Mệt mỏi liên quan đến 8 căn bệnh thầm lặng
(Thứ
năm, 4/8/2016-VnExpress.net)
Mệt mỏi không đơn thuần
chỉ do căng thẳng hay làm việc quá sức, mệt mỏi mãn tính là biểu hiện của 8 căn
bệnh nguy hiểm như suy giáp, tiểu đường, ngưng thở khi ngủ...
Cách vận động nhẹ nhàng
xua tan mệt mỏi / 8 lý do khiến cơ thể mệt mỏi không kiểm soát
Dưới đây là 8 bệnh nguy
hiểm liên quan đến mệt mỏi mãn tính, bạn không nên bỏ qua, theo Davidwolfe,
Suy giáp
Tuyến giáp nằm trên mặt
trước của cổ, có chức năng tạo ra hormone kiểm soát cơ thể sử dụng năng lượng.
Khi tuyến giáp sản xuất ra quá ít hormone, bạn cảm thấy yếu đuối và mệt mỏi.
Nếu không điều trị suy
giáp sẽ rất nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp, nó dẫn đến đột tử liên quan đến
tim mạch bởi suy giáp làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Có khoảng 25 triệu người
tại Mỹ bị suy giáp. Một nửa trong số họ chưa được chẩn đoán. Vì vậy, nếu thấy mệt
mỏi mãn tính, bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe tuyến giáp.
Thiếu sắt
Thiếu sắt phổ biến ở mọi
lứa tuổi. Thiếu sắt khiến cơ thể mất các tế bào máu đỏ gây ra tình trạng thiếu
máu. Các tế bào máu đỏ mang oxy đi khắp cơ thể và cung cấp cho các cơ quan năng
lượng để hoạt động. Điều gì xảy ra khi thiếu sắt? Đó chính là tình trạng mệt mỏi.
Khi không được điều trị,
thiếu sắt gây nguy cơ suy tim. Người ta ước tính rằng thiếu sắt gây ra 154.000
ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm.
Bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu cao
ảnh hưởng đến khả năng di chuyển glucose từ máu đến các tế bào khác nhau. Điều
này dẫn đến cảm giác mệt mỏi, trầm cảm, thiếu năng lượng và gặp khó khăn trong
sinh hoạt hằng ngày.
9,3% dân số Mỹ mắc bệnh
tiểu đường và 27,8% trong số đó chưa được chẩn đoán. Tiểu đường tuýp 1 có thể
làm giảm tuổi thọ trung bình đến 20 năm, chủ yếu là do không được chẩn đoán hoặc
không được điều trị có thể dẫn đến ngừng tim đột ngột hay đột quỵ.
Fibromyalgia
Hội chứng đau cơ xơ hóa
(Fibromyalgia) là tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức
phần mềm của cơ thể. Đau cơ xơ hóa thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, mất ngủ hoặc
trầm cảm nhưng không có tổn thương thực thể tại cơ, xương, khớp.
Các bác sĩ tin rằng có tới
75% số người bệnh đau cơ xơ chưa được chẩn đoán. Người bệnh cũng rất dễ nhầm lẫn
căn bệnh này với các bệnh đau nhức thông thường khác. Trong thực tế, các triệu
chứng bệnh có thể xuất hiện ở nam giới, phụ nữ và trẻ em.
Nếu không điều trị, đau
cơ xơ làm tăng nguy cơ tự tử và cái chết bất ngờ.
Đa xơ cứng
Đa xơ cứng (Multiple
Sclerosis - MS) là chứng rối loạn não bộ và tủy sống với chức năng thần kinh bị
giảm sút kết hợp với việc hình thành sẹo trên lớp phủ ngoài của các tế bào thần
kinh.
Mệt mỏi xảy ra ở 80% số bệnh
nhân đa xơ cứng. Các bác sĩ nghi ngờ rằng MS gây ra mệt mỏi vì co thắt cơ về
đêm và rối loạn chức năng bàng quang. Hơn 400.000 người mắc MS ở Mỹ.
Trầm cảm
Trầm cảm là một rối loạn
vô cùng phổ biến. Viện Quốc gia về sức khỏe tâm thần cho biết nó ảnh hưởng đến
40 triệu người trưởng thành sống một mình tại Mỹ. Bệnh có thể điều trị, nhưng
chỉ có 1/3 số người mắc bệnh tìm cách điều trị. Những người không được điều trị
sẽ thường xuyên phải đối mặt với mệt mỏi mãn tính, nhức đầu và đau đớn.
Sốt tuyến
Có một loại bệnh được gọi
bằng nhiều tên là "bệnh sốt tuyến" (glandular fever), "viêm họng
bạch cầu", "bệnh Filatov", song khoa học nhất là "bệnh tăng
bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng", và dễ hiểu nhất là "bệnh do
hôn" (BDH).
Bệnh do hôn gây ra do
virus có tên là Epstein-Barr, truyền theo nhiều đường: Do không khí ẩm, tiếp
xúc, truyền máu, và thông thường nhất từ nước bọt, cụ thể là hôn.
Ảnh hưởng nghiêm trọng của
sốt glandular là hội chứng mệt mỏi mãn tính, có thể kéo dài đến 6 tháng. Ngoài
ra, biểu hiện của bệnh còn là phát ban da, ăn không ngon, buồn nôn, viêm họng,
lá lách sưng, sưng hạch bạch huyết, vàng da. Hiện có hơn 3 triệu trường hợp nhiễm
bệnh sốt tuyến mỗi năm.
Ngưng
thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một
trong những rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất ở Mỹ. Nó phá vỡ giấc ngủ và khiến
bạn cảm thấy mệt mỏi vô cùng.
Ngưng thở khi ngủ làm
tăng đáng kể nguy cơ chết đột ngột. Nó cũng làm tăng nguy cơ bệnh về gan và các
biến chứng trong khi phẫu thuật.
Lê Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét