Những loại nước tuyệt đối không được uống khi đói (c đtg)
& 15 loại bệnh tuyệt đối không được uống trà
– Có những loại nước rất
bổ dưỡng nhưng khi bụng đang rỗng thì bạn tuyệt đối không nên uống bởi nó sẽ ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Rượu
Uống rượu lúc đói dễ kích
thích niêm mạc dạ dày, gây ra các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, khiến cơ thể
dễ bị hạ đường huyết, dẫn đến chóng mặt, toát mồ hôi lạnh, tim đập nhanh,
nghiêm trọng hơn đường huyết sẽ hạ đến mức gây hôn mê, thậm chí tử vong.
Trà xanh
Uống trà xanh khi đói, dạ
dày sẽ phải tiết dịch làm loãng trà, ảnh hưởng tới chức năng của hệ tiêu hóa
gây ra hiện tượng say trà với các triệu chứng biểu hiện như tim đập mạnh, chóng
mặt, chân tay bủn rủn, bụng dạ khó chịu, đói cồn cào. Tốt nhất là uống trà xanh
1 giờ sau ăn.
Nước đá
Nếu lúc đói, bạn uống nước
đá sẽ khiến dạ dày bị co lại. Thực hiện thường xuyên, lâu dần sẽ gây ra các bệnh
về tiêu hóa như: Đầy bụng, viêm loét dạ dày… Nếu bạn dùng quá nhiều thực phẩm lạnh
trong lúc đói, sẽ kích thích dạ dày co lại, lâu dần sẽ gây rối loạn phản ứng
hóa học giữa các loại enzyme, gây bệnh dạ dày.
Nước dừa
Nước dừa thấp khí, làm cản
trở hoạt động của tạng tỳ, vì vậy khi uống nước dừa lúc đói làm cơ thể mệt mỏi
và rối loạn một số chức năng của cơ thể. Uống nước dừa khi đói gây rối loạn chức
năng của cơ thể.
Sữa
Khi đói bạn uống sữa thì
lượng protein sẽ bị chuyển thành nhiệt. Lúc này, protein sẽ không còn là một chất
dinh dưỡng nữa. Ngoài sữa động vật, sữa đậu nành cũng không nên uống lúc đói dù
loại sữa này giàu chất đạm và vitamin.
DC
Nguồn: Công Lý
15 loại bệnh tuyệt đối không được uống trà
Trà là loại thức uống rất
phổ biến đối với người Á Đông, vừa có tác dụng làm ấm cơ thể vừa giúp tĩnh tâm,
thư thái. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp sử dụng trà.
1. Khi bị sốt
Chất caffein trong lá trà
không những khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mà còn làm giảm hiệu quả của thuốc.
2. Mắc bệnh gan
Các chất có trong lá trà
bao gồm caffein đại đa số đều phải chuyển hoá qua gan. nếu gan có bệnh, lượng
trà uống vào quá nhiều so với khả năng chuyển hoá sẽ làm tổn thương các mô gan.
3. Người suy nhược thần kinh
Caffein trong trà có tác
dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh. Khi thần kinh suy nhược nhưng vẫn uống
trà đặc vào buổi chiều và tối, sẽ dẫn tới mất ngủ, khiến bệnh tình trầm trọng
hơn. Người bệnh nên uống trà hoa vào buổi sáng và trà xanh và trưa muộn để có
được tinh thần tỉnh táo phấn chấn.
4. Người bị loét dạ dày
Trà là một loại chất kích
thích bài tiết axit dạ dày. Uống trà có thể làm tăng lượng axit dạ dày, kích
thích cho bề mặt loét. Vì vậy, thường xuyên uống trà đặc sẽ khiến bệnh tình tồi
tệ hơn. Nhưng đối với những người bị loét nhẹ, có thể thưởng thức trà loãng sau
khi uống thuốc 2 tiếng.
Ngoài ra, trà đen pha đường,
sữa góp phần làm tiêu viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày, cũng có tác dụng nhất định
đối với bệnh loét. Đặc biệt, uống trà còn có thể ngăn chặn sự tổng hợp của các
hợp chất nitroso trong cơ thể, phòng ngừa đột biến tiền ung thư.
5.
Người suy dinh dưỡng
Lá trà có chức năng phân
giải chất béo. Vì vậy, thức uống này không thích hợp với người suy dinh dưỡng
và nếu cố tình sử dụng sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
6. Người bị thiếu máu
Chất tanin trong trà có
thể kết hợp với sắt để tạo thành các hợp chất không hoà tan, khiến cơ thể không
nhận được đủ nguồn cung cấp sắt, vì vậy người thiếu máu không nên uống trà.
7. Bệnh nhân sỏi tiết
niệu
Sỏi tiết niệu thông thường
là sỏi canxi oxalate. Trong trà có chứa axit oxalic, sẽ kết hợp với canxi trong
nước tiểu bài tiết,hình thành sỏi. Vì vậy, người bị sỏi tiết niệu được khuyến
cáo không nên uống trà.
8. Bệnh
nhân động mạch vành
Đối với người mắc bệnh động
mạch vành có nhịp tim nhanh, đập sớm hoặc rung tâm nhĩ, chất caffein,
theophylline trong trà gây hưng phấn, có thể tăng cường chức năng của tim, uống
quá nhiều trà đặc sẽ khiến bệnh tái phát hoặc tăng nặng.
Do đó những người bệnh
nhóm này chỉ có thể uống trà loãng nếu muốn. Nếu người bệnh có nhịp tim thường
dưới 60 lần/phút nên uống nhiều trà để nâng cao nhịp tim, có tác dụng phối hợp
trị liệu với thuốc.
9. Bệnh nhân cao huyết áp
Khi pha, mỗi gam trà chỉ
dùng dưới 50 ml nước sôi được coi là “trà đặc”. Bệnh nhân cao huyết áp nếu uống
quá nhiều trà đậm đặc, do tác dụng gây hưng phấn của chất caffein sẽ dẫn tới
huyết áp tăng cao, không có lợi cho sức khoẻ.
10. Uống trà khi say rượu
Lá trà có tác dụng hưng
phấn trung khu thần kinh, sau khi say rượu uống trà đặc sẽ làm tăng gánh nặng của
tim. Uống trà còn đẩy nhanh tác dụng lợi tiểu, khiến chất aldehyde độc hại có
trong rượu chưa phân huỷ đã bị thải ra ngoài qua thận, tạo kích thích lớn cho
thận và nguy hại đến sức khoẻ. Do đó, đối với người bị bệnh tim và thận hoặc chức
năng tim thận kém, không nên uống trà khi say rượu. Người khoẻ mạnh, có thể uống
ít trà đặc, đợi sau khi tỉnh lại áp dụng các phương pháp như ăn nhiều hoa quả,
hoặc uống một ngụm giấm, để đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất, xoa dịu cơn say rượu.
11. Cẩn thận khi uống thuốc bằng nước trà
Thuốc có nhiều loại với
các tính năng khác nhau. Có nên dùng trà để uống thuốc, hiện vẫn chưa có kết luận
rõ ràng. Theo các chuyên gia Trung Quốc, trong lá trà có chứa tannin,
theophylline. Đó là những chất gây phản ứng hóa học với một số loại thuốc. Vì vậy,
dùng trà để uống thuốc ngủ, thuốc an thần và thuốc bổ máu có chứa sắt hoặc thuốc
có chứa protein sẽ khiến tác dụng của thuốc bị hạn chế.
Một số thảo dược Đông y
như ma hoàng, câu đằng, hoàng liên cũng không nên uống cùng với nước trà. Ngoài
ra, trong dân gian thường cho rằng khi uống các loại thuốc bổ như nhân sâm cũng
không nên uống trà.
12. Tránh uống trà khi bụng đói
Bụng rỗng uống trà sẽ làm
loãng axit dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị, cản trở tiêu hoá, thậm chí tạo nên
hiện tượng “say trà” như đánh trống ngực, khó chịu dạ dày, hoa mắt, bồn chồn,
và ảnh hưởng hấp thu protein, dẫn tới viêm niêm mạc dạ dày. Nếu bị “say trà”,
có thể ngậm kẹo hoặc uống ít nước đường, giúp giảm nhẹ triệu chứng.
13. Không uống trà để qua đêm
Pha trà xong nên uống
ngay. Nước trà để lâu không những làm mất đi vitamin và các thành phần dinh dưỡng
khác, mà còn dễ biến chất chua, uống vào dễ sinh bệnh.
14. Không uống nước trà đầu
Hiện nay, trong quá trình
trồng, gia công, đóng gói, lá trà khó tránh khỏi bị nhiễm thuốc sâu, phân hoá học,
đất cát. Nước trà đầu nên để rửa trà, nên đổ bỏ đi sau đó nhanh chóng cho nước
sôi vào lại, để đảm bảo vệ sinh.
15.
Phụ nữ có thai và cho con bú không nên uống trà
Trong lá trà chứa nhiều
Polyphenol, caffein, nhân tố bất lợi đối với sự phát triển của thai nhi, vì vậy
thai phụ chỉ nên uống ít hoặc không uống trà. Ngoài ra, các chuyên gia cũng
khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú không nên uống trà đặc. Lượng caffeine trong
trà sẽ vào sữa mẹ, gây hung phấn khiến trẻ ngủ ít và quấy khóc nhiều.
Theo Zing
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét