, nhiều khi chưa hiểu rõ… mới là tình yêu không tính toán, không tham vọng ích kỷ, thương yêu thật sự.
     . Đón nhận tha nhân với toàn bộ hiện trạng tha nhân đang có, đang là... trong sự tin tưởng và an bình, là một trong những điều kiện tuyệt hảo để được Thiên Chúa ở cùng.
-  Sự hiện diện của Chúa, sự Chúa ở cùng chúng ta như người cha luôn mang lại cho con cái niềm tin, nghị lực, sức phấn đấu và sự ủi an để chúng ta:
       . ra khỏi tội lỗi, chứ không phải làm cớ cho chúng ta bênh vực mình, bênh vực những hành vi sai trái của mình.
        . giúp chúng ta vượt qua những chướng ngại trên đường đi tìm công lý và phục vụ, không phải để dẫn chúng ta đến những đam mê trần thế.
        . những khi vì sợ hãi, chúng ta ngừng bước hay lui bước.
        . khi vì lơ đễnh chúng ta đi lạc đường chính nẻo ngay.
-  Có Emmanuel, có Thiên Chúa ở cùng chúng ta chính là hạnh phúc đích thật. Dù rằng ở trần gian này hạnh phúc ấy chưa vĩnh viễn.
-  Hạnh phúc ấy chính là tình trạng hân hoan khi ta hết lòng vì lợi ích của tha nhân trong sự quên mình.
-  Và đồng thời cần nỗ lực giáo dục xây dựng ngay trong cuộc sống thường nhật, để mọi tín hữu lẫn anh em khác đạo có thể cảm nhận rằng:“Thiên Chúa đang ở cùng chúng ta”.
-  Như Ngôi Hai Thiên Chúa là Emmanuel, thì Giáo Hội cũng phải là Emmanuel; và mỗi tín hữu cũng phải là Emmanuel.

Lạy Đức Giesu, Lời Ngài hôm nay cho chúng con biết rằng Ngài đã được sinh ra bởi tác động của Chúa Thánh Thần và do Trinh Nữ Maria cưu mang. Vâng, vì thế mà Ngài mang đến cho chúng con chính bản thân Ngài, bởi Ngài là Emmanuel, nghĩa là ThiênChúaởcùngchúngcon.
 Xin cho chúng con cũng biết luôn ở cùng với Ngài trong tư tưởng, lời nói, việc làm để luôn được Thánh Thần Ngài hướng dẫn, nâng đỡ trong mọi sự, mọi việc hầu không bao giờ chúng con còn sợ hãi, chùn chân, lỡ bước, lơ dễnh lạc đường, vì chính Thành Thần đã đưa Ngài đến thế gian để cứu chúng con khỏi mỗi tội lỗi của chúng con. Vì Đức Giseu Chúa chúng con. Amen.

Than men,
duyenky

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét