Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Đánh con để lại hậu quả gì?

Đánh  con  để  lại  hậu  quả  gì?
 4  chỗ  không  được  đánh  lên  người  trẻ
(Thứ năm, 22/06/2017 – trithuc)

Dùng bạo lực để giáo dục trẻ sẽ để lại hậu quả khôn lường, Đánh con
Dùng bạo lực để giáo dục trẻ sẽ để lại hậu quả khôn lường. (Ảnh: bigstockphoto.com)

Giáo dục con trẻ là một việc nghiêm túc lâu dài, cha mẹ cần kiên trì nhẫn nại và dùng những phương pháp giáo dục đúng đắn để dạy con, như thế chúng mới có thể phát triển một cách toàn diện và thành công trong tương lai.

Đánh trẻ không phải là cách giáo dục tốt

Trong giai đoạn con cái vẫn còn là một đứa trẻ sơ sinh, cha mẹ đều rất cẩn thận, nâng niu chăm sóc con, chỉ sợ nhỡ có việc gì ngoài ý muốn sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của con. Tuy nhiên, khi trẻ dần dần lớn lên, nhiều bậc phụ huynh đã không còn “yêu thương con như ngày đầu nữa”, thậm chí còn “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với con và xảy ra nhiều việc đáng tiếc.

Ở Việt Nam, những bài học về việc cha mẹ đánh con đã có quá nhiều, tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn chưa cảnh tỉnh mà bao biện bằng “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”.

Trước đây, một bé gái 8 tuổi đột nhiên qua đời giữa đêm chỉ vì thói quen đánh con của người mẹ.

Bé gái vốn rất khỏe mạnh. Thế nhưng điều khiến gia đình không hiểu được chính là trong một đêm, đột nhiên bé nói mình thấy không khỏe, chóng mặt và có cảm giác buồn nôn. Tuy gia đình đã đưa đi cấp cứu nhưng sau đó bé đã qua đời.

Trước đó, bé gái có ăn chân gà chua ngọt, nên người mẹ nghi ngờ rằng không biết liệu trong món này có độc hay không? Thế nhưng sau khi làm kiểm tra toàn diện, bác sĩ phát hiện rằng cái chết của bé không có liên quan đến chân gà chua ngọt, mà lý do thật sự dẫn đến bé gái mất mạng là nứt nội sọ do ngoại lực. Và nguyên nhân dẫn đến chấn thương này lại chính là thói quen đánh con của người mẹ.

Người mẹ nhớ lại buổi trưa hôm đó con gái vừa làm bài tập vừa xem phim hoạt hình, kết quả là làm sai, người mẹ mất kiên nhãn, nổi nóng lên nên đã đánh vào sau đầu của con gái, không ngờ rằng một cú đánh này đã cướp đi tính mạng của con.

Đối với vấn đề này, bác sĩ cũng giải thích rằng: vốn bản thân não của đứa bé đã có một số bệnh, ví dụ như dị dạng mạch máu não v.v… Và cú đánh của người mẹ khiến mạch máu não dị dạng của bé vỡ ra, không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của bé, mà là nguyên nhân gián tiếp. Đây là sự việc vô cùng đáng tiếc.

Đánh trẻ để lại hậu quả khó lường

Trong cuộc sống, những người cha người mẹ không tránh được việc nổi nóng với con trẻ, đánh con một hai cái cũng đã thành thói quen. Thế nhưng đánh con trẻ hoàn toàn không phải là cách giáo dục tốt, không có tác dụng kỷ luật lâu dài.

Những bậc phụ huynh hay “dùng bạo lực” để dạy dỗ con sẽ tác động rất lớn đến tâm hồn và thể chất của trẻ. Trẻ lớn lên sẽ có thể phát sinh nhiều “di chứng” như bệnh tâm lý lầm lì hoặc tự kỷ, luôn lo lắng, sợ hãi, thiếu tính học hỏi và khả năng tưởng tượng; nghiêm trọng hơn là nhiều đứa trẻ “kế thừa” tính bạo lực của cha mẹ và trở thành một người bạo lực trong xã hội, hay gây tổn thương cho người khác.


4 chỗ không được đánh lên người trẻ

Khi dạy con, các bậc cha mẹ không được đánh vào những vị trí sau đây trên người trẻ:

1. Gáy, vùng phần sau đầu

Phía sau đầu là vùng tập trung của một số cơ quan quan trọng như trung tâm hô hấp, tuần hoàn,…, nếu đánh mạnh vào vùng này sẽ làm ngưng tim, ngừng thở, gây ngất, vô cùng nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em chưa phát triển toàn diện.


Hình ảnh có liên quan
(Ảnh: shutterstock.com)
2. Huyệt thái dương

Đây là điểm yếu của hộp xương não và xương mặt, đánh vào đó sẽ làm chấn động não gây choáng ngất, ù tai… nếu đánh mạnh dẫn đến tử vong. Ngoài ra, đánh vào vùng này cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị giác của trẻ.

Kết quả hình ảnh cho cha me danh con
(Ảnh: shutterstock.com)

3. Nhéo tai

Thường xuyên nhéo tai trẻ sẽ dễ gây ra thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến sự phát triển thính lực của trẻ.

4. Đánh vào vùng thắt lưng

Tủy và xương sống của trẻ phát triển chưa toàn diện, nếu cha mẹ thường xuyên đánh vào vùng thắt lưng con trẻ thì có thể sẽ gây ra tổn thương đốt sống. Đến khi già, kết cấu tủy sống không ổn định sẽ dễ xuất hiện một số chứng bệnh như thoát vị đĩa đệm.

(Ảnh: Internet)

Khi trẻ không nghe lời hoặc làm sai, người lớn muốn dạy con trẻ là điều đương nhiên và cần thiết. Tuy nhiên, dạy dỗ là dạy dỗ, không phải là “cuộc chiến”, không cần dùng đến bạo lực. Nếu cha mẹ thường xuyên lạm dụng bạo lực, ngoài một số tổn thương trên cơ thể, trẻ sẽ sinh ra vấn đề tâm lý do bị đánh. Vì vậy từ phương diện giáo dục khoa học, đánh con trẻ hoàn toàn không phải là một cách dạy dỗ tốt, thậm chí sẽ khiến trẻ càng dạy càng hư.


Thanh Vân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét