Người bị CIA ám sát 638 cách đã ra đi
Lữ
Giang-gđNazaret
Hôm 25.11.2016, Chủ tịch
nước Cuba là Raul Castro thông báo trên truyền hình quốc gia rằng cựu Chủ tịch
Fidel Castro đã qua đời vào lúc 22g 29 ngày 25/11, hưởng thọ 90 tuổi. Thi hài của
cựu chủ tịch sẽ được hỏa táng vào sáng 26/11. Tang lễ sẽ được tổ chức ngày 4/12
tại tỉnh miền Đông Santiago de Cuba. Cả nước sẽ để tang 9 ngày để tưởng nhớ.
Fidel Castro đã lãnh đạo
Cuba trong suốt 50 năm, một người lãnh đạo đất nước lâu năm đứng hàng thứ ba
trên thế giới, sau Nữ hoàng Anh Elizabeth và Quốc vương Thái Lan. Vào năm 2008,
ông chuyển giao quyền điều hành đất nước cho người em trai là Raul Castro khi
phải giải phẫu ruột kết.
Ngày 28.11.2006, một phim
tài liệu mang tên “638 Ways to kill Castro” (638 cách giết Castro) của Fabian
Escalante, trùm mật vụ của Cuba, được chiếu trên Channel 4 ở Vương quốc Anh, kể
về một số trong nhiều nỗ lực của cơ quan CIA để giết Fidel Castro. Nguồn tư liệu
cho cho biết đến tận năm 2000, CIA vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt động ám sát
Fidel Castro. Các thủ đoạn ám sát rất đa dạng, bao gồm bom xì gà, quần áo lặn bị
nhiễm nấm…
Chuyện của đất nước Cuba
và con người Fidel Castro khá dài, chúng tôi chỉ tóm lược lại dưới đây những
nét chính để có chút kinh nghiệm lịch sử.
MỘT CÁI NHÌN VỀ ĐẤT NƯỚC CUBA
Dưới đầu đề “Hình ảnh con
người và đất nước Cuba tươi đẹp” đài VOA của Hoa Kỳ đã mở đầu như sau:
“Những bãi biển xanh tuyệt
đẹp, những công trình kiến trúc cổ được bảo tồn gần như nguyên vẹn và nụ cười dễ
mến là điều cuốn hút bạn khi đến với đất nước Cuba.
“Cộng hòa Cuba nằm ở vùng
biển Caribean, án ngữ lối vào vịnh Mexico, giữa Bắc, Trung và Nam Mỹ, trải dài
trên 4.200 hòn đảo và cù lao nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Cuba với diện tích
110.922 km2 và đảo Thanh Niên là 3.061 km2, hơn 300 bãi tắm cát trắng tuyệt đẹp
với phong cảnh ngoạn mục và bầu trời quanh năm nắng ấm. Năm 1492, Christopher
Columbus lần đầu tiên đặt chân tới đây đã phải thốt lên: "Đây là mảnh đất
đẹp nhất mà mắt người đời nhìn thấy”...
“Con người Cuba rất sôi động,
cởi mở và dễ mến, tạo cho bạn một ấn tượng tốt đẹp trọn vẹn về đất nước Cuba.”
Dân số Cuba hiện nay khoảng
11.200.000 người, trong đó người sắc tộc mulatto chiếm 51%, người da trắng 37%,
người da đen 11% và người Tàu 1%. Thủ đô là La Havana có 2.241.000 người. Các
thành phố lớn khác: Santiago de Cuba: 440.000 người. Cammaguey: 294.000 người.
Holguin: 242.000 người. Santa Clara: 205.400 người.
VÀI NÉT LỊCH SỬ CỦA CUBA
Khi Columbus khám phá ra
hòn đảo này vào năm 1492, thổ dân chính sống trên đảo là sắc tộc Arawak. Sắc tộc
này đã bị diệt chủng dần dần do các bệnh mà thủy thủ và những người di dân đem
đến trên đất nước họ. Năm 1511 Tây Ban Nha đến lập cứ điểm ở đây để khai thác
các thuộc địa ở Tây bán cầu. Nô lệ da đen và các công nhân được đưa tới khai
thác các đồn điền mía và thuốc lá. Sau đó, một làn sóng người Tây Ban Nha đã ùa
tới biến hòn đảo này thành một vùng đặc thù của Tây Ban Nha. Từ 1867 đến 1878,
những cư dân trên đảo nổi dậy đòi tách rời khỏi mẫu quốc. Họ phát động các
phong trào tranh đấu chống lại chính quyền Tây Ban Nha. Hoa Kỳ đã yểm trợ cuộc
đấu tranh này. Năm 1898, thi sĩ Jose Marti đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy thành
công, chấm dứt sự lệ thuộc vào Tây Ban Nha.
Vì cuộc chiến tranh giữa
Hoa Kỳ và Tây Ban Nha đang diễn ra, năm 1899 một hiệp ước thừa nhận nền độc lập
của Cuba dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ đã được ký kết giữa Hoa Kỳ và chính quyền
Cuba. Sau một thời gian được đặt dưới quyền cai trị của Quân Đội Hoa Kỳ, ngày
20.5.1902 Hoa Kỳ đã trao trả độc lập cho Cuba. Tuy nhiên, từ 1906 đến 1909 Hoa
Kỳ đã làm áp lực tu chính lại hiệp ước nói trên và thêm vào một điều khoản cho
phép Hoa Kỳ được can thiệp để dẹp các cuộc nổi dậy ở Cuba. Căn cứ vào điều khoản
này, Hoa Kỳ đã can thiệp vào nội bộ của Cuba hai lần, một lần vào năm 1912 và một
lần vào năm 1917. Từ năm 1906 đến đầu thập niên 1930, Cuba đã theo chế độ dân
chủ. Người lãnh đạo quốc gia là một tổng thống do dân bầu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế
vào thập niên 1930 đã ảnh hưởng khá nặng nề vào nền kinh tế Cuba. Tổng Thống
Gerado Machado đã cho áp dụng các biện pháp sai lầm để kiểm soát nền kinh tế
nên tình trạng rối loạn đã xẩy ra. Thừa dịp này, ngày 4.9.1933 quân đội do
Trung Sĩ Fulgencio Batista lãnh đạo đã làm đảo chánh lật đổ ông. Nhưng Batista
không dám cầm quyền mà chỉ định một bù nhìn Tổng Thống rồi đứng đàng sau thao
túng. Năm 1940, khi thế lực đã vững, Batista ra ứng cử Tổng Thống và đắc cử với
800.000 phiếu.
Trong thời gian cầm quyền,
Batista áp dụng một chế độ cảnh sát trị, đàn áp mạnh mẽ mọi cuộc chống đối về
chính trị cũng như kinh tế, nhưng ông duy trì được những quan hệ kinh tế ưu đãi
dành cho Hoa Kỳ và đem lại lợi tức lớn cho cả Hoa Kỳ lẫn các nhà đầu tư Cuba.
Trong cuộc bầu cử năm
1944, Batista đã bị thất bại. Carlos Prio Socarras đắc cử Tổng Thống. Nhưng đến
ngày 10.3.1952, Batista lại làm cuộc đảo chánh thứ hai thành công và trở lại cầm
quyền. Ông tự phong mình lên cấp tướng và sau đó là Tổng Thống. Từ đó, tình trạng
tham nhũng tràn lan trong chính quyền. Trong khi Batista và các cộng sự thân
tín của ông trở thành giàu có, sống xa hoa, thì dân chúng phải sống nghèo nàn
trong các khu ổ chuột. Tình trạng kinh tế ngày càng xấu đi. Fidel Castro đã đứng
ra lãnh đạo một trong các phong trào chống lại Batista.
CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG Ở CUBA
Fidel Castro Ruz sinh
ngày 13.5.1927 tại Mayari, Cuba. Gia đình ông có một đồn điền trồng mía ở gần
Bria thuộc tỉnh Oriente. Cha ông là một người di dân đến từ Galicia, Tây Ban
Nha, lập nghiệp ở Cuba và kiến tạo được một đồn điền khoảng 23.000 mẫu. Ông được
học tại hai Học viện Jesuit của Công Giáo ở Santiago. Năm 1945 ông vào học Phân
Khoa Luật Khoa thuộc Đại Học La Havana, tốt nghiệp trường này và đi hành nghề
luật sư.
Năm 1952, Fidel Castro dự
tính ứng cử vào Quốc Hội Cuba, nhưng sau khi lật đổ Tổng Thống Carlos Prio
Socarras, Batista tuyên bố hủy bỏ các cuộc bầu cử. Fidel Castro liền nộp đơn ở
tòa buộc tội Batista vi phạm hiến pháp. Tòa bác đơn của ông. Thấy không thể đấu
tranh bằng pháp lý được, Fidel Castro quyết định dùng sức mạnh. Ông và người em
là Raul Castro tổ chức được một đội quân gồm 165 người rồi mở cuộc tấn công vào
đồn Moncada ở tỉnh Oriente, nhưng thất bại, một nữa chiến sĩ bị giết. Fidel
Castro và người em bị bắt giam. Ông được phóng thích ngày 15.5.1955 do một quyết
định ân xá chung.
Cuối năm 1955 ông đến
Mexico và tổ chức những người Cuba lưu vong lại thành một lực lượng chiến đấu lấy
tên là Phong Trào Cách Mạng 26 tháng 7. Chỉ mới quy tụ được 82 chiến hữu mà ông
đã vội cho đổ bộ vào bờ bể phía bắc của tỉnh Oriente vào ngày 2.12.1956, nên bị
thất bại. 12 chiến hữu còn lại đã rút vào vùng núi Sierra Maestra lập chiến khu
và tổ chức kháng chiến du kích chống lại Batista.
Giới trẻ theo ông rất
đông. Raul Castro và Ernesto Che Guevana, một bác sĩ người Argentina, là hai cộng
sự viên đắc lực nhất của ông. Đến năm 1958, lực lượng của Fidel Castro đã quy tụ
được khoảng 5.000 du kích, đa số là thanh niên và giới trung lưu. Trong khi đó
chính phủ Hoa Kỳ ngưng viện trợ cho chế độ Batista. Ngày 1.1.1959 quân của
Fidel Castro tiến vào thủ thủ đô La Havana. Batista và các thành phần nồng cốt
bỏ nước đi lưu vong ở Cộng Hòa Dominican. Ngày 7.1.1959 Hoa Kỳ công nhận chính
phủ mới của Cuba. Ngày 16.2.1959 Fidel Castro lên làm Thủ Tướng và cử người em
là Raul Castro làm Bộ Trưởng Quốc Phòng. Ông được dân chúng hoan hô nhiệt liệt.
FIDEL CASTRO ĐỐI ĐẦU
VỚI HOA KỲ
Chỉ một thời gian ngắn
sau khi lên nắm chính quyền, Fidel Castro đưa ra một chính sách kinh tế tập
trung, đặt các vùng sản xuất đường, thuốc lá và nikel duới quyền điều hành của
chính phủ. Mục tiêu của ông là giải phóng người nghèo khỏi sự áp bức và bốc lột
của giới tư bản trong nước cũng như ngoại quốc. Đầu năm 1960, Fidel Castro bắt
đầu tịch thu tài sản của các ngân hàng và các kỹ nghệ của những người Cuba giàu
có, tịch thu đất đai của các điền chủ người Hoa Kỳ và biến thành những nông trường
kiểu của Liên Sô. Hoa Kỳ lên án Fidel Castro tịch thu tài sản của người Mỹ tại
Cuba mà không bồi thường thỏa đáng. Ngày 3.1.1960 Hoa Kỳ tuyên bố cắt đứt mọi
quan hệ ngoại giao với Cuba. Fidel Castro liền tuyên bố liên hiệp với Liên Sô.
Cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ
và Cuba bắt đầu. Cơ quan tình báo CIA hoạch định một kế hoạch xâm nhập Cuba và
lật đổ Fidel Castro. Tổng Thống John Kennedy lên cầm quyền đầu năm 1961 đã ra lệnh
thực hiện cuộc tấn công khởi nghĩa vào Cuba, nhưng không cho phép không quân
Hoa Kỳ yểm trợ cuộc đổ bộ. Ngày 17.4.1961, với sự hổ trợ của CIA, lực lượng
kháng chiến đã đổ bộ vào Vịnh Con Heo (Bay of Pigs) ở bờ bể phía nam Cuba. Cơ
quan CIA tiên đoán rằng khi lực lược này xâm nhập vào nội địa, dân chúng sẽ nổi
lên hợp tác với họ để lật đổ chế độ Fidel Castro. Nhưng chuyện này đã không xẩy
ra. Dân chúng vẫn ủng hộ Fidel Castro. Xe tăng và pháo binh của Fidel Castro đã
thanh toán chiến trường một cách nhanh chóng.
ĐỨNG HẲN VỀ PHÍA LIÊN SÔ
Sau cuộc viếng thăm
Moscow của Bộ Trưởng Quốc Phòng Raul Castro, Liên Sô đã đến đặt hỏa tiển tầm xa
có mang đầu đạn nguyên tử trên đất Cuba. Tháng 10 năm 1962, Hoa Kỳ phát hiện
dàn hỏa tiển này và coi đây là một mối đe dọa cho nền an ninh của Hoa Kỳ. Ngày
22.10.1962 Tổng Thống Kennedy ra lệnh cho Hải Quân Hoa Kỳ phong tỏa các hải cảng
của Cuba. Trước tình hình căng thẳng này, ngày 28.10.1962 Thủ Tướng Khrushchev
ra lệnh cho các tàu Liên Sô quay trở về với điều kiện Hoa Kỳ cam kết không xâm
lăng Cuba nữa.
Hoa Kỳ càng cố gắng xiết
chặt vòng vây xung quanh Cuba thì Fidel Castro càng tiến tới gần chủ nghĩa
Marxist-Leninist hơn. Ông quốc hữu hóa các kỹ nghệ, tịch thu tài sản của các
nhà tư bản không phải là người Cuba, thành lập các hợp tác xã nông nghiệp nhằm
nâng cao mức sống của nông dân.
Về phương diện kinh tế,
Liên Sô đã đổi nhiều loại hàng hóa cho Cuba và lấy đường của Cuba với giá rất
có lợi cho Cuba. Tuy nhiên, vì việc quản trị kinh tế có nhiều lầm lẫn, nạn thất
nghiệp đã gia tăng trong thập niên 1970. Năm 1980, có khoảng 125.000 người bỏ
Cuba đến Florida để có cuộc sống khá hơn. Năm 1987, nền kinh tế Cuba giảm sụt
3,2% so với năm trước.
Khi Liên Sô tan vỡ vào
năm 1989, Cuba mất hẳn nguồn tài trợ của khối Sô Viết cũ. Fidel Castro nhìn nhận
rằng mãi lực tại Cuba giảm 70% sau khi khối Liên Sô không còn nữa. Fidel Castro
phải đưa ra một số chương trình cải cách kinh tế mới để cứu vản tình thế. Fidel
Castro cho phép tư nhân làm chủ các cơ sở kinh doanh nhỏ. Nhờ chính sách mới
này, kinh tế Cuba suy thoái 40% từ 1989 đến 1994, đã bắt đầu tăng 2,5%. Tuy
nhiên, chưa có tài liệu khách quan nào của Liên Hiệp Quốc hay các tổ chức quốc
tế cho thấy rõ hơn tình trạng kinh tế của Cuba sau hơn 50 năm dưới chế độ cộng
sản và hiện nay như thế nào.
KHI TÌNH THẾ ĐỔI THAY
Ngày 19.11.1996, Fidel
Castro đến Roma thăm ĐGH Gioan Phaolô II và chính thức mời ĐGH đến thăm Cuba.
ĐGH nhận lời. Công việc chuẩn bị cho chuyến đi này được thực hiện ngay. ĐGH
Gioan Phaolô II đã đến thăm Cuba vào ngày 21.1.1998. Ngài tuyên bố: "Tôi
không đồng ý với chủ nghĩa Marxist, nhưng tôi cũng không đồng ý với chủ nghĩa
tư bản tự do man rợ (liberalisme sauvage). Tôi chủ trương văn hóa của tình
thương, của sự sống... Tôi kêu gọi nước Cuba hãy mở cửa cho thế giới và thế giới
hãy mở cửa cho nước Cuba".
Trong chuyến thăm Cuba
vào ngày 11.7.2014, Tổng Thống Putin đã xóa 90% các khoản nợ của Cuba thời Liên
Xô, có tổng trị giá lên đến 32 tỷ USD. Moscow còn ký với Havana một loạt các thỏa
ước về công nghiệp, kinh tế và thương mại, đặc biệt là dự án thăm dò khai thác
dầu tại vùng biển của quốc gia này. Tổng thống Nga đã khẳng định nước Nga muốn
cứu Cuba thoát khỏi những cấm vận phi lý mà Mỹ đang áp đặt lên quốc gia này.
Nga coi Cuba là một trong những đối tác chiến lược của Nga tại Mỹ Latinh.
Ngày 21.7.2014, Chủ tịch
Tập Cận Bình đã đến Cuba bàn về việc Trung Quốc đầu tư vào đặc khu kinh tế
Mariel ở Cuba. Kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2013 đạt hơn 1,41 tỷ USD
và từ năm 2014, với những thỏa thuận mới được ký kết, con số này có thể tăng
thêm 25%. Phía Cuba đã chủ động đề nghị Trung Quốc đặt các tàu của họ trong
vùng biển Caribbe và tiến hành các cuộc tập trận chung. Ngày 10.11.2015 ba tàu
hải quân của Trung Quốc đã cập cảng Cuba với mục tiêu tăng cường quan hệ giữa hải
quân và các lực lượng vũ trang hai bên.
Đây là những biến cố khiến
Mỹ thấy cần tái lập bang giao với Cuba nhanh hơn.
Sau một cuộc đàm phán kéo
dài 18 tháng giữa hai nước, chủ yếu tiến hành tại Canada và được ĐGH Francis ủng
hộ. Đích thân ĐGH Francis đã chủ sự vòng đàm phán cuối cùng diễn ra tại
Vatican.
Kết quả, ngày 1.7.2015, Tổng
thống Barack Obama tuyên bố Mỹ tái lập quan hệ ngoại giao với Cuba sau hơn nửa
thế kỷ thù địch và mở lại tòa đại sứ tại Havana vào cuối mùa hè này. Ông Obama
nói: “Tôi muốn cảm ơn Đức Giáo hoàng Francis. Ngài là một tấm gương đạo đức, chỉ
ra cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc hướng tới một thế giới mà chúng ta
hằng mong ước, chứ không cam lòng với thế giới hiện có”.
FIDEL CASTRO ĐÃ RA ĐI
Các vệ sĩ của Fidel
Castro ước tính CIA đã từng ám sát ông 638 lần. Âm mưu ám sát Fidel nghiêm trọng
nhất là vào năm 2000 khi Fidel Castro có chuyến thăm Panama. Một khối thuốc nổ
khoảng 90kg đã được CIA cho giấu dưới bục phát biểu nơi Fidel chuẩn bị có bài
diễn thuyết. Đội bảo vệ của Fidel Castro khi kiểm tra hiện trường đã phát hiện
ra khối thuốc nổ này, làm âm mưu bị thất bại. Bốn kẻ chủ mưu, gồm một người lưu
vong người Cuba và ba nhân viên của CIA bị bắt.
Thậm chí CIA còn lợi dụng
cả người tình cũ của Fidel Castro để ám sát ông. Người phụ nữ này đã giấu thuốc
độc trong hộp kem dưỡng da của mình, nhưng khi cô quyết định ra tay thì thuốc
đã tan trong hộp kem rồi. Cuối cùng cô đành thú nhận với Fidel Castro. Fidel
Castro từng nói đùa rằng: “Nếu Olympic có môn thi đấu là tránh ám sát thì huy
chương vàng nhất định thuộc về tôi”.
Nhưng “Tử kỳ hữu định”
(Giờ chết đã được định), lúc22g 29 ngày 25.11.2016 Fidel Castro đã ra đi, nhưng
không phải do bàn tay của CIA mà do SỐ TRỜI. Đài RFI của Pháp ngày 26.11.2016
có viết một bài dưới đầu đề “Fidel Castro, biểu tượng lớn cuối cùng của Cộng sản
quốc tế” nhắc lại cuộc đời của Fidel Castro. Đài VOA của Hoa Kỳ ngày 26,11.2012
ghi lại “Phản ứng về cái chết của lãnh tụ Cuba Fidel Castro”. Còn đài BBC của
Anh ngày 27.11.2016 nói về “Cái chết của Fidel Castro: Người thương tiếc, kẻ
vui mừng”.
Bắt đầu từ thứ Hai
28.11.2016, người dân được phép đến viếng thi hài vị cựu chủ tịch 90 tuổi, đang
được đưa về Santiago de Cuba - nơi ông bắt đầu sự nghiệp cách mạng của mình.
Nhưng ở Miami thuộc tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, nhiều người lại ăn mừng cái chết
của ông Castro. Đây là thành phố có nhiều người Cuba lưu vong phản đối ông. Dân
biểu Mỹ Ileana Ros-Lehtinen, đại diện quận hạt 27 của bang Florida tại quốc hội
nói trong một thông báo: “Ngày mà nhân dân Cuba, ở trong và ngoài nước, chờ đợi
từ lâu đã đến: Nhà độc tài đã chết, khởi sự cho một bình minh tại thành trì cuối
cùng của cộng sản tại bán cầu Tây phương.”
Tổng thống Nga Vladimir
Putin ca ngợi Fidel Castro là "biểu tượng của thời đại". Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng "Castro sẽ sống mãi". Thủ tướng Ấn Độ
Narendra Modi gọi ông là "một trong những biểu tượng thế kỷ 20" và
"một người bạn vĩ đại". Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto viết tin
nhắn trên trang Twitter: “Tôi thương tiếc cái chết của Fidel Castro Ruz, lãnh tụ
cách mạng Cuba, và là một biểu tượng của thế kỷ 20.” Tổng Thống Pháp Francois
Hollande miêu tả Fidel Castro là một người khổng lồ của thế kỷ 20. Tổng thư ký
Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon ghi nhận những bước tiến trong giáo dục, văn học và
sức khỏe dưới thời ông Castro, nhưng nói ông hy vọng Cuba sẽ "tiếp tục tiến
lên theo con đường đổi mới, thịnh vượng và nhân quyền". Còn Tổng thống Mỹ
vừa đắc cử Donald Trump gọi ông Castro là "nhà độc tài tàn bạo". Ông
đang được tôn làm “thành trì chống cộng của thế giới tự do”!
Trong cuộc phỏng vấn của
đài CBS năm 1959, 30 ngày sau cuộc lật đổ chế độ Fulgencio Bastita, Fidel
Castro nói:
“Tôi đã bắt đầu cuộc cách
mạng khi chỉ có 82 người theo mình. Nếu tôi phải bắt đầu lại việc này thì tôi
chỉ cần 15 người hoặc thậm chí chỉ 10 người, 10 người và một niềm tin tuyệt đối.
Không quan trọng là ta có bao nhiêu người. Quan trọng là phải tin và phải có một
kế hoạch mạch lạc.”
Có thể nói những biến cố
đã xảy ra ở Cuba nói trên đều do sự sai lầm của các chính phủ Hoa Kỳ trong nỗ lực
áp đặt và chi phối Cuba, giống như họ đã làm ở Nam Việt Nam trước 30.4.1975.
Sau 41 năm, tình hình đất nước và thế giới đã biến đổi liên tục bất chấp người
Việt đấu tranh nghĩ gì và muốn gì. Những ai không theo kịp thời cuộc sẽ bị bỏ lại
đàng sau.
Ngày 1.12.2016
Lữ Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét